CEO đến Tết

Vậy là sắp hết tháng 11. Chỉ còn 1 tháng 1 tuần nữa là hết năm 2012. Thời gian trôi như bay ý nhỉ? Nhiều lúc thấy mệt mỏi và chán nản với những gì mình đang làm vì nghĩ nó phải làm. Nhưng chỉ cần thay đổi thái độ, thay đổi góc nhìn, thấy yêu công việc mình làm, thấy yêu những con người mình gặp, thấy yêu sản phẩm mình tạo ra và thấy mình thật có ý nghĩa và cần sống có ý nghĩa, cần làm việc có ý nghĩa hơn.
Mạnh dạn đổi lại “chức danh” của mình là CEO sau 2 tháng thử việc tại Nội thất AK (ông xã phải “chịu” phần gánh vác việc lớn của đất nước). Thành công chưa thu lại được gì nhiều. Nhưng có lẽ thành công lớn nhất là ta nhận ra ta yêu công việc này. Dù rằng CEO thật không hề đơn giản và thật sự vất vả với ta. Nhưng mỗi một sản phẩm thiết kế mới được ra mắt, mỗi một bộ đồ gỗ được đóng xong, ta lại thấy mãn nguyện, lại thấy mình đã góp một phần nhỏ bé nào đó vào mái ấm gia đình của một ai đó.
Cố gắng và cố gắng hơn nữa cho 1 tháng và 1 tuần cuối cùng. 

den tet

Bài học từ người thợ sửa xe máy

Ăn trưa cạnh quán sửa xe máy, nên học được bài học thật thú vị.

Khách hàng thứ nhất:
– Anh sửa cho em cái càng, nắn lại hộ em nhé.
Người thợ thứ nhất:
– Chị ơi xong rồi, em đã nắn xong càng. Thanh toán 100k.

Khách hàng thứ hai:
– Anh ơi, thay cho em cái xăm.
Người thợ thứ hai:
– Chị ơi, ngoài xăm ra, em thấy xích của mình bị trùng chị ạ. Dầu đã cạn vì ngooài 6 tháng rồi chị chưa thay phải không. Má phanh cũng mòn nữa. Em sửa luôn cho chị nhé. Phụ nữ không nên đi xe như vậy chị ạ, nguy hiểm lắm.
– Ok. Em kiểm tra xem còn gì không nhé.
– Dạ. Chị ơi đã xong ạ. Của chị hết 500k.

sua-xe-may-05

Bạn là nhân viên nào trong 2 nhân viên trên? Bạn đợi xếp của mình giao việc, đợi khách hàng của mình hỏi mua thì mới làm? Hay chủ động như người thợ thứ hai?

Trước khi muốn có được vị trí công việc mới, mức lương cao hơn, tăng doanh thu hãy đưa giải pháp cho công việc và khách hàng của mình đã nhé.

Từ tháng này, mình sẽ ép dụng “Thưởng ý tưởng kinh doanh” cho nhân viên của mình.

Cảm nghiệm

Gần đây, do kinh tế khủng hoảng và hỗn loạn, tiền mặt không có, mà tiền tiêu lại càng không, con ngta dẫn tới việc kinh doanh những sản phẩm vô hình không phải đầu tư cơ sở vật chất và lại sử dụng một hình thức cực kỳ văn minh là internet – gọi nôm na là Kinh doanh online hay Kiếm tiền trên mạng, thậm chí một số cái lợi dụng theo hình thức đa cấp, hay đào tạo những kỹ năng, đào tạo làm giàu, đào tạo làm sếp.

luadao
Điểm danh các hình thức:
– Forex: tôi đã từng tham gia forex. Forex thật sự tuyệt vời. Nó khiến con ngta phải thật sự nhanh nhạy với bất kỳ 1 sự thay đổi nào đó trên TG từ kinh tế, chính trị, thiên nhiên, tài nguyên… Nó củng cố khả năng phân tích và dự đoán tài chính vô cùng đỉnh. Nó làm cho ngta có tinh thần thép trước sự biến đổi từng giây và từng cái click chuột, có thể được hay mất cả vài nghìn hay chục nghìn đô. Ngày đó vì thích nó thế nên tôi cũng đi làm môi giới Forex, nhưng quả thật, tôi đã nhận ra cái sai của mình. Tôi không nói nó ở góc độ đỏ đen, mà tôi nói ở góc độ người xài nó phải thật sự tuyệt như nó. Giống như việc bây giờ tôi k b đi ô tô, ai đó đưa cho tôi cái ô tô và bảo tôi đi đi, tránh mưa, tránh nắng. Tôi hý hửng leo lên, nhấn ga và Buzz, tôi gây tai nạn. Người đưa tôi cái ô tô hẳn sẽ hối hận. Tôi đã hối hận vì sự chỉ hiểu sản phẩm tôi xài mà không cần hiểu khách hàng của tôi xài nó thế nào.
– MB24: tôi chẳng muốn lên án nó nữa. Thương mại trực tuyến cực hay. Bán hàng theo kênh đa cấp (từ tiếng việt) hay bán hàng theo kênh truyền miệng (từ của tôi và nhiều người làm marketing) quả là một kênh free và cực kỳ hiệu quả. Nhưng mb24 đã lợi dụng sự ngu dốt của dân VN để mà áp dụng đa cấp vào kinh doanh gian hàng thương mại điện tử. Họ quá giỏi khi lôi kéo được sinh viên, người nông dân, ng bán rau vào mua gian hàng phục vụ cho tương lai (những đối tượng trên k phải là k/h của việc dùng gian hàng TMDT).
– Các lớp kỹ năng: tôi không phản đối các cty đào tạo vì bản thân tôi cũng làm ngành đào tạo. Nhưng bản thân những người đào tạo lại không là tấm gương, không vận dụng d các kỹ năng đó sao lại truyền lại cho chúng tôi. Tại sao Phật chỉ có 1 mà dòng tu theo Phật lại có vài nghìn dòng, mà dòng nọ lại trái ngược dòng kia như 2 dòng chính thống là Tiểu thừa và Đại thừa. Mỗi nơi đào tạo một phần của con voi.

2 vợ chồng tôi không phải học Thiết kế hay Xây dựng. Vậy mà vẫn mạnh dạn mở công ty http://noithatak.com/ . Đối với nhiều người đó là không chỉ là sự mạo hiểm mà nhiều khi còn đặt dấu hỏi về khả năng của chúng tôi. Bản thân tôi ngày đầu cũng thế. Không tự tin vào sản phẩm của mình nên tôi không dám giới thiệu cho bạn bè người thân. Chỉ nói chúng tôi có công ty về Nội thất, chấm hết. Tôi là đứa giàu tự trọng, nên không muốn bạn bè, người thân coi thường khi giới thiệu một sản phẩm không tốt. Nhưng giờ đây, sau hơn 1 năm hoạt động, sau quá trình được chứng thực những sản phẩm của mình, tôi hoàn toàn mạnh dạn và tự tin giới thiệu về sản phẩm Thiết kế của chúng tôi.

Hiii. Tôi viết câu title trên cũng vì những nghĩa đó.

SOCIAL MEDIA và Bài học từ việc tham dự buổi hát Karaoke của những người trẻ tuổi

(bài viết không có ý phê phán mà chỉ mong muốn các bạn hãy lắng lòng để nhận những bài học bổ ích từ những điều rất giản dị và gần gũi)

Được mời đi dự sinh nhật tại một quán Karaoke – buổi sinh nhật của những người trẻ tuổi. Cũng lâu rồi chưa đi hát, lại thêm cái tính máu me hát hò trong người cũng như đó là buổi sinh nhật của những người trẻ tuổi gần gũi (không thể nói là thân nhưng không lạ) nên tinh thần vô cùng phấn chấn. Chắc không chỉ riêng tôi, mà những khách mời hôm đó cũng có cùng tâm trạng.

Nhưng tinh thần dường như đã bị tụt xuống và rồi không thể mặc lại được do từ lúc tôi vào quán tới bài thứ ba vẫn những vị chủ nhân của buổi tiệc đó hát. Tôi không phải ấm ức vì không được hát, nhưng nhìn quanh, những vị khách mời ngao ngán, mặt họ cũng chẳng thể hiện sự vui vẻ gì, thì tôi không hiểu trước đó gần 1 tiếng đồ hồ thì thế nào.

Tôi tranh míc hát. Không phải vì tôi muốn hát hay trẻ con, lố bịch mà tôi muốn được chấm dứt sự độc diễn đó và xóa tan sự buồn tẻ của khách mời khác. Bài thứ hai tôi lại tranh hát. Khi lần này tôi tranh, thì một số vị khách mời khác mới lên tiếng: bài này của em, em phải chờ từ đầu tới giờ…. Tôi chuyển mic nhường vị khách mời. Bài thứ ba, tôi lại tranh hát, lần này tôi thấy đó là một bài giọng nam hợp với một khách mời ở đó, tôi chủ động nhường, nhưng: em hết hứng rồi …. Và tôi hết buồn tranh nữa, để những người trẻ tuổi tranh vậy. Tôi về sớm hơn khi tiệc tan, gặp một khách mời khác ở ngoài bãi lấy xe, tôi cười: tuổi trẻ em nhỉ. Khách cười: tranh míc cũng vui nhưng cũng phải biết nhìn chị ạ.

day-hat-karaoke

Đến đây, các bạn đừng nhìn hay phán xét vào việc hát không nhường míc, hay tranh mic là đúng hay là sai.

Tôi đã từng thấy một bạn nhân viên, nắm vững lý thuyết, hiểu rõ sản phẩm, nói hay như phát thanh viên, nhưng tôi đã hiểu tại sao bạn ấy thất bại trong các cuộc tư vấn khi tôi đi cùng bạn ấy gặp khách hàng: chỉ là sự độc diễn của bạn ấy về sản phẩm, dịch vụ, dường như khách hàng chỉ biết nghe và gật, càng gật bạn ấy càng nói…

Ngày nay, các chuyên gia marketing online vẫn nói về việc sử dụng Mạng xã hội để quảng bá, tiếp thị và bán hàng. Nhiều người,nhiều đơn vị cũng áp dụng nhưng tất cả cũng giống như trên. Chỉ là sự độc diễn. Họ cứ tương thẳng vào mặt Facebook của tôi những sản phẩm hàng hóa mà chẳng biết tôi có thích sản phẩm đó không hay là tôi có thấy phiền khi họ ném vào mặt tôi như thế không. Họ ra sức tăng Friend, tăng Like nhưng chẳng bao giờ hỏi thăm Friend của mình lấy một câu.

Thế đó, sự độc diễn ở đây chỉ là sự thể hiện ra bên ngoài. Còn bên trong đó là tư tưởng duy lý chí chủ quan và cá nhân. Khi mình chỉ quan tâm tới sản phẩm của mình – nói thật tốt về sản phẩm, khi mình chỉ quan tâm tới thành công của mình – nói thật hay và nghĩ rằng mình nói hay chắc chắn khách hàng sẽ bị thuyết phục thì không bao giờ chạm tới được tim của khách hàng chứ đừng nói gì là túi tiền của khách hàng.

Vậy thôi. Chúc các bạn luôn vui, khỏe và thành công.

Một số khám phá thú vị về marketing:

– Marketing là nhìn,nói,viết,bình về “7 phần chìm” của tảng băng, nhưng tôi đã từng nghĩ phải là “3 phần nổi” vì marketing thường gắn với các hoạt động sôi nổi
– Khi nói,viết,bình là nói cái cần nói trước rồi mới đến danh xưng. Ví dụ SP của công ty của tôi là là cái Khóa tập Yoga, tôi hay nói: Lotus tổ chức Khóa tập Yoga tại… giờ… Nhưng khổ một nỗi, là cái người ta quan tâm là Khóa tập Yoga và cái ngta hay tìm kiếm cũng là tập Yoga chứ không phải cái danh xưng Lotus.

marketing concept with business graph and chart hand drawing on blackboard

Chịu lắng lòng, nhìn xuống dưới, nhìn sâu vào sự vật hiện tượng sẽ biết cái dòng chảy sản phẩm (=marketing, marketing chính là tạo ra một dòng chảy cho sản phẩm chạy trong đó và tới người tiêu dùng, dòng tạo ra sai thì không tới được và vô cùng lãng phí) của bạn nó cần chảy đi đâu.
Chịu bỏ cái tôi, cái danh xưng của bạn ra sau, đặt cái khách hàng quan tâm ra đằng trước bạn sẽ tác động trực tiếp và mạnh mẽ vào không chỉ cái nhìn mà cả cái tâm của khách hàng.

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP hay NỘI MARKETING?

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP là bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp và theo một định nghĩa ngắn gọn được tôi ưa thích thì “Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp” (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.)

MARKETING NỘI BỘ là các bài toán sử dụng nhân sự, đặc biệt đặt con người vào vị trí trọng tâm trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, mà quan trọng hơn cả là gắn kết nhân viên với công ty, là khơi dậy hưng phấn làm việc của mỗi nhân viên và tạo điều kiện để nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của mình.

van hoa doanh nghiep

DOANH NGHIỆP là doanh nghiệp được thành lập với mục đích sản xuất, kinh doanh, và dịch vụ cung ứng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất tới tay người tiêu dùng. Doanh nghiệp muốn tồn tại phải có các hoạt động mang lại lợi nhuận.

DOANH NGHIỆP muốn có lợi nhuận tốt, bền vững và phát triển thì theo hai định nghĩa trên không thể bỏ qua VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ MARKETING NỘI BỘ. Nhưng hiện nay, các ÔNG CHỦ do quá mải mê tập trung vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mà đôi khi quên mất hay lơ là hai vấn đề trên. Chính sự lơ là đó đã nảy sinh một kẻ gọi là KẺ TIỂU NHÂN.

KẺ TIỂU NHÂN là kẻ mọi nơi, mọi lúc hay đặt điều, rêu rao dối trá, khiêu khích, ly gián, gió chiều nào che chiều ấy, té nước theo mưa, qua cầu rút ván, tung hoả mù trong quan hệ người với người.
Và theo các định nghĩa đơn giản ở trên thì KẺ TIỂU NHÂN chính là kẻ phá hoại VĂN HÓA DOANH NGHIỆP và MARKETING NỘI BỘ. Chính kẻ này là trung tâm của các cuộc buôn chuyện trong công ty, khiến nhân viên không chịu làm việc mà chỉ ngồi tập trung nói xấu kẻ khác. Chính kẻ này là người chuyên đặt điều nói xấu những người có năng lực, khiến Sếp cũng đau đầu khi phải xử lý các luông thông tin. Chính kẻ này là kẻ gây chia rẽ nội bộ khiến cho các nhân viên không thể gắn kết, làm việc nhóm. Chính kẻ này gây sự nhụt chí, tâm lý tiêu cực tới các nhân viên khác khiến họ không phát huy được khả năng của chính mình.

Thương thay những kẻ bị lôi kéo, những kẻ chỉ vào hùa, âu cũng chỉ là nhân viên nên cái “đầu” của họ âu cũng chỉ đến để cho người khác lợi dụng vậy thôi. Nhưng đáng thương hơn cả là ÔNG CHỦ doanh nghiệp, những người vất vả đau đầu trong thời buổi kinh tế hiện nay để duy trì doanh nghiệp, để tìm kế sách sinh ra lợi nhuận, thậm chí vay nóng để trả lương cho nhân viên, mải lo nghĩ kế, mải cải tiến sản xuất dịch vụ mà không biết trong tay áo của mình có rắn.

noi xau

Thực sự, khi đi làm tư vấn marketing cho các doanh nghiệp, cái xử lý marketing nội bộ vẫn là cái tôi đau đầu nhất. Nhất là trong thời buổi bây giờ.

Có kẻ lấy lý lẽ với tôi rằng, cái giỏi của người tư vấn, hay quản lý là biết thu phục lòng người, là biết cảm hóa họ, là biết để cho họ nể phục. Vâng, cái đó đúng nhưng cần thời gian, thời gian ở đây không phải là đo bằng tháng để chứng minh và không phải cho một người mà cho nhiều người, vì kẻ tiểu nhân đã “trót” có được cả một “hội đồng minh” rồi còn gì .

Còn trong bối cảnh hiện nay, khi doanh nghiệp đang dành giật nhau từng khách hàng, nghĩ từng kế sáng tạo để duy trì công ty, khi mà số doanh nghiệp phá sản tới 30% tương đương với ít nhất 15% lượng nhân viên bị thất nghiệp, còn chưa kể tới những công ty sống đang cắt giảm nhân sự, khi mà một đồng tiền bỏ vào “chi phí” cũng cần phải đắn đo với mỗi ÔNG CHỦ, thì tại sao cách tốt nhất không là nhổ phéng cái gai đó đi. Cái quan trọng giờ là tập trung nhân lực, trí lực, tài lực của một tập thể vững mạnh vào để phát triển doanh nghiệp, chứ không phải là cái giờ ngồi đó mà bảo ai tốt ai xấu, là mất hàng giờ để phân minh và giải quyết những việc cá nhân.

Bản thân tôi VOTE cho cách thứ 2.
Các bạn khác cho ý kiến giùm nhé. Hí hí.

Câu chuyện kinh doanh và các bài học của tôi” – P6

“Đúc rút 3 – Tôi nhận ra mình chưa thể làm sếp dù đã từng nghĩ mình giỏi”.

Từ ngày còn đi học phổ thông, đến đại học, tôi liên tục làm sếp. Cũng không hẳn là tôi thích làm sếp mà ngày nhỏ là do cô giáo chỉ định, rồi các bạn bè bầu bán. Tôi thấy mọi người bảo tôi có khả năng. Tôi cũng nghĩ vậy và tự huyễn hoặc về mình. Thói làm sếp đã ăn sâu vào đầu óc tôi khiến tôi là một người hay áp chế và muốn mọi người làm theo ý mình. Không biết đó có phải là một thói quen tốt nhưng nó vừa là một điều tốt vừa là một điều không tốt khi tôi ra trường và đi làm. Điều tốt là tôi nhận thức được rằng, người mới đi làm thì không ai giao cho nhiệm vụ làm sếp cả và với tôi thì người làm sếp thì phải biết làm hết mọi thứ dù là nhỏ nhất. Đó chính là lý do tôi không từ chối bất kể một việc gì mà sếp giao hay các bạn đồng nghiệp nhờ vả. Tôi luôn cố gắng để làm và hoàn thành một cách xuất sắc nhất có thể. Nhưng điều xấu chính là cái tôi muốn mọi người làm theo ý mình. Vì nghĩ mình giỏi và mình đã làm được nhiều điều nên mọi người phải theo tôi, ý kiến của tôi là khả quan nhất. Và đến lúc tôi cãi sếp, tôi không bằng lòng với đồng nghiệp kém hơn mình. Tôi đáng nhẽ phải có một vị trí tốt hơn bây giờ sau bao nhiêu lâu tôi cố gắng chứ. Và đó là những điều rất tệ hại trong công việc. Tôi biết. Và tôi nghĩ chỉ có một cách là mình phải có một công ty riêng, trong đó mình là chủ, mình sẽ phát triển mọi thứ theo ý mình một cách tốt như mình nghĩ.

lam sep
Nhưng mọi thứ đâu có dễ dàng như vậy.
Thứ nhất là vốn. Vốn quá nhỏ để nghĩ ra có thể làm một điều gì đó. Có người bảo, không có vốn ng ta mới kinh doanh chứ có vốn rồi thì làm làm gì. Đúng, nhưng ít nhất số tiền bạn có được phải đủ làm đăng ký kinh doanh hay mua tên miền nếu bạn muốn làm kinh doanh online. Hay phải đủ trả tiền thuê cửa hàng trong thời gian đầu nếu bạn muốn bán hàng. Nghề không có vốn như ngta hay nói là nghề tư vấn, môi giới nhưng ít ra bạn cũng phải có tiền bỏ vào đầu tư quần áo, điện thoại và xe đẹp chứ. Hay chí ít ra khi bạn làm mà không có ai trả lương thì bạn cũng phải có tiền ăn, ở đến khi bạn thu được tiền về. Đó. Vấn đề vốn nan giải và không đơn giản đối với một người như tôi.
Thứ hai là quan hệ. Tôi thân cô thế cô ở HN này. Không người đỡ đầu. Không người thân thích. Bạn bè thì ít vì ngành tôi học đa số bạn bè về quê còn vài đứa ở lại HN. Quan hệ của tôi ngày đi học dù đã tham gia rất nhiều hoạt động xã hội cũng không đủ để trở thành cái dù che cho tôi.
Thứ ba là kinh nghiệm. Dù thế nào đi nữa tôi mới có 2 năm đi làm. Ngày nhỏ, vì bố mẹ không muốn tôi theo nghề kinh doanh mà phải trở thành một TS nên bắt tôi học ngày học đêm. Chính vì thế ngoài kinh nghiệm học được từ bố mẹ, tôi chẳng có một tí kinh nghiệm cho các ngành nghề khác. Nên nếu có kinh doanh một cái gì đó mới lạ thì kinh nghiệm của tôi với nó vẫn chỉ là zero.
Khi phân tích đủ ba thứ trên thì tôi thấy chưa thể mở cty được. Nếu chưa được thì tôi sẽ đi làm thuê, làm ở một công ty bé thôi để được làm sếp to, học dần cách quản lý. Rồi khi có kinh nghiệm tôi sẽ mở công ty riêng. Nhưng tôi cũng đã không thành công như tôi nghĩ. Tôi đã sai.
Bước đi của tôi thì đúng đắn so với nhiều người nhưng nhận thức của tôi về bản thân vẫn là sai lầm.
Tôi có thể làm một lớp trưởng được khen ngợi chứ chưa thể thành một nhà qly được sếp và nhân viên khen ngợi. Có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng tại sao tôi phải tự kể những thói xấu của mình ra. Còn với tôi, tôi không ngại mọi người cười chê. Nó là một phần của tôi và tôi nhận thức được rằng tôi cần phải sửa chữa nó.
Tôi nóng tính, tôi thẳng tính và tôi tự cao. Khi có những tính đó thì hiển nhiên là tôi không hòa nhã. Có thể tôi rất tốt với nhân viên khi chỉ ra cho họ rằng họ sai ở đó và cần sửa như thế nào nhưng tôi sai là đã nói chạm đến lòng tự ái của họ. Có thể tôi rất có nhiều ý kiến đóng góp cho công ty và không bắt họ làm theo ý mình nhưng tôi sai là tôi làm cho họ cảm thấy tôi là một mối đe dọa. Có thể tôi rất tốt với khách hàng khi bảo vệ quyền lợi của họ nhưng nếu tôi ở phía công ty thì điều đó chưa đúng, tôi cần phải khéo léo hơn. Cốt lại, tôi chưa là người biết dung hòa mọi thứ. Một người chưa biết dung hòa mọi thứ dù có giỏi cũng chưa thể làm sếp.
Hôm đi phỏng vấn, tôi trả lời câu phỏng vấn “mục tiêu làm việc của em là gì”, tôi đã trả lời thẳng thắn rằng: “em muốn được làm một nhân viên tốt và được sếp tin tưởng”. Ng tuyển dụng ngạc nhiên “ai bay giờ cũng mục tiêu làm sếp và mở công ty riêng còn bạn thì lại không?”. Tôi: “Có những thứ hiện tại, em biết mình chưa thể và em cũng chỉ mong là mình có thể”.
Tất nhiên, mục tiêu của tôi vẫn mong muốn là tôi có thể sửa mình để làm được một điều gì đó. Nhưng cái tôi tự tin vào mình là tôi đã nhận thức được mình tốt ở điểm nào và yếu ở điểm nào. Chính vì thế trong quan hệ tôi với mọi người đã thay đổi và tốt hơn lên.
Ví dụ như:
– nếu bạn nhận thức được rằng: khách hàng là người trả tiền cho bạn và bạn biết ơn họ thì bạn sẽ luôn vui vẻ mà đón nhận họ.
– nếu bạn nhận thức được rằng: sếp của bạn là người đã trả tiền nhà và tiền ăn hàng tháng cho bạn và bạn biết ơn họ thì bạn sẽ cố gắng, hăng say làm việc thay vì cãi lời và chây lười.
– nếu bạn nhận thức được rằng: nhân viên của bạn là người đem lại sự thăng tiến cho bạn và bạn biết ơn họ thì bạn sẽ luôn giúp đỡ và có thái độ đúng mực với họ.

“Biết mình, biết ta trăm trận trăm thắng”. 😀

(Hoàn thành năm đầu 2012, khi chưa một giờ làm CEO)

Câu chuyện kinh doanh và các bài học của tôi” – P5

“Đúc rút 1 – Hãy luôn là người bố mẹ tốt, là tấm gương để con cái noi theo – vì chắc chắn con cái sẽ noi theo mình”.

Bố mở xưởng từ năm tôi lên 8, mẹ bán hàng từ năm tôi 14 tuổi. Nó không phải là sớm đối với một số đứa trẻ. Nhưng vì ký ức đã quá nghèo và cái tính thích quan sát của tôi, khiến tất cả những bài học trên được tôi khắc ghi luôn từ ngày đó. Tôi lặng lẽ quan sát các công việc của bố mẹ làm vừa để vui mừng nhà tôi đã giàu có trong khu, đến việc cảm giác thoát ra từ nghèo nó hãnh diện như thế nào. Lúc đó tôi không biết mô tả cảm giác thán phục nhưng tôi rất tự hào về bố mẹ mình. Những ký ức tuổi thơ bao giờ cũng ghi đậm nhất và tôi công nhận là thế cho đến bây giờ. Giờ khi tôi đã là mẹ, tôi cũng hiểu rằng, bố mẹ làm gì thì con cái luôn luôn dõi theo, nhìn và bắt chước nên tôi cố gắng cẩn thận trong mọi công việc và hành xử của mình. Có thể chưa được tốt nhưng tôi cố gắng. Giờ bé Bee nhà tôi mới có 2 tuổi hơn mà đã tường thuật được phim nên tôi càng phải chú ý hơn. Còn các bạn? Nếu bạn làm ăn kinh doanh lừa lọc, gian dối, bạn tưởng con bạn không biết ư? Có đấy, hoàn toàn có. Bạn có muốn nó làm xấu giống mình? Nếu không thì đừng làm. Tôi cảm ơn bố mẹ đã luôn làm những điều tốt khiến tôi học được những bài học tuyệt vời đó.

bo me la tam guong

“Đúc rút 2 – Sống trong nó mới hiểu nó”. Nếu bạn nói rất nhiều về tình yêu, làm nhiều thơ ca về tình yêu nhưng bạn không sống trong tình yêu, chưa bao giờ yêu thật sự sẽ không bao giờ hiểu được cảm giác thăng hoa hay ngọt ngào của tình yêu. Đó là cái dễ thấy nhất. Thì trong kinh doanh cũng vậy thôi. Nếu bạn được học một trường về kinh tế, nếu bạn đọc rất nhiều sách kinh doanh, hay quản trị kinh doanh – Cha giàu, cha nghèo; Dạy con làm giàu; Tam@quốc,… hay vô vàn các cuốn khác mà bạn không sống trong nó, không trải nghiệm trong nó thì các kiến thức của bạn thu được cũng chỉ là lý thuyết suông, chỉ là biết như khi nói yêu thì thế nọ, yêu là thế kia. Tôi tự nhận thấy mình đã được sống, được trải nghiệm trong kinh doanh, nên chính vì thế tôi cảm nhận được những cảm giác ấy. Tôi học một trường kỹ thuật, ra trường làm kỹ thuật một hồi rồi chuyển hướng sang kinh doanh. Chưa phải là thực sự thành công nhưng cũng tự mình làm được một số điều mà mình hay một số người nghĩ mình không thể. (Giờ có đi phỏng vấn làm nvkd ở đâu, tôi cũng không nói gì nhiều được mà chỉ có thể làm được và tự tin làm được, thế mới oải.)

“Đúc rút 3 – Tôi nhận ra mình chưa thể làm sếp dù đã từng nghĩ mình giỏi”. Còn tiếp…

Câu chuyện kinh doanh và các bài học của tôi – P4

“Chuyện chọn nghề bán hàng của mẹ”.

Mẹ tôi là cô giáo và từ nhỏ cũng chỉ thích làm cô giáo. Ở quê, mẹ phải gánh rau củ ra chợ cho bà bán nhưng mẹ không bao giờ ở lại bán hàng vì mẹ bảo không thích buôn bán, và cũng không biết buôn bán thế nào. Mẹ đi làm, ăn cơm tập thể nên cũng không phải đi chợ. Đến khi bố về làm mấy nghề buôn bán với bố cũng không thành nên mẹ càng nghĩ mình không bán hàng được. Rồi đến giữa những năm 90, bố bảo mẹ về vì đi làm lương vừa thấp lại vất vả, ở nhà giúp bố nuôi thợ. Nhưng mẹ ở nhà một thời gian thì thấy buồn chán nên cũng muốn kiếm việc gì làm thêm. Chẳng biết tại số hay không, nhưng cầu được ước thấy. Bác ở gần nhà nghỉ cửa hàng tự do mậu dịch chuyển xuống HN ở với con cháu. Bác thấy bố mẹ tôi tốt tính và mẹ lại không có việc làm nên để lại cửa hàng đó cho mẹ tôi. Mặc dù cũng muốn làm gì đó nhưng phải đi bán hàng với mẹ là một điều dường như kinh khủng. Mẹ tôi cứ luýnh quýnh không biết phải làm gì. May có bố tôi, đa tham gia kinh doanh vài năm nên chỉ bày cho một ít. Mẹ tôi bắt đầu nghiệp kinh doanh từ năm 96 và 10 năm sau thì nghỉ.

ban hang

“Có những tiềm năng của bạn mà bạn không nghĩ mình lại có”. Những ngày đầu mẹ đi bán hàng, cửa hàng lèo tèo, hàng hóa không có, khách không quen, mẹ tôi buồn lắm. Rõ là mình không biết buôn bán rồi, nhưng nếu trả lại cửa hàng thì không được, tiền thuê, tiền hàng đã bỏ vào đó. Vậy phải làm thế nào? Người ta bán được hàng tại sao mình không bán được hàng? Về hàng hóa, họ cũng ngần đó mặt hàng thôi, nhưng cách bày hàng. Bày hàng cũng phải có khoa học. Hàng hóa luôn sạch sẽ, ngăn nắp và những hàng gần giống nhau thì để gần nhau để họ mua cái này thì nhớ ra cái kia là mua và chọn luôn, không phải hỏi ở đâu. Về khách hàng, khách có thể mẹ chưa quen thế thì làm sao phải cho quen khách? Vui vẻ với tất cả những người vào cửa hàng dù họ có chọn chán chê, đặt lên đặt xuống sản phẩm của mình nhưng không được tỏ thái độ khó chịu với họ. Một chút khó chịu thôi khiến cho họ lần sau có đon đả cũng không dám quay lại nữa. Về giá cả, mẹ niêm yết giá luôn trên sản phẩm và bán cho mọi người thân quen là như nhau. Điều đó khiến cho người mua cảm thấy mình không bị mua đắt vì giá đã được dán sẵn rồi. Tuy nhiên, mặc dù không giảm giá cho một sản phẩm, nhưng khi mua nhiều sản phẩm thì giảm giá cho tổng đơn hàng. Ví dụ thế này với người khách mua 10 mặt hàng khác nhau: nếu phải mặc cả, vừa mất thời gian, vừa kỳ kèo thêm bớt 5đ/sp, khi đã bớt 1 cái người ta sẽ bớt cái khác, và mỗi cái 5đ tổng ra là mất 50 đ. Nhưng nếu bảo họ cứ chọn hàng và sẽ giảm với số lượng nhiều thì khi cộng đơn hàng, mình sẽ giảm thẳng 20-30 đ/tổng cho họ, cảm giác giảm một lúc 20đ sẽ lớn hơn nhiều so với 5đ, nên họ vui vẻ ngay, nhưng thực tế, tổng tiền mình bớt nhỏ bằng một nửa so với việc kỳ kèo từng sản phẩm kia. Sau 1 năm, cửa hàng mẹ tôi lúc nào cũng đông khách. Có người cho là lộc, nhưng tôi nghĩ đó là cả một nghệ thuật bán hàng đáng học tập. Bố tôi phải phục mẹ tôi và không nghĩ mẹ tôi từ người không biết buôn bán đã thành người bán hàng nổi tiếng khu.

“Đúc rút”. Còn tiếp….

Câu chuyện kinh doanh và các bài học của tôi – P3

“Chính sách quản lý thợ và công việc”.

Đầu những năm 90, khi việc đi làm thuê cho một doanh nghiệp là một khái niệm chưa phổ biến thì việc khoán công việc lại là một khái niệm càng mới mẻ hơn. (cứ soi khoán 10, khoán 100 thì thấy :D). Bố tôi khoán thẳng công sản phẩm cho người thợ. Căn bản là cũng đã từng tự làm nên ví dụ một cái tủ hay một cái giường đóng hết bao nhiêu ngày công là bố tôi tính được. Nhân số đó với ngày công trung bình mà một người thợ được hưởng lúc đó là ra khoán công sản phẩm. Khoán công sản phẩm sẽ làm cho người thợ tận dụng được các thời gian nhàn rỗi, làm cả buổi tối và không lãng công để hoàn thiện nhanh nhất trong thời gian có thể. Tuy nhiên, người chủ phải đặt yêu cầu về kỹ thuật với thợ còn cao hơn cả khách hàng đặt với mình và lượng sản phẩm nhận về trong tháng đủ cho họ làm cả 31 ngày. 😀 Chính vì thế bố tôi sau 2 năm phải giám sát họ chặt chẽ vì có thể họ chưa quen với cách làm việc mới và kỹ thuật còn non tay, thì thời gian sau bố tôi hoàn toàn chủ động thời gian. Bố chỉ việc đi gặp khách hàng, đi lấy gỗ, làm việc với kiểm lâm và cơ quan quản lý thị trường. Toàn bộ sản phẩm đã có những người thợ lành nghề và trách nhiệm đảm nhận. Thợ của nhà chúng tôi 7h sáng đã thấy dạy, đến bữa ăn thì vào ăn, nghỉ một lúc rồi làm, có năm chiều 30 Tết mới về quê. Đồng tiền công họ mang về cũng không phải là nhỏ. Còn các xưởng bên cạnh, làm công nhật thì 8h mới thấy ngủ dậy, uể oải với công việc, nay xin về quê đám giỗ, mai xin về quê đám cưới, làm cùng lắm chỉ đến 23 Tết là nghỉ. Và đồng lương họ mang về cũng chẳng thấm vào đâu. Ngay cả chuyện ăn uống, thợ nhận khoán sản phẩm của chúng tôi thì chúng tôi nhận khoán bữa ăn của thợ. Thợ muốn ăn ngon thì tăng tiền ăn, và chúng tôi nấu bổ xung. Trong khi thợ nhà bên, làm công nhật và nuôi ăn nên bữa ăn thường nghèo nàn và không đủ chất. Đồng lương kiếm được dù thế nào nhưng nó công bằng giữa mỗi người thợ và hai bên chủ thợ thoải mái với nhau thì mọi thứ sẽ gắn bó được lâu dài.

quan-ly-nhan-su-hieu-qua

“Chuyện nấu nướng của mẹ”. Vì nhận khoán bữa ăn thợ, nên tổng tiền cho một bữa ăn bao gồm cả gia đình tôi bao giờ cũng được fix ở một con số cụ thể nhưng bên cạnh đó mình vẫn phải có công nấu nướng ở trong đó. Tổng tiền là 100 đ, công nấu nướng là 20 đ, vậy 80 đ chi cho một bữa ăn như thế nào để bữa ăn vừa đủ no vừa ngon, không bị thừa thãi hay thiếu. Đầu tiên là phải tính lượng trước rồi. Trên mâm có 3 món: mặn, nhạt, canh chẳng hạn thì với 6 người ăn thì lượng bao nhiêu là vừa? Từ lượng lại tính ngược đến mua đồ ăn gì vừa với lượng đó? Và muốn ngon thì làm thế nào thế nào để chế biến nó lạ miệng, thay đổi món. Tự đặt những câu hỏi đó với chính mình, và tự trả lời như việc chỉ có mình ăn món ăn mình sẽ nấu ra thì sẽ làm được. Chứ còn nghĩ mình nấu thế này thì người khác được hời, hay mất công mình thì sẽ tự nhiên giảm mọi ý tưởng sáng tạo xuống. 😀 Có lẽ vì thế mà tôi hay thích sáng chế ra món ăn mới nhưng do không có tài nên thường là mọi người không hiểu đó là món gì. 😀

bua an

“Chuyện chọn nghề bán hàng của mẹ”. Còn tiếp….