ẫn câu chuyện sau khi đưa con ra xe bus. Sáng nay, vì có sự chuẩn bị tốt hơn nên đã mặc áo ấm ngay từ đầu. Ra khỏi nhà xe là thót bụng một xíu để giữ khí. Gió lạnh gai gai đâm vào da tay và ống chân.
Và câu chuyện khử hàn độc, hôm nay phức tạp hơn hôm qua một xíu, nhưng lại phê pha hơn một xíu.
Bật bếp đun một ấm nước. Cho ít trà bạch tiên, hương trà thơm ơi là thơm. Rót một ly nóng uống với thìa nhỏ cao gừng táo đỏ. Thật là ngọt và ấm ý.
Xong rồi thì ngồi thiền một cạnh cái ấm đun.
Trà tiên núi cao không chỉ thơm mà còn khí tốt. Chẳng cần phải tưởng tượng đã thấy mình đang tọa lạc trên đỉnh núi nào đó. Bên ngoài có mát, mà bên trong ấm. Không bị khí nóng trong người bốc hừng hực khó chịu vì trà tiên thuộc hàng thanh khí và cao gừng nấu kỹ tính bổ ấm chứ không kích dương với người có dương hỏa mạnh chặn trên như mình.
Đến khi thấy toàn cơ thể tròn trịa, thanh ấm tức là khí ấm lan tỏa khắp tới tận đầu ngón chân và ngón tay nhưng k kiểu bí bách nữa thì mới đứng dậy đón chào ngày mới.
Thú vị.
Cuộc khám phá tâm mình hay thân và những thứ xung quanh mình cũng đều thú vị!
Có vợ chồng nhà nào con cái lớn tướng rồi vẫn thích block facebook của nhau không . Cơ mà cứ chí chóe như trẻ con nhưng bảo bỏ thì không chịu.
Vợ: – nếu có cho chọn lại, anh có lấy em không?
Chồng: – không, sợ lắm rồi.
Vợ: – thế anh không hỏi ngược lại à?
Chồng: – không cần hỏi.
Vợ: – tại sao?
Chồng: – vì chẳng ai dám cưới em đâu.
Đa số chúng ta sẽ rất khó chịu với thói hư tật xấu của ai đó, và coi đó là lý do trong việc gắn kết hay duy trì một mối quan hệ.
Nhưng có người, dù bạn như thế nào, người đó vẫn coi đó là con người bạn, chấp nhận con người bạn hoàn toàn như chính bạn, vì bạn là bạn.
Yêu thương hay ghét bỏ đơn giản lắm. Nhưng có thể bỏ qua mọi lỗi lầm mà bên cạnh nhau một cách bình thản thì không gọi là Duyên Phận nữa – mà phải gọi là Giác ngộ trong Tình yêu.
Có người đọc fb của mình, rồi lại nói chuyện với bạn mình (không nói tt với mình) là:
– cái Hà nó viết thì hay đấy, sắc sảo nhưng gai góc, đanh thép, kể mà bớt đi được thì tốt
Xưa mà nghe thấy mấy góp ý kiểu này mình sẽ nhột lắm, kiểu gì cũng nghĩ ngợi: ôi, mình là thế ư, làm thế nào giờ nhỉ, mình cần phải thay đổi thôi… mà giờ mình thấy thích lắm. Thích vì hóa ra cũng có người đọc fb mình.
Thật sự lúc nào điên chuyện gì thì mới hay viết nên ngôn từ nó cũng điên theo vậy. Còn bình thường chẳng nghĩ được gì. Cái thời suốt ngày thơ thẩn sến súa, đầu óc treo ngược cành cây cũng chán luôn rồi. Và quan trọng mình cũng không có nhu cầu cần ai đó thích mình, kể cả khách hàng. Chúng ta đến với nhau, bên cạnh nhau một là do duyên từ trước, hai là ý thức hệ, nhân sinh quan hợp nhau, chứ không phải mấy ngôn từ chau chuốt, nhất là một status có vài dòng nghĩ nát óc mất nửa giờ. Nên giờ cái đầu một là điên, hai là không nghĩ gì.
Nhưng mà công nhận, cái ngôn từ nó chứa đựng nhiều thứ ghê gớm thật, không loại trừ cả bản ngã. Mình chỉ có cỡ nghìn bài viết trên mấy website thôi mà thành ra chẳng có một nhân viên sales nào, doanh thu vẫn xtỷ/tháng. Sợ thật đấy.
Rốt lại chỉ khoe em vẫn bán vật liệu cách âm tiêu âm, cách nhiệt. Vừa đọc cái hđ nhân viên gửi duyệt có nửa tỷ, mà khách yêu cầu mức phạt trần cao nhất 8% với sản phẩm gia công của VN, yêu cầu bồi thường và hoàn hàng 24h. Một công việc hoàn toàn dựa trên nguyên tắc, và điều khoản, sự giao dịch k chỉ giới hạn trong vài trăm triệu đơn hàng, mà là cả công trình vài chục vài trăm tỷ, những tòa nhà cao vài chục tầng, nên mềm mỏng mà không đúng đắn là thánh họ ngay.
Tôi cũng như bạn, vô tình đi qua thế gian này. Nhặt lên đôi ba điều hay hó, treo lên và ngắm nghía. Có những thứ chẳng biết bắt đầu từ đâu, tại sao cứ thế cứ tuôn tràn như thác lũ. Có những thứ đong mãi, kiểu gì cũng chẳng đầy, cứ lặng yên như vậy. Nhưng cứ bám mãi vào những điều vì sao ấy, chỉ khiến chúng ta không thể trọn vẹn hay bình an.
Khi bạn có thể tháo dỡ những sợi dây dính mắc, lôi kéo của cảm xúc, của kiến thức kinh nghiệm, của định kiến áp đặt, đó mới là lúc bạn có thể khám phá thật sâu nơi tâm hồn của chính mình, cũng như muôn vàn điều kì diệu của thực tánh vạn vật ngoài kia.
Đừng để lỡ thời gian bởi các thói quen hay các lối mòn đã hằn sâu trong bạn. Đâu cứ phải hẹn cho mình một bến đỗ hay điểm dừng mới là đích đến. Đi và đi qua, chạm và buông ra, để như thuyền nhờ bánh lái luôn quay mà tiến, để như gió luôn thổi mà bay.
Kì lạ thật. Sao chúng ta cứ phải tranh cãi tiêm hay không tiêm thì sẽ ít nguy cơ hơn. Tiêm vx này tốt hơn hay vx kia tốt hơn. Rồi hô hào cùng nhau vượt qua đại dịch.
Thực tế:
– đâu đâu chẳng nguy cơ, Sinh Lão Bệnh Tử là tất yếu của con người
– cái gì chẳng là chất lạ hay thể lạ hay yếu tố lạ đưa vào người
– rồi mỗi phút giây chúng ta thở thôi đều đã nguy cơ rình rập – dukkha sẵn đó rồi. Trong Tứ diệu đế Đức Phật đã nói: Đây là Khổ – sự thật chẳng thể chối cãi. Vậy có cái khổ nào hơn cái khổ nào.
Nên là:
– cần nhận thức rõ về Tứ diệu đế: Đây là Khổ, Đây là nguyên nhân đưa đến Khổ, Đây là Khổ diệt, Đây là con đường đưa đến Khổ diệt
– cần nhận thức rõ về Tham: Tham ái, Tham hữu ái và Tham phi hữu ái (3 cái tham đưa con người từ tham những nhu cầu cơ bản, tiền bạc, danh vọng rồi tới nhu cầu sống trường sinh bất lão, rồi thậm chí cả nhu cầu làm thánh thần…)
– cần nhận thức rõ về 12 Nhân duyên: có cái này thì có cái kia, không có cái này thì không có cái kia – còn sinh thì còn diệt, không sinh thì không có diệt.
Đã khuyên thì hãy khuyên cho tới nơi tới chốn. Đừng khuyên đánh đổi: sự hiểu biết sai lệch này sang sự hiểu biết sai lệch kia, rồi nhận gạch đá này thay vì nhận gạch đá kia, đặc biệt đổi nỗi khổ này lấy nỗi khổ kia.
Chỉ có tu tập, thấu hiểu Tứ Diệu đế, hiểu 12 Nhân duyên, thì lúc đấy mới an nhiên mà sống. Làm người là cơ hội quý để học hỏi để thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn sinh lão bệnh tử. Chứ không phải lại chui từ kiểu sinh lão bệnh tử của thế kỉ 20 sang sinh lão bệnh tử kiểu thế kỉ 21.
Còn không thì trong hiểu biết của mình hãy khuyên mọi người:
– hãy luôn mỉm cười
– hãy luôn yêu thương
– hãy luôn biết ơn mọi điều đến đi
Không có cái gì là thế giới mới hay chọn lọc tự nhiên ở đây cả. Chỉ là một cảnh trong một bộ phim dài tập, có chút gay cấn hơn để chúng ta chú ý hơn tới bộ phim, xem là chúng ta đang là người diễn hay là người xem mà thôi.
Không phải cứ nam với nữ cạnh nhau là thành yêu nhau
Không phải cứ nước sôi với búp trà là thành trà
Cái na ná tình yêu thì có nhiều lắm
Và cái na ná nước trà thì cũng càng có nhiều
Đừng đổ lỗi cho nhân sinh
Cũng đừng bảo rằng là do vị giác mỗi người một khác
Tình yêu là sự kết hợp hài hòa và rung động từ thể xác tới tâm hồn của hai người. Không cần nói gì, cũng không cần khoe khoang, cũng không cần chứng minh, cũng không cần giải thích, và càng không cần ràng buộc bởi một định danh nào cả. Nếu đã cảm được tình yêu thì nó ở đó, nó là như thế và như thế.
Trà cũng là sự kết hợp hài hòa giữa nước và búp trà. Loại này cần nhiều nước, loại kia cần ít nước, loại cần hãm nhanh, loại cần tiềm trà… Điểm hài hòa này cũng chẳng phải do người uống công nhận, mà tại đó hương vị của trà được cân bằng, tròn trịa nhất – đủ hương, đủ vị, để người uống cảm nhận đấy là trà, và uống vào được, uống nhiều được, uống lâu được, dù là người lần đầu uống, hay biết tới nó.
Tại sao vậy? Giống như tình yêu thật, tự nó đẹp đẽ, khiến người trong cuộc chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện chia tay. Vì người ta không có nhu cầu làm cho nó trở lên hoàn hảo hay tròn trịa hơn. Như vậy, trà ra đúng vị, người ta cũng không có nhu cầu thêm thắt hay tìm kiếm bất cứ điều gì cho nó.
Bạn hay nghe thấy gió hát, nhưng còn gió cười và gió khóc thì
sao? Gió đưa mây đi, để lại những ánh nắng vàng có chói chang, có giòn tan và
có cả dịu dàng. Gió đưa mây lại, để lại những những tí tách mưa có ngỡ ngàng,
có nhung nhớ, có thổn thức, ngổn ngang…
Gió đâu chỉ làm những cành cây xao lá, khẽ hát, đâu chỉ đưa mái
tóc ai nhẹ bay vương vấn, đâu chỉ đưa hương hoa sữa nồng nàn đầy lưu luyến. Gió
làm được những gì nó muốn mà chúng ta đều không thể biết. Nhân gian hữu tình,
vạn sắc lung linh, chỉ riêng gió vô hình, vô hương, vô sắc mà lại có sức mạnh
không gì làm nổi.
Tôi thả lòng mình vào gió, lắng nghe và cảm nhận những gì gió
đang mang đến cho tôi. Một lời thủ thỉ tâm tình hay một lời tự sự khắc khoải
của thế gian. Người ta thường nghĩ rằng, người tu mà, làm sao biết được chuyện
thế tục, họ đã xa rời, đã cắt đứt dây tình luyến ái, đã cắt đứt tham sân si ở
đời. Vì thế mà vẫn đâu đó thốt lên: ơ tu rồi mà, tu rồi mà vẫn thế à… Đâu có
hiểu được, người tu hành thực sự là như thế nào đâu.
Thánh hay phàm thì cũng đều có lục căn (mắt tai mũi lưỡi thân
ý), cũng đều có 6 đối tượng được tiếp xúc (sắc thanh hương vị xúc pháp). Mỗi sự
tương tác của tế bào thần kinh giác quan với thông tin ngoại cảnh đều sẽ mang
lại các cảm giác, các tâm biết trực tiếp cảm giác, các đối chiếu so khớp tâm
biết trực tiếp với thông tin đã lưu trữ, tư tưởng mang tính cá nhân của mỗi
người. Người phàm thì sự đối chiếu, so khớp đó xảy ra ngay lập tức khi
“chạm” vào đối tượng, để rồi đưa ra kết luận: yêu, thích, đúng, sai,
hay, dở, mặn, ngọt… để mà vui, khổ với đối tượng. Người hữu học (mới biết
pháp, đang tu tập) nhờ hiểu nguyên lý này mà phòng hộ các căn, thu thúc các
căn, biết cái mà đang sinh khởi là cảm thọ, để mà thắng tri, mà cố gắng không
phản ứng với đối tượng. Bậc Thánh, nhờ tu tập thuần thục, Vô minh, tham ái đoạn
trừ, Minh hiểu biết về các pháp là vô ngã, các hành là vô thường, sự chấp thủ
các uẩn là khổ mà dừng ngay lại được ở tâm biết trực tiếp đối tượng, đúng kiểu
“chạm là buông”.
Nói vài lời vậy, không khó mà cũng không dễ để tu hành, vì thói
quen từ vô lượng kiếp đã chấp thủ cảm thọ đó là ta, đó là của ta, đây là
thường, để mà níu giữ lại, để mà muốn thời khắc đó là mãi mãi, để mà không chịu
buông rời, hay để mà khó chịu muốn mất ngay lập tức.
Có duyên (xúc) thì nhân tương tác (theo cặp) sẽ sinh quả là cảm
thọ, không có duyên, hay một nhân không có mặt (bằng một trong 7 phương pháp
đoạn trừ lậu hoặc) thì duyên cũng khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, duyên một khi
đã xảy ra thì nó vô chủ, vô sở hữu. Chúng ta chẳng thể nắm bắt, cũng chẳng thể
xua đuổi. Nhưng duyên – xúc này cũng k thể cứ mãi mãi, vì chúng tương tác nên
có không tương tác, hai bàn tay không thể vỗ mãi từ sáng tới tối, nếu có vỗ thì
bàn tay sau đã một vết đỏ là bàn tay khác thay thế, nên cảm thọ ta thấy đó, ta
nghĩ là của ta đó nó cũng nhanh chóng biến diệt, biến mất ngay trước mắt ta
không thể cách nào níu giữ. Sự thật trần trụi ấy, chẳng ai muốn thừa nhận, vì
ai cũng muốn tận hưởng các lạc thọ mà Duyên đem lại. Nhưng vui thì ít, khổ thì
nhiều, não càng nhiều hơn. Cứ càng không vui, người ta lại càng tìm cách và hy
vọng. Bản ngã là một điều đã cố thủ, cho rằng ta có thể với tay hái được cả mặt
trời, với tay hái được cả mặt trăng thì có chuyện gì trên đời là không thể. Để
rồi, con người ta cứ cố hoài, cố hoài, không chấp nhận đầu hàng một cái gì hết.
Tất cả mọi người đứng hò trên bờ, hò reo, để con ếch lấy động lực nhảy thật cao
ra khỏi cái giếng. Ra khỏi giếng rồi, nhưng rồi lại vẫn là ta, của ta, lại thấy
mình đang ở trong cái giếng khác.
Lời thở than của thế nhân chẳng bao giờ dứt. Như ái tình của
loài người cũng nhằng nhịt như sợi tơ hồng giăng trên bờ cúc tần. Càng đi càng
rối, càng gỡ càng chặt. Người tu hành, hiểu vì thế, mà quyết tâm cắt các sợi
dây luyến ái, nhổ bỏ tận gốc rễ, đem phơi khô, đốt thành tro các hạt giống vô
minh. Có đau đớn không? Có dễ dàng không? Mỗi một lần cắt đứt, mỗi một lần nhổ
bỏ là sự đấu tranh giằng xé của cả tâm hồn và thể xác. Các cảm thọ dục ái, hữu
ái biểu hiện đầy đủ trên thân như đứa con đang tách khỏi cơ thể người mẹ. Các
cảm thọ vô minh cũng như ngàn sợi dây thừng cuốn chặt đến quặn thắt, nghẹt thở.
Nếu không có Chánh tinh tấn, tứ chánh cần, thì thật khó để một kẻ phàm phu có
thể quyết tâm dứt lìa tham ái, vô minh được. Nếu không hiểu rằng đó chỉ đơn
giản là cảm thọ thì không thể kiên nhẫn, từ tốn, không sợ hãi, mà đợi cho hết
một chuỗi nhân duyên sanh diệt. Mỗi một tiến trình như vậy, từng búi nhân duyên
hỗn độn đều được quăng bỏ ra khỏi tập nghiệp của mỗi hành giả tu tập. Nhưng đổi
lại là những thành quả xứng đáng trên con đường thực hành đưa gần tới sự giác
ngộ. Trên con đường giác ngộ không trải thảm và hoa hồng như nhiều người vẫn
nghĩ. Đâu chỉ biết, nghĩ rằng nó vô thường, vô ngã là xong đâu. Bao đời nay, ai
cũng biết Đời là Khổ (Tứ thánh đế), mà có thay đổi được mấy điều trong ta. Vì
không chịu được những cản trở trên, vì không chịu được những đau đớn, khó khăn
trên. Nếu biết chúng đều là cảm thọ thôi, “là tâm” thôi, chúng rồi sẽ
đến và đi, sao không cố thêm một chút, chịu đựng một chút nữa, sao không dịu
dàng đón nhận, mà chờ đợi hay bằng lòng với những gì đang xảy ra nơi thân tâm
này?
Gió có thể đi từ đồng bằng tới núi cao, có thể đi từ đồng hoang
ra biển rộng, có thể đem nắng, có thể đem mưa. Đừng để gió mang theo nụ cười
hay nước mắt của ai, đừng để gió vấn vương chút bụi trần ai, để gió trong lành
như gió, để gió được tự do rong chơi qua các mảnh miền. Và hãy cứ để lòng mình
nhẹ tênh như gió, “chạm một cái là buông” để nó được tiếp tục cuộc
hành trình trong kiếp nhân sinh của chính mình.
Trải tâm từ, nguyện duyên lành đến các bạn chưa tu học sẽ biết
đường tu, các bạn đã học rồi hãy tinh tấn, tinh cần.
Viết là một cách sửa tâm. Mà trước hết là sửa tâm minh.
Phải thành thật:
– quá nhiều vọng niệm nhảy ra, k thể yên mà tọa thiền được;
– thứ hai là bản thân mình cũng đã mắc từng này lỗi (có thể chỉ
1,2 lần nhưng cũng là mắc) thì mới có thể nói chính xác, miêu tả trạng thái,
cách hành xử như vậy được;
– thứ ba là cũng đã tàm quý để vượt qua các lỗi chứ các bài viết
không bao giờ nói suông về lỗi chỉ để chê trích.
Danh xưng bạn thực chất là tiềm thức đang nói với ý thức của
chính bản thân người viết, và để câu chuyện mang tính khách quan cho người đọc.
Ai đó vô tình đọc:
– nếu bấm like, haha, thì:
+ một là không có mình trong đó, chẳng nghĩ gì, vì các bài viết
đều có tính hài hước
+ hai là có lỗi sai, nhận ra lỗi sai, like tim để cảm ơn người
viết đã chỉ ra
– nếu ai đó comment phản ứng ngược lại, vì góc nhìn của hai bên
chưa thống nhất, quan điểm chưa đồng, đó là chuyện bt vì kho chứa mỗi ng đều
khác nhau, khả năng học hỏi, nắm bắt khác nhau, mặt khác cũng k kết luận là hai
người lệch nhau mọi quan điểm
– nếu ai đó cho rằng đang nói mình, không còm, nhưng kết luận ng
viết đang cố tình bôi xấu mình, soi mói mình, mình k có gì sai, rồi người viết
vẫn còn non lắm, mới chỉ hiểu vậy thôi và bĩu môi đi qua, hay về fb viết các
thông tin vừa chạy ra đó lên tường thì thật đáng tiếc
Một điều thành thực nữa, đã vào fb viết, rồi còm qua còm lại là
thiếu chánh niệm rồi. Dù có biện luận là tôi đang chánh niệm và nói về văn tuệ,
nhưng khi đề cập tới một người thứ ba ngoài câu chuyện còm hai người thì đó vẫn
là tà niệm. Nếu đã là lời giảng hãy trực chỉ lộ trình tâm, hoặc dừng lại và
nhắc người kia tự tàm quý lại mình.
Bản thân người viết (tôi – dùng từ này bản ngã nhỉ) là một người
có 6 trí thông minh bằng nhau, tfrc 180, nghề được khuyên là làm luật sư. Nên
hiểu biết nhiều việc, giỏi nhiều việc. Nhưng nếu lấy sự thông minh, giỏi lý
luận để bào chữa cho bản ngã của mình, thậm chí cho rằng nó là Vô thường, vô
ngã để bào chữa cho các lộ trình tâm mình thì thật sự tất cả giống như hồ sơ
thụ án: không đủ chứng cứ để xác minh tội danh. Nên hồ sơ thì treo, người phạm
tội lại được thả.
Cuộc chiến tranh nào thì cũng đầy đau thương và đổ máu. Cuộc
chiến với bản ngã cũng vậy. Đó là những tâm tư rối bời. Đó là những lần ngồi
thiền không thể vào định. Đó là sự sợ hãi người nọ người kia hiểu sai mình. Đó
là sự bất an khi ai đó cho rằng mình làm chưa tốt. Nhưng bạn lại không muốn
thừa nhận những sự đau đớn đó, tìm cách lảng trách và gói chúng lại trong Vô
thường, vô ngã.
Người viết cũng đã có thời: Để làm người tốt, để được khác nói
là tốt, phải gồng mình, phải luôn tìm cách thể hiện, luôn tìm cách làm gương.
Nhưng đổi lại là gì, không dám nhớ nữa. Vì thật sự viết đến đây, cũng thấy nhoi
nhói trong lòng, như vậy là bạn đủ hiểu.
Thế nên, hãy cứ chọn cho mình một cách sống thoải mái, với chính
tâm trạng và cảm xúc của mình. Thích uống bia, uống bia. Thích chửi bậy, chửi
bậy. Thích viết, viết. Thích khóc, khóc. Đó k phải là lối sống buông thả. Mà
với người có pháp học, pháp hành rồi. Đó là cơ hội để các kiết sử ngủ ngầm, vô
minh được bộc lộ. Có như vậy mới có cơ hội đào nó lên, phơi nó ra, làm cho khô
héo. Cái cây xanh tốt, k ai biết dưới gốc rễ thế nào trừ khi đào nó. Đây là giai
đoạn đau đớn. Cần liên tục quán tâm, quán pháp và có các đạo hữu hay thầy bên
cạnh nhắc nhở. Vì đã thành thục quán thân, và thực hành hiểu được chánh niệm
tỉnh giác rồi thì những tật xấu sẽ đến và đi nhanh thôi. Hãy nhớ, nếu còn sợ và
ngại ai đó chê bai, là còn vun bồi cho bản ngã.
Chính vì thế, chúng tôi có một Group “Tám tà” vừa là
ngược lại Tám chánh, vừa là chuyên “tám” chuyện tà, cũng chỉ để là
soi tâm thật của mình, của nhau, cùng nhau sách tấn thực hành trên con đường
gian nan này.
Nếu khó thiền định, thiền quán do tâm vọng, hoặc chìm sâu trong
định nhiều không quán được, hãy Viết trước hoặc sau khi thiền, bạn sẽ quét được
nhiều phết.
Mình viết nhiều vì nói thật nhà mình quá nhiều rác, k thừa nhận
và k phá cái bản ngã này thì sẽ còn khô quắt vì tâm tư chồng chéo.
P.s: cẩn thận với việc viết nhiều được nhiều người khen hay,
khoái chí càng viết ác, càng thích thể hiện ta đây văn tuệ tốt, có thể làm
thầy, có thể ra giảng cho thiên hạ, lại càng vô tình vun bồi bản ngã
Không biết chúng ta đã bên nhau bao nhiêu kiếp rồi, hay vô tình
đi qua nhau, để lại cho nhau một ánh mắt. Để rồi ánh mắt đó như một loại virus
xâm nhập. Trong những giấc mơ chập chờn, ta thấy ánh mắt đó cứ nhìn ta rất lâu,
rất lâu. Ánh mắt đó chứa đựng cả bầu trời mà dường như chỉ có mình ta ở trong
đó.
Rảnh rang nên cái đầu thật là nhiều tà niệm á. Hehe. Nghĩ ra thì
cái con virus này cũng như một nhân duyên chẳng biết từ đâu xuất hiện. Nhân
duyên đó vô tình rơi trúng đầu, gây bệnh. Đi qua nhân duyên này, người thì vẫn
đủ sức vượt qua, người thì bệnh nằm máy thở nhưng rồi cũng ổn, xong cũng không
ít người phải ở lại.
Ta nhớ ngày đó ta từng nói: chúng ta như hai người già vậy, một
tình yêu người già. Cứ lặng lẽ bước bên nhau, thi thoảng nói vài câu vu vơ,
không có một mong cầu hay ép buộc nào cả, không có vướng bận gì trên đời, thậm
chí cả những đòi hỏi của lứa đôi bình thường. Ta nói không cần cùng người già
đi, ta cũng tưởng tượng được sau này chúng ta cũng sẽ chỉ như thế này. Đó là
một tình yêu viên mãn. Người khẽ mỉm cười.
Có những loại virus chỉ tồn tại trong cơ thể người theo chu kì,
nhưng có những loại đã vào là ở đó, chỉ trực chờ hệ miễn dịch yếu là tấn công
vật chủ. Ánh mắt đó ta có thể nói như một loại virus thứ hai kia, qua bao nhiêu
kiếp người rồi, vẫn vậy.
Cách ly chỉ để tránh dịch bệnh bùng phát, chứ người đã mang sẵn
virus rồi thì cách ly hay không cách ly vẫn thế. Dầu sao, việc cách ly này
khiến mỗi chúng ta sẽ trở nên kiên cường hơn, tự mình phải chịu trách nhiệm cho
chính mình, vì thế mà tự cải thiện hệ miễn dịch của mình.
Ta và người cũng đã cách xa lâu lắm rồi, cũng hoàn toàn hiểu
được cái tình yêu vô cầu này, chính nhờ nó mà làm cho hệ miễn dịch của chúng ta
khỏe hơn. Người ta chỉ có thể yếu đi khi muốn mà không được, ghét mà phải
gần…
Những ngày cách ly này, không cần đặt giới hạn thời gian thì sẽ
thấy 14 ngày trôi qua dễ dàng. Nếu có cách ly tiếp cũng không khó chịu. Cũng
như ta cứ tìm người hết kiếp này tới kiếp khác, đã hàng ngàn năm trôi qua, mà
cũng không mong chờ kết quả.
Nhưng nếu lựa chọn giữa cách ly và không cách ly, ta vẫn lựa
chọn, người ôm ta vào lòng và nói…hết virus rồi.