Covid, bài học về thay đổi thói quen thở của bạn?
Từ ngày vào mùa dịch, mình có khuyên một vài bạn bè mình nên tập thở bụng để tạo thói quen cho phổi rèn luyện cường độ cao, nếu có mắc covid, lúc nào khó thở thì sẽ ráng thở được. Còn thở là còn sống.
Nhưng trong những ngày giãn cách, không phát sinh công việc mấy, não được nghỉ ngơi, tay chân được nghỉ ngơi, giãn cách lâu nên tâm si nó cũng chán không hoạt động mấy, nên có thời gian ngồi quan sát nhiều hơn. Thấy mình thở rất nhẹ, nhịp thở tính ra bằng 3/5 bình thường. Các cơ quan nội tạng đều ở trạng thái thư giãn, tâm thái bình an. Nhất là khi ở trạng thái định của thiền tọa, thì hơi thở như mây vậy.
Quay lại các kiến thức cơ bản: não tiêu thụ nhiều oxy nhất vì nó nhiều suy nghĩ, nhiều tâm tư nhất, các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi, ăn uống suốt ngày cũng cần nhiều oxy, nên khi ốm người ta sẽ ăn đồ thanh nhẹ, dễ tiêu hóa.
Vậy bài học gì sẽ rút ra ở đây?
– Khi covid xâm nhập cơ thể, đi vào tế bào, cơ quan. Thì việc trước hết đừng hoang mang, sợ hãi, hay lo lắng, cái này sẽ tiêu thụ nhiều oxy ở trên não, đòi hỏi phổi phải thở nhiều hơn.
– Thiền hơi thở, bạn có thể dùng ý thức để thở như khi tập thở bụng, nhưng kết hợp thiền hơi thở: Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô dài”; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra dài”; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô ngắn”; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. (Trích Kinh kinh Niệm xứ Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya (https://linhquyphapan.vn/tin-tuc/kinh-tu-niem-xu)) – Bình thường thì trong thiền việc thở diễn ra tự nhiên, nhưng lúc này việc thở là cần có ý thức thì mình làm như thở là một hành động bên ngoài nhưng quan sát được hành động đó. Khi bạn quan sát được như vậy, bạn có thể chạm tới cận định, các cơ quan khác ở mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất, cần ít oxy nhất và dồn oxy cho phổi – cơ quan bị tổn thương.
Vậy khi chưa có bệnh, bạn làm gì?
– Buổi sáng dậy, trước khi ra khỏi giường, mình tập hít vào thở ra 30 cái thật sâu và quan sát nó
– Tập tọa thiền 30p nữa với việc hơi thở diễn ra tự nhiên cho não bộ và toàn thân thư giãn hoàn toàn
– Dậy xúc miệng, xúc họng nước muối
– Pha một ấm trà, nướng bánh mì quệt mật ong hoặc sữa đặc – hoạt chất tanin trong trà ức chế việc virus xâm nhập tế bào, và mỗi ngày bạn hãy uống 3g trà nhé (Một ly trà qua cơn mê đại dịch https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1215885978831876&id=100012314562478)
Và thời gian còn lại, hãy quan sát hơi thở bất cứ khi nào có thể. Hãy luôn quay về với hơi thở, nhận diện ra sự có mặt của nó, có thể bằng sự phồng xẹp ở bụng, hay sự phập phồng nơi cánh mũi, sự nâng lên hạ xuống của lồng ngực, cái nào cũng được. Hãy sống thật tự nhiên, bạn chắc chắn an yên.