Khi mỗi nhân viên coi công ty là khách hàng tri kỷ của mình

Ở bài trước, tôi đã viết về việc PR bản thân trong quá trình bán chất xám, hành động bán đơn giản là phỏng vấn tuyển dụng. Ngay bài này, mọi người đều thấy nhân viên là người bán, sản phẩm là chất xám, khách hàng là nhà tuyển dụng. Hôm nay, tôi sẽ viết tiếp khi nhân viên coi công ty là khách hàng tri kỷ của mình.

Bạn trúng tuyển phỏng vấn, ok, bạn đã bán thành công chất xám của mình. Nhưng hành động bán này khá đặc biệt, vì sản phẩm chất xám là sản phẩm đặc biệt, có một không hai và có giá trị sinh lời theo gian giống như là đồ cổ vậy, nên có tiếp một hành động nữa là đấu giá tức là khi có nhiều khách hàng rồi thì người bán có quyền lựa chọn người mua sản phẩm của mình.

yeu cong ty

Tại sao tôi lại gọi ở đây là “khách hàng tri kỷ”. Từ tri kỷ, ngay bản thân nó đã toát lên nhiều nghĩa và để giải thích vào đây tôi có mấy ý như sau.

Người bán chọn người mua và coi người mua là tri kỷ, thì không hẳn người mua đã là người trả giá cao nhất. Tiền nhận lại đối với người bán không quá quan trọng. Họ cảm thấy công ty mình chọn sẽ cho mình một trường chuyên nghiệp trong cách làm việc, thân thiện, hòa đồng và cả sự gắn kết lâu dài.

Người bán chọn người mua và coi người mua là tri kỷ, thì người bán sẽ sẵn sàng và luôn vì người mua, suy nghĩ cho người mua, làm vì người mua, và không nghĩ đến việc mình sẽ được gì ngoài việc được cùng làm việc với người mua.

Người bán chọn người mua và coi người mua là tri kỷ, thì người bán sẽ luôn tôn trọng người mua, bảo vệ người mua, nói tốt và quảng cáo về người mua, quan tâm và chăm sóc người mua.

Ở đây, mọi người sẽ nói, vậy người bán sẽ đâu có lợi gì, người mua được lợi thôi. Đâu có bạn ơi, bạn hãy nhớ lại ngay chính doanh nghiệp của mình hành động chăm sóc khách hàng bình thường vẫn diễn ra, và các bạn vẫn luôn làm tất cả các điều trên với khách hàng của mình và tin rằng họ sẽ hài lòng về người bán, họ sẽ giới thiệu người mua khác, họ sẽ nói tốt – quảng cáo về bạn. Ồ, đấy thôi, đúng không nào. Vậy thì bạn được nhiều chứ.

Khi mỗi nhân viên coi công ty là khách hàng tri kỷ của mình, bạn cũng sẽ được tất cả những gì mà người bán sẽ được: sẽ được thăng tiến ngay chính trong công ty, được công ty nói tốt và tuyên dương, thưởng, nếu công ty không đủ sức mua, sẽ có công ty khác sẵn sàng mua hoặc được giới thiệu để tới một người mua tốt hơn.

Trước khi mong chờ nhận lại cái gì, hãy luôn sẵn sàng cho đi một cách thực sự. Hãy luôn coi tất cả các hàng động của mình là bán và người nhận là một khách hàng tri kỷ.

Tại sao bạn đi phỏng vấn và luôn bị từ chối hoặc không có được vị trí cao?

phỏng vấn cũng như đi làm kinh doanh, hay tư vấn bán hàng
vì đơn giản là bạn đang đi bán sức lao động của mình
trong lý thuyết bán hàng: bạn k p là bán sản phẩm mà bán niềm tin, bán giải pháp
vậy thì trong khi đi bán sức lao động thì nó cũng là thế
bạn cho người phỏng vấn bạn 1 niềm tin?
niềm tin không chỉ được gây dựng bằng 1 chốc lát, hay vài hành động, hay vài lời bạn nói với họ là tôi sẽ thế nọ tôi sẽ thế kia
tôi đã kể với họ vài câu chuyện thời niên thiếu và nói với họ rằng:bản chất khó rời. tất nhiên, trong cuộc sống hiện tại sẽ có nhiều thay đổi, nhưng cái quan trọng là phía nhà lãnh đạo hãy cho tôi d sống đúng bản chất của mình và sẽ cho tôi phát huy được những năng lực, kỹ năng của tôi
bán cho người phỏng vấn bạn giải pháp?
tôi kém may mắn hơn những người được học hành bài bản về kinh doanh, marketing nhưng hình như sự không may mắn đó đem lại cho tôi may mắn khi tôi nói lên những cái rất cụ thể.
ví dụ: ai cũng sẽ nói, marketing thì phải xác định được sp mục tiêu, k/h mục tiêu
còn tôi sẽ nói: a/c sẽ bán xe đạp cho học sinh, bán xe máy cho sv và bán oto cho doanh nhân. xe đạp, xe máy, oto trong lý thuyết về sp chúng cùng là 1 dạng sp nhưng là sp cạnh tranh. vậy với doanh nghiệp mình bán sp nào cho đối tượng nào?
ví dụ 2: ai cũng nói, làm thương hiệu thì phải làm thể nào để k/h nhìn là nhớ ngay ra thương hiệu của mình, phải chú ý tới tính niềm tin vào thương hiệu
còn tôi sẽ nói: slogan của a/c là “abc cho cả gia đình bạn”, abc là sp nhưng khổ nỗi, sp này chỉ phục vụ cho 1 thành viên duy nhất trong gia đình là bà mẹ, vậy cả gia đình ở đâu?
tôi thô thiển vậy đấy, nhưng lai chưa bao giờ bị trượt cuộc phỏng vấn nào.
đơn giản vì tôi nói những điều rất đơn giản.
hãy vứt bỏ sách vở sang một bên, hãy nhìn vào cuộc sống và những hành động đơn giản của thực tại, hãy đặt mình ở bên dưới người khác
bạn sẽ hiểu bạn cần phải làm gì cho chính bạn, cho khách hàng của bạn và cho sếp của bạn.

phong van

Bài học đơn giản

Những bài học đơn giản trong kinh doanh:
– Coi khách hàng như chiếc kẹo dừa. Lúc đầu khá cứng. Nhưng hãy bỏ nó vào mồm, dùng lưỡi đảo qua đảo lại và khéo léo, nó mềm ra rồi. Khách hàng dù có khó tính đến đâu nhưng bạn khéo léo là mềm hết thôi mà.
– Coi quản lý doanh nghiệp như bạn đang chơi cờ vây. Góc nào cũng cần phải che chắn và quan tâm. Tổ chức quản lý, nhân sự, phương thức bán hàng và vốn. Coi nhẹ một quân thôi là tèo rồi.
– Coi nhân viên như chính mình thôi: mình có tự giác, mình có cần được quan tâm, săn sóc. Nhớ lại ngày đi học đại học, đến sát ngày thi mới học. Nên bạn không đôn đốc, đốc thúc là họ lười ngay. Khi ốm cũng cần ai hỏi han, ai cũng như ai hết thôi, hãy quan tâm dù một cái hắt hơi nhỏ nhất. NV sẽ vừa nể vừa phục vì một người lãnh đạo như thế đấy.

bai hoc