Soi gương

Một ngày bạn soi gương bao nhiêu lần? Không tính được với những cô nàng đỏng đảnh :D, nhưng nó ít nhất là 1 lần/ngày với mọi người. Và khi soi gương mình thấy gì: quần áo chưa chỉnh tề, đầu tóc chưa gọn gàng, phấn son chưa đều. Ai cũng thấy những điểm xấu, chưa ổn của những thứ trên người của mình để chỉnh sửa lại. Nhưng nếu bạn không soi gương, có ai đó nói, mặt bạn có nhọ đấy, bạn không tin. Bạn không tin vì trên mặt bạn làm sao có nhọ được, có đụng vào cái gì đâu. Bạn không tin vì mình vừa soi gương rồi mà, có thấy gì đâu. Cái sự không tin đó làm bạn lục trong ví ra một cái gương, hay chạy lại nhà vệ sinh để soi. Nếu không có gương thì phản ứng đưa tay lên lau mặt tự nhiên cũng ít hơn và thường là khi lau mà không có gương ở trước thì không sạch.
Đó là những thứ bạn nhìn thấy được bằng mắt. Còn những thứ bạn không nhìn được bằng mắt, và không thể soi thấy được bằng gương? Bạn làm thế nào? Tôi nguyện viết những bài viết của tôi ra như những mảnh gương nhỏ để các bạn có thể vô tình soi vào là thấy. Sau mỗi lần tôi được soi gương bằng cách của tôi, tôi đã thấy cái mà mắt mình không thấy được để mà sửa đổi. Và tôi hy vọng, mảnh gương nhỏ của tôi sẽ giúp gì được cho một ai đó.

soi-gương

Mình bị “say nắng” thật mới hay chứ lị.

Hôm trước có bạn Hà Phạm trên G+ đã post chủ đề say nắng và có rất nhiều kment. Mình không bắt chước để có nhiều kment mà đang muốn đối diện với chính mình về một cảm xúc rất ư là ư.. này.

Học MMI thật tuyệt. MMI đã giúp mình khám phá ra chính con người thực của mình. “Bạn không phải là những gì bạn nghĩ, không phải là những gì bạn nói, bạn chính là cảm xúc của bạn”. Và điều thứ hai, khi đối diện với chính nó, trải nghiệm là người đối diện, là con người thứ hai của mình bạn sẽ thấy mọi suy nghĩ của mình không chỉ là chủ quan mà còn là áp đặt. Uh. Và giờ, khi học MMI xong mình còn khám phá ra mình bị say nắng, và có lẽ cần đối diện với chính nó để loại bỏ cảm xúc này.

Yêu, ghét, vui, buồn, giận, sợ, muốn là một trong bảy cảm xúc của con người. Khi con người bị rơi vào trạng thái “thất tình” tức là có bảy cảm xúc trên một lúc thì người ta gọi người đó bị “thất tình”. Hihi. Mình thì giờ không phải rơi vào cảm giác có một lúc bảy cảm xúc trên mà chỉ một cảm xúc thôi. Và nó chưa tới cung bậc “yêu” nên người ta có thể gọi là “thích” và dân teen thì gọi là “say nắng”.

say nang

Say nắng là một cảm xúc gì đó rất nhẹ nhàng, mơn man qua tâm hồn con người, tạo ra một thứ hoormon giới tính khiến cho người đó cảm thấy hưng phấn ở trong lòng, lâng lâng, thấy muốn làm đẹp và tự dưng xinh hơn hàng ngày. Con mắt là cửa sổ của tâm hồn. Một người say nắng sẽ dễ dàng được nhận ra. Nó sẽ là tốt với một người trẻ tuổi, chưa ràng buộc nhưng lại là chưa tốt với một người đã có gia đình.

Thực ra khái niệm tốt hay không tốt nó cũng chỉ là tương đối. Vì biết đâu đó, nơi mặt hồ đang yên bình, một làn gió nhẹ khẽ thổi, mặt hồ khẽ lay, đàn cá không hiểu, bơi không đúng hướng. Để rồi, khi gió ngừng thổi, mặt hồ ngừng lay, đàn cá mới hiểu chỉ bình yên mới là chốn dành cho mình. Nhưng mấy ai sớm nhận ra điều đó. Người ta sẽ thả hồn theo cảm xúc. Chỉ sống theo vế đầu của câu nói, sống cho chính mình. Rồi ngụy biện đủ lý do cho hành động của mình. Say nắng đâu có xấu, rất tốt đó chứ. Nhưng như gió thôi, gió khẽ thổi, và gió lại đi để lại mặt hồ ngẩn ngơ.

Say nắng nó như thuốc phiện, đã dùng rồi thì khó bỏ, như mê cung lạc vào rồi thì khó ra. Vậy làm thế nào để có thể dừng lại, có thể trở lại? Bài học thứ 2 của MMI, đối diện với chính mình, trải nghiệm là người đối diện, là con người thứ hai. Nó không đơn giản như bạn đặt suy nghĩ của bạn vào vị trí chồng, hay vợ mình hay con cái mình. Nếu chỉ suy nghĩ thôi, thì nó vẫn là suy nghĩ và nó không phải là bạn, nó không thực. MMI đã cho bạn tìm đối tác để chia sẻ và người đó lại chia sẻ lại với bạn, 2 người đóng vai như thực và bạn được sống trong nó, hiểu cảm giác thực của nó và nhận ra nó. Và bạn có dám làm điều đó. Tìm cho mình 1 đối tác? Hiệu quả nhất là với vợ hoặc chồng mình, hoặc với chính người mình say nắng.

Mình muốn với chồng mình là mình bị say nắng, mình muốn nói không hiểu vì lý do gì nữa. Có thể chồng mình sẽ nói vợ thật là buồn cười, vợ chẳng có gì hay ho cả nên vợ có say nắng họ vợ cũng chỉ say nắng một mình thôi. Mình muốn nói với người ấy, em bị say nắng anh, cũng chẳng hiểu vì lý do gì, chỉ là cứ lảng vảng đâu đây gương mặt anh và giọng nói anh và em muốn nói ra để chấm dứt tình trạng say nắng này. Có thể người đó sẽ bật cười vì mình lớn rồi mà quá trẻ con, có thể người đó sẽ bối rối vì đó là điều không thể.

Bài học vượt qua mũi tên gãy của MMI hay quá. Nghĩ thì dễ, nhưng khi đặt đầu mũi tên vào yết hầu rồi mới thấy khó bước lên như thế nào. Viết G+ thế này cũng dễ nhưng có thể vượt qua được “mũi tên” không nhỉ? Nhưng dầu sao, cảm giác say nắng cũng thật là tuyệt. Mình muốn bật khóc khi hai con người của mình nói chuyện với nhau.

(Chuyện dành cho một phút suy tư.)

iloveyou

Kẻ thứ ba

Kẻ thứ ba?

Nói đến kẻ thứ ba nhiều người sẽ nghĩ ngay đến 1 nhân vật khác ngoài vợ hoặc chồng. Đúng vậy.

Kẻ thứ ba 1: có tên Con cái

Bé Bee là con gái của chúng tôi. 18 tháng rưỡu. Đặc tính: còi, lười ăn, hay ốm nhưng rất lém, xinh và đặc biệt là đáng yêu. Nhiều lúc stress vì Bee nhưng đa phần vì Bee mà mọi thứ đều tiêu tan.

Kẻ thứ ba 2: có tên Công việc

Kẻ thứ ba 2 này khiến nhiều lúc stress vì bị la, mọi việc không suôn sẻ, nhiều lúc vui mừng vì được khen thưởng. Ai cũng có đam mê, có chí hướng. Là phụ nữ thì sẽ ít hơn đàn ông nhưng không hẳn vì thế mà tôi chịu ngồi yên ở nhà nhưng cũng không vì cá tính của mình mà lao vào công việc. Tuổi thơ của trẻ chỉ có một lần. Hạnh phúc của con là hạnh phúc của cha mẹ.

Kẻ thứ ba 3: có tên Tiền

Tiền thế nào là đủ? Tiền quan trọng? Tiền không quan trọng? Ít tiền thì đi chợ mua rau. Nhiều tiền thì đi siêu thị. Ít tiền thì đi chợ mua quần áo. Nhiều tiền thì vào shop. Nhưng nhiều đến mức nào vào Parkson mua sắm thoải mái hay du lịch châu Âu hàng năm? Chẳng biết thế nào là đủ. Quan trọng vì nó cần cho nhu cầu ăn, ở, mặc tối thiểu của con người. Không quan trọng vì Tiền chẳng thể thay thế mọi thứ.

Kẻ thứ ba 4: có tên Mối quan hệ

Mối quan hệ ở đây đứng đầu là người thân, bạn bè rồi đồng nghiệp. Mối quan hệ có những cái hiển nhiên là có, có những cái không thể không có và có những cái nên có. Mối quan hệ tác động trực tiếp nên tâm lý 2  người vì mối quan hệ có tri thức, có lời nói và hiển thị rõ ràng. Con cái, Công việc, Tiền đều là những thứ có thể nhìn theo 1 chiều. Nhưng Mối quan hệ là hai chiều.

ke thu ba

Kẻ thứ ba nào cũng tác động lên cuộc sống hạnh phúc vợ chồng.

Tâm như nước mặt hồ.

Kẻ thứ ba như trăng trên trời.

Mặt nước hồ yên thì trăng chỉ soi bóng. Mặt nước hồ lay động, chẳng thấy bóng trăng nhưng kỳ thực trăng đã hòa vào nước.

Vợ yêu chồng và thương chồng lắm. Có những thứ có muốn cũng không giúp chồng sẻ chia được. Thôi cố gắng lên chồng nhé. Viết bài này để chồng hiểu vợ yêu chồng thế nào. (dù rằng đôi khi vợ chồng mình hay chí chóe trẻ con nhưng nhà mình lúc nào cũng có 1 bông hồng đỏ thắm và cả 1 vầng mặt trời đáng yêu là bé Bee nữa nhỉ :D)

Chuồn chuồn trong mưa

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”

Chuồn chuồn báo hiệu thời tiết nhưng đã ai nhìn thấy chuồn chuồn bay trong mưa chưa nhỉ? Chắc là không có rồi. Vì ngay khi báo hiệu trời mưa, chuồn chuồn đã bay thấp vì độ ẩm trong không khí cao khiến cho những đôi cánh mỏng manh của chuồn chuồn phải gắng gượng sức huống chi là khi trời mưa.

Vậy mà tôi đã nhìn thấy chuồn chuồn bay trong mưa đó. Không phải là một em chuồn chuồn bé nên không thể nói em lạc mẹ hay quên đường về được nhỉ? Em đang kiếm tìm người bạn tình của mình trong cơn mưa. Trời chuẩn bị mưa, đôi chuồn chuồn vẫn dập dìu cùng nhau bay lượn. Nhưng có lẽ mưa đến đột ngột quá mà chuồn chuồn chàng đã chao cánh ở đâu mất. Nhìn dáng em hoảng hốt, đôi cánh mỏng manh gắng gượng trước làn gió và tránh những giọt mưa trĩu nặng, tôi cũng không tránh khỏi ngỡ ngàng, cũng ngó nghiêng nhìn quanh xem chuồn chuồn chàng đang ở đâu giúp em.

Tôi vẫn thường được nghe người ta nói sự chung tình của bồ câu, hay thiên nga… chứ chưa bao giờ được nghe nói về sự chung tình của chuồn chuồn. Có phải chăng vì chuồn chuồn là sinh vật quá bé nhỏ, hay nó chỉ sống hoang dã nơi triền đê, bãi cỏ mà khiến cho người ta không để ý tới. Có lẽ vậy, vì bồ câu, hay thiên nga đều là những loài rất đẹp về ngoại hình và sống rất gần gũi với con người.

chuon chuon

Mưa có vẻ như dày hạt hơn, gió có vẻ như thổi mạnh hơn. Nhưng em chuồn chuồn vẫn bay, những đôi cánh mỏng manh vẫn chao nghiêng trong gió, trong mưa. Đôi cánh đó vốn dĩ đã quá mỏng so với thân hình của em, giờ nó lại càng trở lên mỏng manh hơn. Vậy mà dường như không có gì ngăn cản nó không tìm chàng chuồn chuồn của mình. Mặc dù, rất gần nó, rất gần thôi, có một bụi cây xuyến chi dư chỗ để nó nấp vào tránh cơn mưa này.

Tôi suýt rơi nước mắt khi từ đâu, một chú chuồn chuồn nữa cũng chao nghiêng gắng sức bay tới. Tôi chẳng thể chia sẻ và cảm nhận hết niềm hạnh phúc của chúng. Những đôi cánh mỏng manh hòa cùng nhịp bay nâng chúng lên. Trời vẫn mưa, nhưng ở phía xa xa cầu vồng đang sáng dần, lung linh.

(Câu chuyện có thể hình ảnh là hư cấu. Nhưng nó là chứa đựng tình yêu tôi dành cho người đã, đang và sẽ bên tôi suốt cuộc đời.)

Tâm sự của một người được ngồi dưới điều hòa

Nhiệt độ ngoài trời: 380C

Nhiệt độ trong phòng: 180C

Mùa đông trước được cảnh báo là lạnh nhất sau gần nửa thế kỷ trở lại đây. Và mùa hè này được cảnh báo sẽ hứa hẹn nóng nhất sau gần nửa thế kỷ trở lại đây và kèm theo đó số các cơn bão tăng gấp đôi, gấp 3. (mới đầu hè mà đã có bão rồi còn gì). Cả mùa đông trước tôi rét run vì là đứa không chịu được lạnh. Và chắc là cả mùa hè này tôi cũng rét run vì là đứa không chịu được lạnh. Híc. Vì cái cơ thể gày gò, ốm yếu của tôi, chỉ chịu được tầm 250C thui, chứ dưới 200C là các tế bào đông lại, nhất là tế bào não, lười biếng, chỉ muốn đi ngủ thui.

Trưa, sang phòng ăn, cái máy quạt đá chưa kịp quạt lạnh, mọi người kêu oai oái. Còn tôi lại thấy sung sướng vì được hưởng mấy phút nóng. Cái lạnh tích trữ ở cơ thể đang được trung hòa dần dần, đến khi nó bắt kịp nhiệt độ trong phòng thì chắc là lúc đó cũng xong bữa cơm. Hì hì.

Nhớ cái thuở sinh viên, quán cơm bé tẹo tèo teo, đông nghẹt, không phải là đi ăn cơm nữa mà đi cướp cơm. Vậy mà suất cơm SV, chưa đến 5000VND, kiếm được chỗ ngồi xung quanh toàn là lưng và dưới chân là rác là may lắm rồi mà ăn vẫn thấy ngon lành cành đào. He he. Nhớ những ngày nóng kinh lên thế này, lại đúng dịp thi học kỳ, ở phòng trọ thì cái phòng cấp 4 chưa nổi 10 m2, toàn đồ là đồ, trên là mái ploximang hầm hập, lên giảng đường thì đặt mông xuống ghế thì bỏng rát (hehe), chẳng dám cả tựa lưng vào thành ghế không cũng bỏng luôn, thế mà vẫn chăm chỉ chúi mắt chúi mũi vào mấy quyển sách, quyển vở “năm mô a di đà phật” để kỳ này con được học bổng. Công nhận là cái thời sinh viên, thời khí huyết tuổi trẻ hừng hực cháy trong lòng giỏi chịu đựng thật. Vừa mới ra trường, đi làm có một năm mà đã thấy sức khỏe cằn cỗi, không chịu đựng nổi cái nóng nực đầu hè rồi. Thử hỏi mấy bữa nữa thì sao nhỉ?

com sinh vien

Măm nhanh bữa cơm. Tôi lại vội vã chui vào phòng đóng sầm cửa lại. Công nhận là nóng thật. Ở ngoài kia, ánh nắng không rót mật nữa mà đang thiêu đốt, cảm tưởng tất cả mọi thứ như đang sắp cháy dưới cái nắng đấy. Cây phượng đỏ rực góc trời. Cây bằng lăng cũng ganh đua tím ngắt. Xa xa, những bông lúa đang căng mình tích sữa, hẹn một mùa bội thu nếu bão không đến kịp (thật sự k phải nhà nông nên k biết miêu tả thế nào cho thực nữa, hihi). Bác xe ôm, mọi lần vẫn đứng gần bến xe bus, giờ lùi lại hưởng bóng mát dưới gốc cây sấu già. Những quán trà đá vỉa hè dường như đông hơn, cái vị chát, ngọt, mát lạnh vẫn hấp dẫn người HN như thế. Các quán bia quá tải, nghìn nghịt người. Những gánh hoa rong không còn tràn lan dưới lòng dường mà gọn lại tránh cái nắng héo úa. Ngã tư, anh công an mệt nhoài với cái nắng, may mà giờ trưa không phải giờ cao điểm. Đường phố vẫn tấp nập người trông như ningia vừa để tránh cái bụi, vừa để tránh cái nắng cháy mất làn da châu Á.

Tôi lại bắt đầu cảm thấy lạnh vì được ngồi dưới cái máy điều hòa 180C rồi. Hơi lạnh, nhưng nghĩ thấy mình thật sung sướng. Sáng 7h30 đi làm. Chiều 6h chờ tắt nắng mới về. Chẳng còn cảm thấy cái nóng 380C nữa. Ngoài kia, bác xe ôm, cô bán hàng rong, anh công an vẫn phơi mình dưới cái nắng thiêu đốt. Trên ruộng đồng, những người nông dân vẫn thoăn thoắt làm cỏ lúa, dẫn nước vào đồng. Nếu may mắn, bão lũ chưa kịp đến còn được vụ mùa bội thu, chứ nếu không, cả vụ mùa lại ngập trắng trong làn nước, người nông dân lại hai bàn tay trắng.

Thôi, không viết blog nữa. Tôi làm việc đã, phải yêu công việc của tôi chứ. Chẳng phải kể nhiều, đơn giản là tôi đi làm và được ngồi dưới cái máy điều hòa đang phả nhiệt độ 180C kia. Cuối năm, công ty làm ăn khấm khá, hy vọng cái điều hòa được đổi thành 2 chiều, và tôi sẽ viết tiếp một tâm sự về người được ngồi dưới điều hòa nữa. Hì hì.

Mẹ viết cho con gái yêu của Mẹ

(Thay mẹ viết bài này cho mình. Hì hì. Mẹ ơi! Con đã tìm được người dành cho con rùi. Hôm nào, con sẽ dẫn về nhà để mẹ duyệt nhé. )

– Mẹ! Mẹ! Hu hu.

– Con sao thế nay! Bỏ tay mẹ xem nào!

– Đau! Đau!

Gì thế này? Mệt vết máu đỏ loang trong khung mắt đen huyền đó. Con bé có đôi mắt đẹp, sáng rực như hai vì sao. Mỗi lần cho bú, mắt con bé nhắm nghiền, hàng mi đen dài mà không cong, nhấp nhấp. Miệng khẽ cười vì no, con bé mở đôi to đôi mắt.

– Ôi, ma! Rồi tôi vứt phịch con bé sang lòng bà ngoại ngồi gần đó.

– Cái con này, con mày chứ con ai mà lại gọi con như vậy.

– Nhưng con sợ. Mắt nó sáng quá.

Vậy mà, giờ đây, trong khung mắt đen huyền đó, 1 vệt máu đỏ. Liệu con có làm sao không? Tôi lo lắm. Con bé mới có 1 tuổi rưỡu thôi mà. Còn cả tương lai của nó ở phía trước. Nếu mắt nó làm sao thì biết làm sao đây. Ôm con vào lòng và khóc. Cũng chẳng mắng những đứa trẻ chơi cùng k cẩn thận nữa.

– Con nín đi mà! Đừng khóc nữa. Mẹ xin con đấy! Con càng khóc càng đau.

Con bé nghe lời, ngoan ngoãn không khóc nữa.

25 năm về trước thì làm gì có thuốc gì đâu. Đi tìm thuốc, xin được viên Tetaxilin, tối về rắc nhẹ vào mắt con bé hy vọng là nó khỏi. Nhưng gì đây? Sáng hôm sau, mắt con bé xưng húp.

Tôi khóc. Nhưng vẫn nói với con:

– Con không được khóc nhé. Càng khóc mắt càng đau và càng k thể chữa khỏi.

Con bé cũng ngoan ngoãn nghe lời.

1 tuổi rưỡu. Con bé lấy bệnh viện là nhà. Tự đi tiêm thuốc. Tự uống thuốc. Tự ăn cơm. Tối, tôi mới có thể rời việc cơ quan để vào với nó. Bố nó ở xa, không thể biết hai mẹ con phải tự xoay sở như thế nào. Tôi k muốn bỏ con để bị trách là người mẹ tồi. Nhưng cũng k thể bỏ việc vì sẽ lấy gì để sống. Cũng chỉ tại ai cũng nghèo quá. Đất nước mình nghèo quá.

Sinh em bé. Nó được gửi về nhà ông bà. Các cậu mợ đều bận, ông bà cũng bận. Con bé hơn 2 tuổi, lũn cũn kéo theo 1 cành tre lẽo đẽo theo bà ngoại. Bà dừng ở đâu là nó cũng dừng lại đó. Thi thoảng bà bế nó vào lòng dỗ dành. Cảm giác k giống mẹ, nhưng có người ôm vào lòng là một điều tuyệt diệu nhất đối với nó rồi. Rồi mắt lại tái phát. Ông bà lại phải gửi nó về. Lại lấy bệnh viện là nhà. Tự đi tiêm thuốc. Tự đi uống thuốc. Tự ăn cơm.

Hành trình đó kéo dài cả tuổi thơ của con bé. Vậy mà, tôi chưa thấy 1 đứa bé nào bản lĩnh như nó. Năm nào đôi mắt ấy cũng tái phát lại 1 lần, mỗi lần không dưới 1 tháng. Đôi mắt sáng như sao giờ đã k còn đen nhánh, k còn sáng rực nữa, hàng mi dài đã bị rụng bớt lớp ngoài đi. Thương con, nhưng con bé thì bướng, không đánh thì không được mà đánh nó lại khóc, mắt nó lại đau. Nên kèm theo những nhát roi là những câu: cấm khóc, càng khóc càng bị đánh. Có lẽ bạn sẽ nghĩ tôi là người mẹ tồi, nhưng tôi cũng đau lắm, khóc nhiều lắm. Và cũng vì những câu nói đó, dần con bé trở nên gan lì: đánh không khóc. Và tôi cũng không bao giờ thấy nó còn khóc trước mặt tôi từ ngày nó lớn hơn 1 chút. Vậy mà, nhiều hôm, vì một câu mắng, sáng dậy đã thấy cái gối của con bé ướt đẫm.

Càng lớn, số thời gian đau giảm đi. Song cũng có lần, nó đau không đúng dịp. Đó là năm nó học lớp 9.

– Mẹ à, con thấy tức mắt quá. Con đi ngủ sớm đây. Mai là kỳ thi HSG Tỉnh rồi. Con sẽ phải cố để con được vào vòng Qgia nữa.

– Uh, ngủ sớm đi con.

Sáng.

– Mẹ ơi. Mắt con. Hu hu.

– Sao thế này? Mẹ đã bảo rồi. Học ít thôi. Thôi, ở nhà. Không đi thi nữa.

– Không. Chỉ còn vòng này thôi. Con sẽ vào được vòng trong. Mẹ cho con đi.

– Thôi, em để cho nó đi. Chồng tôi nói. Anh sẽ đưa và đón nó về rồi đưa vào bệnh viện ngay.

Tôi lấy kính và lấy tấm khăn che bụi cho bên mắt đau của nó.

– Con thi tốt nhé!

– Dạ. Mẹ yên tâm.

Cùng với kết quả vào vòng QG là 1 tuần nằm viện của con bé. Không được học nhiều, song con bé vẫn vui và cố gắng nhanh khỏi để còn tham dự kỳ thi mà nó mơ ước. Lần này, bác sỹ trưởng khoa nói là có một thứ thuốc mới mà bác đang nghiên cứu cùng 1 số đồng nghiệp. Con bé được sử dụng trước. Nằm trên bàn tiêm:

– Nào, cháu mở mắt to nhé. Như kiến cắn 1 chút thôi. Cháu nhìn lên bóng điện ở trên đi.

Thứ hóa chất đó giúp mắt của con bé mau khỏi hơn. Và đôi mắt của con bé cũng bớt sáng hơn, bớt đen huyền hơn.

Đến năm 2000, VN đã có 1 thứ thuốc nhập từ Anh quốc, và nhờ có thuốc đó, số lần tái phát giảm đi rất nhiều. Kể cũng lâu rồi, chưa thấy con đau lại. Cảm ơn trời. Nhưng giờ một bên mắt nó yếu lắm. Vậy mà nói thế nào cũng không nghe. Suốt ngày chỉ chúi mắt vào cái máy tính thôi.

Nhà có mỗi hai đứa con gái, đứa em học ở nhà rồi. Chỉ có nó là xa nhà. Nhưng mà tôi thấy yên tâm vì sự bản lĩnh của nó. Học xong đại học, nhất quyết không chịu về nhà vì xin việc mất nhiều tiền quá.

– Bố mẹ cho con đi học cao học nhé. Số tiền bố mẹ xin việc đó cho con đủ học xong mà. Học xong con sẽ tự đi xin việc.

Muốn con ổn định, nhưng đất không chịu trời thì trời phải chịu đất thôi.

– Con sẽ cố học để được chuyển tiếp.

Rồi học. Nhưng số mệnh hay là lý do gì? Con bé bị đau đầu.

– Mẹ àh. Con đau lắm. Không biết vì sao nữa.

– Học ít thôi.

– Con học ít rùi mà. Dạo này toàn đi chơi với người yêu thui. Hì hì.

– Thế sao còn đau, hay là mót lấy chồng.

– Hì.

Đón con bé về nhà 1 thời gian.

– Mẹ à. Sắp đến kỳ thi rồi. Con xuống thi đây.

– Nhưng đầu con đau thế mà.

– À, con khám phá ra một điều: con chỉ cần buộc chặt cái khăn quanh đầu là đỡ đau nhiều lắm.

– Nói không nghe gì cả.

Rồi con bé vẫn đi thi bằng được. Và về nhà hý hửng khoe con thủ khoa đợt này rồi nhé. Bao nhiêu người phải chép bài của con đó. Hì hì.

– Thôi, ko đi học nữa. Bố mẹ xin việc rồi.

– Không. Con vẫn đi. Bố mẹ không cho con vẫn đi. Con nghỉ ở nhà 5 tháng rồi. Con thấy khá nhiều rồi.

Và đất không chịu trời thì trời phải chịu đất. Mãi về sau, khi con bé đau không thể chịu đựng được, mới lại gọi về cho bố mẹ.

– Con đã tự đi chụp cắt lớp, điện tim, điện não đồ rồi mà không khỏi bố mẹ àh.

Thì tôi mới lại biết nó vẫn âm thầm chịu đau. Con bé bản lĩnh thật.

– Con đi tập Yoga, và thấy khá hơn nhiều, không đau nữa mẹ àh. Nó lại gọi điện về khoe.

– Uh. Thế là tốt. Cố gắng ăn vào cho béo. Thế được bao nhiêu cân rồi?

– Mới 42 kg thôi. Mẹ chàng lại chê con gầy quá. Out rồi mẹ àh.

Con bé lại cười. Lần nào cũng vậy, chia tay người yêu mà như không. Nhưng chỉ có tôi biết, nó gác máy là thể nào cũng ngồi khóc. Giờ nó chủ quan rồi, có thuốc nên nếu có đau mắt nó lại tra ngay. Thế đấy.

Hạnh phúc khi có một đứa con gái bản lĩnh như vậy. Nhưng giờ 27 tuổi rồi, nó vẫn nhăn nhở:

– Mẹ đừng bắt con lấy chồng mà. Con sẽ lấy, mẹ đừng giục, nghe sốt ruột lắm. hi hi.

– Uh, không mau lên. Rồi không có anh nào rước đi, lại ăn báo cô trong nhà ý.

– Dạ rùi. Mẹ yên tâm. Con gái mẹ cơ mà.

– Thôi xin cô! Con gái mẹ mà ế đến giờ àh?

– Dạ rùi.

Rồi lại líu lo hát. Tôi khẽ cười. Không phải chỉ vì tôi có một đứa con gái bản lĩnh mà rất yêu đời và lạc quan. Cuộc sống sẽ còn rất nhiều khó khăn ở phía trước con gái àh, nhưng mẹ tin con sẽ vượt qua tất cả, rồi con sẽ tìm được người yêu thương con như con từng mơ ước.

– Mẹ cười gì con thế? Con hát k hay àh? Để con chuyển bài khác. Hì hì.

viet-cho-con-buoc-vao-tuoi-doi-muoi

Viết cho Ngố và Ngốc

Ngố àh, giờ này mày đang làm gì nhỉ? Hì, bằng ngần này mà tao còn gọi mày là Ngố nghe ngộ ngộ nhỉ? Hay tao gọi mày là Gà già như có lần tao đặt biệt danh cho cả 1 loạt những đứa sinh năm con Gà ý. Hì hì. Chẳng hiểu sao, mình sinh năm con cún mà toàn chơi với tụi năm Gà. Nào là Gà Già, Gà Hoa Mơ, Gà Mái mẹ, Gà Trống choai… Hì. Nhưng thui, tao sẽ gọi mày là Ngố như vẫn gọi để cuối entry này tao sẽ viết về 1 tên Ngốc nữa. Hì hì.

Mày ạh. Mùa hè đã sang thật rùi nhỉ? Những cái nắng chói chang, rát mật trên đường, nóng bỏng. Hôm trước về trường, bằng lăng đã tím dọc các lối đi. Tao ghét cái màu tím ấy. Nó làm tao đau nhói. Mà sao trường mình lại trồng toàn bằng lăng cơ chứ, rõ là lắm. Chẳng có mấy cây phượng cả, mà tao thì lại thích cái màu đỏ mãnh liệt ấy, hừng hực như khí thế, căng đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ. 2 đứa ở cùng nhau, khác nhau 1 trời 1 vực. Đứa thì ngoan hiền, như người lớn, đứa thì lách cha lách chách như trẻ con, đứa thì chăm, đứa thì lười vậy mà ở với nhau tới gần 4 năm lận. Mãi để khi nhận đề tài mới chịu xa nhau. Nếu còn đi học, giờ này tụi mình chắc lại đang cuống cuồng với thi cử rùi nhỉ? Hì hì. Mày thì chăm chỉ, lên giảng đường, thư viện đều đặn, lặn lội với tụi gà, chó, lợn, thỏ của mày. Còn tao, thì chăm chỉ đi mượn sách vở về chép lại bài cũ, có lần lười, hôm sau thi hôm nay mới mua sách, thế mà vẫn đạt học bổng. Thế mới siêu. Mày toàn bảo tao thông minh, nhưng tao thấy tại mày cứ đi học cùng người yêu nên nó thế. Hì hì. (Úi chết. Sory mày nha. Chuyện cũ k nhắc lại, tất cả đã qua rùi.)

Tao yêu mày lắm, mày có biết không? Giờ nghĩ lại, tao thấy mình vô tâm. Ngày đó, chẳng bao giờ tao biết hỏi mày có chuyện gì thế, có sao k? Tao hình như chưa nhìn thấy mày khóc bao giờ, thế mà mày lại là đứa luôn phải dỗ dành tao. Híc. Mày cứ nhát tao, đừng có đa cảm quá mà khổ. Uh. Chẳng biết được. Có lẽ tao trẻ con quá. Mày thì k thích treo, dán cái gì trên tường cả. Còn tao, tao lại cứ thích. Đầu tiên, tao nghe mày, k dán, k treo, rùi k chịu được, lại kiếm đầy thứ treo treo, dán dán. Nhìn thấy mày đi học về là khoe rối rít. Chắc tại cái vẻ mặt hơn hớn của tao lúc đó nên mày chẳng chê cái tụi đó nhỉ, mà khen: đẹp đấy. Hì hì.

À, mày ơi! Đến mùa trứng cá nữa rồi đó. Những quả trứng cá đỏ hồng, như những chiếc đèn lồng nhỏ xíu treo trên cây. Hì hì. Ngọt lịm. Nhất là vào buổi sáng và buổi trưa trời thật nắng nhỉ? Mày toàn gọi tao là khỉ, vì tài trèo leo hết cả gần chục cây trứng cá ở khu trọ đó. Mà kể cũng giỏi thật. Cao mấy cũng trèo, k có cành để leo, cũng ôm cây mà trèo. Có hôm đang leo dở, mỏi tay quá, kêu ầm ĩ, làm mày cuống cuồng. hehe.

Nghĩ lại thấy vui quá, đẹp quá. Những hôm mất điện nữa chứ nhỉ? 2 đứa lại dải chiếu ra cái lan can bé xíu đó để học, nhưng muỗi cắn quá trời. Thế mà cũng ngủ biến lúc nào k b nữa. Những hôm thảnh thang hơn, leo lên sân thượng, ngắm trời mây, trăng sao. Thấy yên bình thế. Thèm 1 lần được quay lại cái giây phút đó quá.

Ngố àh, thế mà bọn mình đã xa nhau được 4 năm rùi đó nhỉ? Nhanh quá. Bằng cả cái thời gian tụi mình ở cùng nhau. Vậy mà 4 năm qua, tụi mình cũng chẳng có nhiều thay đổi lắm. 2 đứa vẫn phòng không nhà trống. Híc. Tao năm nay được tuổi lấy chồng, sẽ úp sọt 1 anh chàng nào đó cho kịp, còn có 7 tháng nữa là hết năm rùi. Còn mày sang năm nữa thôi đấy. Thêm 1 năm nữa là sang đầu 3 thì chán lắm. Già, con nó không thông minh đâu. Hì hì. Trêu vậy thôi, chứ có ai muốn thế đâu mày nhỉ? Muốn “chống lầy” lắm chứ, nhưng cái duyên cái số nó chưa vồ lấy nhau thì bắc thang lên hỏi ông trời àh. Hì hì. Công việc của 2 đứa nói chung là cũng tạm ổn rùi nhỉ. Nói chung là đủ nuôi cái mồm của mình. Hì hì. Mà tao thấy cũng vậy thui. Muốn có tiền, lại phải bon chen, lại phải lăn lộn, k phải là lười mà sợ, sợ cái cám dỗ của đồng tiền, cả cái bạc bẽo của nó nữa. Hì hì.

Thui, tao kể cho mày nghe về tên Ngốc nhé. Hì hì. Cũng chẳng có gì đặc biệt đâu. Tại vì cả mày và tên Ngốc đó đều gọi tao là Nhóc thui mà. Nhưng Ngốc lại bằng tuổi tao và là boy chứ k phải girl như mày. Hihi. Tao với Ngốc gặp nhau trong 1 ngày mưa lất phất mùa xuân, chứ k phải 1 ngày nắng trong xanh cuối thu như tao với mày. Hi hi . Tên Ngốc đó, đúng là Ngốc cực mày àh. Mà thui, Ngốc cũng đọc blog của tao đó, Ngốc mà biết tao kể xấu Ngốc với mày, thể nào cũng lại… Để hôm nào tao buôn dưa cà lê với mày nhé. Hay hôm nào mày lại ra HN đi, tao lại đưa mày đi loăng quăng, ăn lăng nhăng. Hì hì.

Yêu mày lắm, mày biết không? À, yêu cả tên Ngốc nữa. Mà thui, nói tắt là tao yêu cả Ngố và Ngốc (có lẽ vì thế mà tao cũng hơi ngố và ngốc thật). Hif hif.

(Mày à! Viết rùi đọc lại mà tao thấy nhớ mày quá. Hu hu. Khóc mất rùi!)

thuchoban

Đón Tết

Năm nay lạnh thật nhiều. Mấy năm rồi mới có cái lạnh rét căm căm nhiều và lâu như vậy. Lạnh khiến con người ta mong chờ cảm giác ấm áp của mùa xuân. Có phải vì lẽ đó mà năm nào mùa đông lạnh hơn thì năm đó mùa xuân dường như đẹp hơn. Cả cái không khí ngày Tết, thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thời điểm mùa đông nhường chỗ cho mùa xuân dường như cũng rộn ràng hơn. Từ đầu tuần đến giờ nó đã đi ăn tới tận 4 bữa lẩu tất niên. Bình thường sẽ thấy ngán lắm nhưng trời lạnh, cảm giác quây quần bên nồi lẩu thật ấm cúng, thật vui. Niềm vui đó dường như cũng nhỏ bé so với cái không khí ngày giáp Tết ở nơi là Thủ đô của một nước này. Những tấm biển quảng cáo cho các mặt hàng Tết sặc sỡ, những tấm băng rôn chào mừng ngày xuân, những cửa hàng bán đồ Tết đỏ chói hàng, những cửa hàng quần áo cũng trưng ra những bộ cánh đẹp nhất, những hàng cây ven đường cũng cố gắng tích luỹ nhựa sống để đợi mùa xuân đến là bung chồi non xanh biếc. Tất cả đang chào đón mùa xuân về. Không khí Tết đến trên khắp mọi nơi, từ những con đường lớn đến từng con phố nhỏ. Bình thường cuối tuần vắng hơn ngày thường. Nhưng gần Tết, thứ 7 đường phố lại đông hơn. Mọi người đưa nhau đi sắm Tết, đi sắm đồ mới để Tết còn được xúng xính trong những bộ cách thời trang nhất. Những người lao động cũng hối hả hơn với công việc ngày giáp Tết của mình, tuy vất vả nhưng nhiều việc có nghĩa là tiền công cũng nhiều, cùng nghĩa với việc sẽ có một cái Tết đầy đủ hơn. Ai cũng vui vẻ, trời lạnh nhưng vẫn sáng bừng lên niềm vui của một năm mới sắp đến.

ha noi pho

Như mọi năm còn đi học, giờ này nó đã có mặt ở nhà, giúp bố mẹ dọn dẹp đồ đạc và chuẩn bị những đồ cần thiết cho dịp Tết. Rồi mấy hôm nữa là chuẩn bị đồ để gói bánh chưng rồi. Tuy nhà ít người, nhưng năm nào nhà nó cũng gói bánh chưng. Mấy nhà hàng xóm ở bên cạnh cũng vậy. Mỗi nhà có 4 đến 6 cái thôi và cùng góp vào để luộc chung ở cái nồi to đùng ở nhà nó. Không phải thức đêm để luộc bánh chưng nhưng luộc bánh chưng ban ngày cũng có cái thú của nó. Những thanh gỗ to và thường là loại gỗ cứng để đun được lâu và nhiều nhiệt. Thi thoảng nó cũng phải ngó qua không lại cạn mất nước hay châu châu cái củi vào cho đỡ tắt lửa. Năm nay, năm đầu tiên chính thức đi làm, được thông báo là hết 29 âm mới được nghỉ mà thấy buồn quá. Chẳng còn có cảm giác cùng cả nhà chuẩn bị đón Tết nữa. Biết là công việc mà nhưng thực ra thấy thương bố mẹ nhiều hơn và hiểu tại sao…

Ông ngoại nó quê gốc Nam Định, mẹ cũng được sinh ra ở vùng đất đó. Rồi nhà nước có chính sách lên vùng kinh tế mới. Ông là chủ nhiệm HTX, xung phong đi đầu cùng với HTX lên Bắc Kạn để khai hoang. Đưa được vợ con đi cùng nhưng cả quê hương và họ hàng đâu có thể theo ông. Ông nội cũng thế, quê gốc ở Thái Bình. Cũng theo chính sách mà đến vùng Bắc Kạn đó. Bố mẹ nó gặp nhau, yêu nhau và lấy nhau ở trên vùng quê hương thứ 2 đó. Nhưng lại cùng nhau xuống TN, là nơi nó được sinh ra để mà lập nghiệp. Không có ai thân thích, chỉ có bà con lối xóm. Cái tình làng nghĩa xóm ở vùng quê đó cũng thật ấm áp. Tất cả những người ở khu nhà nó đều là dân từ các vùng khác đến. Những người công chức, công nhân bình thường, giản dị. Họ không ồn ào như dân phố xá, không có phong cách đặc trưng của người dân nông thôn nhưng bất kể khi nhà ai có việc cần đều có mặt, đều được giúp đỡ. Những mối quan hệ đó vẫn không giúp nó hiểu câu “họ hàng dây mơ, rễ má”. Khi đi học, về quê những người bạn, thấy giới thiệu cả xã và thậm chí gần cả huyện này là họ hàng nhà tớ. Nó bỡ ngỡ lắm và ghen tị khi bạn bè nó có nhiều anh chị em họ, và có người phải giới thiệu là chị họ bên ngoại của bên ngoại bên nội… nhà tớ. (Nghe xong một hồi chẳng hiểu gì cả. Dùng từ “họ” cho nhanh.). Nhất là ghen tị với việc mỗi khi Tết đến là họ hàng tụ tập rất đông, chỉ đi chúc Tết trong họ thôi đã không đủ 3 ngày Tết rồi. Nhà nó thì đâu được như thế? Giáp Tết, bố cùng nó hay em về chúc Tết và mừng tuổi ông bà rồi lại xuống để kịp tất niên. Mẹ gần Tết bận rộn với việc bán hàng nên cũng chẳng thể về quê được.

Thành phố TN gần giống với HN, đông người dân ngoại tỉnh đến sinh sống, làm ăn, đông sinh viên, học sinh đến học chuyên nghiệp, nên gần Tết là lại vắng hoe. Khu nhà nó cũng vậy. Bình thường ồn ào là thế mà gần Tết lại yên bình như một làng quê. Chiều Tất niên, mẹ lên một list danh sách đồ ăn để nó nấu cơm cúng. Em Hương phụ giúp làm việc vặt. Nhớ ngày mới học lớp 9, một mình nó đã phải làm cơm cúng 30 nhưng do bé nên chẳng biết làm gì. Bố mẹ về đến nhà thấy mọi thứ tanh bành vừa buồn cười vừa muốn khóc. Cuộc sống khiến con người ta vật lộn với đồng tiền để có những lúc dở khóc dở cười như vậy đó. Từ năm sau Mẹ tranh thủ về nhà làm giúp một số món chính. Rồi khi nó có thể tự làm được cả mâm cơm thì mẹ giao luôn toàn bộ mọi việc. Chưa thành niên mà nấu cơm, sắp mâm ngũ quả và cúng như một người lớn thực thụ là đáng tự hào lắm đấy chứ. Xong xuôi mọi thứ rồi hai chị em đợi bố mẹ về. Cũng không quên đun nồi nước lá mùi để tắm tất niên. Bữa cơm tất niên thường thì có chỉ gia đình, thỉnh thoảng có thêm những người láng giềng và mấy người bạn của bố mẹ nữa cũng vắng vẻ nhưng vẫn hạnh phúc vì sau một năm làm việc vất vả cả nhà lại có mặt đầy đủ. Nhưng hạnh phúc nhất vẫn là giờ phút giao thừa ở gia đình nó. Ba mẹ con được ưu tiên ngủ để lấy sức đón giao thừa. Còn bố thì giao trách nhiệm thổi xôi mới và thịt một con gà trống choai mới để cúng giao thừa (người Việt mình cũng đúng là lắm thủ tục). Nhưng thường thì chỉ có mình nó là ngủ tít. Mẹ và em sắp bánh kẹo và mứt, rượu chuẩn bị cho đón khách xông nhà. Sắp đến giao thừa, nó mới lò mò dậy, cùng cả nhà đếm ngược đồng hồ để chúc mừng năm mới. Ngày còn được đốt pháo, thời khắc đó khắp nơi rộn ràng lên tiếng pháo chào năm mới. Còn giờ, nhà nó mở sâm banh và hát theo bài hát Happy new year trên TV. Hết bài hát, là những lời chúc mừng năm mới của từng thành viên. Thích nhất là lúc được bố mẹ mừng tuổi. Năm ngoái mẹ nói vui nhưng cũng thấy ngùi ngùi: “Sau 2 đứa đi lấy chồng hết, giao thừa lại chỉ có 2 ông bà già này thì buồn chết nhỉ?” Uh nhỉ. “Hai đứa sẽ cùng gia đình thay nhau về ăn Tết với bố mẹ.” “Thôi, lo cho gia đình bên nội chưa xong nữa là?” Hiểu vì sao gia đình người Việt vẫn muốn có con trai nối dõi như vậy. Chưa kịp tranh luận thêm thì các bác, các chú đến nhà xông đất. Khu nhà nó có một lệ rất vui không biết tự bao giờ, đó là đêm giao thừa các “ông đàn ông” tập hợp thành một tốp đến xông đất cho các gia đình. Vừa là một dịp cầu chúc năm mới, vừa là tránh cho gia chủ bị một người nào đó vào xông đất mà k hợp tuổi. Hạnh phúc thật nhỏ nhoi, bình dị quá phải không?

images

Ngày Tết, 2 chị em tuổi ăn, tuổi chơi, tụ tập cùng với đám bạn hết luôn mấy ngày Tết. Chẳng để đến bố mẹ muốn đi chơi không có ai trông nhà. Và cả bữa cơm hạ ban hai đứa cũng chẳng về. Mẹ nhắc: lúc nào đi chơi cũng được, nhưng có những lúc phải ở nhà để cả nhà còn được đoàn tụ. Thấy mình vô tâm quá. Từ năm sau, có lẽ cũng tại lớn nữa, chẳng muốn đi đâu, mà công nhận ở nhà vẫn thấy thích. Cả nhà mở Karaoke, hát hết từ nhạc đỏ, sang nhạc xanh, sang cải lương rồi cả nhạc trẻ em. Có những bài cả nhà biết hát thế là lại “tranh nhau” hát. (Mà nó là đứa lanh chanh nhất nên kiểu gì cũng giành phần thắng.) Mùa xuân đã vui rồi nhưng chắc vẫn còn ghen tị với không khí gia đình nó lúc đó.

Dù vui và hạnh phúc như vậy nhưng nó vẫn thấy thiếu một điều gì đó trong không khí ngày Tết đó. Gọi điện chúc mừng nhà ông bà nội ngoại, các bác, cô chú, cậu mợ rồi mà vẫn thấy thiếu. Nếu sau này, 2 chị em lại lấy chồng xa thì lại chỉ còn bố mẹ với căn nhà rộng thênh thang mà tìm mãi không thấy tiếng cười, tiếng hát đâu. Nó cũng hiểu, tại sao người bạn trai trước đây của nó chọn về quê. Không hẳn là lập nghiệp, không hẳn là có một công việc ổn định mà ở đó có bố mẹ, có gia đình, họ hàng, có những người bà con lối xóm thân quen. Cũng hiểu, lần đầu tiên khi nó nói với bố mẹ con yêu một người ở tỉnh khác, bố mẹ không cấm nhưng cũng buồn buồn mà khuyên can. Lúc đó đâu có hiểu nỗi lòng bố mẹ mà chỉ thấy bố mẹ chẳng hiểu con gì cả và giận dỗi khiến bố mẹ buồn lòng. Giờ thì hiểu tại sao người ta gọi gia đình là mái ấm, hay như mọi người trong nhà nó gọi gia đình nó là “ốc đảo xanh bình yên”. Hiểu tại sao người dân Việt vẫn giữ truyền thống tôn trọng họ hàng. Và mỗi người dân Việt dù đi xa vẫn nhớ về quê hương, nhớ về làng quê nơi ta “chôn nhau cắt rốn”.

Một mùa xuân nữa lại về. Một năm mới nữa lại đến. Nhưng năm nay lại về nhà muộn. Muốn về sớm để cùng gia đình chuẩn bị Tết quá đi. Nhưng cuộc sống là vậy rồi, k ai có thể được hết mọi thứ bao giờ cả. Hạnh phúc vì ta vẫn có quá nhiều thứ. Và vui vẻ gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả mọi người.

Giá trị Friendship ;)

Nó buồn. Chẳng vì chuyện gì cả. Hôm nay, classmate ngày PTTH lấy chồng. Mọi người đến khá nhiều. Vui. Thật vui. Lâu lắm rồi không gặp nhiều friend and classmate như thế. Ngày đi học ĐH, nó học cách xa nội thành. Bận với học. Bận với làm thêm. Bận với những hoạt động. Bận với ốm. Bận với boyfriend. Vì những cái bận đó mà nó ít liên lạc với mọi người. Nhiều lúc nhớ các bạn nó lại lôi quyển lưu bút ngày lớp 12 mà lớp nó viết chung ra đọc. Rồi comment. Rồi ngồi buồn một mình. Những ngày xưa đẹp và trong sáng như một tờ giấy trắng. Những friendship, những cảm xúc đầu đời dịu ngọt đưa nó lớn lên đủ để biết làm thơ, đủ để thả hồn theo cánh phượng, cánh bằng lăng, tiếng ve râm ran mỗi khi hè sang. Ngày học PTTH nó ghét trời mưa. Nhưng học ĐH nó lại thích trời mưa. Nó nhớ những lần dầm mưa cùng friends. Ướt lướt thướt. Vậy mà cười giòn tan. Mặc gió, mặc mưa quất vào người, mặc sấm sét ầm ỳ trên đầu. Chúng làm sao có thể mạnh bằng friendship của tụi nó.

6 năm chuyên Lý. ½ thời học trò. Đủ để nó trở thành một cô bé cá tính, năng động, nghịch ngợm. Nhưng không đủ biến nó thành một cô bé khô khan theo ngành kỹ thuật. Chẳng ai tin một con bé hay hát, hay làm thơ, dễ khóc, dễ cười, sớm nắng, chiều mưa như nó lại là dân chuyên Lý, lại theo học ĐH một chuyên ngành dành nhiều cho con trai. Khi đi học xa nhà, con người ta dễ thay đổi nhiều thứ. Nó cũng vậy. Classmate cùng cấp 3 vẫn thấy nó là một đứa ngỗ nghịch, hay kể chuyện tiếu lâm. Classmate ngày ĐH lại thấy nó là một đứa tuy cá tính nhưng hơi ngơ ngẩn. Tự hào vì không dưới chục friend đa số là nam đã nói thẳng với nó: “Tớ thực sự rất thích một friend như you. Good friend. Tốt đến hơi hâm.” Cùng cười sảng khoái vì câu nhận xét đó. Người ta bảo, khi đi học ĐH, friendship không còn được như ngày PT nữa. Nhưng, với nó, these friends này thật sự vừa là good friend vừa là closed friend. Cùng nhau học. Cùng nhau bàn chuyện xã hội đông tây. Cùng nhau vui những lúc có được học bổng, những lúc tham gia hoạt động, những ngày lễ. Cùng nhau chia sẻ những lúc cuối tháng, những khi ốm đau, những khi thất tình. Friendship được xây dựng từ những niềm vui và nỗi buồn được chia sẻ đó. Nó hiểu rõ khái niệm thế nào là closed friend. Đâu cần phải luôn có mặt bên nhau. Đâu cần phải luôn nhớ cả ngày sinh nhật. Chỉ là khi ta vui muốn được vui cùng người ấy. Khi ta buồn chỉ cần người ấy ở bên ta là đủ. Nó đã có một closed friend, mà mỗi khi nó buồn, nó lại tìm đến. Người đó chẳng có nhà cũng được, chỉ cần chui vào chăn người đó, đắp chăn, ngủ một giấc, hết buồn. Những friendship chẳng nề hà, chẳng tính toán dù sinh viên, đứa nào chả nghèo. Rồi lại ra trường. Rồi lại xa. Mỗi đứa một quê. Buồn chẳng thể ôm nhau khóc. Vui chẳng có ai cười cùng.

Hôm nay, gặp mặt đông vui. Nó hiểu giá trị friendship. Một người classmate nói 1 câu làm nó cảm thấy bị xúc phạm. Nó biết rằng ở tuổi nó, khi đã trải qua k phải 1 câu chuyện tình yêu, chẳng ai tin vào sự trong trắng. Sớm nay đọc báo, thấy nhịp sống trẻ đang ngày càng WTO. Nó cũng thấy choáng váng. Nhưng k nghĩ một người classmate có thể “thẳng thắn” như thế. “Đừng đòi hỏi được hiểu như bạn đã hiểu mọi người, đừng đòi hỏi được tin tưởng như bạn đã tin tưởng mọi người…” câu nói này nó vẫn nhớ mãi nhưng nó vẫn thấy buồn. Nhưng những người nó dùng từ friend để gọi lại nghĩ khác. Friend vẫn luôn tin tưởng nó. Và nó không thấy buồn nữa. Không ai có thể khiến tất cả mọi người đều là friend. Nhưng trong cuộc đời tìm được những closed friend, good friend và rất nhiều friend vẫn luôn tin tưởng nó đã là một điều quá may mắn và hạnh phúc rồi. Cảm ơn friendship. Cảm ơn friends. I love You!

tinh ban

Tôi xinh đẹp !!!

Trưa. Ăn hết một đĩa cơm rang và 1 bát phở. Ở công ty 1 mình. Thấy vắng vẻ quá. Mình nhớ 1 câu mình đã đọc “người ta hao tâm tốn sức để kiếm ra thật nhiều tiền, rồi lại tiêu tốn thật nhiều tiền để bồi bổ lại sức khỏe.” Uh nhỉ. Tất cả những gì chúng ta đang làm để thỏa mãn cái bụng của chúng ta. Nó mà kêu reo réo, rồi sau đó là chân tay bủn nhủn, mắt mũi hoa hết cả lên là chúng ta nghỉ. Mình nhớ mấy câu trong Phật giáo ý là: “Thân xác này chỉ là tạm bợ cho tâm hồn này. Mặc dù là tạm bợ nhưng chúng ta vẫn phải nuôi dưỡng nó để cho tâm hồn này có chỗ trú ngụ để mà được siêu thoát. Chính vì thế đừng quá coi trọng nó.” Song ngày nay chúng ta đang sa đà vào việc phục vụ nó. Nó muốn béo đẹp, chúng ta ra sức bồi bổ. Không chỉ thế còn đi săm, soi, bôi, trát… Lại còn phủ lên nó những thứ đồ không biết có dùng được danh từ “clothes” ”. Uh nhỉ. Đã biết là thế giới vẫn luôn có hai mặt của một vấn đề. Nhưng khái niệm người giàu có được chỉ cho những người “giàu 2 bàn tay, giàu 2 con mắt, giàu tâm hồn”, hay chỉ dùng cho những người dùng đồ hiệu, đi xe ga, xài điện thoại dòng N series.

Nhớ lại ngày xa xưa ấy. Mẹ chàng bảo tôi: cháu gầy quá, phải ăn nhiều vào. Và sau lưng tôi: con bé nó gầy quá, không thể lấy làm vợ được, trông ốm yếu lắm, lấy về để chăm nó cũng đủ chết. Thế là 1, 2… mối tình vuột qua chỉ vì tôi trông quá ốm yếu. Nhưng đúng ra tôi chỉ “thin” thôi chứ không “weak”. Thế đấy. Một mối tình nữa đến và một mối tình nữa lại vuột qua vì cái thể xác gầy gò của tôi.

Sau những lần đó, tôi cũng bắt đầu với những chiến dịch vỗ béo nhưng bất thành công. Vì bên cạnh chiến dịch vỗ béo là chiến dịch học, chiến dịch làm việc quên chết của tôi. Nghĩ lại, nếu tôi không ăn như thế, chắc tôi còn gầy hơn và có lẽ sụp mất rồi. Hì. Và cũng thầm cám ơn những lý do giời ơi đó mà tôi đã là người béo lên về tri thức, về kinh nghiệm và cả về cuộc đời này nữa. Tôi lại lạc quan và ca hát yêu đời. Còn giờ thì có lẽ tôi sẽ lên cân thật. Tôi sẽ béo đẹp và trông thật đáng yêu nữa chứ. Thực ra tôi vẫn phải làm việc khá nhiều, nhưng lý do tôi ăn nhiều giờ là tại tôi thèm ăn thôi, chứ không phải tôi ăn vì cái nọ, vì cái kia. Giống như cây xương rồng của tôi. Sau mấy ngày tôi bỏ bê nó, không tưới tắm gì cho nó, nó đã không héo úa, sắp chết nữa. (cái giống Xương rồng là tưới ít thôi, mà tôi cứ nghĩ nó cần nước nên ra sức tưới thật nhiều. híc). Nó đã ra thêm 2 bông hoa vàng bé xíu xinh xắn. Và còn vài mầm hoa nữa cũng sắp nở.

Uh. Thế đấy. Nếu cứ muốn cuộc sống phải đền đáp lại những thứ mình cho đi thì có bao giờ là đủ đâu và cũng là điều chẳng thể nữa. Ngày mai, tôi sẽ béo lên, trông xinh xắn, đáng yêu và tôi sẽ là người giầu có vì tôi sở hữu một thân thể khỏe mạnh, một tâm hồn khỏe mạnh và trong sáng.

Có ai béo và giàu bằng tôi k?xinh dep