Giai nhà tôi

Hắn đi cùng mẹ

Mẹ bước tới quầy bvs đang loay hoay thì hắn đã nhanh nhảu:

– gói này 22,5cm không có khuyến mại

– gói này 25cm lại có khuyến mại

Vậy cái nào lợi hơn?

🤣

Ai đăng ký làm thông gia đê, chắc chắn đây là bạn chồng không chỉ giỏi tính toán mà còn rất tâm lý và hài hước nữa 🤣🤣

Giáo điều

Giáo điều🥰

Mình còn nhớ xưa có lần con hỏi về một câu tiếng Anh, mình đã trả lời:

– con cảm thấy thế nào là đúng và tự nghĩ xem tại sao mình chọn phương án đó.

Ba đang phòng bên nghe thế: – tiếng Anh có đúng sai, đâu phải thơ thẩn mà có cảm giác

Mẹ nói thêm một chút: theo mẹ, con cần tự suy nghĩ ra chịu trách nhiệm với các quyết định của mình, nếu đúng thì tốt, nếu sai, mai con hỏi cô giải thích tại sao nhé.

🍀

Trong bữa cơm do con gái nấu:

Ba: – canh này nhiều mỡ này, lần sau con cho ít mỡ đi

Mẹ: – con ăn cảm thấy thế nào, sau con tự điều chỉnh theo cảm giác của con để con thấy ngon với con, con ăn ngon mọi người sẽ thấy ngon. Con khi nấu ăn có trách nhiệm nấu ngon nhất để không phụ lòng người nuôi trồng. Còn ba mẹ và em Cò có trách nhiệm ăn hết thức ăn con nấu nhưng nếu ngon thì vẫn thích hơn, nhưng không ngon vẫn ăn hết để không phụ lòng người nấu.

🍀
🍀

Chiều nay, trong một buổi pha trà, một người em đã pha trà theo cách dùng nước thật sôi, tất cả mọi người ở đó đều hỏi, tại sao và thắc mắc trong khi nước pha bình thường chỉ 90 độ với Oolong.

Cậu ấy trả lời: – em thấy thích pha như vậy

Mình đã nói: – thực ra trong buổi tiệc trà ngoài việc pha theo đại đa số uống được thì còn một ý nghĩa rất quan trọng của người pha trà, hay người nấu ăn, hay người chế biến khác nói chung đó là đưa mọi sự về cân bằng.

Tiếp, mỗi người có một trường năng lượng riêng, nhưng đa số đang bất an, tổn thương, người pha trà là người sẽ đưa họ về sự lắng đọng trong từng ngụm trà, không bắt họ theo sở thích của mình cũng không để họ trôi theo sở thích mà họ cho là của họ. Sở thích chỉ là biểu hiện của sự thiếu hụt mà thôi.

Quan trọng khác, trà rất quý, từ những đọt trà non, tinh túy của cây trà, của đất trời mình sẽ pha để người uống sẽ uống hết và muốn uống không bỏ lại ngụm nào.

🍀
🍀
🍀

🤔🤔không biết mình có giáo điều quá không nhưng mà trà mình pha dạo này lên tay🤣🤣

Cười té với giai

😜 Nhờ cậu nhổ cho cái tóc bạc thì sau một hồi loay hoay cậu bảo: mẹ chờ con tí con đi lấy cái kìm 🤣

😜 Cậu nhờ mẹ sửa bài văn tả Hà Nội – thành phố em yêu. Cậu tả:

– Mỗi sáng bình minh thức dậy, chim ca hót líu lo…

Mẹ:

Quanh nhà mình toàn nhà cao tầng, lấy đâu ra chim.

– Thế sao nhiều quán lẩu chim, cháo chim thế hả mẹ?

🤣🤣

Chị đi học nội trú, ba đi công tác, ở với cậu cũng vui phết.

Mẹ và ceo con,

Mẹ và ceo con,

– con học giỏi, lớn nhanh thay mẹ làm giám đốc

– con vừa vào làm đã làm giám đốc luôn rồi á

– uh, thì con có thể bắt đầu từ nhân viên học việc

-…

– mẹ nghĩ thôi, đã sung sướng tới lúc được nghỉ việc rồi

– ơ, con mới đi làm, đã có tí kinh nghiệm nào đâu, mẹ phải ở đó hỗ trợ con đã chứ

Mẹ cứng họng, thôi thì lại nuôi nó thêm 10 năm nữa rồi tính tiếp.

🤣
🤣

Con trai tôi

Đi ngang tiệm quần áo, rủ nó vào cùng. Đang chọn đồ, nó bảo:

– mẹ mặc cái bộ đó để thành con tắc kè à? (ý nói bộ hoa hoét)

– thế mẹ chọn bộ nào được?

– mẹ chọn bộ nào kiểu sư tử ấy, cho hợp với mẹ!

😹
😹
😹

Con với chả cái. 😠

NẤU ĂN CHO BÉ

(tổng hợp và đúc rút by Mẹ Bee – xin chia sẻ với các Mẹ. Rất đầy đủ và hợp lý. Cách nấu và công thức dễ nấu.)
Sau 4 tháng miệt mài bên Internet với các kiểu ngôn ngữ từ Đông sang Tây, từ Mỹ sang Nhật, từ VN tới TQ, từ ăn theo kiểu chay, tới kiểu mặn…Tham khảo rất rất nhiều diễn đàn và kinh nghiệm của các mẹ. Mình xin tổng kết và chia sẻ kinh nghiệm nấu ăn dặm cho trẻ mà mình đúc rút được đã, đang và sẽ áp dụng cho cu Cò nhà mình. (bài này của mình sẽ đá với các công thức nấu ăn của VN, nhưng mình thấy Mỹ, Nhật, Trung Quốc, thực dưỡng… đều làm như thế, trừ VN)
* Nguyên liệu ăn
– Tất nhiên là cố gắng chọn đồ ăn càng nuôi trồng tự nhiên càng tốt
– Trẻ 4-6 tháng chỉ ăn các thứ: Chuối, bơ, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, táo, lê, gạo trắng, gạo lứt.
– Trẻ từ 6-9 tháng có thể ăn hầu hết các nguyên liệu trừ các loại đậu, đỗ. Nước cam, mật ong đều pha loãng, sữa chua ăn dưới nửa hộp/ngày (sữa chua nhạt, tự làm là tốt nhất). Được ăn đậu phụ. Sau 9 tháng thì được ăn các loại đậu, đỗ.
– Trẻ < 1 tuổi k ăn muối, sau 6 tháng có thể thêm 1 chút nước mắm Ngư Nhi nhưng 1 bát cháo chỉ cho bằng hạt ngô. Đường trắng ăn cực hạn chế. Nếu cần cho 1 tẹo đường phèn là ok.
– Bé lúc đầu ăn bột ngọt ý là cháo, bột nấu với rau, củ, quả ở trên. Bột mặn là bột có thêm trứng, thịt, cá… Chứ không phải là bột cho đường hay bột cho muối nhé.
– Từ tháng thứ 7 mới cho thêm đạm (thịt, cá, trứng..) vào bột cho trẻ. Bắt đầu từ các sản phẩm từ sữa, bơ nhạt, phomat, trứng, cá (cá chuối – cá lành, ít tanh, cá biển chưa sử dụng vì có … cao). Cho thêm dầu ăn từ tháng thứ 7.
Nếu trẻ ăn thực dưỡng thì không ăn thịt, cá, trứng chỉ ăn sữa. Chế độ ăn bán chay thì ăn sữa và trứng, trứng được ăn cách ngày. Mình cho bé ăn trên bán chay, tức là có cho ăn thịt nhưng lượng thịt rất ít. Mình bổ sung thêm chất đạm từ các loại hạt, đậu. Chất béo không hòa tan từ hạt lanh. Chất khoáng từ tảo bẹ. (Tảo bẹ ăn mỗi bữa 1cm2 là ok, k sợ tính hàn).
– Từ tháng thứ 8 cho thêm dần thịt chim câu, thịt gà, thịt bò, thịt lợn nạc, tôm. Tập ăn đồ biển, rất ít.
– Nguyên liệu ăn chia ra 4 nhóm chính:
+ Ngũ cốc: gạo trắng, gạo lứt, kê, lúa mạch, lúa mì, bo bo
+ Đậu, đỗ: đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ xanh, đỗ gà, đỗ lăng, đỗ tương….
+ Đạm: trứng, các sp từ sữa, cá, thịt, …
+ Thực phẩm bổ sung: mầm lúa mạch, mầm gạo lứt, mầm hướng dương (chỉ cần dùng các sp này được nảy mầm nhú, và đóng gói, vì mình làm k được), tảo bẹ, hạt lanh, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt bí, vừng… vitamin tổng hợp, vitamin C, A dạng giọt.
* Thời gian ăn và lượng ăn
– Bắt đầu tập ăn từ khi trẻ tròn 4 tháng. Bắt đầu ăn từ 1 thìa (thìa ăn sữa chua nhỏ xíu ý= thìa sch) bột loãng tới tối đa 30 thìa sch trong vòng một tháng (tương đương tối đa 50ml). Ăn 1 nguyên liệu ít nhất trong 2 ngày. Sau có thể trộn 2 nguyên liệu với nhau. Vì trẻ 4 tháng chỉ ăn được 6-8 loại kể trên nên trong 1 tháng là vừa. Ăn 1 bữa trong ngày 10h sáng, còn lại cho bú mẹ bình thường. Đây là giai đoạn tập ăn, k p là cho ăn. Nếu đợi đủ 6 tháng mới tập ăn thì k tập d vì lúc này bé cần dinh dưỡng nhiều rồi.
– Sang tháng 5-6, ngày cho trẻ ăn 2 bữa lúc 10h sáng và 6h chiều. Lượng thức ăn cho tăng dần từ 50ml – 150ml tối đa khoảng 2/3 bát con. Không nên cho trẻ ăn nhiều hơn vì dạ dày trẻ còn bé. Bé ăn nhiều hơn, dạ dày sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Thời gian còn lại bú mẹ như bình thường. Nhưng nên ổn định cữ sữa lúc 6-7h sáng, 14h chiều, 21h tối.
– Từ tháng thứ 6-8, ăn ổn định 2 bữa chính 10h sáng và 6h chiều. Bữa 2h chiều cho ăn sữa chua trộn củ, quả. Cho trẻ tập ăn vặt bánh ăn dặm dạng như bánh bích quy, hoặc các loại củ quả cắt lát mỏng hấp chín mềm. Bữa chính lượng ăn từ 200-250ml < 1 bát con
– Từ tháng thứ 8 trở ra, ổn định 2 bữa chính, bữa 2h chiều ăn món hầm đặc biệt. 4h chiều ăn sữa chua trộn nước quả. Ăn vặt vẫn là bánh ăn dặm, củ quả cắt lát mỏng hấp chín tới. Có thể cho bé tới 300ml.
* Cách nấu ăn
Mình không xay bột, vì dù là dạng bột, thời gian nấu ít nhất là 20p ở trên bếp sôi đối với bột gạo trắng xay mịn, có loại tới 60p trên bếp sôi như bột đậu tương. Mọi người xay dạng bột và mới nguấy có 10-15p thì trẻ vẫn không thể hấp thụ được là phải. Còn ở dạng hạt, phải nấu sôi 2 tiếng, nấu chế độ hầm (dùng bằng nồi nấu chậm, hoặc nồi kho cá đa năng) thì phải 4 tiếng. Vì thế thời gian nấu như bình thường vẫn chưa đạt để các loại ngũ cốc, hạt, đậu kịp nở bung cho trẻ tiêu hóa.
– Cháo giai đoạn đầu: cho một thìa phở (thìa dùng ăn phở) gạo cùng 1 bát con nước đun sôi liu riu 5p, bỏ vào nồi ủ ít nhất 4 tiếng. Nếu muốn nhanh hơn thì ngâm ngũ cốc, hạt, đậu qua đêm sáng sớm nấu thì 10h là có cháo cho con. (mình đặt nguyên cả nồi cháo con tí, cuộn chặt vào chăn bông nhỏ của con sau 1 đêm, k tốn điện, k tốn ga, k sợ cháy, k sợ cạn, cũng chẳng p mua cốc nấu cháo cho vào nồi cơm điện). Trước khi ăn nửa tiếng, bỏ lên đun lại cho hơi sánh tầm 15p là ok. Dùng 1 rây nhỏ, rây cháo qua đó và cho trẻ ăn.
Đối với củ quả, cắt miếng nhỏ bằng 2 ngón-3 ngón tay cho vào hấp chín và rây qua rây mịn, trộn thêm 1 ít nước trắng cho trẻ ăn.
– Cháo giai đoạn sau 6 tháng: xay gạo thành hạt vỡ. Nấu cũng với tỉ lệ 1 thìa phở gạo vỡ và 1 bát con. Lúc này độ đặc đặc hạt vì bạn cần cho thêm các loại hạt và TPBS như bột yến mạch, mầm gạo lứt, mầm yến mạch… Nếu cho thêm bột đó thì tối đa 2 thìa sch cho 1 bát con nước cùng 1 thìa gạo vỡ. Cách nấu cũng là ủ y như trên.
Thành phần trong cháo:
+ 6 phần ngũ cốc: gạo trắng, gạo lứt, kê, yến mạch,…(thay đổi kết hợp, đa dạng vị)
+ 3 phần rau + củ: tính gồm cả rau xanh và củ, quả – xay nhuyễn như sinh tố. Có thể dữ trữ bằng cách nấu chín tới, xay và cho vào đóng đá, ăn tối đa 1 tháng.
+ 1 phần chất dinh dưỡng: mình cho 5 hạt bí, 1-2 hạt óc chó, 1 hạt hạnh nhân, ½ thìa sch hạt lanh, 2 hạt sen, 1 miếng tảo bẹ bé =1cm2: ngâm, xay mịn, nấu cùng cháo.
+ Cách ngày cho 1 viên bò cười bé bằng 2 hạt ngô loại của Pháp.
+ 1 tí ti nước mắm, 1 thìa phở dầu ăn: cho vào khi đã tắt bếp
– Cháo giai đoạn sau 9 tháng là nguyên hạt. Cũng tỉ lệ và các loại bột cho như trên vào bát con nước. Lúc đầu của cháo nguyên hạt, trước khi ăn, cho lên bếp đun lại và dùng máy xay cầm tay xay sơ qua để nhuyễn hơn hoặc đánh cho hạt vỡ thêm. Sau tháng thứ 10 là ăn nguyên hạt ok.
Thành phần trong cháo:
+ 6 phần ngũ cốc + đậu: gạo trắng, gạo lứt, kê, yến mạch,…(thay đổi kết hợp, đa dạng vị). trong đó ngũ cốc chiếm 2/3, đậu đỗ chiếm 1/3.
+ 3 phần rau + củ: tính gồm cả rau xanh và củ, quả – xay nhuyễn như sinh tố. Có thể dữ trữ bằng cách nấu chín tới, xay và cho vào đóng đá, ăn tối đa 1 tháng.
+ 1 phần chất dinh dưỡng: mình cho 5 hạt bí, 1-2 hạt óc chó, 1 hạt hạnh nhân, ½ thìa sch hạt lanh, 2 hạt sen, 1 miếng tảo bẹ bé =1cm2: ngâm, xay mịn, nấu cùng cháo.
+ Cách ngày cho 1 viên bò cười
+ 1 phần chất đạm: 1 thìa sch các loại giuốc cá/ cóc/ thịt/ chim/gà hoặc đồ tươi tương đương 1 thìa nhỏ/ 1 lòng đỏ trứng gà nhỏ/ 1 khoanh đậu phụ 2cm
+ 1 tí ti nước mắm, 1 thìa phở dầu ăn: cho vào khi đã tắt bếp
+ 1 giọt tổng hợp, 1 giọt A, 1 giọt canxi vào bữa sáng, 1 giọt C trong bữa ăn chiều.
– Cơm nát giai đoạn 11 tháng: 1 chén uống trà cơm vừa cạn với 2/3 bát con nước sôi, cho vào 1 bát con đặt trong nồi cơm điện là có 1 bát cơm nát rất ngon.
Thành phần bữa ăn cũng như bữa sau 9 tháng. Chỉ là rau củ không cần xay mà xắt nhuyễn.
– Sữa chua lúc 2h chiều: lúc đầu là ¼ hộp, rồi tăng lên ½ hộp sau 8 tháng, cả hộp là sau 1 năm. Trộn với: nửa quả chuối/ khoanh 1-1.5cm bơ/ 1 miếng bí đỏ bằng 3 ngón tay/ 1 củ khoai tây/ ½ củ khoai lang…. hoặc có thể 2-3 vị. Sau, sữa chua lúc 4h chiều trộn thêm hoa quả thôi nhé.
– Món hầm lúc 2h chiều: là món được nấu cách thủy, thời gian tầm 2 tiếng.
Thành phần trong món:
+ Đạm: ¼ con chim bồ câu/ 3-4 con tôm nhỏ/ 3-4 con cua nhỏ/ -> cho vào 1 cốc sứ, cho 1 chén con nước đặt trong nồi hấp cách thủy tầm 1 tiếng
+ Củ quả: 1 khoanh bí đỏ, 1 củ khoai tây, ½ củ khoai lang, 1 khoanh củ sen 0,5cm, 1 khoanh bí xanh, 1 ít bắp cải, súp lơ… mình thường cho từ 3-4 vị trở lên, 1 khoanh củ sen luôn có để thanh lọc cơ thể-> nhấc phần đạm lên, để rau củ xuống dưới nước rồi lại đặt đạm lên trên, hầm tiếp trong 1 h nữa
Nhấc ra để nguội, bóc 1 xíu đạm của tôm, thịt cùng củ quả cho vào máy xay thành sinh tố, có thể cho thêm 1 tẹo bơ vừng nữa => vị ngọt tuyệt vời của nó khiến bạn còn thích mê
Ổn định 2 bữa chính và 1 bữa lúc 2h trưa như thế cho trẻ tới 3 tuổi là quá ok.
* Cách cho bé ăn
– Giai đoạn 4-5 tháng: ăn ít một, ít một. Vui vẻ với bé khi ăn. Luôn miệng khen ngon.
– Giai đoạn sau 6 tháng: ăn đủ lượng, không phải ăn nhiều để tránh tình trạng sợ ăn, lượng thức ăn dư thừa khiến dạ dày trẻ không tiêu hóa được.
– Lịch ăn cách nhau 4 tiếng: sáng 6-7h sữa mẹ hoặc ăn nhẹ, 10h ăn chính, 2h sữa/sữa chua/món hầm, 18h ăn chính, 21h sữa. Ngoài ra ăn vặt 1 ít thôi nhé. 5-7 cái bánh ăn dặm bé bằng bông hoa, 5-7 lát hoa quả mỏng để tập ăn.
– Không cho bé ăn quá 30p. Không cần bón quá nhanh vì trẻ không kịp nuốt. Nếu trẻ quá phản đối ăn, không ép và cũng không cho ăn lại ngay sau đó. Bữa ăn nên cố gắng đúng bữa. Không phải quá chuẩn xác nhưng cố gắng tập dần. Hồi 4 tháng, bé nhà mình ngủ không đúng giờ giấc nên thường p ăn lệch lên hoặc lệch xuống. Không ăn khi bé buồn ngủ. Không ăn hôm nay, ăn ngày mai để bé hiểu đến giờ là phải ăn, cho ăn là ăn.
Trộm vía thằng cu Cò này cũng dễ nuôi hơn con Bee. Chứ như con Bee chắc chết mất. Dầu sao cám ơn bác Google cho mình nhiều kiến thức.
Chúc các bạn nuôi con khỏe mạnh.
(Thành phần bữa ăn, chất dinh dưỡng có trong nó đã được tính theo công thức tham khảo, yên tâm bé được bổ sung đủ dinh dưỡng, không thiếu chất gì trong một bữa ăn. Không thể bôi đậm, mọi người cố gắng copy ra và bôi đậm, bôi nghiêng những đầu câu, đầu đoạn. Dấu (/) ý là “hoặc”, dấu (,) ý là “và”.)

Bee yêu

13 tháng. 75cm. 7,9 kg. Cao, còi nòi nhà “ri”.

Ai cũng kêu sao Bee yêu nhà mình còi thế. Chán thật là chán ấy chứ. Chăm ơi là chăm ấy chứ. Thế mà có chịu béo đâu chứ. Hức.

Mùa hè, nắng nôi, đi làm xa, mỗi buổi trưa phải đi đi về về thật là ngại quá thôi nhưng vì Bee yêu mình vẫn về. Nắng, mệt tiêu tan theo tiếng cười giòn tan của Bee yêu. Cũng có đôi khi mệt mỏi hơn vì Bee không chịu ăn, bướng, quấy. Bực lắm.

Cuộc sống có nhiều nghiệp. Sống không phải chỉ muốn tốt là sẽ có tốt. Có những thứ tưởng đã tốt không hẳn ngày mai cũng tốt. Dù biết vậy nhưng lúc nào cũng hô “sống chân thành sẽ nhận được chân thành”.

Nghề là nghiệp. Công việc không đơn giản chỉ là kiếm tiền. Tiền không đơn giản chỉ đi làm ngày 8 tiếng là có. Mình là một người tham kiếm tiền nhưng không phải là một người tham tiền.

Bee yêu nhà mình cao thừa chuẩn nhưng lại còi thiếu cân. Chăm như chăm công chúa đấy nhưng vẫn không béo mập.

bee-423999

Hay nhỉ?

Mình gọi bé yêu nhà mình là Bee cũng mong muốn Bee sẽ giống như loài ong kia. Sống có tinh thần đoàn kết đồng loại, sống có tập thể, sống cần mẫn tạo từng giọt mật ngọt cho đời, không so đo, tính toán. J

Ừa. Nắng. Một trưa rất nắng. Lại về với Bee yêu đây để được nghe tiếng cười trong veo, để được bé rúc rích “mẹ, mẹ”, để được quên hết mệt mỏi, nghiệp đời.

(Hy vọng bé k quấy, k lười ăn. J )

Viết cho con yêu

Hôm qua, nhận được quà cho con của đứa bạn “đầu gối tay ấp” suốt 4 năm ĐH. Những bộ quần áo bé xíu, xinh xinh, trông đến là ngộ nghĩnh. Một cảm giác thật lạ, thật lạ. Vậy là mẹ sắp làm mẹ thật. Nhà sẽ có một em bé, bé xíu xìu xiu, mặc những bộ đồ cũng bé xíu xìu xiu và cả những đồ dùng cũng bé xíu nữa. Hihi. Mẹ còn k quen bế trẻ con nữa chứ. K biết, bé xíu có bị lọt đánh tọt một cái k? 2 tháng, chỉ còn 2 tháng nữa thôi. Một sinh linh bé bỏng ra đời, sẽ thay đổi toàn bộ cuộc sống của mẹ, của 2 vợ chồng “sớm nắng, chiều mưa, buổi trưa mát mẻ” nữa.

Đúng là cảm giác làm mẹ nhỉ? Vừa hồi hộp, vừa lo lắng, vừa vui mừng chờ đến ngày đứa con ra đời. Mặc dù, thời gian qua, bị biết bao nhiêu là bệnh của phụ nữ mang bầu, khiến cơ thể vừa mệt mỏi, tinh thần thì lo lắng k biết có ảnh hưởng đến con yêu. Và ngay cả lúc này cũng thế, mẹ cũng đang đau chết đi được. Nhưng thật ơn trời, con vẫn khỏe mạnh lắm, lớn vù vù trong khi mẹ nó chẳng tăng tí cân nào cả. Mà con nghịch ghê cơ, rất hay đạp mẹ, có lúc đạp liên hồi như sung sướng hay bực tức một điều gì đó, có lúc ngoan ngoãn, khẽ khẽ đạp như nói nhắc con đang ở trong mẹ đó, mẹ sắp được thấy con rồi.

yêu-con

Song cuộc sống thật cũng có nhiều chuyện phải bàn dù bản thân chẳng muốn bàn, dù em bé, bé xíu, vẫn còn đang trong bụng mẹ chưa thể nói gì k thể bàn. Ai đã từng làm mẹ, đều hiểu tâm lý muốn chăm lo cho đứa con của mình như thế nào, muốn đứa con của mình được hưởng mọi điều kiện vật chất, tinh thần tốt như thế nào. Bản thân là một người tham vọng, nhưng tham vọng lớn nhất của đời mẹ là trở thành một người vợ tốt và một người mẹ tốt. Muốn chồng, muốn con được tự hào, được yêu thương từ vợ, từ mẹ. Muốn con được lớn lên đầy đủ mọi thứ, khỏe mạnh, ngoan giỏi, trưởng thành. Có mấy ai là không mong điều đó nhỉ?

“Bố mẹ sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước còn chiến tranh. Hết chạy từ miền xuôi lại lên miền rừng núi. Lớn lên trong điều kiện khó khăn không chỉ riêng một gia đình. Gặp, yêu thương và lấy nhau khi thời bình, mà tiếng gọi của quê hương, đất nước vẫn khiến bố xa mẹ, xa con. Mẹ sinh hai đứa khi chỉ có bà con lối xóm, có đồng nghiệp và những người cùng tập thể. Một thân một mình, mẹ vẫn nuôi hai đứa đến tuổi đi học bố mới về. Tuổi thơ k có bố ở bên, mỗi lần bố về luôn muốn đi bộ đội với bố, muốn được các chú lính cồng kềnh trên vai. Phải nói rằng hai chị em thật hạnh phúc khi bố về. Như để bù đắp, bố cưng hai đứa “quốc lủi” và “sochu” của bố hết mực. Những ngày đầu đất nước mở cửa, nền kinh tế xáo trộn, bố mẹ vấn gắng vất vả để hai đứa được học hành thật tốt, được sánh diện cùng bạn bè. Bố mẹ không mong gì hơn là hai đứa ngoan, học giỏi bù đắp lại sự vất vả của bố mẹ. Nhớ có lần, bị điểm kém, sợ bố mẹ, k dám nói, nhưng mẹ vẫn phát hiện ra. Sáng hôm sau, đã thấy một lá thư mẹ nhắn nhủ những vất vả, những hy sinh của mẹ chỉ mong sao hai đứa k như bố mẹ, bỏ lỡ con đường học hành dù ông bà đã vất vả nuôi hết cấp 3 mà k chí hướng học tiếp cho thành đạt. Lúc đó chỉ nghĩ rằng bố mẹ như thế và nói thế thì cố gắng vậy thôi. Giờ sắp làm mẹ rồi, có những lo lắng, yêu thương, mong mỏi mới thật hiểu tấm lòng những người làm cha, làm mẹ. “

Con yêu sắp chào đời rồi. Con có biết đang có rất nhiều người trông mong ngày được nhìn thấy con, được dành những tình yêu thương cho con không? Nhưng có những người lại làm cho mẹ buồn, và mẹ biết con cũng buồn. Con đang đạp mẹ, thật nhẹ, thật nhẹ như vỗ về, vỗ về. Ừ, mẹ không sao con ạ và không buồn nhiều đâu con ạ. Mẹ có thể yếu về mặt sức khỏe, nhưng tinh thần thì chưa bao giờ gục ngã. Mẹ cũng sẽ như ông bà, dù khó khăn thế nào vẫn sẽ gắng nuôi con khôn lớn chỉ mong con khỏe và ngoan thôi (mà nghịch một tí cho thông minh cũng được. hihi). Mẹ ngủ tí xíu đây. Mẹ khỏe, con khỏe phải k?