Bạn thích nó mà.
Bạn đáp lời: Vì tôi thích mà. Vì nó tốt mà. Vì tôi thấy thoải mái khi làm điều đó mà. Vì tôi thấy tôi là tôi khi làm điều đó mà.
Khoan hãy bàn tới Quả sau chuỗi nhân duyên bạn gieo. Bàn tới việc trước tiên bạn thích vì:
Bạn thích vì bạn thấy trái tim mình rung động.
Bạn thích vì bạn thấy nó phù hợp với những gì bạn từng mơ ước.
Bạn thích vì nó đúng với các tri kiến của bạn.
Bạn thích vì nó có một điều gì đó rất đặc biệt bạn không lý giải nổi.
Bạn thích vì nó có thể là tiền đề cho những tương lai sau này. (Ví dụ bạn thích tiền vì tiền sẽ giúp bạn được hưởng thụ. Bạn thích anh ấy vì anh ấy sẽ là người đàn ông làm bạn hạnh phúc.)
Tất cả, tóm lại bạn đang thích vì một lý do nào đó, kể cả lý do đó giải thích được hay không giải thích được. Lý do đó thuộc hiện tại, tương lai, quá khứ hay thậm chí cả tiềm thức. Lý do đó thuộc thân, hay thuộc thọ (cảm giác) hay thuộc tưởng (kiến thức).
Tôi vốn là đứa, thích thì làm, không thích có dát vàng cũng không làm. Thích thì gặp, không thích thì có dát vàng cũng không gặp. Và tôi thường gân cổ lên: vì thích mà, thích hay không thích chẳng cần lý do, nên tôi hiểu rất rõ.
Nhưng đằng sau cái lớp vỏ thích hay không thích đó, tất cả đều là một trong những lý do trên. Tâm thức bạn thực ra ngay khi chạm vào đối tượng, nó liền khởi lên một chuỗi các phép so sánh, i như máy tính tìm gương mặt tội phạm trong kho dữ liệu vậy. Nhưng bộ não con người là 1 cái CPU tốc độ cao cỡ i50-100, nên việc so sánh hay load dữ liệu bạn đó nó nhanh đến mức bạn không thể nhận ra. Và khi dữ liệu trùng với thích, hay không thích, hay trung gian, lập tức enter và báo hiệu cho bạn bằng một thứ rung động trong cơ thể bạn, tâm trí bạn… báo hiệu cho bạn đối tượng đó là thích hay không thích hay bình thường. Và lúc đó, tay chân, mồm miệng mắt mũi…thậm chí cả các bộ phận khác đều hoạt động theo cơ chế lập trình cho thích là thế này, không thích là thế kia…
Ai ai cũng lựa chọn thích.
Tôi thích anh ấy nên yêu anh ấy.
Tôi thích việc đấy nên tôi sẽ làm việc đấy…
Đơn giản vì thích mang lại cho bạn những vị ngọt theo logic của bạn là nó sẽ nảy sinh. Tôi thích anh ấy nên bên anh ấy tôi sẽ hạnh phúc. Tôi thích việc đấy nên tôi làm nó có kết quả tốt nhất.
Nhưng ai cũng đều có trải nghiệm rằng: ở bên một người mình thích chưa thể là hạnh phúc, làm một công việc mình thích chưa thể đem lại kết quả tốt. Nó còn cần rất nhiều các yếu tố khác nữa. Nhưng bạn lại sẽ nói, tiền đề là thích.
Vâng, vì cái tiền đề là thích nên rất nhiều câu nói giá mà. Và rất nhiều sự thay đổi theo thời gian cái kho dữ liệu thích hay ghét của bạn nó thay đổi tăng giảm theo. Đơn giản vì bạn chưa nhận biết, nhìn nhận đối tượng như thật là, như cái vốn có của nó. Bạn vẫn đang dùng tâm biết ý thức để đối diện, phán xét hay so sánh đối tượng để cho mình cái quyền thích hay không thích. Chính nó là nguồn cơn của chuỗi nhân duyên sai lầm về sau.
…
Kho dữ liệu thích hay không thích của mình dần dần đang chuyển hết về trung dung mất rồi, hic…
Ngộ được tới đây. Viết tới đây. Còn tại sao, nó là nguồn cơn của sai lầm thì để viết sau… Thấy đó, biết đó mà chưa rõ ràng được. Đơn giản là từ giờ thấu hiểu câu: đừng làm việc đó vì thích nữa, làm đơn giản là làm thế thôi