12 năm trước. Lần đầu đọc nx quyển sách về con đường Giải thoát, an lạc. Cũng tập tẹ tìm tòi về Phật giáo. Nhưng càng tìm hiểu, mới thấy vô vàn các quan điểm. Thêm vào đó, hầu khắp các Chùa chiền ở Vn mang tới cảm giác Phật pháp là một cái gì đó rất Tâm linh, siêu hình.
Sau bao năm, đến một ngày đủ duyên, mới biết, mọi thứ đều chỉ có duy nhất một, còn cái gần giống thì rất nhiều. Phật giáo là một hệ tư tưởng triết học với hệ thống chủ nghĩa thực chứng vô cùng khoa học. Nó không hề tâm linh, siêu hình, hay đưa con người ta vào ảo mộng, ru ngủ như những gì chúng ta vẫn thấy. Tất cả những gì Đức Phật giảng đều được Ngài thực chứng chứ không phải nói suông.
Ai tìm tới Phật pháp để mong cầu dù là an lạc thông qua các bài tụng, trì chú, thiền định đều đang đi vào con đường gần giống.
Mới nghiền tới kinh Tam minh – là phần thứ 13 trong Kinh trường bộ, hệ kinh A hàm, nguyên bản Pali do Hoà thượng Thích Minh Châu dịch (1990) và Hoà thượng Thích Nhật Từ giảng (2014) mới biết hơn 2000 năm qua không chỉ mình mà nhiều người nhầm lẫn
Tìm hiểu thêm qua link giảng.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong13.htm
http://chuagiacngo.com/…/kinh-truong-bo-13-kinh-tam-minh-th…
Xin tri ân các thầy đã soi tỏ con đường Phật giáo chánh pháp cho dân tộc Việt Nam.
Con đường đạo (trích bài giảng của thầy)
– Thực tập đầy đủ đạo đức (đạo đức xuất gia hoặc đạo đức tại gia)
– Thực tập thiền định bắt đầu bằng chánh niệm, như lý tác ý, chánh tri kiến, chánh tư duy, để có được chánh niệm sâu, ngồi là có được chánh niệm nhờ đó ta sẽ không bị phân thân, đánh mất chính mình. Phát triển minh sát tuệ để có được tỉnh thức, nhìn sự vật như chúng đang LÀ, khác với thái độ chủ quan nhìn sự vật qua lăng kính của chúng ta. Tuần tự thực tập tứ thiền. Cốt lõi của nó là chuyển hoá ái dục, và giữ tâm ở trạng thái chân không hoá, mọi sự chấp trước về ngũ dục, quá khứ, hiện tại, vị lai kết thúc. Con người đó trở nên thanh tịnh.
– Về trí tuệ, phát triển chánh tri kiến, chánh tư duy để đạt được trình độ tâm giải thoát để rũ bỏ mọi trói buộc của tâm gồm 5 dục lạc (sắc thanh, hương, vị, xúc – tác động trực tiếp lên 5 giác quan) và 5 trói buộc thấp là Tham ái, Sân hận, Hôn trầm – thuỳ miên, Trạo hối, Hoài nghi… từ đó hành giả đạt được Tuệ Giải thoát. TRÍ TUỆ là con đường duy nhất dẫn đến giải thoát. Nói đúng Giải thoát theo Kinh giảng Nguyên thuỷ Pali của Đức Phật phải là Tâm giải thoát, Tuệ giải thoát. Kết quả là Tâm thoát khỏi các trói buộc thấp như trên bằng Trí tuệ. Đó là nội dung cụ thể, đối tượng chuyển hoá cụ thể.
Nhiều kinh điển người ta bỏ đi hai chữ Tuệ, và Tâm trước Giải thoát. Để ngộ nhận thành Giải thoát là giải thoát cuộc đời. Hàng trăm bài kinh Pali đã nói rất rõ, Giải thoát là giải thoát Tâm khỏi trói buộc thấp bằng Trí tuệ, chứ không phải Giải thoát bằng niềm tin, bằng cầu nguyện, bằng trì chú. Không phải là niệm phật thành Phật, trì chú thành Phật và ngồi thiền thành Phật…