Bạn có thể đọc thuộc làu làu kinh sách, viết lại y nguyên lời một vị đạo sư giảng không sai một dấu chấm, phẩy nhưng chính việc này khiến bạn rất dễ trở thành khúc gỗ bị mắc cạn hay mục nát ở bên trong.
Khúc gỗ bị mắc cạn trên đất nổi đồng nghĩa với ngã mạn. Sự thông minh, tư duy logic giúp người ấy có thể có một trí nhớ tốt, xâu chuỗi được các vấn đề lại với nhau. Chính vì thế người đó tưởng rằng mình có thể lãnh ngộ pháp, chứng pháp.
Khúc gỗ bị mục nát ở bên trong là không phải Samon nhưng hiện tướng Samon, không phải phạm hạnh nhưng hiện tướng phạm hạnh. Nội tâm bị hủ bại, đầy dục vọng và là một đống rác bẩn. Khúc gỗ mục ở đây rất gần với bản ngã, do thực ra nó là bản ngã được phóng đại, chỉ còn cái vỏ mà không có lõi. Nội tâm hủ bại, dục vọng cũng do bản ngã đầy tham muốn, nhân danh điều nọ điều kia, nhất là núp bóng thiện pháp.
Xem thêm bài kinh Khúc gỗ https://suttacentral.net/sn35.237/vi/minh_chau
Thật khó để một người có thể nhận ra mình đang bị mắc cạn hay là một khúc gỗ bị mục nát ở bên trong. Chỉ có Chánh kiến mới có thể liễu tri được cả Chánh kiến và Tà kiến, nhận mặt rõ được trò chơi mà bản ngã của mỗi người đang tạo ra.
Sự thông minh, logic không có nghĩa là thân chứng. Vì thông minh, logic nằm trong kho tri thức kinh nghiệm Vô Minh, ở các vòng lặp của Tà tư duy mà có được. Còn Thân chứng là sự thay đổi thực sự của lộ trình tâm khi một chi phần được khắc rãnh sâu vào kho chứa. Chính vì vậy, khi thân chứng từng chi phần, người học đạo đều cảm thấy có sự thay đổi rõ rệt bên trong thân và tâm mình vậy. Và phải hiểu kho chứa này nằm ở khắp cơ thể chứ không phải nơi bộ não, nên khi có thay đổi là toàn thân cảm nhận vì nó có sự thay đổi tới cấu trúc AND (nhiều hay ít tùy sự thân chứng), hay đơn giản gọi là thay đổi tới tận bản chất vậy. Chứ không phải người đó nghĩ là, cho là như vậy.
Cũng chính vì thay đổi tới bản chất nên người này là một con người mới hoàn toàn. Có những người sự thân chứng ít, mờ nhạt thì mới chỉ là khác khác đi nhưng người đó đã cho mình là thay đổi quá nhiều. Ai cũng nói không ai hiểu mình bằng mình, nội tâm ai người ấy hiểu. Nhưng rất tiếc lời ăn, tiếng nói, hành động mà một người đưa lại lại đang nói lên tất cả cái sự thay đổi từ bản chất của người đó tới đâu.
Tất cả những hành động nhân danh (rất nhiều) từ trách nhiệm tới gieo duyên đều là việc làm của BCĐ hiệp thế. Với người tu học BCĐ siêu thế, Chứng ngộ Duyên khởi, hay Vô ngã dù mờ nhạt chi phần này cũng hiểu việc của mình phải làm là gì. Đặc biệt là cư sĩ, việc của mình là Hộ pháp mà thôi, giảng pháp hay gieo duyên là của các bậc giảng sư. Các sư tăng sư ni còn chưa dám đứng lên giảng, học trò có được tí lý thuyết giảng về Phật về Pháp như đúng rồi. Phần này xưa chính mình cũng vướng. Sau khi thấu hiểu ra, sợ không dám nói lung tung. Hoa chân múa tay nói, vừa có thể làm người nghe, người đọc hiểu sai về Phật. Mà hiện nay chính vì công nghệ thông tin mà Phật giả khắp nơi là như vậy. Còn khi hiểu, các bài gần đây, luôn phải trình pháp rồi mới dám đăng (bài này k trình vì bài này viết có cái tôi ở đó rồi,hihi).
Chưa kể hãy quan sát sự thực của một người là việc đời còn chưa dứt, vẫn ham vọng công ty lớn, nhân viên đông, xuất hiện nhiều trên công nghệ thông tin đại chúng, đưa những tin nội dung không liên quan tới pháp học, pháp hành. Thật tiếc không phải là phạm hạnh của một người Samon chân chính. Chỗ này phải hiểu, các pháp tùy duyên mà sinh, tâm còn phóng dật ra bên ngoài còn ham thích, ước vọng. Đến người chăn bò, còn trả lại bò cho chủ khi nhận ra sự thực hành pháp đúng đắn là như thế nào. Với câu: “đổi tâm không đổi cảnh” cần hiểu được, nếu thực sự đổi tâm thì cảnh cũng tự đổi theo vì cái thân xác phàm này và những gì xung quanh nó đều do Ngũ uẩn kết hợp mà ra cả. Chỉ ai còn chấp chặt Ngũ uẩn thì Tâm vẫn vậy và cảnh cũng vẫn vậy.
Hay đơn giản, nhìn bước đi, nhìn đôi mắt có thể đọc ngay được lộ trình tâm một người khi nói về một vấn đề. Bước đi khoan thai mà vững chãi tâm đặt ở chân mà ý không sinh khởi. Mắt không mở to, nhìn trái, nhìn phải khi có xúc về một thông tin đưa tới. Chưa kể tư thế kiết già lưng thẳng rất quan trọng khác hẳn với việc thả lỏng nghỉ ngơi thư giãn của toàn thân – lúc này cũng không có suy nghĩ, nhưng là không chú tâm vào đâu chứ không phải chú tâm không tầm không tứ là loại chú tâm có chú mà như không chú. Nhưng lại cứ ngỡ mình đang vào tam thiền.
“Còn vui thích với trú xứ của mình hoặc của người, sự kiện tỳ kheo đó được giải thoát không thể xảy ra”. Mình đáng ra cũng cần tâm bất động với trú xứ của người mà thu thúc lục căn, chánh niệm trên thân. Nhưng tu học mà, cũng cần nghiêm túc Liễu tri các pháp trên các thông tin vô minh sinh khởi do Duyên xúc. Cũng thấy rõ các tà niệm đang sinh lên và diệt đi, chúng thật là vô thường, vô chủ, vô sở hữu.