SOCIAL MEDIA và Bài học từ việc tham dự buổi hát Karaoke của những người trẻ tuổi

(bài viết không có ý phê phán mà chỉ mong muốn các bạn hãy lắng lòng để nhận những bài học bổ ích từ những điều rất giản dị và gần gũi)

Được mời đi dự sinh nhật tại một quán Karaoke – buổi sinh nhật của những người trẻ tuổi. Cũng lâu rồi chưa đi hát, lại thêm cái tính máu me hát hò trong người cũng như đó là buổi sinh nhật của những người trẻ tuổi gần gũi (không thể nói là thân nhưng không lạ) nên tinh thần vô cùng phấn chấn. Chắc không chỉ riêng tôi, mà những khách mời hôm đó cũng có cùng tâm trạng.

Nhưng tinh thần dường như đã bị tụt xuống và rồi không thể mặc lại được do từ lúc tôi vào quán tới bài thứ ba vẫn những vị chủ nhân của buổi tiệc đó hát. Tôi không phải ấm ức vì không được hát, nhưng nhìn quanh, những vị khách mời ngao ngán, mặt họ cũng chẳng thể hiện sự vui vẻ gì, thì tôi không hiểu trước đó gần 1 tiếng đồ hồ thì thế nào.

Tôi tranh míc hát. Không phải vì tôi muốn hát hay trẻ con, lố bịch mà tôi muốn được chấm dứt sự độc diễn đó và xóa tan sự buồn tẻ của khách mời khác. Bài thứ hai tôi lại tranh hát. Khi lần này tôi tranh, thì một số vị khách mời khác mới lên tiếng: bài này của em, em phải chờ từ đầu tới giờ…. Tôi chuyển mic nhường vị khách mời. Bài thứ ba, tôi lại tranh hát, lần này tôi thấy đó là một bài giọng nam hợp với một khách mời ở đó, tôi chủ động nhường, nhưng: em hết hứng rồi …. Và tôi hết buồn tranh nữa, để những người trẻ tuổi tranh vậy. Tôi về sớm hơn khi tiệc tan, gặp một khách mời khác ở ngoài bãi lấy xe, tôi cười: tuổi trẻ em nhỉ. Khách cười: tranh míc cũng vui nhưng cũng phải biết nhìn chị ạ.

day-hat-karaoke

Đến đây, các bạn đừng nhìn hay phán xét vào việc hát không nhường míc, hay tranh mic là đúng hay là sai.

Tôi đã từng thấy một bạn nhân viên, nắm vững lý thuyết, hiểu rõ sản phẩm, nói hay như phát thanh viên, nhưng tôi đã hiểu tại sao bạn ấy thất bại trong các cuộc tư vấn khi tôi đi cùng bạn ấy gặp khách hàng: chỉ là sự độc diễn của bạn ấy về sản phẩm, dịch vụ, dường như khách hàng chỉ biết nghe và gật, càng gật bạn ấy càng nói…

Ngày nay, các chuyên gia marketing online vẫn nói về việc sử dụng Mạng xã hội để quảng bá, tiếp thị và bán hàng. Nhiều người,nhiều đơn vị cũng áp dụng nhưng tất cả cũng giống như trên. Chỉ là sự độc diễn. Họ cứ tương thẳng vào mặt Facebook của tôi những sản phẩm hàng hóa mà chẳng biết tôi có thích sản phẩm đó không hay là tôi có thấy phiền khi họ ném vào mặt tôi như thế không. Họ ra sức tăng Friend, tăng Like nhưng chẳng bao giờ hỏi thăm Friend của mình lấy một câu.

Thế đó, sự độc diễn ở đây chỉ là sự thể hiện ra bên ngoài. Còn bên trong đó là tư tưởng duy lý chí chủ quan và cá nhân. Khi mình chỉ quan tâm tới sản phẩm của mình – nói thật tốt về sản phẩm, khi mình chỉ quan tâm tới thành công của mình – nói thật hay và nghĩ rằng mình nói hay chắc chắn khách hàng sẽ bị thuyết phục thì không bao giờ chạm tới được tim của khách hàng chứ đừng nói gì là túi tiền của khách hàng.

Vậy thôi. Chúc các bạn luôn vui, khỏe và thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
Website