Khóc cho cây xương rồng….

Hôm qua, mình vừa mua được cây xương rồng có 2 bông hoa bé xíu trông thật là đẹp. Vậy mà sáng nay, híc, đến nhìn thấy nó trơ trụi… híc, híc… Con chuột chết tiệt, con chuột độc ác… Tại sao có bông hoa bé xíu vậy mà mày cũng ăn được. Híc híc híc…

Ai cũng biết đấy, cây xương rồng là một loài cây có sức sống mãnh liệt. Giữa sa mạc cháy bỏng toàn cát và nắng, vậy mà nó vẫn có gắng tích cho mình đầy nhựa sống để có thể tồn tại. Những bông hoa bé xíu, được đơm lên từ những dòng nhựa đó, từ sự cố gắng vất vả vượt qua nắng gió đó thật không dễ dàng gì. Vậy mà con chuột lại có thể đang tâm ăn mất bông hoa.

Mình muốn khóc tiếp vì thương cây xương rồng, hay tiếc là mình không được ngắm những bông hoa đó nữa? Cuộc sống có những lúc bạn cố gắng thật nhiều, giữa bao nhiêu khó khăn, gian khổ để mong tích lũy cho mình một cái gì đó, để có thể đơm cho mình một thành công nhỏ bé gì đó, nhưng lại bị một tác động bên ngoài làm mất đi tất cả. Bạn sẽ khóc vì tiếc công mình bao nhiêu nay cố gắng hay tiếc vì mình không được hưởng thành quả gì?

Nhìn kìa, tôi đang cảm thấy vui hơn, vì hình như có một nụ hoa bé xíu nữa. Mai hoặc ngày kia thôi, nó sẽ nở phải không? Sự tích lũy của cây xương rồng sẽ chẳng bao giờ là thừa cả, hết bông hoa này sẽ có bông hoa khác. Giống như sự cố gắng của bạn cũng chẳng bao giờ thừa cả, vì nếu lần đầu có thất bại, thì vẫn còn những cơ hội lần sau nữa? Bạn rồi cũng sẽ được ngắm nhìn thành quả của mình, vì ông trời sẽ chẳng lấy đi của ai bất cứ điều gì. Bạn hãy cố gắng, cố gắng thật nhiều bạn nhé! Chúc bạn sẽ gặt hái được những thành quả của mình, sẽ được ngắm nhìn những bông hoa xương rồng của cuộc đời bạn.

Tôi yêu các bạn của tôi.

xuongrong

“Cơm bụi giá cao” lần thứ 3 và …

Mấy hôm trước, sếp tôi – 45 tuổi – nhận được tin nhắn của lớp trưởng (ngày học ĐH), nội dung: “xin trân trọng thông báo, 11h ngày 27/05/2008, các bạn có mặt ở Nhà Hàng AAA để dự bữa cơm bụi giá cao lần thứ 3 của đồng chí Nguyễn Văn B. Mong các bạn có mặt đông đủ để chúng ta còn học hỏi kinh nghiệm.” Sếp cười khà khà và hôm nay đúng 11 h sếp lên đường. Trước khi đi, sếp còn rôm rả với chị em văn phòng chúng tôi.

Hạnh: Đi ăn cỗ lần này xong anh hỏi liệu anh ấy còn có lần nữa không?

Sếp: Ai lại hỏi thế. Phải hỏi là: thế mấy hôm nữa là bữa tiếp theo đây?

Tôi sụt sịt: – Tình hình thế này thì em chẳng dám lấy chồng mất.

Hạnh: Thì người ta lấy được 3 lần thì mình cũng được lấy 3 lần mà. Có sao đâu.

Tôi: Không dám. Không dám. Thiện tai.

Sếp: Thực ra, thời buổi này, người đàn ông mới là người cần ổn định. Còn người phụ nữ là người thích tự do. Thế nên mới có chuyện kia chứ.

dam cuoi

Tôi trầm ngâm. À à! Câu nói của sếp quả là trí lý.

Đúng là bây giờ kể cũng có nhiều chuyện ngược đời. Bạn cứ thử ra đường, ngó tụi nhỏ đi xe X-games xem. Cái đứa đằng trước, tóc dài ngoằng, nhuộm xanh nhuộm đỏ, quần áo lòe loẹt, cái đứa đằng sau, tóc cắt tém, áo phông quần hộp, nghĩ bụng ai lại con gái đèo con trai. Nghía lại đúng vẫn là con trai đèo con gái đó chứ.

Thêm một chút nữa. Mấy cô tốt nghiệp cấp 3, vào đại học, cũng vận động tranh cử ầm ầm. Rồi tham gia đội bóng đá này, tham gia đội bóng bàn này, tham gia học võ này, vân vân và vân vân. Mặt trận nào cũng thấy bóng các cô tóc… tém.

Ra trường. Với tấm bằng trong tay cộng với sự năng động tự tin, công việc xin không mấy khó khăn, các cô có một chỗ làm ngon lành. Về nhà, ông bà, cha mẹ giục: “công việc ổn định rồi thì lo mà chồng con đi, còn trẻ nữa đâu”. “Bố mẹ đừng giục, con còn trẻ chán, với lại từ từ đã, để con được chơi tí.” Đúng vậy. Khái niệm “lấy chồng như đeo gông vào cổ” của các cô ngày càng phát huy tác dụng. Nào là: lấy chồng rồi không được đi chơi khuya, không được túm năm tụm ba, không được à ơi dưa cà dưa lê với mấy anh chàng hâm mộ. Nhất là khi có kế hoạch có em bé, nào là 9 tháng mang nặng đẻ đau, mất đi 1 năm cơ hội thăng tiến, rồi con ốm con đau, nói đùa chỉ nghĩ đến việc dỗ cho nó nín để ngủ thôi cũng đã mệt rồi. Và lại còn bao nhiêu là thứ khác nữa như anh em họ hàng, lễ, tết, giỗ chạp. Kể từ ngày lấy chồng, giờ 365 ngày là 365 ngày hết giờ làm là về, rồi cơm nước dọn dẹp. Mà chẳng biết là các đức ông chồng sẽ ăn được bao bữa cơm tối với mình. Về nhà là còn may, không thì lại overnight chẳng biết ở nơi nào. Một loạt những cái “gông” trên nên các cô thích tự do là phải rồi. Lấy chồng muộn này. Có chồng rồi vẫn đàn đúm như thường này, bỏ mặc con cái và nhà cửa. Và cũng chẳng thèm quan tâm xem tối nay các đức ông chồng của mình có về không nữa. Vì về thì về, không về thì không về. Ngủ một mình chán, ta phải kiếm thêm mình nữa thôi.

À ờ. Kể xấu cánh phụ nữ. Nhưng cũng phải nhìn lại cánh mày râu chút. Nói thật, nhiều anh không biết lắp lại cái bóng đèn cháy đừng nói gì là sửa một cái công tắc, hay tháo cái quạt ra không biết lắp lại là chuyện quá bình thường. Vì sao ư? Đơn giản là càng ngày gia đình càng ít con, phong tục trọng nam khinh nữ tồn tại trong đầu các bà mẹ. Và thế là các anh được cưng chiều hết cỡ. Nhất là anh nào số trưởng họ, trưởng chi… thì thôi rồi. Nói một câu, cả họ răm rắp nghe theo chứ đừng nói mẹ. Hơi hắt xì, cảm cúm là lo quýnh lên.

Lớn lên chút. Với cái mã đẹp trai, gia đình tạo điều kiện cho học hành, nên các anh lại vô cùng có giá. Mấy cô em lớp dưới, nhìn thấy các anh sinh viên cao vời vợi như thần tượng và ôm mộng. Hay mấy chị lớp trên, quá lứa nhỡ thì, rung cảm trước… (cái gì k biết vì mình chẳng bjo rung cảm kiểu này hehe) nên chăm lo cưng chiều các cậu em hết mức như các bà mẹ. Thế nên, cái mốt chị chị em em cũng là tình phổ biến rộng rãi và có dạo trở thành trào lưu của 8X.

Ra trường. Ấm chỗ với công việc “cha truyền con nối”, mẹ các chàng mở đợt tuyển nàng dâu tương lai. Còn các chàng thì răm rắp nghe theo vì mẹ thì làm sao mà bỏ, vả lại vợ mình thì phải hợp với mẹ mình cho trong ấm ngoài êm. Thế nên, công việc tuyển chọn diễn ra khá gắt gao, khéo còn khó hơn thi tuyển hoa hậu vì hoa hậu thì làm gì có mảng “công, ngôn, hạnh”. Hihi.

Lấy vợ xong, các chàng mải mê với công việc để thăng tiến của mình. 365 ngày, 365 bữa nhậu mà có thể hơn. Nhậu xong, định về, nhưng tặc lưỡi, mình tiếp khách thì cũng phải giao lưu tí chứ, với lại vợ mình thật đảm rồi mà, mẹ mình chọn là nhất, không sao, 1 lần thôi. Và thêm 1 lẫn nữa thôi…

Đúng. Câu nói của sếp thật đúng. Đàn ông giờ thích ổn định. Còn phụ nữ thích tự do. Nên người đàn ông giỏi là có một vợ và nhiều con, chứ không phải là một con mà nhiều vợ.

Còn tôi, tôi là một người thích “tự do”. Và chắc chồng tôi cũng là một người thích “ổn định”. Hehe

Thằng bạn đi lấy vợ. Híc…

Hôm qua, đi học TA, em “thầy giáo” nói về chủ đề “closed friend”. Mỗi người có một quan điểm về “closed friend”. Còn với mình đó là:

10h30’. Điện thoại hết tiền, thôi, nháy để nó gọi lại. Hì, nó gọi lại rùi.

– Hà ah. Khỏe không?

– Uh. Khỏe. Còn mày khỏe không? Mày đang ở đâu mà ù ù vậy?

– Tao đang trên tàu từ Lào Cai về

– Sao mày không gọi cho tao? (3 năm đi làm ở LCai, lúc nào về qua HN nó cũng phải gọi cho mình).

– Lần này tao đi nhiều mình nên thôi không gọi nữa.

– Híc. Hôm trước mày nói sắp lấy vợ, mang bồ về giới thiệu à?

– Uh.

– Híc. Thế là thằng bạn tao sắp đi lấy vợ rồi. Tiếc quá, tiếc quá. Thấy ân hận rồi.

– Ân hận sao ngày xưa không tán.

………

– Ah, thế vợ mày trông thế nào?

– Cũng được

– Chắc không thể bằng tao. Bạn mày là xinh nhất.

– Hí, hí. Còn lâu nhé. Không đen như chấy như mày đâu.

– Nhưng không duyên bằng tao.

– Duyên hơn. Chiều mai tao lên, cho mày gặp cho biết tay.

Híc. Híc. Thế là thằng trí cốt của tui đi lấy vợ rùi.

Nhớ cái lần hai đứa đi làm dự án cho EU ở trên Lai Châu. Mình trông cho nó tắm, rùi nó trông cho mình tắm (tắm tiên ở suối đấy). Rồi hai đứa nằm dài trên bãi đá ở ven suối. Cũng tầm thời gian này. Trời mùa thu trong xanh. Không khí miền núi rất dễ chịu. Xen vào đó là tiếng chim hót, tiếng suối chảy. Hai đứa bảo: “Kể tao với mày lấy nhau, rồi sống ở đây đúng là cảnh tiên”. “Có mà sống ý, buồn như con chuồn chuồn, chết lên rồi chết xuống.” Cũng có hôm, đi vào bản xa. Đi theo đường suối. Suối đầu nguồn nên có những tảng đá to như cái bàn, cái giường, hay như cái oto tải ý. Có một tảng đá rất phẳng và to. Hai đứa mỗi đứa 1 đầu, bắt đứa kia ghé tai, còn 1 đứa nói xem có nghe thấy không? Hì. Lãng mạn quá đi. Mệt, lại nằm lăn ra ngắm trời thu, nghe tiếng chim và tiếng suối. Rồi những buổi tối, Lai Châu lạnh cóng, co ro, nó bảo: “tao đây mày không ôm mà cứ ngồi cho chết rét”. Hì “Nếu mày là người yêu tao, tao ôm liền.” “Thì cứ coi là người yêu đi, chết ai”. Uh, nhỉ. Rồi lại cùng cười ngặt nghẽo. Nó lại bảo “Mày như con cá mắm, ôm như ôm bó tre rào. Ha ha.” “Hu hu, thế đấy, thằng bạn chết tiệt”. Đợt ở L Châu, nó chiều mình kinh khủng, mình chẳng bao giờ phải giặt áo rét cả. Chắc sau này, ông chồng quý hóa của mình cũng không tốt như thế đâu.

Rồi đợt sang Điện Biên. Ở ngay TP nên không có những khung cảnh lãng mạn như thế. Nhưng ngay buổi chiều đầu tiên, hai đứa đã vác xe đạp đi vòng 1 vòng quanh thành phố. Đi hết nghĩa trang ĐB, rồi qua đồi A1, lên ngắm tượng đài chiến thắng (xấu mù), lọc cọc qua cầu Mường Thanh rồi ngồi ở bờ sông Nậm Rốm ăn bưởi. Mình thì không ăn được đồ chua (hơi hơi thôi cũng chịu) thế là nó làm 1 mạch hết 2 quả mang theo. Ở công ty, ai cũng tưởng hai đứa yêu nhau. Thân thiết có lẽ còn hơn yêu ấy chứ. Vì khi yêu còn giận dỗi, đằng này chẳng bao giờ giận nhau cả. Bọn nó bảo: 2 đứa mày hay thật, yêu nhau mà còn cứ mày tao. Hì. Ai bảo tụi tao là yêu nhau.

Dự án còn dang dở. Tiền chưa lấy. Nó được gọi đi làm ở LCai.

– Mày làm ở đó bao giờ tao mới được gặp mày.

– Tàu từ HN lên LCai tiện mà, lúc nào tao nhớ mày tao lại về thăm mày hay ngược lại.

Rồi tạm biệt. Nỗi nhớ 1 thằng bạn thân không da diết, đau nhói như nỗi nhớ người yêu. Chỉ thấy thật vui khi nghĩ về nhau. Lúc nào nhớ quá, lại phone: “ê, tao nhớ mày lắm”. “Tao cũng thế”.

Nó đi làm, mình đi học tiếp. Nhiều lúc chẳng còn thời gian nhớ về nhau nữa. Thậm chí quên cả ngày sinh nhật. Nhưng lúc buồn lại gọi sang: “ê mày, tao buồn quá”. “Chết được chưa”. “Chưa chết được”. Thế mà thấy hết buồn. Thấy nhẹ nhõm rất nhiều.

Híc. Vậy mà nó sắp đi lấy vợ. Thằng Vui thì đã lấy vợ và có con nữa rùi chứ. Ngày xưa bộ ba tụi mình thân nhau kinh khủng. (Mình sẽ viết tiếp 1 bài về thằng Vui, để nó đỡ tỵ với thằng Nghiêm. Dầu sao hôm nọ mình cũng đã post buổi chát của 2 đứa lên Blog mình rùi.)

Mình cầu chúc cho thằng bạn thân của mình thật là hạnh phúc, sẽ sớm có thằng cu đầu lòng và công danh thành đạt. Lấy vợ rùi vẫn có thể nói với mình 1 câu như thằng Vui: “lúc nào mày về thăm vợ chồng tao đi, vợ tao mà ghen tao cho nó đi luôn, lâu không gặp mày nhớ ra phết.”

Đó “closed friend” của mình là như vậy đó.

thang ban

Hai mặt đối lập của 1 vấn đề

Cách đây đúng 1 tuần. Lần đầu tiên tôi bị công an tuýt còi vì đi ngược chiều. Trước đó, mấy hôm tôi còn đang tự hào vì chuyên gia phóng nhanh, vượt đèn đỏ và thi thoảng đi ngược chiều mà không bị tuýt. Tôi kể chuyện tôi bị phạt cho mọi người nghe và thế là một làn sóng kể xấu công an được khuấy động. Tôi cũng thấy ghét. Mặc dù ông anh trai đáng ghét của tôi cũng làm công an nhưng tôi cũng ghét. Ghét cái kiểu họ cứ thích lấy tiền rồi ỉm luôn làm thất thoát ngân sách nhà nước. Hye, mà họ không làm thế, đúng luật xe mình sẽ bị giữ mất nửa tháng ấy chứ.

Sau 1 tuần. Thực ra, tôi cũng vẫn thường xuyên đi vào cái giờ đông đúc đấy, vẫn đi qua ngã vài ngã ba, ngã tư, ngã năm gì gì đấy, vậy mà hôm nay nhìn thấy bóng áo vàng tôi lại thấy nhớ lại cảm giác hôm đó. Tôi bị tuýt. Tôi rút tiền. Tôi đưa. Anh công an cất nhanh vào bên dưới tờ biên bản rồi nói: được rồi, đi đi. Hình ảnh đó sao trái ngược với những người công an trước mặt tôi kia. Cái ngã tư này. 4 người 4 góc. 4 người bốn cây gậy. Quăng ngang, quang phải, quăng trái rồi vẫy vẫy. Chiều tối mùa đông đáng nhẽ lạnh mà mướt mát mồ hôi.

Vẫn nhớ ngày đi học, cô giáo dạy triết luôn nói về 2 mặt của một vấn đề. Cuộc sống là thế xã hội là thế.

“Dân trí” hôm nay đưa bài “Những bức ảnh đẹp nhất năm 2007”. Những bức ảnh làm tôi xúc động là:

“Một phụ nữ Hồi giáo khóc bên cạnh quan tài người thân tại lễ mai táng ngày 11/7 được tổ chức cho 465 nạn nhân Hồi giáo trong vụ thảm sát ở miền đông Bosnia-Herzegovina năm 1995.”

“Các nhân viên cứu hộ đang cứu sống một người đàn ông từ bùn đất tại Chittagong, Bangladesh ngày 12/7. Lở đất đã chôn vùi hàng chục ngôi nhà ở những quận vùng đồi quanh Chittagong và làm hàng trăm người thiệt mạng.”

“Bà mẹ người Iraq Wafaa Hussein đang cố gắng đánh thức đứa con trai 6 tuổi đã chết trong một vụ bạo lực ở phía đông bắc thủ đô Baghdad ngày 16/9.”

Có những thảm họa vô cùng tàn khắc của thiên nhiên rồi, chúng ta không thể thay đổi nó được. Vậy mà những thảm họa do con người gây ra có thể thay đổi được thì dường như những con người đó lại còn muốn gây thêm.

Đối lập với đó là bức ảnh:

“Hàng nghìn người Hồi giáo Ấn Độ cầu nguyện ở Delhi ngày 14/10.”

Những người Hồi giáo, vốn được coi là những người có luật định hà khắc nhất. Họ đưa ra những luật định đó để mong muốn con người sống tốt đẹp hơn. Nhưng họ cũng chính là dân tộc đang bị đàn áp nhiều nhất. Vậy mà trong họ vẫn dấy lên một niềm tin vào đấng tối cao. Họ vẫn đi cầu nguyện. Cầu nguyện cho chính họ, cho những người thân yêu của họ, cho dân tộc của họ và có lẽ cho cả những gì đang tồn tại trên Trái đất này. Họ vẫn khát khao được sống, sống trong hòa bình, trong hạnh phúc có thể là nhỏ nhoi với chính gia đình của họ thôi.

Ngày mai, tôi vẫn thích phóng nhanh, vượt đèn đỏ để xui xẻo bị phạt. Ông công an gặp may đó lại được tí tiền về nuôi bồ, nuôi con. Dòng người trên đường vẫn hối hả qua các ngã tư, những người công an đứng chốt đó vẫn mướt mát trong trời đông. Tổng thống Bush vẫn ký lệnh thả bom trừng phạt Iran. Những người Hồi giáo vẫn nhiệt tâm đi cầu nguyện. Cuộc sống có hai mặt đối lập như thế đấy. Tôi chắc chẳng nên Stress khi những gì tôi cố gắng ngày hôm nay vẫn chưa đạt được kết quả gì.

hai mat

Bác bảo vệ

20 năm. 20 năm kể từ ngày lần đầu tiên mẹ dẫn tôi đến trường. Chắc các bạn đều biết bài hát “Ngày đầu tiên đi học” đó. Tôi cũng chẳng nhớ rõ lắm vào ngày đầu tiên đó thì tôi có khóc hay có một cô giáo nào ra dỗ dành hay không. Tôi cũng thật chẳng nhớ gì hết. Chỉ nhớ tôi được xếp vào lớp 1B. Tôi thì thích 1A vậy là chạy sang đứng xếp hàng với các bạn 1A, nhưng rồi cô giáo vẫn bảo là danh sách tôi ở lớp 1B và đưa tôi sang lớp.

Lớp 1 trôi qua như thế nào tôi cũng không nhớ nữa. Buồn cười nhỉ? Không nhớ thì viết ra để làm gì. Có lẽ là như vậy. Rồi lớp 2 tôi được cô giáo chọn làm lớp trưởng và tiếp theo cứ thế, cứ thế. Trong ký ức của tôi thật chẳng hiểu sao tôi không thể nhớ tôi đã trải qua nhưng ngày học cấp I như thế nào, bạn bè ra sao… Chỉ vài hình ảnh đọng lại trong tâm trí tôi nhưng đa số là hình ảnh buồn nên tôi cũng không muốn nhớ chúng nữa. Bạn bè ngày cấp I vẫn nhớ tôi nhưng tôi cũng không thể nhớ ra họ là ai.

Thế đấy. Và trong số ít những hình ảnh tôi nhớ được đó là hình ảnh cây trứng gà đầu hồi nhà bác bảo vệ trường của chúng tôi. Nhà bác ngay sát trường. Có một khoảnh sân rất to và chúng tôi có thể chơi trò chơi ở đó nếu sân trường hết chỗ. Nhưng đa số tụi tôi chọn nhà bác vì ở đó có nhiều cây nên thường râm mát hơn. Đầu hồi nhà bác có một cây trứng gà rất cao. Ngày đó với 1 đứa bé con cao hơn 1 m thì cây trứng gà đó lớn lắm. Cứ ra chơi là tụi tôi 3 chân bốn cẳng chạy một mạch đến cây trứng gà đó và thi xem ai trèo nhanh và cao nhất. Và cái vị trí quán quân đó chẳng ai khác chính là tôi. Tôi thích cái cảm giác được ở vị trí cao nhất và không thể leo tiếp được nữa. Rồi chúng tôi ngồi vắt vẻo trên đó hò hét. Mặc cho bác bảo vệ đe doạ nhưng chẳng đứa nào chịu xuống. Kỷ niệm ngày ấu thơ phai nhạt dần theo thời gian.

Tôi lớn lên. Học hết cấp này đến cấp khác rồi ra trường. Tôi cũng gặp bao nhiêu bác bảo vệ nhưng trong đầu tôi cũng chẳng thể nhớ tới bác bảo vệ ngày nào. Bao nhiêu người tôi đã gặp. Bao nhiêu hình ảnh đến rồi lại đi.

Hôm qua, về thăm nhà. Ra giúp mẹ trông cửa hàng. Tôi gặp lại bác. 20 năm. Bác đã già đi rất nhiều. Đi đứng không vững vàng. Tai không còn nghe rõ nữa. Tôi nhận ra bác và bác vẫn nhớ tôi. Bác hỏi Mẹ: “cái Hà đây hả?”

“Vâng”. Rồi mẹ quay sang bảo tôi “Bác rất hay ra đây mua hàng của mẹ và hỏi thăm về con luôn. Bác vẫn nhớ một cô lớp trưởng nghịch như quỷ sứ.”

Tôi giật mình. Một cảm giác ấm áp lạ như suối nguồn đang tuôn chảy trong cơ thể tôi. Tôi không thể nghĩ, tôi không thể tin tôi lại được một người như bác nhớ tới và hỏi thăm. Với bác, mỗi năm học hàng trăm đứa học sinh ra trường và đã biết bao nhiêu khoá trong đời làm bảo vệ của bác.

Ngỡ ngàng đến suýt trào nước mắt. Tôi hiểu rằng, cuộc sống trôi nổi, tất cả như thoáng mây, như cơn gió thổi lướt qua, nhưng tất cả vẫn kịp đọng lại trong tâm trí một ai đó một điều gì đó. Có thể tôi và bạn đã từng gặp nhau. Rồi tôi và bạn chẳng thể nhớ về nhau. Nhưng một ai đó lại nhớ hình ảnh tôi và bạn. Cũng có thể tôi và bạn đã từng gặp nhau. Bạn chẳng thể nhớ tôi là ai nhưng tôi vẫn nhớ tới bạn. Hay tôi chẳng thể nhớ bạn là ai nhưng bạn vẫn luôn nhớ tới tôi.

Tôi viết bài này vì tôi muốn nói với các bạn rằng, ngày hôm qua, tôi chẳng nhớ hết ngày sinh của các bạn để chúc mừng sinh nhât, chẳng thể nhớ hết số điện thoại để chúc mừng năm mới, chẳng thể có hết id để gửi tin nhắn nhưng tôi vẫn luôn nhớ tới các bạn. Và xin lỗi cả những ai tôi không thể nhớ tới mà vẫn luôn nhớ về tôi. Tôi thật sự trân trọng tất cả vì tôi 26 tuổi, tức là tôi đã trải qua 26*365*24*60*60 giây, và mỗi giây đó tôi đã có thể gặp nhiều hơn một người. Những khoảng khắc đó đều làm nên ký ức của tôi, nuôi tôi lớn lên 26 tuổi. Và cả cuộc đời sau này nữa.

Chúc mừng năm mới với tất cả lời nguyện cầu tốt đẹp nhất.

truong

Làm mẹ

Tại chị phòng bên, 35 tuổi rồi mà không chịu lấy chồng suốt nhưng suốt ngày post ảnh em bé làm tôi cũng thích… có em bé.

Tại tự nhiên đau bụng mà lại quá mất 10 ngày rồi nên mọi người cùng phòng trêu hay là lại… có em bé.

Chẳng ai tin được là khi tôi 23 năm 1 tháng 1 tuần 1 ngày tuổi, tôi mới biết là trẻ con không phải sinh ra từ rốn. Đúng là buồn cười và không thể tin. Nhưng 100% và có vài nhân chứng có thể làm chứng cho tôi điều đó. Hì. Vài năm đã trôi qua, và qua những chuyện ngày hôm nay tôi lại thắc mắc tôi có thể có em bé được k nhỉ khi tôi vẫn…

Thực ra tôi không thích trẻ con mấy đâu. Tôi chỉ thích đứa nào xinh, đáng yêu và sạch sẽ thôi. Ngày đi học ĐH, chủ nhà tôi có 1 em bé hơn 1 tuổi đáng yêu kinh khủng. Tôi gạ cô chủ nhà cho tôi làm mẹ nuôi của bé nhưng mà k được. Rồi tôi lại gạ gẫm đứa lớn nhà cô đang học lớp 1 và đứa cháu cô đang học lớp 3 gọi tôi là mẹ. Được cái là 2 đứa nhỏ yêu quý tôi nhiều nhiều lắm. Chúng vẽ những hình vẽ ngộ nghĩnh tặng tôi. Ngày 8/3 thấy tôi k có bạn trai để đi chơi, chúng nó gạ gẫm anh bên nhà hàng xóm tặng hoa và thiệp cho tôi. Hye. Và có lẽ cảm giác tuyệt vời nhất là khi tôi đi học về, 2 đứa nhìn thấy tôi từ xa là chạy ùa ra: A, mẹ về, mẹ về… Rồi 3 mẹ con tôi long dong trên chiếc xe đạp đi ăn kem, đi ăn sữa chua và đi trèo cây trứng cá hay đi ăn trộm doi nhà hàng xóm nữa. Cảm giác được làm mẹ 2 đứa nhỏ cũng vui và cũng mệt lắm đấy.

Rồi mùa hè năm thứ 3 ĐH tôi đi tình nguyện. Tôi và một bạn nam nữa được phân công sinh hoạt hè ngay ở thôn chúng tôi ở trọ. Thôn khá nhiều trẻ con và tụi tôi khá bỡ ngỡ k biết phải làm sao với chúng mặc dù đã được học cách sinh hoạt với trẻ. Nhưng mọi chuyện đều thật tuyệt. Những buổi đầu khó khăn và gượng gạo với những trò chơi. Song, được vài hôm thì thở k ra hơi. Ai đã đi tình nguyện và được trẻ con yêu quý mới cảm nhận hết niềm sung sướng đó. Khi tôi và bạn tôi bước vào sân văn hóa, dù tụi nhỏ có đang tập mấy bài nhịp điệu do anh chị phụ trách trong thôn hướng dẫn đi nữa, thấy chúng tôi là tụi nó ùa ra như 1 đàn chim sẻ. Phải đến hơn 20 đứa. Đứa lớn 7, 8 tuổi, đứa bé 3, 4 tuổi. Đứa cao nhảy lên cổ, đứa thấp chui qua chân. Bạn chẳng thể làm gì ngoài việc để chúng muốn làm gì thì làm. Tôi và bạn nam kia bị gán gép vào nhau và chúng tôi được kéo lại gần nhau. Một lần nữa tôi được làm mẹ và người kia là bố. Hạnh phúc lắm và tưởng tượng nếu nhà mình mà đông con như thế chắc chết mất. Vì tụi tôi ở ngay trong thôn tôi sinh hoạt nên tụi trẻ thường xuyên đến khu nhà chúng tôi ở. Có lần, đội tôi có trận bóng giao lưu với thôn bên. Tôi là đội phó phải lo hậu cần cho anh em. Tụi trẻ đòi đi theo nhưng làm sao có thể để cả một đội quân hơn chục đứa đi xa hơn 3 cây số như thế được. Ai quản lý chúng? Và chúng nhất định k cho tôi đi nếu chúng k được đi cùng. Kết quả là tôi phải ở nhà và vật lộn với tụi nhỏ. Chán chơi trò chơi. Chúng thi xem ai cõng được tôi đi xa nhất. (Tôi có hơi bị quá đáng k nhỉ?) Nhưng suýt có cả trận đánh nhau vì có đứa dành lượt cõng tôi của đứa khác. Cõng chán, tôi mệt. Chúng đè tôi ra đấm bóp. Các bạn biết đấy, đứa bóp tay phải, đứa bóp tay trái, đứa chân phải, đứa chân trái, đứa ngồi lên lưng. Híc. Gân cốt tôi còn gì nữa. Vậy mà nhớ mãi. Đến bố mẹ của tụi nhỏ còn sang hỏi thăm tôi vì từ ngày có đội tình nguyện đến cái gì con họ cũng mẹ Hà. Cuối tuần, tụi nhỏ muốn đi chơi công viên ở trung tâm xã. Tôi đến từng nhà xin phép và cả 1 đội quân lại rồng rắn lên mây. Cái gì đến cũng đến. Ngày chia tay, tụi nhỏ khóc, tôi cũng khóc. Những lá thư nét chữ trẻ con đưa cho tôi. Tôi ghi địa chỉ lại một cuốn sổ tay và hứa viết thư cho chúng, hứa sẽ có lần về thăm chúng. Vậy mà tôi đã k làm được. Có lẽ tôi chỉ được cái bề ngoài. Tôi phù phiếm quá.

Tôi chưa được làm mẹ và k biết đến bjo mới được làm mẹ nhỉ? Nhưng cũng thật hạnh phúc khi có những đứa con đáng yêu và ngoan ngoãn phải không? Hiểu vì sao người ta luôn ca ngợi tình Mẫu tử.

Bụng lại tự dưng đau quá. Có lẽ… Tôi cũng mong chờ điều đó. Nhưng… Hì hì.

lamme

“Phồng” Cake

Cũng không hiểu người ta gọi đó là loại bánh gì nữa. Nó giống bánh phồng tôm bây giờ nhưng không phải rán bằng mỡ và có vị mặn mà có vị ngọt ngọt dễ chịu. Bánh đó được bán ở cổng trường nó và thi thoảng nó mua về 1,2 cái để ăn cho đỡ thèm. Cảm giác từng miếng bánh tan trên đầu lưỡi có vị ngọt làm chị em nó mê đi. Hôm đó, em được người lớn cho ít tiền lẻ. Em chưa đến tuổi đi học nên đưa hết tiền cho nó mua bánh về 2 chị em cùng ăn. Nó đã mua được 2 cái. Nó thèm lắm. Thèm không chịu được và đã ăn hết 1 cái. Còn 1 cái để giành cho em. Nhưng cái vị ngọt và miếng bánh tan trên đầu lưỡi cứ như còn nguyên đó. Nó mở cặp, bấu 1 ít bỏ vào mồm. Thật tuyệt. Nó cứ bấu tròn quanh miếng bánh, làm soao cho nó tròn đều gióng như ban đầu. Khi về đến nhà thì miếng bánh chỉ còn 1 nửa. Nó đưa cho em và vội quay đi.

– Sao hôm nay nó lại bé thế chị.

– À, dạo này người ta làm bé. Thôi em ăn đi.

Nó giật mình. Nó nói dối. Nó thấy buồn khi nhìn em vui mừng và tận hưởng vị ngọt của miếng bánh đó. Em chia cho nó nhưng nó không ăn. Nó ngượng. Nó đã ăn phần nhiều hơn vì nó thèm quá hay vì miếng bánh ngon quá. Cũng không biết nữa. Chỉ biết nhiều năm trôi qua, cảm giác xấu hổ vì ăn tranh phần em vẫn còn đó. Có lẽ vì thế mà nó không bao giờ tranh ăn với em nữa để chuộc lại lỗi lầm ngày xưa. Nhưng 1 lần sai đã khắc ghi vào tâm khảm nó. Bạn đã bao giờ làm sai điều gì và giờ vẫn day dứt mãi dù mình đã cố gắng sửa chữa. Làm sai và biết sửa là điều đáng quý, nhưng đừng sai để không phải sửa thì tốt biết bao. Song có gì là trọn vẹn đâu. Cố gắng đến tốt nhất, sửa chữa đến tốt nhất, tha thứ đến tốt nhất những sai lầm của người khác cũng như của mình để lòng mình được thanh thản bạn nhé.

banh-phong-son-doc

Chợ Hoa

Vô tình mở một trang Web trong đó có bức ảnh “Chợ hoa ngày Tết”.

Chẳng biết từ bao giờ, người dân Thái Nguyên có cụm từ “đi chơi chợ Hoa”. Ngày 30 Tết là ngày hội của hoa Tết. Nơi quảng trường Thành phố, ngày thường vắng vẻ là thế mà mỗi dịp sát Tết lại nhộn nhịp với chợ hoa. Hoa, cây cảnh, quất đủ các loại các màu sắc được tập trung về đây bày bán. Tôi thích nhất là khu vườn đào: có từ đào rừng màu hồng nhạt để dáng vẻ tự nhiên, hay có những cái gốc cổ thụ thật lớn đến đào Nhật Tân mang lên từ HN với các kiểu dáng được tạo thế kỳ công. Mấy năm nay đã du nhập thêm cả mai vàng mang từ TPHCM ra và cả những chậu Lan Đài Loan kiêu sa. Chúng như đang cố gắng khoe sắc đẹp nhất để được gia chủ nào đó mang về nhà trưng trong nhà mình vào dịp Tết.

Chị em tôi cũng có thói quen đi chơi chợ Hoa. Nếu đi mua thì phải đi từ ngày 29, nhưng nếu đi chơi thì đi vào ngày 30. Hoa đủ màu sắc. Người đông chen lấn với quần áo cũng đủ màu sắc. Chợ Hoa sẽ đẹp hơn, hương sắc hơn nếu thời tiết dịp Tết rét hơn. Năm nay, k còn được nghỉ sớm như ngày đi học. Nhưng chắc là tôi vẫn giữ thói quen đi chơi chợ Hoa. Và sẽ có mẹ đi cùng nữa. Mọi năm, cửa hàng phải bán phục vụ Tết đến tận 8h tối, có hôm là 9h tối mới được nghỉ. Mẹ thích đi chơi chợ Hoa nhưng chẳng thể bỏ cửa hàng lại đó và luôn dành phần đó cho 2 chị em tôi. Giữa cảnh chợ hoa rực rỡ vui vẻ đối nghịch với cảnh với mẹ tất bật bên sạp hàng. Chạnh lòng. Nhưng thói ham chơi của tuổi trẻ lại quên hết. Bắt đầu từ năm nay, 2 chị em đều đi làm. Cửa hàng phải trả lại. Mẹ k còn phải bán hàng ngày 30 nữa. Thu nhập có kém đi. 2 chị em bảo sẽ mừng tuổi mẹ đủ số tiền mẹ bán ngày 30. Mẹ cười: k phải về xin là tốt rồi. Mà cũng thật. Đến giờ trong túi cũng chỉ còn đủ tiền ăn đến Tết. Đó là dè xẻn đó. Híc. Nghèo. Thấy mình vẫn giàu hơn rất nhiều người. Nhưng chẳng thể đem lại niềm vui cho mẹ lại thấy buồn.

cho hoa

Ha` Noi mua, Thai’ Nguyen mua!

70 km tu` HN ve` TN. Quang duong do’ khong phai la` qua’ dai` nhung cung khong ngan’. Troi` dang giai doan chuyen mua`. May’ hom vua` roi` da co’ 1 dot lanh. Cai’ lanh se sat’ khien’ con nguoi` ta de yeu’ long`. Chieu` qua thi` nang 1 chut’. Nhung sang’ nay thoi` tiet’ lai khac’ han. Oi, oi, va` lac’ dac’ mua. Ha` Noi mua. Thai’ Nguyen mua. Nhung hat mua lat’ phat bay dap qua khung cua” kinh’ xe oto. Het’ duong cao toc’ la` re vao` Soc Son. Het’ Soc Son, qua cau` Da Phuc la` den’ dat’ TN roi`. 70km ma` bao nhieu nga re~, bao nhieu nga ba, bao nhieu nga tu, bao nhieu cau`. 70km ma` luc’ la` duong cao toc’, luc’ la` duong quoc lo, luc’ la` duong tinh” lo. No’ ngam nghi. Mien man voi’ nhung cam” xuc’. Con nguoi` ta roi` cung song duoc khoang 70 nam. Trong 70 nam, bao nhieu vui, bao nhieu buon`, bao nhieu thanh` cong, bao nhieu that bai. Roi` bao nhieu nga re nua, neu’ chon con duong nay`, se tu` bo” con duong kia. Co’ the se lai chang den’ dat’ Thai Nguyen ma` ve` Phu’ Tho, hay tham chi’ quay nguoc lai Ha` Noi. No’ khe cuoi`. Xe da lan banh’ qua cau` Da Phuc’ roi`. Va` tham chi’ co’ rat’ nhieu` dong` song chan’ ngang cuoc doi nua. Co’ nhung cay cau` bac’ qua, nhung co’ nhung cay cau` do tu min`h tao ra va` di 1 minh` nhu ve` tren ong ba` no’ chang han. Hi`. Cuoc song’ la` vay, va` von’ sinh ra la` vay. Con nguoi` la` vay, von’ sinh ra la` vay. Nhung no’ van mong rang` du` di theo con duong` nao`, di khap’ neo nao`, noi dung` chan cuoi’ cung` van la` que huong Thai Nguyen cua no’, duoc ve ben me, ben cha, ben nhung nguoi` than va` ban be` cua no’.

mua

New House

Cậu cầm bó đuốc cháy rực đi đầu tiên. Sau là mẹ xách vài thứ đồ dùng gia đình. Nó 4 tuổi, em 2 tuổi lũn cũn theo sau mẹ và cậu. Hôm nay, mẹ con nó dọn đến nhà mới. Bố giờ này đang ở một vùng trời nào đấy giữ cho Tổ quốc bình yên. Thống nhất đất nước đã 10 năm rồi, nhưng đất nước nhỏ bé này vẫn ngày đêm oằn mình chống chọi với bao thế lực muốn xâm chiếm và tái chiếm. Bố – một sỹ quan quân đội, người là niềm tự hào của mẹ con nó và cũng là trụ cột trong gia đình đáng nhẽ phải có mặt ở nhà giờ này nhưng giờ không có mặt để cùng dọn về nhà mới với mẹ con nó cũng là chuyện hiển nhiên thôi.

3 mẹ con háo hức với ngôi nhà mái cọ. vách còn thơm mùi đất này. Vậy là từ hôm nay, nó không còn phải ăn cơm cùng lũ chuột nữa rồi. Eo ơi, chúng to phát khiếp, mắt thì láo liên mà mồm vẫn tìm được những hạt cơm rơi, thậm chí chúng còn mò được vào cả mâm cơm đơn sơ của 3 mẹ con. Nó sợ chuột. Thấy chuột là ốm. Mẹ đã phải đặt biệt hiệu cho em là “chít” để nó quen nhưng nó vẫn sợ. Thế mà nó phải sống chung với chuột, ăn và ngủ với chuột nữa chứ. Híc.

Nó cũng thấy thật vui khi hôm nay mẹ nó thổi một nồi cơm trắng tinh thật to và thịt một con gà cũng thật to. Mẹ muốn mời mọi người đã giúp mẹ dựng căn nhà nhỏ này ăn với mẹ 1 bát cơm. Nhưng tất cả đều từ chối. Có bác còn mắng mẹ nó: để gạo và gà đấy mà nuôi con nữa chứ. Ôi, cái nghèo. Người ta vẫn bảo nghèo thì hèn mà sao cái nghèo của những người xóm giềng đó thật ấm áp, nồng hậu đến thế. Nó còn nhỏ quá, chưa cảm nhận được cái tình ấy, chỉ thấy ngơ ngác khi mọi người không ai chịu ở lại.

Mẹ thắp hương, khấn lầm rầm vài 3 câu gì đó rồi quay sang bảo 2 chị em quỳ xuống, chắp tay vái theo mẹ. Những đôi bàn tay nhỏ xíu áp vào nhau thật chặt, những ánh mắt trong veo ngước nhìn khói hương đang cháy, 2 chị em nó không biết phải cầu điều gì những vẫn dập đầu giống như mẹ.

Giờ nó mới có dịp ngắm nhìn ngôi nhà mới này. Nhà mới của mẹ con nó ngay cổng cơ quan mẹ làm, chênh vênh theo sườn đồi miền đất trung du. Đầu nhà vài ba bụi tre kẽo kẹt theo gió. Ngôi nhà nó nằm riêng lẻ. Bên phải không phải nhà bác Thịnh, bên trái không phải nhà cô Thu. Nó không còn được chạy sang nhà bác Thịnh ăn vụng miếng cơm, chạy sang nhà cô Thu ăn vụng miếng bánh nữa rồi. Dàn đồng ca đến bữa cơm không chịu ăn bị mẹ mắng và khóc của tụi nhỏ giờ nó cũng không còn được nghe nữa. Nó thấy ngùi ngùi. Nó nhớ ngôi nhà tập thể dột nát đó, chật chội đó và đầy chuột đó. Nhưng mẹ rất vui. Em cũng rất vui. Cứ bi ba bi bô. Giờ mẹ con nó đã có một căn nhà riêng, rộng thênh thang và khi bố về sẽ không thiếu chỗ ngủ nữa. Hì. Bố biết mẹ làm nhà nhưng không tin lại là một ngôi nhà to như thế này đâu nhỉ. Nó mong bố về quá. Không có quà cho chị em nó đâu nhưng nó sẽ được trèo lên cổ bố, được cọ má vào cái cằm đầy râu của bố. Em cũng sẽ trèo lên bắt bố bế. Rồi 3 bố con cùng cười khanh khách. Còn mẹ sẽ chỉ cười mỉm thôi. Mẹ vui tính, hay cười nhưng bố về là mẹ nó hiền như cô Tấm, bẽn lẽn đến lạ.

Thời gian trôi đi. Cuộc sống ngày một thay đổi. Con người ta cũng có nhiều cái mới, đặc biệt “nhà mới” là 1 điều gì đó rất “bước ngoặt” của 1 gia đình. Bản thân nó sau này cũng mơ về một ngôi nhà mới của riêng nó với chồng và các con nó. Nhưng căn nhà mới đầu tiên của gia đình nó vẫn còn in sâu trong ký ức tuổi thơ đó. 5 năm sau cái ngày vào nhà mới, bố về làm kinh tế và đã xây được 1 căn nhà cấp 4, 2 gian và sau đó 10 năm nhà nó đã có nhà 2 tầng, nền lát gạch men sáng bóng với nhiều tiện nghi hiện đại. Nhưng nó vẫn không thể quên cái mùi đất vách ngai ngái đó. Không thể quên những đêm mưa 3 mẹ con lại cầm chậu đặt vào những chỗ giột cho khỏi ướt cả nhà. Không thể quên cả cái cảm giác thênh thang không hiểu của niềm vui có ngôi nhà mới rộng rãi hay không có nhà bác Thịnh và cô Thu bên cạnh.

que_bac