Tu là gì? Tu gì?

Tu là gì? Tu gì?

Lâu rồi cũng không muốn bàn chuyện tu, vì ai tu người đó chứng, mỗi người một nhân duyên, nhưng hôm nay ngứa tay, ngứa chân gõ một chút vậy.
Bạn có đang giữ khư khư những khái niệm: tu là giới, định, tuệ mà đầu tiên là giữ giới, tu là bố thí, thu thúc lục căn, thiểu dục tri túc, tu là hành trong đời sống, tu là để tốt đời đẹp đạo, tu là buông bỏ, tu là không dính mắc, tu là tu tại tâm, … những định nghĩa được nhắc lại nhiều nhất. Nhưng hình như hơi giống các bài phát biểu, hô hào, tuyên truyền, nghe vậy, tụng lên vậy, hô lên vậy mà không biết hành kiểu gì, hoặc lại cho rằng khó lắm, khó quá, bao nhiêu a tăng tì kiếp, rồi kiếp này chỉ làm được như vậy thôi, … Những tri kiến đó gắn chặt và chôn chân chúng ta lại, hình thành nên cái bạn đang là.
Trước tiên, tạm cất những gì bạn đang cho là, thử đọc những gì tôi tổng kết tạm tạm ra đây xem.
Trước tiên có một sự thật như sau:
Đức Phật giác ngộ là giác ngộ Thế giới của Tâm, chứ không phải thế giới vật chất (trần cảnh) – trong bài kinh (Nếu Như lai nói ta k b là nói láo trong ta, nhưng ta biết…)
Có chúng ta với 6 giác quan (mắt tai mũi lưỡi thân ý), và có thế giới trần cảnh với 6 loại hiển thị (sắc thanh hương vị xúc pháp). Các thông tin thế giới bên ngoài khi đi vào qua 6 cửa giâc quan được tâm biết thấy biết. Và cái chúng ta thấy biết này chính là các cảm giác gồm: cảm giác hình ảnh, cảm giác âm thanh, cảm giác mùi, cảm giác vị, cảm giác xúc chạm, cảm giác ý căn. Nó là cảm giác vì nó là sự tương tác thông tin của giác quan và trần cảnh, được tế bào giác quan ghi lại chứ không phải cảnh thật. Nó phụ thuộc vào tế bào giác quan mỗi người nên k ai giống ai, nó phụ thuộc vào không gian bên ngoài nên lúc thế này, lúc thế khác (ví dụ nhìn xa, nhìn gần, nghe xa, nghe gần…)
Trong bài Kinh phạm võng, Đức Phật có nhắc đi nhắc lại: Như Lai nhờ như thật tuệ tri thế giới này là cảm thọ, sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của thọ mà Như Lai được giải thoát hoàn toàn khỏi các chấp thủ…
Vì rằng, Đức Phật đã hiểu cái mà chúng ta đang thấy biết chỉ là các cảm giác và chúng có đặc tính vô thường, dukkha, vô ngã.
Giải thích:
– thế giới là cảm giác thì đã nói là do căn trần tiếp xúc và tế bào giác quan ghi nhận
– sự tập khởi của cảm giác: có Xúc thì sinh Thọ, không tránh được khi ta còn sống, xung quanh là trần cảnh, không phụ thuộc sống ở đâu, nước nào, là ai…
– sự đoạn diệt: không có Xúc thì không có Thọ
– Vị ngọt: do các thông tin cũ, do cái ta cho rằng thế này là tốt, là đúng, là thiện là đẹp mà Ái, thích, tham…
– sự nguy hiểm: không thấy rõ sự dính mắc mà dẫn tới Thủ (giữ), Hữu (muốn có cảm giác tốt, hoặc không muốn có cảm giác xấu) mà sinh các tâm Tham, Sân, Si
– sự xuất ly: thấy rõ các thọ như vậy, ta không nắm giữ, không ràng buộc….
Hiểu về
Vô thường: do căn trần
Dukkha: do sự tương tác sanh diệt liên tục, cái chúng ta nhận biệt là một chuỗi cảm giác, nhưng nó lại biến đổi liên tục
Vô ngã: do giác quan và thế giới bên ngoài tương tác, đâu phải do một cái Ta nào đó, hay của Ta nào đó
Bài kinh đầu tiên là hiểu về Dukkha: ghi nhận thế giới là cảm thọ, 1 chuỗi tập hợp các cảm thọ, biến đổi
Bài kinh thứ hai là Vô ngã tướng
Chúng ta là một tập hợp của Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc là thế giới vật chất, tự nhiên, xung quanh, giác quan – tế bào giác quan. Thọ – thông tin do tế bào giác quan ghi lại. Tưởng là tâm biết trực tiếp và Thọ, biết là biết vậy. Thức là cái chúng ta cho là thế nọ là thế kia. Hành là hành theo cái chúng ta cho là thế nọ thế kia…
Vì chúng ta không phải là sắc thọ tưởng hành thức, chúng chỉ là tập hợp các duyên liên tục tương tác và chúng ta đang cho là thật, đồng hóa ta với nó mà bị nó chi phối, điều khiển. Nó không có Tướng cũng chính vì nó chỉ xuất hiện khi đủ nhân, đủ duyên, hay có thể một quan điểm khác nó là sự tương tác thông tin của giác quan và trần cảnh nên không có tướng trạng. Hay nó cũng chỉ có hiện tướng khi có một quan điểm về cái ta cho là cái cảm thọ đó là như thế này, thế kia… còn không, tất cả cứ vùn vụt đi qua như bạn đi xe máy vậy. Ngày nào bạn chẳng đi, tiếp xúc với bn xe máy, ô tô,… nhưng bạn có lưu lại gì không?
Tạm ngần đó để bạn hiểu rõ Đức Phật giác ngộ cái gì, cái mà chúng ta đang biết là cái gì. Và cái chúng ta cần tu là cái gì.
Đó là buông bỏ những tri kiến cá nhân về bất cứ cảm giác gì đang được tâm thấy biết qua 6 cửa giác quan. Vậy thì làm gì:
– giữ giới, hộ trì các căn là để các thông tin tới 6 giác quan này ít nhất, và k bị buông lỏng, hay luôn quán sát được các thông tin trần cảnh đi vào 6 cửa giác quan. Tức là để nó k bị ồ ạt, ào ạt như lũ vậy, để chậm rãi quan sát hay chánh niệm là nhận biết các pháp đang sanh khởi nơi thân thọ tâm pháp.
– luôn chánh niệm, chánh niệm không phải là biết về thế giới bên ngoài, tiếp xúc với cái gì biết về cái đó, mà chánh niệm là biết về các pháp hay là cái gì gì đó đang sanh khởi nơi thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta sau khi tiếp xúc với trần cảnh. Nên chánh niệm thuần thục thì ở đâu cũng như nhau vậy.
+ cái gì chưa sanh nay sanh
+ cái gì đã sanh nay đoạn diệt
+ cái gì đã đoạn diệt nay không sanh khởi nữa
Cái gì gì là những cái trong tâm chúng ta đang có cảm thọ, đang có tâm, đang có pháp với đối tượng mà chúng ta tiếp xúc vậy.
Tu tại Tâm là ở chỗ này. Nhận biết về thế giới mà chúng ta biết là Tâm, là cảm thọ,….
Văn Tư Tu
Văn tuệ: biết về các thông tin sự thật đã nói ở trên, chứ không phải tu là khai mở thiên nhãn, nâng cao năng lực, trường sinh học, có trường năng lượng, năng lực gì gì cả. Đọc thêm Kinh sách nhất là các bộ kinh Pali biên soạn gần thời Đức Phật nhất.
Tư tuệ: tự chiêm nghiệm về lời dạy bảo đó trong đời sống. Nếu đã bảo đọc Kinh Sách không hiểu thì đừng giữ khư khư các lời kinh đó để đem phản ứng với mọi người, với các câu chuyện đang diễn ra và cho mình là đúng. Dừng ngay các câu hỏi bộ 6w1h để luôn thêm vào, vơ lấy các tri kiến của đời sống.
Hiểu rõ về 37 phẩm trợ đạo và lấy đó làm kim chỉ nam thực hành.
Tu tuệ: luôn quan sát các thông tin liên tục tới nơi 6 giác quan và quán chiếu các pháp đang sanh khởi nơi Thân thọ tâm pháp. Thực hành nơi đời sống để thấy các pháp ở mặt hiện tướng bây giờ. Nhưng thực hành ngồi thiền tọa, nhập thất để các kiết sử ngủ ngầm, các thông tin ở tiềm thức, quá khứ có cơ hội nổi lên, ứng ra ngoài như thế nào. Luôn đối diện với các pháp đang sanh nơi thân thọ tâm pháp một cách trực diện, không tìm cách bao biện, đổ lỗi, ngụy biện, thấy rõ sự sanh khởi, đang tồn tại, và tự thừa nhận sự có mặt của nó, dù nó là cái gì đi chăng nữa: ham muốn, dục vọng, sân hận… Bỏ qua kinh sách, tri kiến, lời các người thầy vì đó vẫn là thông tin quá khứ, thông tin cũ, nó không phải là thực tại, thực tại là những gì đang được 6 giác quan ghi nhận và đang sanh khởi nơi thân thọ tâm pháp vậy. Thường biết ở đây, niệm phật tính, niệm pháp (sự thật), niệm tăng (duyên) là ở đây, chứ không phải là lời hình tượng nào, lời kinh nào đang được phóng chiếu từ kho lưu giữ.
Bình an, hay năng lượng cao, hay thanh khí, tướng tốt, hiện tướng bên ngoài, đời sống an lạc … đều là do tâm được tu tập. Nó là hệ quả chứ không phải là đích đến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
Website