Trực giác và Tâm

🌹🌻🌺

Đã hứa với các bạn viết bài về “tìm cầu những thứ bên ngoài, nguồn gốc của mọi loại bệnh tật” nhưng dài quá, trừu tượng quá, nên hôm nay viết trước bài Trực giác và Tâm.

Nếu ai đã từng đọc Nhà giả kim và Suối nguồn, và thấy tôi đã từng post về việc khâm phục các nhà văn đó đã đưa minh triết vào tiểu thuyết thì sẽ có nhiều tò mò hơn. Đọc Nhà giả kim, tầng tri thức đầu sẽ thấy một anh chàng không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình. Đọc Suối nguồn cũng gần như vây, một người sống đúng với lý tưởng sống của mình. Những hãy đọc lại một chút.

Trong Nhà giả kim có đoạn đối thoại của NVC với cái Tâm của mình khi anh băng qua sa mạc. Hay trong Suối nguồn là đoạn người viết miêu tả Peter chỉ biết chú ý đến nx cái bên ngoài, và dần anh ta sống vì nx cái bên ngoài đó. Dẫn hai câu chuyện ra đây, để các bạn đọc nó một cách kỹ càng và Tự ngộ. Còn tôi, chỉ đưa ra một góc nhìn và chia sẻ về góc thực hành của chính mình.

Nào bắt đầu.

Việc đầu tiên, tôi cá là những ai đọc bài này, đều đang nghĩ: con này nó lại định viết gì đây, dạo này thấy hâm lắm rồi. Kaka. Thực ra, tôi chẳng quan tâm các bạn đang nghĩ gì về tôi đâu. Tôi lấy dẫn chứng để chỉ đính danh cái mà bạn đang thực hành hằng ngày.

Bạn thấy một bức tranh đẹp: òa, cái này đẹp này, nó vẽ núi, vẽ sông này, màu này này, tác giả nào ý nhỉ.

Bạn thấy một bản nhạc hay: òa, nghe giống cái này, nghe thấy thế này…

Bạn thấy một đồ vật đẹp: òa, cái này hay này, nó làm có vẻ đẹp, chắc chắn này, kê nó ở chỗ này này….

Bạn thấy một con người: òa, thằng này tốt này, nhiều mối quan hệ này hay òa, thằng này xấu này, mình không nên chơi với nó.

…. nhiều nhiều, ví dụ vậy

Khi đó, đầu tiên tôi hỏi là Tâm bạn đặt ở đâu: ở bức tranh, ở bản nhạc, ở đồ vật, ở người đối diện. Thật đấy. Vì ý dẫn tâm, ý đang nghĩ về nx cái đó. Tôi cá là nếu bạn xem tranh đường phố, bạn đang suýt xoa về bức tranh, có kẻ móc trộm mất ví bạn k biết đâu.

Chính cái việc bạn đặt Tâm ở nơi khác, k phải là mình khi bạn đang đối diện với sự vật hiện tượng khác, khiến cho bạn dễ dàng bị nx thứ khác tác động vào mình.

Nếu tất cả nx thứ trên không phải là tốt, đẹp, cảm giác của bạn sẽ là ghét, ghê tởm, nôn ọe…. Nhưng thực tế nó vẫn là nó, còn bạn đã không còn là bạn.

Bạn lại lý sự với tôi, Tâm tôi đó còn gì. Cái cảm giác của tôi ý, là Tâm tôi đó còn gì, nên người ta mới gọi là Tâm lý. Haha. Thế thì bao giờ bạn mới đạt được Tâm an nhiên và Tâm tĩnh lặng. Trong khi cái ta cần là Tâm là Tâm, nó không phải là nx thứ kia, nx thứ chúng ta đối diện đó.

Vậy thì là thế nào?

Đọc lại Nhà giả kim và Suối nguồn nhá. Hai cuốn sách cho ta nx cách thực hành, và chỉ ra cả lợi ích và hậu quả của việc ta thực hành đúng và sai đấy.

Còn tôi sẽ tóm tắt như thế này:

Khi rèn luyện Tâm, cái bạn đạt được đầu tiên đó là Trực giác.

Khi bạn đối diện với sự vật hiện tượng, thay vì đặt tâm thức của mình vào nó, phán xét nó, hãy quan sát Nội thể của mình. Thật sự lúc đầu khó. Tôi chỉ quan sát được hơi thở, nhịp tim của mình tăng giảm với cái sự vật, hiện tượng đối diện là gì. Sau dần, bạn sẽ thấy những luồng dạng như kiểu nước, khí chuyển động trong vơ thể mình, chúng sẽ tự phản ứng với cái mà chúng ta đối diện. Việc của mình là im lặng, đứng im, ngồi im quan sát và ghi nhận nx dấu hiệu đó. Và rồi dần dần, cái gì đến sẽ đến. Bạn sẽ tự đưa ra được nx quyết định của mình dựa trên nx dấu hiệu đó. Và nó là Trực giác.

Trực giác là một thành tựu của Tâm. Đơn giản vì nó sẽ cho ta nx quyết định một cách đơn giản, nhẹ nhàng và chính xác. Có thể lúc đầu, việc nhận biết dấu hiệu Trực giác là chưa rõ, nhưng sau dần, nó sẽ càng ngày càng rõ như mình xem tivi ấy.

Thế đã nhá.

Không viết nhăng cuội được nữa.

Các bạn cứ thực hành đi nhá. Hay lắm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
Website