Keywords

Khi sau khi bấm nút “enter” vào vào ô tìm kiếm của Google, tại cái thời điểm chưa có kết quả đó, thời điểm Google còn bận tìm các dữ liệu trong kho dữ liệu của nó, bạn có nghĩ ngợi gì không? Câu trả lời tại thời điểm đó là “không”, hoàn toàn không nghĩ gì. Bạn chỉ quan sát cái vòng vòng của Google. Việc tìm kiếm ở thời khắc đó bạn đã để cho Google làm việc của nó.

Khi bất kể một giác quan nào của bạn “chạm” vào thế giới vật chất, nếu cái thế giới vật chất mà bạn tiếp xúc nó quá đẹp đi, hay nó quá đặc biệt đi, cái thời khắc “chạm” đó bạn cũng không thể nghĩ được gì, vì bạn đang tìm kiếm, tìm kiếm một khái niệm, một mô tả dành cho cái mà bạn vừa “chạm”.

Chúng ta cố định nghĩa, gán nhãn cho tất cả những gì chúng ta “chạm”, mà quên mất tận hưởng thời khắc kì diệu của việc không có một định nghĩa nào, một mô tả nào dành cho điều đó cả. Tất cả chỉ dừng lại ở điểm “chạm” đó, chiêm ngưỡng, tận hưởng, và cảm nhận một khoảng “trống không” nơi nội xúc trong thân tâm mình.

Tại sao lại có khoảng “trống không” ở bên trong vậy? Đơn giản là Não bộ chỉ có thể ra lệnh để tạo ra các phản ứng nơi các tế bào bên trong cơ thể khi nó biết điều đó là gì mà thôi. Nên vì thế chúng ta mới vui thì cà tưng, buồn thì như chìm xuống.

Khoảng “trống không” là một điều kì diệu mà bao nhiêu các triết gia, ca sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ miêu tả về nó. Nó được các nhà thực hành thiền tìm mọi cách để đạt được nó và kéo dài nó. Vì người ta cho rằng ở khoảng “trống không” đó sẽ có muôn vàn điều kì diệu xảy ra, hay có một sự kết nối tâm linh giữa con người và thế giới bên ngoài thật nhiệm màu.

Dừng lại ở các mô tả trên, quay về với ví dụ việc Google tìm kiếm. Bạn sẽ thấy, khi các giác quan của mình tiếp xúc với thế giới vật chất nó sẽ tạo ra một Keyword. Keyword đó chính là 1 Niệm. Tà niệm sẽ kích hoạt bộ máy tìm kiếm những thông tin ta đã được học, được kinh nghiệm nơi não bộ của chúng ta mà cho ra kết quả để từ đó Open tiếp hay Close bộ nhớ lại. Nhưng chúng liên tục Open, open … nên không còn chỗ cho khoảng “trống không” nào cả. Chánh niệm của các vị hữu học, đang học pháp của bậc thế tôn sẽ kích hoạt các khái niệm đó là Cảm thọ và dừng lại ở đó, nhường chỗ cho “khoảng trống”. Với các bậc thành tựu, dường như họ biết thừa các điểm chạm đó sẽ là cái gì, họ đã chẳng còn bận tâm tới kết quả nữa, và họ cứ thoải mái với việc tận hưởng thế giới mình “chạm”, tận hưởng khoảng “trống không” bên trong mình như cánh chim được tung bay thoải mái giữa vùng trời xanh bao la này vậy.

P/s: mọi khái niệm chỉ mang tính chất diễn đạt, còn tôi chỉ mong bạn khám phá ra thế giới rộng lớn thực sự bên trong mình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
Website