Luân hồi tái sinh

Do fb của mình k up công việc làm ăn, con thì đã lớn, chồng thì tu thiền nên k có nhu cầu up về gia đình, vì vậy mà bạn bè nghĩ rằng mình mải tu quá bỏ bê hết cả gia đình ck con và công ty. Thực ra, mình k care tới việc người khác nghĩ gì về mình. Mà care tới các quan điểm họ đã đưa ra cho mình:

– tu là để sống thoải mái, bình an em ạ, không phải tu nhiều thế, thấy hạnh phúc, an lạc là được rồi

– tu để không chấp thủ, thấy tâm không ràng buộc vào bất cứ việc gì trên đời, cả hữu vi hay vô vi

– tu để thấy ra Niết bàn nơi không sinh không diệt… hay cụ thể hơn là ngồi thiền thấy ra cái khoảng lặng lặng đó, tâm thấy ra sự vắng mặt của buồn vui, hay là tâm xả trong cuộc sống đó là được rồi…

Vậy là các lời khuyên từ bình dị tới cao siêu mình đều đã được nghe. Có thể nhiều hơn, nhưng mình tạm ghi ngần đó. Thật sự đến giờ phút này hỏi mình tu để làm gì, tại sao mình tu thì mình cũng quên mất rồi. Không phải để nói rằng mình đang tu tù mù, k định hướng. Hoặc là đọc xong tút này lại bảo: nói bảo k lý do mà lý do quá áp lực luôn. K hẳn là thế mà: Lý do đó k thường trực trong đầu nên nhất thời k thể nhớ ra, cũng như lý do đó đã được xác lập, con đường đã được vẽ thì cứ thể mà đi thôi. Muốn nhanh cũng không được, chậm cũng một ngày hết 24h. Còn về lý thuyết mình được nghe đâu đó thì tu là để chấm dứt khổ và tiến tới chấm dứt luân hồi tái sinh.

Quan niệm 1: Tu để chấm dứt khổ thì bạn cũng biết rồi. Vì thế mà bạn đi chùa, tìm những phút giây tịch mịch, vắng vẻ nơi cửa chùa, buông mình thư thái theo tiếng đọc kinh hay chuông vang. Thực hành vài thời tọa thiền để tâm tư được thanh thản, những áp lực công việc, cuộc sống được lắng xuống. Sự bình an đó với bạn đó là quá đủ rồi. Cảm giác đó sẽ được kéo dài từ ở chùa về tới gia đình. Nếu có việc gì không an yên xảy tới: những lời kinh: vạn vật là vô thường, khổ, vô ngã lại được vang lên trong đầu. Và như một liều thuốc giảm đau, sự kiện đó lại qua đi, trở lại trạng thái bình yên trong tâm.

Nghe có vẻ cao cấp hơn việc ở trên đó là không chấp trước vào bất cứ việc gì trên đời. Thực ra đó là một câu nói diễn đạt của Tâm giải thoát – cụm từ trong Kinh Phật. Bạn biết Thân Tâm này do Sắc Thọ Tưởng Hành Thức – ngũ uẩn mà hợp thành. Việc chấp thủ, dính mắc ràng buộc Ngũ uẩn hay tóm lại Tâm bị chấp thủ, dẫn tới Khổ. Mà trong Kinh, Phật có nói: ngũ thủ uẩn là khổ. Vậy thì k còn chấp trước, k còn dính mắc là hết khổ rồi còn gì. Còn đi tìm cái gì nữa.

Một việc cao siêu hơn, mà nhiều người bình thường k thực hành thiền không biết, nhưng người thực hành thiền thì cho rằng: ngồi thiền vào định là quá tốt rồi. Định thật lâu, thật sâu. Rồi bàn về các trạng thái: vắng mặt suy nghĩ, vắng cả hơi thở, hay hơi thở như mất không thấy đâu. Rồi bàn về những khoảng lặng trong thiền, các cõi miền trong đó…. Đúng là chẳng còn gì bằng khi ngồi đó mà thấy như không ngồi, thấy như một cục ngồi vậy. Nó chẳng liên quan tới mình. Chẳng đau mỏi tê nhức, chẳng còn khởi lên suy nghĩ gì với đời sống thế gian này nữa. Một trạng thái lâng lâng, phê phê, sung mãn toàn thân, tràn đầy năng lượng. Và được định nghĩa bằng vô vàn từ mỹ miều cũng có, hay khó hiểu cũng có, không định nghĩa nữa cũng có. Tóm lại là rất thích, thiền đi thì biết. Và cứ người trước truyền tai người kia, thiền đi, thích lắm, thiền đi, phê lắm…

Và như vậy là ok lắm rồi phải không? Còn cần gì nữa, khi mình thấy khổ, mình đã hết khổ do không chấp thủ. Khi mình muốn vui, mình đã có thiền đem lại hỷ lạc.

Quan điểm 2: tu để chấm dứt luân hồi tái sinh. Cái này bạn cũng nghe phong phanh qua. Nhưng mà kèm theo đó là: nghe đâu cái này khó lắm; tu ba vạn a tăng tì kiếp mới được cơ mà; ôi, còn tại gia, tu thế tu nữa vẫn tái sinh thôi; uầy, tham quá rồi, muốn tái sanh, không tái sanh, đâu dễ thế; sống còn chưa xong, bàn chuyện tái sanh sao nổi; người làm chưa được, đã đòi làm thánh… Dưới góc nào đó, điều này được xem là đúng.

Tu ba vạn a tăng tì kiếp: vì tu sai đường, tu trật hướng, tu mà không hiểu cần tu cái gì, càng tu càng chấp thủ. Càng tu càng hoài nghi: chẳng b cái gì đúng cái gì sai nữa, rõ ràng bảo đừng chấp thủ đúng sai mà sao mình thấy rõ ràng có sai có đúng. Càng tu càng đi vào giới cấm thủ: thực hành giới một cách miễn cưỡng, gò ép, áp đặt…

Tái sinh đâu phải muốn là được, không muốn là được: muốn không tái sinh thì phải tu thôi, nhưng khi tu rồi lại buông cả cái muốn mà vì vậy do không khởi ý về tái sinh mà vượt qua được tái sinh. Nhưng chỗ này vi tế lắm nha. Tâm hữu ái con người còn nguyên đó. Thử bước trên bờ thành của tòa nhà 30 tầng xem chân run không?

Làm người chưa xong đã đòi làm thánh: câu này không mang ý chỉ trích các thánh chém gió, mà thật là cần xem lại về cách thực hành. Trong bài Đại kinh 40, Trung bộ Kinh – Nikaya, Thế Tôn có nói về việc tu Bát chánh đạo Siêu thế dành cho các vị có Thánh tâm, hiền tâm, siêu thế tâm, vô lậu tâm. Trong Kinh cũng đề cập: tu tập Siêu thế có 10 chánh, gồm 8 chánh ai cũng biết thì còn Chánh trí và Chánh giải thoát. Nên thật là, nếu không làm người cho tốt trước, không tu tập được Tâm trước thì đừng nói tới tu tập Siêu thế. Mà người tu Đạo gia có nói một câu: tâm chưa Vô vi đừng đòi tu pháp Vô vi.

Vậy chẳng nhẽ, không thể tu tập được chấm dứt Luân hồi tái sinh sao? Hay tu không còn chấp trước, thấy ra Niết bàn, ngồi thiền thấy ra khoẳng lặng lặng … thì là OK rồi. Kiếp này làm người k thấy khổ, khi chết rơi vào khoẳng lặng là không tái sinh?

Không đơn giản vậy các bạn ạ. Nhưng cũng không quá phức tạp hay ghê gớm ở cõi nào, hay phải luyện cho trả hết nghiệp, 3 vạn a tăng tì kiếp mới xong. Mà cần hiểu đúng về CÁI GÌ ĐI LUÂN HỒI TÁI SINH?

Trước khi nói tiếp, thì cần làm rõ một vấn đề này với bạn: không tái sinh, không có nghĩa là không tái sinh làm NGƯỜI là đủ. Hãy đọc kỹ các bài Kinh của Phật, dù là kinh Tiểu thừa hay Đại thừa đều nói về việc các vị chư Thiên vẫn có mong muốn tu tập pháp của Phật để được chấm dứt Luân hồi tái sinh. Vì rằng: kiếp người tu mãi lên cõi Tiên, cõi Thiên. Ở hai cõi đó chơi mãi cả vạn năm rồi lại xuống làm người. Cứ luẩn quẩn vậy.

Vậy các vị đã là Thiên là Tiên, sao vẫn còn muốn tu tập, và thậm chí còn coi Kiếp người là cơ hội lớn để tu Giải thoát, vì ở cõi vô sắc kia không có Thân để mà hành vậy. Các vị ấy quyền năng, quyền lực, còn gì chưa biết mà sao vẫn còn Tái sinh? Nhưng việc chấm dứt tái sinh đó vẫn là có thể. Vì trong các bài kinh có nói, thậm chí các vị Thiên, Tiên chỉ cần sau khi nghe một bài pháp của Thế Tôn đã “hiểu ra vấn đề”. Vâng, hiểu ra vấn đề ở đây chính là Tuệ giải thoát – đây là khái niệm được Phật nói rất nhiều trong các bản Kinh trên con đường đưa tới giải thoát hoàn toàn. Nhưng khái niệm này không được đề cập tới nhiều trong các tông phái sau này hoặc hiểu vẫn còn sai lệch kiểu: tu để có trí tuệ.

Tất cả những lời khuyên các bạn dành cho tôi, hay về 2 quan điểm được trình bày ở trên, mới đang đề cập đến TÂM GIẢI THOÁT, mà chưa hề đề cập tới TUỆ GIẢI THOÁT. Có nhắc về SIÊU THẾ nhưng chưa bàn. Tuệ trong nhà Phật, đang được bạn hiểu là Tu để có được Trí Tuệ – để hiểu về tam thiên, đại thiên thế giới, để có sự thấu biết về chân tướng của vạn vật. Chân tướng là cái gì thì cho rằng nó nằm trong hữu, trong vô hay cả không trong hữu trong vô. Quay đi quay lại rốt vẫn chỉ là để không chấp thủ, dính mắc vào vạn vật là đủ.

Để hiểu rõ hơn về Tuệ giải thoát, hiểu rõ hơn về Luân hồi tái sinh, các bạn có thể tìm đọc cuốn sách “LUÂN HỒI TÁI SINH” này của Sư Nguyên Tuệ. – Nơi con đường đã được chỉ rõ, việc của chúng ta là đi.

Mong là việc tu hành của các bạn đã tu là đi cho hết con đường, không chỉ dừng lại ở thấy bình an, an lạc, hay tâm xả, trạng thái định sâu… như nhiều lời khuyên mình được nghe là đủ. Cần tìm hiểu thêm về một khái niệm: Tuệ giải thoát, hiểu đúng về Tuệ giải thoát, về cách thực hành đưa đến Tuệ giải thoát và Tuệ giải thoát đóng vai trò thế nào trong Luân hồi tái sinh.

🙏
🙏
🙏

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
Website