Ngày nhập trường, cái mà các bậc cha mẹ bàn nhau, tại sao chọn trường này hay trường kia chính là mong cho con được ăn học, được dạy dỗ để sau này con lớn lên dễ thích nghi với môi trường, với xã hội. Mà có biết rằng, chính chúng ta, cũng luôn tự mong muốn mình có khả năng thích nghi với điều kiện, ngoại cảnh sống.
Khả năng thích nghi là một lối sống tích cực, không ngại khó, không ngại khổ, không ngại sự thay đổi, ngoài vùng thoải mái. Chính vì vậy, người có khả năng thích nghi luôn nắm bắt rất nhanh với cuộc sống ngoại cảnh, không bị ngoại cảnh gây khó chịu, bất an, lo lắng, hay sợ hãi. Người thích nghi là người chấp nhận gian khổ, chấp nhận sai, chấp nhận hỏng và cả chấp nhận mất mát. Và khả năng thích nghi của mỗi người được ví như loài Tắc kè – liên tục biến hóa. Nhưng có thực như vậy?
Phương pháp để thích nghi?
1. Sự rèn luyện: Một người khả năng chịu được nhiệt độ thoải mái là 25 độ C, nhưng là một nhà tình báo, một trinh sát, người này bắt buộc phải làm việc ở vùng lạnh giá hay sa mạc, thì người này hoàn toàn có khả năng thích nghi do đã được rèn luyện để làm quen với điều đó. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi công phu tập luyện, tạo sự thích ứng của từng loại giác quan thậm chí thích ứng với từng đối tượng ngoại cảnh. Mà ngoại cảnh thì luôn biến đổi không ngừng, mà thời gian thì có có hạn, nhiều khi cảnh xảy ra đột ngột mà chưa có sự rèn luyện thì coi như rơi vào khủng hoảng.
2. Sự chấp nhận: Ví dụ Covid vừa rồi, thì việc cách ly, khiến chúng ta phải thích nghi với việc bị chôn chân ở nhà cả tháng trời. Chúng ta phải chấp nhận điều này vì đó là quy định xã hội, điều kiện ngoại cảnh bắt buộc. Khi chúng ta chấp nhận điều đó, chúng ta sẽ thấy thích nghi với sự kiện xảy ra bên ngoài chúng ta. Nhưng sự chấp nhận là miễn cưỡng, tạo quy định từ bên ngoài và người thực hiện buộc phải theo. Nó vẫn tạo ra sự thích nghi, nhưng là sự thích nghi giả tạm, tạm thời. Ví dụ: nhà nước quy định 14, thì trong 14 ngày sẽ cảm thấy thích nghi, nhưng sang ngày thứ 15 mà chưa dỡ bỏ là khó chịu.
3. Quán tưởng: Có nhiều phương pháp dạy chúng ta thích nghi bằng cách tưởng tượng. Giống như câu chuyện con Cá gỗ vậy. Nhớ xưa ở phòng trọ nóng quá, tưởng tượng xung quanh trời không nóng, tự kỉ ám thị là không có nóng để cảm thấy là xung quanh nó mát. Cũng thấy đỡ nóng hơn thật. Nhưng chúng ta lại luôn có một cái ngã tồn tại ở đó, mà bình thường khó có thể nhận ra. Dù là liên tục tự kỉ ám thị nhưng nó không đồng ý thì nó vẫn hành xử theo cách của nó. Giống như một đứa bé, nhìn thấy phích nước nóng, người lớn có quát lên: nóng, nóng, nóng…. nó vẫn cứ phải đưa tay sờ một cái mới chịu được. Ngoại cảnh mới thay đổi, và nếu tương thích với tham sân si của mỗi người thì nó vẫn sẽ phản ứng một cái đã rồi mới chịu nghe lời ông bạn tự kỉ ám thị. Tức là sự kiện thích nghi vẫn xảy ra sau. Mà nhiều khi sự đã rồi thì cũng xong.
4. Sự thấu hiểu: Sự thấu hiểu này có vẻ giống chấp nhận, nhưng không phải như vậy. Sự thấu hiểu là hiểu nguyên nhân, lý do tại sao lại như thế. Hiểu chúng ta cần làm gì. Hiểu không có cái tôi, cái ta nào làm chủ cuộc sống ở đây. Hiểu không có gì là thường hằng, bất biến ở đây. Sự hiểu đó là thật sự, là thực chứng rõ nét, khiến cả thân và tâm chấp thuận thực sự. Vẫn ví dụ đứa trẻ thấy phích nước ở trên: nếu nhắc nóng nóng thì nó vẫn thử tiếp đã. Nhưng khi nó thực chứng, sờ tay vào thấy nóng rõ ràng (hãy quan sát lại một đứa trẻ sờ phích nước, vì bị nhắc nóng nên nó cũng cẩn thận, rón rén thò tay ra, nhưng thấy chưa đủ nóng, nó k tin, và lại thò tay ra lại, để lâu hơn, lần này nóng rõ ràng thì nó mới bỏ đi), là sự thấu hiểu thực sự thì lần sau nó sẽ không sờ nữa. Giống như sự thấu hiểu về Vô thường, Vô ngã ở trên cũng vậy. Nếu chỉ niệm, niệm.. và tư duy hiểu vậy thôi thì không thể có thực chứng rõ nét. Để thực chứng rõ nét về vô thường, vô ngã, đòi hỏi công phu tu tập trên các xúc xứ, chà đi chà lại, tạo nên một sự nhạy bén về chánh niệm, dẫn tới trí tuệ thực sự về đối tượng.
Có một điểm, 3 phương pháp có được sự thích nghi ở trên, thì vẫn luôn bị nhỡ một nhịp so với sự kiện xảy ra, và liên tục phải tập luyện để khi thay đổi ngoại cảnh thì chúng ta có khả năng thích nghi. Vì hiện tướng của ngoại cảnh chẳng bao giờ giống nhau, dù là cùng một biến số. Nhưng với pp thứ 4, thì khi có thể thuần thục trên một đối tượng, khi có thể thấu hiểu về một điều, thì sẽ thấy vạn pháp như một, cũng chỉ là sự biến tướng của tâm mà thôi. Chính vì vậy, sự thích nghi sẽ lập tức bắt kịp khi có đối tượng mới xảy đến.
Với 3 pp trước, thì cảnh thay đổi, tâm cũng đổi theo để thính nghi. Nên sự thích nghi được ví như con tắc kè hoa. Và cũng chính vì hiểu biết như vậy, nên mới có câu: đổi tâm không đổi cảnh. Vì rằng cảnh là như vậy, thì để thích ứng thì tâm thay đổi theo để thích nghi. Nhưng với pp thứ 4, thì dường như cảnh đổi, nhưng tâm không có bị thay đổi theo. Giống như cái bánh xe, vòng ngoài cùng cứ xoay, còn trục lõi thì cứ đứng yên vậy. Ở đây, k phải là hiểu rằng tâm là một cục thống nhất. Mà sự thích nghi này là do hiểu đúng về tâm là ngũ uẩn, về nguyên nhân – duyên khởi có mặt, do hiểu đúng về thế giới bên ngoài là biến tướng của tâm, nên chẳng còn bận tâm gì tới cảnh, cũng chẳng bận tâm gì tới tâm. Vì tâm cũng chỉ là ngũ uẩn, nó cũng vô thường, vô ngã vậy. Tâm thay đổi liên tục, và cái chúng ta thấy về trần cảnh là các cảm giác cũng thay đổi theo liên tục. Chúng cứ thế mà diễu hành xuất thế gian.
p/s: thôi thì trước mắt mẹ cứ cho con được rèn luyện để thích nghi, lớn chút nữa mẹ dạy BCĐ cho con nhé.