Tâm giải thoát – có gì ghê gớm?

(Nhân tiện mấy đạo hữu tớ đang mạn đàm về Tâm giải thoát, kính mong các đạo hữu khác phái cũng vô mạn đàm chút chút nha)

Đa số mọi người đều cho rằng Tâm là một cấu trúc nguyên khối, hay là một cái gì rất cụ thể, một khái niệm độc lập, một danh từ riêng. Có trường phái thì chia ra là Nguyên thần và Thức thần để cho cái Tâm biết trực tiếp và Tâm biết gián tiếp. Có trường phái thì chia ra Chân tâm và không phải chân tâm. Có trường phái chia ra là Đại toàn thiện và không phải còn lại. Có trường phái chia là Bản nguyên và không phải còn lại…. Và cái người ta tu đạo, thực hành làm cho kì được là bỏ hết các phần không phải, còn lại kia để trở về: Nguyên thần, Chân tâm, Đại toàn thiện, Bản nguyên…. Và khi đạt được điều đó rồi, thì đó chính là Tâm giải thoát, Tâm chân như, Nguyên thần… Nơi mà chỉ còn cái Tâm biết trực tiếp.

Người ta ví cái Nguyên thần, Chân tâm, …hay cái tâm biết trực tiếp này đôi khi đơn giản như tâm của một em bé: vô tư trong sáng hồn nhiên, đôi khi ví nó như tâm một bậc Thánh: an nhiên, tĩnh lặng, thẳm sâu, đôi khi ví nó rất màu nhiệm như có các trực giác hay linh giác, thông linh, linh cảm… Vì nơi ấy bản ngã không còn, vì nơi ấy không còn phán xét, không còn đánh giá, không còn so sánh hay không còn suy nghĩ.

Nhưng hỏi một hồi: bản ngã là gì? Làm sao để không còn phán xét, đánh giá, so sánh, hay suy nghĩ…? Thì lại quay về là tu để có Nguyên thần, Chân tâm, Bản nguyên… Vấn đề xoay vòng, xoay vòng, không có lời giải. Và tu thế nào thì một loạt các phương pháp đã ra đời: ngồi thiền, bắt ấn, định tâm nơi nào đó, thậm chí khổ hạnh, độc cư… Rồi đủ các lý giải, mổ xẻ, đàm luận các kiểu để làm chủ tâm, điều khiển tâm, làm chủ cảm xúc, làm chủ thân, khẩu, ý…, rồi tranh cãi có đi vào ức chế tâm hay là không?…

Như bài lâu lâu đã viết, cuối cùng thì các phương pháp cũng lờ mờ nhận ra một vài khoẳng khắc, giây phút mà ở đó vắng lặng suy nghĩ, không có trong hệ quy chiếu không gian và thời gian, chủ thể không còn khởi lên cái tôi, cái ta…Nhưng rồi làm sao để lặp lại, làm sao để duy trì, làm sao để truyền đạt,…thì lại cho rằng: mỗi người một căn, mỗi ngày một trường năng lượng dẫn tới không ngày nào giống ngày nào…rất chung chung mơ mơ hồ hồ, vi vi ảo ảo…

Có mấy ai biết được rằng Tâm là tập hợp của các Thọ (cảm giác), Tưởng, Hành (các tâm hành), Thức (kiến thức, tri thức…). Cảm giác hình ảnh, cảm giác âm thanh, cảm giác mùi, cảm giác vị, cảm giác xúc chạm, cảm giác pháp trần. Các cảm giác này được ghi nhận bới một cái Tâm biết trực tiếp (Tưởng). Và một cái Tâm biết gián tiếp (Thức) thông qua cái kho chứa kinh nghiệm, tri thức, văn hóa, xã hội…của mỗi một cá nhân định nghĩa, diễn giải,…nó bằng ngôn từ, hình ảnh, khái niệm.

Bạn không thể công nhận điều này vì bạn không biết và bạn không cho rằng là như vậy. Nhưng để lấy khái niệm mà bạn đã biết: thân này là cấu thành của các nghiệp, nghiệp quá khứ, nghiệp đời này, nghiệp chồng nghiệp tạo nên cái xác thân và cái tâm này. Nghiệp đó là gì: tổng hợp của các cái thấy (tâm biết trực tiếp – a lại da thức), cái biết (tâm biết gián tiếp – mạt na thức) và 6 cái thức khác: nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Vì chia ra làm 8 thức này, nên tu để tìm cách bỏ 7 cái thức kia chỉ còn cái thức thứ 8, sau khi bỏ nốt cả thức thứ 8 thì còn Như lai thức – thức thứ 9 = chân tâm, nguyên thần,….

Nhưng cái mà Phật Thích ca Màu Ni lại chỉ ra đơn giản: khi mà 1 căn tiếp xúc 1 trần sẽ sinh ra 1 thọ, mà phải nói đầy đủ: Thông tin tế bào thần kinh mắt >< thông tin hình ảnh >> cảm giác hình ảnh, cảm giác hình ảnh được ghi lại bởi nhãn thức. (tương tự với tai, mũi, lưỡi, thân, ý) Các tế bào thần kinh nơi giác quan khi tương tác với thông tin của trần cảnh (sắc), hay thông tin là thông tjn (danh) thì mới phát sinh ra một thông tin mới. Thông tin này là Cảm giác (Thọ), thông tin này cơ bản trôi nổi nên nó là Tưởng được ghi lại bởi các thông tin tế bào não tương ứng với vùng giác quan (Thức). Loằng ngà loằng ngoằng, nhưng ai học Sinh học hay Hệ thống thông tin đọc tới đây đều hiểu: 1 – đó là sự tương tác do các thông tin tế bào nơi giác quan và thông tin khác, 2 – có sự truyền dẫn thông tin từ tế bào giác quan lên tế bào thần kinh não nơi vùng giác quan. Chính vì nó là thông tin, được ghi nhận bởi tế bào thần kinh mà nó sẽ k còn như ban đầu ngay khi có 1 yếu tố bị xê dịch (hình ảnh đưa xa, lại gần, xoay), và k giống ai với bất kì ai (tế bào thần kinh mỗi người là khác nhau).

Và ở đây, khi đã hiểu vấn đề khoa học căn bản đơn giản như vậy thì ta thấy sự vô thường, vô ngã vô cùng đơn giản. Nó vô chủ, vô sở hữu cũng càng đơn giản vì phải có 2 thông tin tương tác mới phát sinh một thông tin mới, không thì nó cũng không có. Mắt mà k nhìn thấy vật (do bị che) thì cũng không thể có cảm giác hình ảnh hay nhãn thức được ghi nhận lại được.

Đến việc làm sao để không còn suy nghĩ, phán xét, đánh giá, so sánh… thì càng đơn giản là không cho cái mà “thức” mà chúng ta tiếp nhận được matching (trong phim hình sự, khi cần tìm kiếm cái gì, người ta đưa thông tin tội phạm vào máy tính để matching thì thôi) với thông tin nào trong kho chứa sẵn có của chúng ta. Chúng giống thì ta thích, chúng không giống thì ta ghét, không có thì ta phải đi tìm cho có. Có rồi thì so sánh, đánh giá, hơn thua, đúng sai… Thông tin mà chúng ta không đối chiếu, không làm cho tế bào thần kinh não nơi trung khu tư duy hoạt động thì làm sao nó hoạt động được. Và tư duy không hoạt động thì cái biết ý thức không sinh khởi, mạt na thức không có, vì không có mạt na thức nên nghĩ 6 cái thức kia cũng không có. Mà còn lại cái A lại da thức – cái biết trực tiếp. Chuẩn là 6 thức kia đã được sanh khởi rồi ngay khi Căn Trần tiếp xúc dù là đứa trẻ, hay người già, người giàu hay nghèo, bậc Thánh hay kẻ ngu trí, nhưng do chánh niệm mà chúng k leo lên khu tư duy rồi nhào lộn trên đó mà dừng lại ở Tâm biết trực tiếp, không kích hoạt kho chứa Vô minh.

Nếu biết việc dừng lại ở Tâm biết trực tiếp này thì ta không thấy có gì nhiệm màu, hay phải bậc Thánh mới có thể làm được. Cũng không phải là trời đẹp thì có Chân tâm, ẩm ương xụt xùi là không có. Hay không phải người này có căn cơ học, người kia không có căn cơ… Ai cũng làm được hết, cũng học được hết, chỉ là có chịu hiểu, chịu thấy không mà thôi.

Tâm giải thoát là như vậy. Không có gì ghê gớm cả. Cũng không phải lên rừng xuống biển, quay đầu vào tường 9 năm để ngộ Tâm giải thoát. Cũng không phải là bậc Thánh vui thì biết vui, buồn thì biết buồn, hay là không dính mắc, ràng buộc, hay là thờ ơ, hay là không thêm dầu, cũng không bớt củi… Mà đơn giản là các Cảm thọ đó được các bậc Thánh ghi nhận với Tâm biết trực tiếp, không làm nó phát sinh các Tâm biết gián tiếp bằng cách luôn Chánh niệm, tỉnh giác. (Tỉnh giác là vẫn biết mọi thứ đang như nó là, chứ k phải mù, câm, điếc, bệnh, down, ngủ mơ…để mà không biết thật, tức là không có thông tin tới các tế bào thần kinh của giác quan).

Như vậy, hiểu Tâm giải thoát là do các thông tin của Thọ, Tưởng không bị đẩy đi để Tư duy thì Tâm giờ như cái Lá sen vậy. Có chỗ nào để mà cho bất cứ thứ gì bám đâu. Thì làm gì còn chỗ cho cảm xúc cá nhân, làm gì còn chỗ cho tri thức kinh nghiệm, làm gì còn có đối tượng bên ngoài, làm gì còn hỉ, nộ, ái, ố… Lúc đó ngay cả những thứ mà cả nhân loại đang ca ngợi cũng chẳng có cái gì gọi là bình an hay tự do cả. Vì bình an hay tự do vẫn là những khái niệm cần có thông tin ngoại cảnh. Mà ở đây ngoại cảnh không tồn tại thì đâu cần tự do hay bình an. (Tức là không có thông tin tương tác thì không phát sinh trạng thái)

Còn là một người có chuyên môn maketing, nhúng cái Tâm biết trực tiếp không có Tính này vào môi trường nào, khái niệm nào chẳng ra một loạt các miêu tả văn chương đầy mỹ từ và ái ngữ. Nhưng:

Tâm tròn không cầu sáng

Tâm tĩnh không cầu an

Tâm tràn không cầu đủ

Là Tâm không cầu Tâm

P/s: dài nhỉ, nhưng đọc đi để chém

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
Website