Một số khám phá thú vị về marketing:

– Marketing là nhìn,nói,viết,bình về “7 phần chìm” của tảng băng, nhưng tôi đã từng nghĩ phải là “3 phần nổi” vì marketing thường gắn với các hoạt động sôi nổi
– Khi nói,viết,bình là nói cái cần nói trước rồi mới đến danh xưng. Ví dụ SP của công ty của tôi là là cái Khóa tập Yoga, tôi hay nói: Lotus tổ chức Khóa tập Yoga tại… giờ… Nhưng khổ một nỗi, là cái người ta quan tâm là Khóa tập Yoga và cái ngta hay tìm kiếm cũng là tập Yoga chứ không phải cái danh xưng Lotus.

marketing concept with business graph and chart hand drawing on blackboard

Chịu lắng lòng, nhìn xuống dưới, nhìn sâu vào sự vật hiện tượng sẽ biết cái dòng chảy sản phẩm (=marketing, marketing chính là tạo ra một dòng chảy cho sản phẩm chạy trong đó và tới người tiêu dùng, dòng tạo ra sai thì không tới được và vô cùng lãng phí) của bạn nó cần chảy đi đâu.
Chịu bỏ cái tôi, cái danh xưng của bạn ra sau, đặt cái khách hàng quan tâm ra đằng trước bạn sẽ tác động trực tiếp và mạnh mẽ vào không chỉ cái nhìn mà cả cái tâm của khách hàng.

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP hay NỘI MARKETING?

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP là bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp và theo một định nghĩa ngắn gọn được tôi ưa thích thì “Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp” (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.)

MARKETING NỘI BỘ là các bài toán sử dụng nhân sự, đặc biệt đặt con người vào vị trí trọng tâm trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, mà quan trọng hơn cả là gắn kết nhân viên với công ty, là khơi dậy hưng phấn làm việc của mỗi nhân viên và tạo điều kiện để nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của mình.

van hoa doanh nghiep

DOANH NGHIỆP là doanh nghiệp được thành lập với mục đích sản xuất, kinh doanh, và dịch vụ cung ứng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất tới tay người tiêu dùng. Doanh nghiệp muốn tồn tại phải có các hoạt động mang lại lợi nhuận.

DOANH NGHIỆP muốn có lợi nhuận tốt, bền vững và phát triển thì theo hai định nghĩa trên không thể bỏ qua VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ MARKETING NỘI BỘ. Nhưng hiện nay, các ÔNG CHỦ do quá mải mê tập trung vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mà đôi khi quên mất hay lơ là hai vấn đề trên. Chính sự lơ là đó đã nảy sinh một kẻ gọi là KẺ TIỂU NHÂN.

KẺ TIỂU NHÂN là kẻ mọi nơi, mọi lúc hay đặt điều, rêu rao dối trá, khiêu khích, ly gián, gió chiều nào che chiều ấy, té nước theo mưa, qua cầu rút ván, tung hoả mù trong quan hệ người với người.
Và theo các định nghĩa đơn giản ở trên thì KẺ TIỂU NHÂN chính là kẻ phá hoại VĂN HÓA DOANH NGHIỆP và MARKETING NỘI BỘ. Chính kẻ này là trung tâm của các cuộc buôn chuyện trong công ty, khiến nhân viên không chịu làm việc mà chỉ ngồi tập trung nói xấu kẻ khác. Chính kẻ này là người chuyên đặt điều nói xấu những người có năng lực, khiến Sếp cũng đau đầu khi phải xử lý các luông thông tin. Chính kẻ này là kẻ gây chia rẽ nội bộ khiến cho các nhân viên không thể gắn kết, làm việc nhóm. Chính kẻ này gây sự nhụt chí, tâm lý tiêu cực tới các nhân viên khác khiến họ không phát huy được khả năng của chính mình.

Thương thay những kẻ bị lôi kéo, những kẻ chỉ vào hùa, âu cũng chỉ là nhân viên nên cái “đầu” của họ âu cũng chỉ đến để cho người khác lợi dụng vậy thôi. Nhưng đáng thương hơn cả là ÔNG CHỦ doanh nghiệp, những người vất vả đau đầu trong thời buổi kinh tế hiện nay để duy trì doanh nghiệp, để tìm kế sách sinh ra lợi nhuận, thậm chí vay nóng để trả lương cho nhân viên, mải lo nghĩ kế, mải cải tiến sản xuất dịch vụ mà không biết trong tay áo của mình có rắn.

noi xau

Thực sự, khi đi làm tư vấn marketing cho các doanh nghiệp, cái xử lý marketing nội bộ vẫn là cái tôi đau đầu nhất. Nhất là trong thời buổi bây giờ.

Có kẻ lấy lý lẽ với tôi rằng, cái giỏi của người tư vấn, hay quản lý là biết thu phục lòng người, là biết cảm hóa họ, là biết để cho họ nể phục. Vâng, cái đó đúng nhưng cần thời gian, thời gian ở đây không phải là đo bằng tháng để chứng minh và không phải cho một người mà cho nhiều người, vì kẻ tiểu nhân đã “trót” có được cả một “hội đồng minh” rồi còn gì .

Còn trong bối cảnh hiện nay, khi doanh nghiệp đang dành giật nhau từng khách hàng, nghĩ từng kế sáng tạo để duy trì công ty, khi mà số doanh nghiệp phá sản tới 30% tương đương với ít nhất 15% lượng nhân viên bị thất nghiệp, còn chưa kể tới những công ty sống đang cắt giảm nhân sự, khi mà một đồng tiền bỏ vào “chi phí” cũng cần phải đắn đo với mỗi ÔNG CHỦ, thì tại sao cách tốt nhất không là nhổ phéng cái gai đó đi. Cái quan trọng giờ là tập trung nhân lực, trí lực, tài lực của một tập thể vững mạnh vào để phát triển doanh nghiệp, chứ không phải là cái giờ ngồi đó mà bảo ai tốt ai xấu, là mất hàng giờ để phân minh và giải quyết những việc cá nhân.

Bản thân tôi VOTE cho cách thứ 2.
Các bạn khác cho ý kiến giùm nhé. Hí hí.

Học Marketing qua các bộ phim 

Các bạn hẳn đã quen học Tiếng Anh qua các bài hát, còn tôi học Marketing qua các bộ phim.

Hôm nay tôi đã xem một bộ phim rất tuyệt không chỉ về nội dung mà cả những gì của mảng Marketing mà tôi học được.

Bộ phim “The House Bunny”, kể về một cô gái tên Shelley, rất xinh đẹp, nhưng mồ côi, lớn lên cô là người mẫu của tạp chí Playboy. Mọi chuyện bắt đầu khi cô trở thành quản lý cho ngôi nhà Zeta Alpha Zeta. Ngôi nhà của 7 nữ sinh thường hay bị bạn bè trêu chọc về những nét xấu xí, sự khép kín, sự mắc cỡ của họ.

Khi có Shelley, cô áp dụng những gì cô từng được học ở Playboy: trang điểm, làm tóc, đi đứng, phong thái… làm cho các cô gái của Zeta trở nên xinh đẹp và quyến rũ hơn. Cô tổ chức những buổi event với những chủ đề, ý tưởng lạ để thu hút mọi người đến với ngôi nhà Zeta. Ngôi nhà Zeta nhanh chóng được mọi người chú ý, biết tới, những nữ sinh ở đó đã được thay đổi trở lên tốt hơn.

Một điều rất hay là cách Shelley áp dụng các biện pháp đối với chính bản thân mình. Cô nghĩ Oliver-người cô yêu sẽ thích sự quyến rũ, sexy đó khi cô bắt chước Marilyn Monroe, hay khoe về sự gợi cảm của mình. Thất bại theo cách đó, Shelley áp dụng cách trở thành nhà tri thức, khi cố tỏ ra là người tri thức, hiểu biết, nhưng sự hiểu biết không đến nơi đến chốn chỉ khiến làm cho Oliver càng buồn cười hơn về cô.

Sự tốt đẹp của các kế hoạch trang điểm, tạo event trước khiến cho nhà Zeta quá đông người muốn trở thành thành viên của Zeta. Số lượng thành viên chỉ có giới hạn, vì tất cả mọi người sẽ ở chung một ngôi nhà. Không theo một kế hoạch được chuẩn bị trước (vì họ không tin theo cách của Shelly mà từ chối sự giúp đỡ của cô ấy), họ sử dụng cách bình luận từng người đăng ký để lựa chọn làm thành viên, cách làm này đánh mất chính họ. Họ lựa cách thứ hai là bốc thăm và gửi thư mời tới thành viên trúng tuyển, nhưng thư mời không tới được và kết quả là họ không có thêm ai.

hoc-marketing-online-ma-khong-lam-duoc

Không có thêm thành viên, cũng có nghĩa là họ sẽ bị lấy lại ngôi nhà họ đang ở. Họ tìm lại Shelly. Với một bài hùng biện thuyết phục, với triết lý – slogan được đưa ra: hãy là chính mình, chúng ta là một gia đình. Shelly đã thuyết phục được mọi người đăng ký ngay lập tức trở thành thành viên của Zeta. Nhà Zeta đã được giữ. Một kết quả thật tuyệt.

Những bài học được học ở đây:

– các sản phẩm dịch vụ dù có tốt ở bên trong đến mấy cũng cần có sự thể hiện ra bên ngoài để gây thiện cảm hơn, dù không nhiều nhưng cũng cần cải tiến mình

– các hoạt động event sáng tạo luôn thu hút đông người, nếu làm tốt hiệu ứng lan tỏa của nó càng mạnh mẽ

– mọi biện pháp không đúng với mọi hoàn cảnh, hãy tự xét sản phẩm của mình là gì, khách hàng của mình là ai, hoàn cảnh của công ty mình như thế nào để áp dụng biện pháp marketing cho chuẩn, thống nhất

– doanh nghiệp cần chuẩn bị các cơ sở vật chất, nhân sự, quy trình tiếp ứng khi số lượng khách hàng bất chợt tăng lên, nếu sự chuẩn bị đó không tốt sẽ làm ảnh hưởng tới sản phẩm, dịch vụ

– mọi chiến lược mareketing luôn luôn cần phải thay đổi theo sự phát triển của doanh nghiệp, khi là doanh nghiệp nhỏ, chưa biết tới sản phẩm dịch vụ thì chiến lược A, khi phát triển sản phẩm dịch vụ, mở rộng quy mô thì phải áp dụng chiến lược B,…

– mọi kế hoạch marketing cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng, nghiêm khắc trong sự thực hiện

– và điều cuối cùng, dù sản phẩm dịch vụ của bạn là gì, bạn thực hiện marekting ra sao thì bạn vẫn phải luôn biết được giá trị cốt lõi của chính sản phẩm dịch vụ của mình, lấy nó như tuyên ngôn, như kim chỉ nam để khách hàng bị thuyết phục, tin tưởng và lựa chọn sản phẩm dịch vụ đó của bạn