Kinh doanh và Tu đạo

Dù là trong Kinh doanh hay trong Tu đạo thì điều cốt yếu nhất cần thấy được:

1. Làm gì thì phải biết mình đang làm gì
2. Làm những việc cần làm để có kết quả phù hợp với năng lực (chuyên môn, tài chính, nhân lực, khả năng quản trị) và các duyên xúc, không chín ép cũng không dễ duôi
3. Không cần làm những việc sẽ không ra kết quả hay nó là sự vọng tưởng của tương lai. Như ngoài tầm với của chuyên môn, tài chính, nhân lực, quản trị… và các duyên xúc. Đa số người làm kinh doanh hay ảo tưởng về khả năng của mình cũng như bảo phải liều để rồi dúi dụi. Còn người tu đạo, do tà định mà dẫn tới tà tri kiến, tưởng tượng đủ thứ.

Ngay bây giờ và tại đây, với người làm kinh doanh, nếu thấy sản phẩm của mình có duyên với thị trường thì cần phân tích để chau chuốt sản phẩm để sp chất lượng nhất, cần tối ưu quy trình để tiết kiệm chi phí. Người tu đạo, sau khi có sự chánh niệm trên thân, biết rõ các cảm giác trên thân chỉ là cảm thọ, biết rõ sự thật của thế giới là cảm thọ, thì cần luyện tập cho sự biết đó ngày một clear như là mắt mình đang thấy một cái gì đó hữu hình, đó là tìm hiểu sự vị ngọt, sự nguy hiểm và xuất ly của thọ.

Đa số, khi kinh doanh, mới kinh doanh vài sp thấy ok là vọng tưởng nghĩ mình làm chủ được thế giới nên nghĩ ra đủ thứ làm, rồi vay mượn đầu tư, quảng bá. Mà k hiểu, nồi nào úp vung đấy – sp chỉ hợp với 1 nhóm người, muốn nhóm người càng đông thì sp phải đáp ứng được. Còn người tu đạo, khi thấy có chánh niệm trên thân, hơi thở có chút định tĩnh, ít biến giật thì tâm lại phóng dật, tâm si khởi lên bay lượn khắp nơi, linh tinh trong cái suy diễn điên đảo của tà tư duy.

Người làm kinh doanh mà có tu đạo hãy nhớ: đường này đến thế gian, đường kia đến niết bàn – không thể đi 2 chân song song rồi xoạc rách háng có ngày. Hãy hoan hỉ, chánh niệm liên tục.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
Website