Hạnh tri túc và Làm kinh doanh

Người biết hạnh Tri túc (biết đủ) vậy mà vẫn Làm giàu (mở doanh nghiệp) thì có mâu thuẫn không?

Đây là câu mà cả những hành giả lẫn người đời đều thắc mắc câu này. Hành giả thì cho rằng, vì ta Tri túc nên vật chất, danh vọng, địa vị là những cái ngoài thân, ta không nên và không cần quan tâm. Vì vậy, mà không nên làm giàu, không nên mở doanh nghiệp… vì sẽ tạo nghiệp, sẽ lấy tiền của người khác vào đầy túi mình, mình sẽ giàu có, và mình sẽ trái đạo… Người đời thì cũng thắc mắc tương tự, tại sao tu rồi lại còn mở doanh nghiệp, mà mở doanh nghiệp rồi mới tu thì sẽ có nhiều hạn chế vì không còn tham vọng nên sẽ dừng lại, sẽ biết đủ, doanh nghiệp không lớn mạnh …

Thật sự chúng ta mới đang nhìn thấy bề nổi của 2 từ Tri túc và Làm giàu mà không hiểu được cái rộng lớn, chiều sâu của nó. Tôi phân tích như sau, các bạn xem có thấy nó mâu thuẫn không?

Làm giàu (mở doanh nghiệp) nhìn về hình tướng sẽ là lấy tiền của người khác cho vào túi mình. Nhưng bản chất việc đó là một Vấn đề của khách hàng hay của xã hội được giải quyết. Bạn có vấn đề, bạn phát sinh nhu cầu và một sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp được phát sinh để phục vụ, giải quyết nhu cầu đó. Vì tôi phục vụ và giải quyết nên tôi được trả công xứng đáng kèm theo sự hoan hỉ của người có vấn đề. (Không bàn tới việc những người nhìn thấy nhu cầu, vấn đề của khách hàng nhưng lại đi cung cấp một sp,dv kém chất lượng, thậm chí ngụy ảo không giải quyết được nhu cầu, vấn đề đó. Hay những Dnghiep là sân sau). Vậy việc một người cung cấp sp,dv để giải quyết vấn đề, nhu cầu của khách hàng có phải là đi trái đạo?

Giữa một đám đông kia, người nào cũng chỉ chăm chăm lo xem mình được cái gì, mình mất cái gì, mình có nhiều hay có ít, thì có một thiểu số người nhìn thấy cái vấn đề nhức nhối của người khác. Không phải tôi là Dn mà tôi tự khen, mà tôi thật sự thán phục những người làm Doanh nghiệp, họ có cái nhìn sâu sắc hơn rất nhiều đằng sau những sự tham đắm của loài người. Họ hiểu được nỗi khổ, mong mỏi của người khác để mà từ đó họ đau đáu tìm cách giải quyết, giúp đỡ người khác. Thật sự xã hội không có những người làm DN, những người tạo ra sản phẩm, hàng hóa thì xã hội vẫn là xã hội nguyên thủy. Sản phẩm hàng hóa đó vốn dĩ là cái giải quyết nhu cầu, vấn đề của xã hội, chỉ vì lòng tham của loài người biến các từ đó thành Của cải, vật chất (sự sở hữu, sự tích lũy) mà thôi.

Những người bạn Dn của tôi đều nói: cái làm từ thiện mà chúng ta có thể làm tốt nhất đó là: tạo ra một sp,dv với chất lượng tốt nhất mà giá thấp nhất để người có nhu cầu phải chi tiêu thấp nhất; mặt khác: tạo điều kiện, môi trường làm việc, lương thưởng cho nhân sự tốt nhất để họ không phải chịu áp lực, phải lo nghĩ bòn rút của công, gian lận trong công việc… Vậy đó, bên cạnh việc tạo ra sp,dv giải quyết vấn đề cho con người, họ còn thực hành Tâm hạnh như vậy. Những người luôn tâm niệm cần xây dựng một doanh nghiệp có Tầm, trở thành một Dn có Tâm như vậy đó.

Sang vấn đề Tri túc. Hạnh Tri túc được thực hiện như thế nào với những vị Dn này? Đầu tiên là việc tạo ra 1 sp,dv: nếu không hiểu thế nào là sự hợp lý, sự tương xứng giữa sp,dv và nhu cầu, vấn đề của khách hàng thì tạo nên sự thừa thãi không cần thiết, dẫn tới giá cả hàng hóa gia tăng, khách sẽ phải chi một số tiền lớn hơn nhu cầu, vấn đề của mình. Nếu bạn là người mua, bạn gặp 1 người tư vấn đúng nhu cầu, vấn đề của mình sẽ khiến bạn hoàn toàn thoải mái sau đó, nhưng nếu sau bạn phát hiện ra, người bán chỉ khua môi, múa mép để bán cho bạn nhiều hàng hơn thì lần sau bạn ghét no phải không? Người kinh doanh có tài là người biết đủ cho khách hàng để lần sau họ hoan hỉ mà quay lại.

Trong hợp đồng mua bán, vì sự biết đủ, các điều khoản mua bán đều sẽ có lợi cho cả hai bên. Nếu nảy sinh mâu thuẫn, hoặc gặp khách hàng không tốt, họ không vì sự cố chấp sở hữu mà xồn xồn lên, dẫn tới sự đôi co, tranh chấp. Biết đủ đôi khi còn là sự chịu thiệt, thua kém để giữ hòa khí chung. Chứ không phải cái gì cũng phải là của tôi, thuộc về tôi, tôi đúng…

Đối với người cộng tác, nhân viên…sự biết đủ này là sự phân chia lợi nhuận công bằng, hợp lý với sự góp vốn, góp sức của các thành viên. Không thể bo bo, là công ty của tôi, ý tưởng của tôi nên tôi được tất ăn cả. Các bất đồng trong các thành viên sáng lập nảy sinh luôn do mỗi người không biết đủ, tranh công, tranh lợi rồi tan đàn xẻ nghé. Nếu ai cũng biết đủ thì đều hoan hỉ với phần mình làm và nhận được thì sẽ là một tổ chức vững bền, phát triển không?

Tôi thấy rất ít những Dn thành công mà không biết tri túc. Họ không tri túc, tức là họ lấy luôn cái lợi nhuận của công ty đó đầu tư vào tài sản cá nhân, thỏa mãn sự ham muốn cá nhân của mình. Nhưng họ là Dn thành công thì họ luôn đem phần lợi nhuận hàng năm ra tái đầu tư, phát triển, cải tiến sp, dv hoặc tìm cách giải quyết nhu cầu, vấn đề khác của xac hội. Họ tìm cách làm sao các cổ đông công ty được cổ tức cao nhất, lương thưởng của nv được cao nhất… Họ đều là những người vì người khác trước khi vì mình. Viết đến đây, tôi thật sự tri ân những con người Dn đó.

Vốn dĩ đại đạo là sự tổng hòa của các yếu tố. Mỗi hạnh đạo được thực hành một cách thấu ngộ đều mang lại kết quả viên mãn. Vấn đề không phải mình là ai, làm gì mà vấn đề mình như thế nào, làm như thế nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
Website