Thiền

Nhiều bạn vẫn nhầm lẫn không chỉ giữa việc thực hành hai pháp Chỉ và Quán, mà còn giữa điều mà hai pháp đưa đến sau “sự chờ đợi”.

Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, thuộc thành phần Minh.

Thế nào là hai? Chỉ và Quán.

– Chỉ được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tâm được tu tập. Tâm được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc về Tham được đoạn tận.

– Quán được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tuệ được tu tập. Tuệ được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc Vô minh được đoạn tận.

👉

Bị Tham làm uế nhiễm, này các Tỷ-kheo, Tâm không thể giải thoát.

👉

Hay bị Vô minh làm uế nhiễm, Tuệ không được tu tập.

🎯

Do vậy, do ly Tham, là Tâm giải thoát.

🎯

Do đoạn Vô minh, là Tuệ giải thoát.

Trích Chương II Hai Pháp, III. Phẩm người ngu (Tăng chi bộ Kinh – Kinh Nikaya – HT Minh Châu dịch)

https://www.budsas.org/…/u-kinh…/tangchi02-0104.htm
☘️
☘️
☘️
👉

Này Bhāradvāja, rồi Ta suy nghĩ: “Ta hãy nghiến răng, dán chặt lên lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm!” Này Bhāradvāja, rồi Ta nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Khi Ta đang nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, mồ hôi thoát ra từ nơi nách của Ta. Này Bhāradvāja, như một người lực sĩ nắm lấy đầu một người ốm yếu hay nắm lấy vai, có thể chế ngự, nhiếp phục và đánh bại người ấy. Này Bhāradvāja, khi Ta đang nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, mồ hôi thoát ra từ nơi nách của Ta, này Bhāradvāja, dầu cho Ta có chí tâm tinh cần, tinh tấn, tận lực, dầu cho niệm được an trú không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn, do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy.

👉

Rồi này Bhāradvāja, sau khi ăn thô thực và được sức lực trở lại, Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Trích Kinh Sangàrava (Trung bộ Kinh – Kinh Nikaya, HT Minh Châu Việt Dịch)

https://suttacentral.net/mn100/vi/minh_chau
☘️
☘️
☘️

Yếu lược Kinh Tứ niệm xứ:

👉

Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt.

👉

Tỷ kheo quán (thân/thân, thọ/thọ, tâm/tâm, pháp/pháp) (nội, ngoại, nội – ngoại) nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm.

👉

Vị ấy quán:

– quán tánh sanh khởi trên tttp

– quán tánh diệt tận trên tttp

– quán tánh sanh diệt trên tttp.

👉

Vị ấy Tuệ tri:

– pháp chưa sanh nay sanh khởi

– pháp đã sanh nay được đoạn diệt

– pháp đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa

👉

Vị ấy sống:

– an trú chánh niệm

– không nương tựa, chấp trước một vật gì trên đời (thấy biết với tâm rỗng lặng, thuần tịnh, trong sáng)

Trích Kinh Tứ Niệm xứ (Trung bộ Kinh – Kinh Nikaya, HT Minh Châu dịch)

🎯
🎯
🎯

Thiền chỉ, đưa tới tịnh chỉ, hơi thở nhẹ như êm, đưa tới an tịnh, đưa tới vắng mặt phiền não, đưa tới vắng lặng, đưa tới an lạc tạm thời, nhất là trong khi thiền. Nhưng nó không đưa tới Chánh định.

Chánh định chỉ tới từ việc thực hành Tứ niệm xứ, chỉ là Tứ niệm xứ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
Website