Bạn đang sống với giây phút hiện tại, hay đang tận hưởng giây phút hiện tại, hay đang chơi trò chơi với tâm mình? Như thế nào cũng đúng, nhưng ba sự nhận thức này sẽ đưa tới các hành vi ngữ, nghiệp, mạng khác nhau.
Bạn đang tận hưởng giây phút hiện tại? Bạn thấy mãn nguyện với tất cả những gì đang có, tất cả những gì thiên nhiên và người khác ban tặng? Trong bạn tràn lên một sự hoan hỷ lớn mạnh. Nhưng sự hoan hỷ này có điều kiện. Có điều kiện của ngoại cảnh và có điều kiện của tâm trí. Khi các giác quan của bạn tiếp cận với thế giới bên ngoài, các thông tin bạn nhận được phù hợp với các tư tưởng đã được thiết lập, bạn mãn nguyện, bạn hoan hỷ và bạn tận hưởng. Bạn đồng hóa đối tượng với mình, đồng hóa cảm xúc với mình. Bạn đang bị chúng dẫn dắt mà k hề biết. Bạn k muốn thay đổi ngoại cảnh, hoặc nếu có bạn tìm những ngoại cảnh tương tự để tận hưởng.
Bạn đang sống với giây phút hiện tại? Đây là một cảnh giới cao hơn và có vẻ tỉnh thức hơn. Vì bạn hiểu rằng, mỗi sát na trôi qua là luôn mới, thực ra nó là Dukkha, nó không đồng trục, nó có nét riêng (giải thích Dukkha ở dưới). Chính vì sự dukkha này mà mỗi sat-na đi qua đều có nét riêng. Vì bạn sống với giây phút hiện tại nên bạn tràn đầy phúc lạc. Bất kể đối tượng như thế nào thì bạn cũng tròn đầy như vậy. Bạn không còn bị phụ thuộc điều kiện nữa. Bạn nhận thức rõ lạc thọ, khổ thọ đến với mình. Lạc thọ bạn cho phép mình hỷ lạc với lạc thọ hợp pháp, khổ thọ đến bạn hiểu đó là điều cần đến và hỷ lạc với nó. Nhưng sự thực, một nét vi tế vẫn xảy ra nơi tâm thức của bạn: đây là lạc, đây là khổ. Bạn vẫn thích thú với những gì đây xảy ra. Bạn thích thú với cả trí tuệ của mình khi nhận thức được đấy là các cảm thọ.
Bạn đang chơi trò chơi với cảm xúc, cảm giác của mình? Nếu bạn là người tận hưởng thì việc bạn chơi trò chơi với cảm xúc, cảm giác của mình đang ở mức độ thô. Điều này khiến bạn phải tung lên, hô lên: ta đang chơi đây, thích thú lắm, vui lắm, đến đây chơi đi, hoan hỷ, hoan hỷ mà. Người đang sống với giây phút hiện tại thì có vẻ tĩnh lặng hơn, ý nhị hơn, không hô hào nhưng: hãy là như thế, hãy như thế, thế là thế. Thực ra, không thể nói với bạn rằng: bạn không thể không tận hưởng, hay bạn không thể sống ở giây phút hiện tại. Mà cái bạn cần #nhận ra là bạn có đang chơi trò chơi với cảm xúc, cảm giác của mình không?
Mỗi duyên xúc, do căn >< trần tiếp xúc, đều phát sinh thọ – cảm giác nơi 6 giác quan. Cảm giác từ 5 giác quan ban đầu có thể dùng sự tỉnh giác để dừng lại ở xúc chạm nơi giác quan đó, nhưng một sự rất vi tế thôi, lọt qua được, đi tới ý căn, thì cảm giác tại đó nhanh chóng được đi tiếp thành các cảm giác, cảm xúc mà bạn nhận thấy nó ở bên trong mình. Nên bạn thấy rằng mình không còn bị những gì thô thiển ở bên ngoài ảnh hưởng, tác động tới. Nhưng bạn lại cho phép cảm thọ đó được xảy ra nơi bên trong mình, cho chúng là hợp pháp, cho chúng là điều đó là cần phải có. Đúng rằng, là con người thì đó là điều không tránh khỏi vì điều đó đã diễn ra từ khi bạn có mặt trên cõi đời này, trải qua trăm ngàn kiếp luân hồi của bạn.
Chính suy nghĩ cảm giác, cảm xúc đó là điều tự nhiên, ai cũng như thế, thậm chí, mình đã không còn tâm phân biệt với bên ngoài, đây là điều bên trong, khiến bạn cho phép mình được chơi đùa với các cảm thọ đang sinh diệt nơi tâm mình. Sự cho phép đó khiến bạn có thể đặt bút viết thành nhạc, thành thơ ca, thành họa phẩm, cất lên những lời tràn đầy yêu thương, thành những hành vi đầy tính thiện, hồn nhiên. Bạn cho phép mình là thiên nhiên, thiên nhiên là bạn. Bạn cho phép mình được chảy ra, hòa tan, cũng như cho phép ai đó đi qua bạn như một ân huệ của thượng đế. Tại đó bạn dường như không thấy mình còn bản ngã. Vì vốn dĩ bạn hiểu rằng: bản ngã là có điều kiện, có hình tướng, có so sánh, có chủ – khách. Nhưng thực tế bạn chưa hiểu thế nào là #Vô_ngã.
Tứ thánh đế – bài kinh đầu tiên Đức Phật giảng cho 5 anh em Kiều trần như thì chỉ có vị (…) giác ngộ. Bài kinh thứ hai Vô Ngã Tướng, sau khi Đức Phật giảng, thì có thêm vị (…) giác ngộ – Nhập lưu. Vậy tại sao lại thế? Cũng chính là vì các vị kia chưa chấp nhận và vẫn còn cho rằng cảm thọ đó là tôi, của tôi.
Tâm – sự tập hợp của 5 uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Chúng đơn giản là kết quả của các duyên sanh (xúc) giữa căn – trần. Các kết quả đó là dukkha, chúng vô thường, vô ngã. Vậy có gì mà nắm giữ, vậy có gì mà hoan hỷ, đâu có cái Ta hay Không Ta ở đây. Đã không như vậy, vậy có gì mà để chơi đùa, có gì mà cần giữ lại, nhặt lấy, gìn giữ hay thậm chí ngắm nghía? Có gì mà tràn hay không tràn, có gì mà hòa hay không hòa? Còn có gì ở đây không?
Bạn bước ra, ngoài cuộc với các cảm thọ đó, bạn không còn là nó, nó cũng không là nó. Một sự “xả lạc, xả khổ, diệt trừ hỷ ưu đã cảm thọ trước, không khổ – không lạc, xả niệm thanh tịnh, tâm thuần tịnh trong sáng toàn vẹn” nơi nội tâm của bạn – mà Đức Phật đã miêu tả là Tứ thiền – nó không chỉ xảy ra trong các thời tọa thiền, nó là cách sống thực sự của bậc Thánh. Tại đây, bạn mới có thể đi tiếp trên con đường thắng trí, chứng ngộ, giải thoát, Niết bàn, không còn trở tới, trở lui nữa.