Lên Đồng, giải mã bí mật pháp hành theo ngôn ngữ kiểu Phật gia và Đạo gia
Lên đồng hay hầu đồng, là một nghi lễ trong văn hóa Đạo Mẫu. Lịch sử Đạo Mẫu được các nhà nghiên cứu lịch sử chỉ ra rằng có từ thời tiền sử, mà dân tộc ta dùng để thờ Mẫu (Mẹ thiên nhiên, Mẹ Âu cơ, Mẫu Liễu hạnh …). Lên đồng là hình thức giao tiếp với thần linh thông qua Thanh đồng – dạng trung gian, kiểu như tivi tiếp thu sóng vô tuyến và phát lại vậy, một dạng vong bậc cao nhập.
Tại sao lên đồng có thể kết nối với thần linh?
Hãy quan sát, mỗi thanh đồng được chụp một cái khăn đỏ, rộng, kín. Sau khi chụp khăn, thì mắt không nhìn thấy gì, tai cũng ít nghe – ngăn trừ được ối phiền não từ bên ngoài. Mũi bị khăn trùm dẫn tới khó thở, hơi thở toàn khí cacbon nên phải hô hấp mạnh hơn để hấp thu khí oxy còn dư. Cũng vậy, thân thể, nhất là trời nóng, ngoài trang phục của Thanh đồng, lại thêm cái khăn nên nóng bức, thân nhiệt tăng. Lúc này, Thanh đồng cảm nhận rõ hơi thở vào ra, cảm nhận rõ cái nóng trên thân thể, lại thêm không nghe thấy gì, không nhìn thấy gì, nên các cảm giác nơi hơi thở và thân là nổi trội, k mất công chú tâm mà tự động chú tâm. Vì vậy, dẫn tới sự tự động tinh tấn đưa tới định.
Có một điểm mà những người đi xem hầu đồng đều thấy, là những Thanh đồng này sau khi trùm khăn một lúc thì bắt đầu lắc nhè nhẹ. Những người hát chầu văn bên ngoài thì: lậy cô, cô về… Như một lời nhắc nhở: cái thân xác này không phải của ta, ta đừng chú tâm lên đó nữa, mà để ý vào sự rung lắc, kết nối đi. Và việc lắc lư này tiếp tục diễn ra theo lời hát của các cung văn.
Sau đó, tới đoạn í i a, í à ỉ a… thì Thanh đồng bỗng giật khực, người đứng im. Lúc đó được hiểu như thần linh đã nhập vào thanh đồng rồi đó. Mà bên tu thiền gọi là nhập định – chẳng thấy hơi thở đâu nữa, chẳng thấy thân đâu nữa… Trạng thái này được miêu tả trong rất nhiều trong các kiểu hướng dẫn thiền. Nhưng thực chất đó là do người thực hành đang đánh mất ý thức tâm trí, hoàn toàn k còn sự minh sát, hay tuệ tri mà Đức Phật đã nói tới trong Kinh tứ niệm xứ. Một số người có thực hành thiền minh sát nhưng khi việc quan sát thô đưa tới định được xảy ra, rơi vào không tầm không tứ của nhị thiền thì bắt đầu trượt vào tà định do ham mê trạng thái bặt bặt, vắng vắng, lặng lặng do định sinh này. Trong hầu đồng hay bên ngoài thực hành đều bắt gặp những người như vậy: đứng dậy, bắt đầu múa, giảng, thuyết, ban truyền ý chỉ của thần linh, các vị ở trển, cho rằng ta có cái lọ, ta có cái chai, thế này mới là pháp, thế này mới là đích….
Cũng vì việc nhập định nhanh như vậy, lại có khả năng kết nối với thần linh biết việc đông, việc tây, nên một số trường phái khí công, đạo gia đã áp dụng thực hành cả ngàn năm trước với nhiều tên gọi mỹ miều. Bản thân người viết cũng tham gia rất nhiều buổi hầu đồng, và thực hành, trải nghiệm phương pháp lắc lư của khí công theo kiểu thanh đồng này từ gần 10 năm trước.
Theo khí công, đạo gia, thì phương pháp lên đồng này, sẽ giải phóng khí bị ứ trệ ở trung khu DỤC của thân (phần dưới rốn, vì khi lắc giữ nguyên thân trên và vai, cổ, đầu). Nhất là với người ngồi thiền nhiều, thì sẽ bị ứ trệ, táo bón, khả năng SHTD kém. Chính vì vậy, những môn sinh khí công đạo gia vô cùng thích thú phương pháp này. Vì ngoài việc nhập định nhanh, có khả năng thông linh thì khả năng sinh lý được cải thiện, thậm chí có thể “tự sướng” khi đang tọa thiền, k mất công tìm đối tác.
Đó là những cái lợi ít ai biết của kiểu Lên đồng trong Đạo Mẫu mà các hành giả Phật gia (dùng để dễ vào định) và Đạo gia (dùng để giải phóng khí ứ trệ) bí mật thực hiện.
Nhưng chẳng biết nó bổ ngang, bổ dọc chỗ nào, mấy cục tham sân si sau khi thoát “đồng” vẫn to một cục, cứng chắc như đồng. Đặc biệt là tham dục chẳng thể vợi đi mà chỉ có thấy dưỡng trưởng ngày càng mạnh mẽ. Chắc p thực hành thêm chục năm nữa mới chán cái món này. Ly dục, ly bất thiện pháp đâu không thấy, thấy lù lù một con “ma” to vật. Tí té ngửa.
Đã là tu thiền, thực hành thiền thì k thể nói là tự nhiên như nhiên được (đó là trạng thái tâm thành tựu), nhưng cần phải biết nó là sự tác ý chân chính. Thiền là một trạng thái tâm, mà k phải có thể chỉ dùng kỹ thuật để đạt được.
Sơ thiền: ly dục, ly bất thiện pháp
Nhị thiền: nội tĩnh nhất tâm
Tam thiền: xả niệm lạc trú
Tứ thiền: k lạc, k khổ, tâm thanh tịnh nhờ xả
Chưa cần nói sự nhầm lẫn hiểu Thiền là Định thì ngay từ đầu, đã khởi niệm Dục để vào định, mong có định, nhanh có định, khi có định tự mãn với định, cho rằng định là thường hằng mà trú trong định thì làm gì có Ly dục, Ly bất thiện pháp nên không bao giờ là Chánh định được.
Chưa nói tới Thiền (thiền quán) theo phương pháp Tứ niệm xứ là sự thực hành minh sát, TỪ TỪ với các đối tượng sinh khởi có nhân duyên hay với không do nhân duyên để tạo ra sự Nhạy bén của tâm, thấy biết như thực về thực tánh của pháp, chứ không phải do Văn – Tư mà đúc kết lên, thì vẫn cần nhớ DỤC TỐC BẤT ĐẠT.
Hôm nay, lễ xá tội vong nhân, em nhập đồng, lên huyên thuyên với làng FB. Đấy, mướp nhà em không chỉ có Thẳng, Cong mà còn cả Xoắn nhá.