Bốn thánh đế

Bạn quá thông minh? Và các câu hỏi thường trực của bạn:

– Đây là cái gì?

– Nó như thế nào?

– Tại sao lại thế nhỉ?

– Sao lại như thế này mà không là thế kia?

Nhưng bạn thử thay đổi lại xem và hỏi với các câu hỏi?

– Đây là khổ?

– Đây là nguyên nhân đưa đến khổ?

– Đây là khổ diệt?

– Đây là con đường đưa đến khổ diệt?

Đức Phật đã gợi ý như thế nào?

❶ Khổ thánh đế (Dukkhaṃ ariyasaccaṃ), hay khổ đế (Dukkhasacca). Chân lý về sự khổ, tình trạng khổ hiển nhiên, như sanh già bệnh chết, oán hội ngộ, ái biệt ly, cầu biết đắc. Tóm lại Ngũ Thủ Uẩn là khổ.

❷ Khổ tập thánh đế (Dukkhasamudayo ariya-saccaṃ), hay tập đế (Samudayasacca). Chân lý về nhân phát sanh khổ, tập khởi của khổ. Tức là lòng tham muốn, ái luyến, bám chấp chỗ này chỗ kia, gồm có dục ái, hữu ái và phi hữu ái.

❸ Khổ diệt thánh đế (Dukkhanirodho ariya-saccaṃ), hay diệt đế (Nirodhasacca). Chân lý về sự diệt khổ. Một trạng thái đoạn diệt hoàn toàn khát ái, không còn thủ truớc, vô nhiễm, an tịnh và giải thoát, tức là Niết-bàn.

❹ Khổ diệt đạo lộ thánh đế (Dukkhanirodha-gāminīpaṭipadā ariyasaccaṃ), hay đạo đế (Magga-sacca). Chân lý về con đường đưa đến diệt khổ, pháp thực hành để đạt đến Niết-bàn. Tức là bát chánh đạo, con đường trung đạo, gồm có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Xem [400] bát chánh đạo.

Bốn thánh đế này được Đức Phật thuyết trong bài pháp đầu tiên khởi điểm công cuộc hoằng hóa, gọi là bài kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattanasutta), bài pháp này cũng gọi là pháp thoại đề cao (Sāmukkaṃsikā dhammadesanā), vì là pháp môn quan trọng hằng được chư Phật xiển dương.

(D.III.277, S.V.421, Vbh.99, Vin.I.9)

P.s: chúng ta học Phật để thoát Khổ, đâu phải trở thành giáo sư, nhà chính trị, nhà triết học, nhà hùng biện nhỉ

Tuệ minh sát

16 TẦNG TUỆ MINH SÁT CỦA THIỀN VIPASSANA ( TÓM TẮT)

1.Tuệ phân biệt Danh Sắc (Nāma-rūpapariccheda ñāṇa):

Tuệ tri thực tánh pháp trong sát na hiện tại.

Tuệ tri tướng trạng riêng biệt của từng danh pháp, từng sắc pháp trong sự tương giao danh-sắc.

Ví dụ, khi đi: ý muốn đi (danh) và động tác di chuyển (sắc),

hoặc động tác di chuyển (sắc) và tâm biết (danh) động tác di chuyển ấy, đang hỗ tương rất mật thiết nhưng lại hoàn toàn riêng biệt.

Nhờ nhận biết về danh – sắc, tà kiến về tự ngã được đoạn trừ. Tuệ này gọi là kiến tịnh (ditthivisuddhi)

2. Tuệ minh sát về nhân quả. (Paccayapariggaha ñāṇa)

TUỆ THẤY DUYÊN SINH

Hành giả tiếp tục quán sát chánh niệm Danh Sắc trong sát na hiện tại, tuệ tri nhân duyên (nguyên nhân và điều kiện) sinh khởi của từng danh pháp và sắc pháp.

Ví dụ: – Khi thấy, hành giả biết rõ danh pháp là nhãn thức khởi lên do duyên nhãn căn và sắc trần, có ngũ môn hướng tâm, trong điều kiện ánh sáng đầy đủ…

3.Tuệ thấu hiểu tam tướng (Sammāsana ñāṇa).

TUỆ THẤY DUYÊN DIỆT

Hành giả tiếp tục ghi nhận chánh niệm trên danh Sắc trong sát na hiện tại.

Hành giả thấy sâu hơn sự diệt và nhân duyên diệt của từng danh pháp, sắc pháp nên đạt được tuệ thứ 3 (sự sanh diệt vô thường, tính chất bất toại nguyện mang tính khổ đau và vô ngã của các pháp).

4. Tuệ sanh diệt (Udayabbayānupassanā-ñāṇa):

TUỆ THẤY SỰ SINH DIỆT LIÊN TỤC CỦA DANH SẮC

Tuệ này là cái thấy tổng hợp của ba tuệ trước.

Tuệ này càng thấy biết rõ ràng hơn ba tánh trạng chung của danh và sắc là vô thường, khổ não, vô ngã.

Điểm quan trọng:

– Do thấy được tánh trạng sự sinh (udaya) của danh và sắc nên trừ được “đoạn kiến” cho rằng diệt là sự chấm dứt hoàn toàn.

– Do thấy được tánh trạng sự diệt (vaya) của danh và sắc nên trừ được “thường kiến” cho rằng có sinh tức có sự liên tục tồn tại mãi mãi không bao giờ chấm dứt.

Thực ra diệt làm nhân cho sinh, đã sinh tất có diệt.

– Do thấy được sự sinh diệt liên tục mà hành giả vượt qua được mười pháp chướng ngại của thiền tuệ như: ánh sáng, trí sắc bén, hỷ, an, lạc, thắng giải, tinh cần , ứng niệm, xả, thỏa mãn.

– trên đây là trạng thái phi thường phát sinh trong tâm, nên hành giả dễ sinh ngã mạn, tự mãn, cho mình đã chứng đắc đạo quả.

5. Tuệ Diệt (Bhaṅga ñāṇa)

– Tuệ tri SỰ DIỆT NHANH CHÓNG CỦA DANH SẮC.

Hành giả thấy sự tan rã, phân tán, hoại diệt của nhanh chóng của danh sắc, làm hành giả chỉ chú ý đến sự diệt mà không chú ý đến sự sinh.

Đến đây loại trừ được điên đảo tưởng thường hằng (cho thân này là thường hằng, vĩnh cữu)

6. Tuệ Sợ hãi (Bhaya ñāṇa)

– Tuệ tri sự biến diệt, tan hoại của danh sắc là mối nguy hiểm đáng sợ.

-Thấy rỏ sự tham ái, đắm say trong danh sắc thì hậu quả thật đáng sợ.

– Khiến cho tham ái dừng lại, nhưng chưa trừ tận gốc.

7. tuệ thấy sự nguy hiểm của 5 uẩn (adīnava ñāṇa)

Tuệ thấy rõ sự nguy hiểm, sự bức bách, sự bất an, sự độc hại, sự bệnh hoạn… của tứ đại, của ngũ uẩn, của căn trần, nói chung là danh sắc.

8. tuệ nhàm chán (nibbidā ñāṇa)

Tuệ tri sự đáng nhàm chán của danh sắc.

Do kết quả tuệ thứ 7, nên không còn thấy có gì hấp dẫn để đam mê trong đó.

9. tuệ muốn giải thoát (muñcitukamyatā ñāṇa)

Tuệ tri sự cần yếu của THOÁT LY DANH SẮC.

Khi đã tuệ chứng khổ đế trong danh sắc.

Thấy rỏ 3 cõi là nhà lửa, muốn cắt đức mọi trói buộc để nhanh chóng thoát ra ngoài.

10. tuệ suy tư (patisaṅkhā -ñāṇa)

Trải qua tuệ muốn giải thoát, ở đây tuệ giác suy tư về tam pháp ấn, hành giả càng thấy rỏ đặc tính sinh diệt, chúng là rỗng không, không thể sở hữu, không thể kiểm soát của danh sắc.

Quan trọng là tuệ này đã tìm thấy con đường thoát ly (Đạo đế)

11. tuệ hành xã (saṅkhāra upekkhā ñāṇa)

Tuệ tri trạng thái bình lặng của các tâm hành, chuẩn bị cho tiến trình Thánh Đạo.

Không còn chấp thủ hay tham ái đối với ngũ uẩn.

12. tuệ thuận thứ (saccānulomika ñāṇa)

Tuệ tri trạng thái thuận nhập dòng Thánh Đạo.

(chứng ngộ Tứ Thánh Đế)

– một trạng thái hoàn toàn bình lặng trong sáng, lúc bấy giờ tâm hành giả tự động thuận nhập vào Đạo lộ của các bậc Thánh.

– Chuẩn bị cho Thánh Đạo Tâm

– Cận hành Thánh Đạo Tâm

– Thuận thứ Thánh Đạo

13. tuệ chuyển tánh (gotrabhu ñāṇa)

Tuệ tri trạng thái chuyển hóa từ phàm qua Thánh.

Lộ trình tâm chuyển sang đạo tuệ, lấy đối tượng là niết bàn.

Mặc dù danh sắc đã buông bỏ nhưng Tâm còn là tâm hiệp thế.

Vẫn chưa hoàn toàn đoạn tận các lậu hoặc.

14. đạo tuệ (magga): tri kiến thanh tịnh

Trí tuệ xuất hiện trong tâm siêu thế gọi là Đạo Tuệ.

Khi Đạo Tuệ xuất hiện lần đầu tiên gọi là Tâm Đạo Tu Đà Hoàn, Tâm Đạo hoạt động trong một sát na, nhưng nó giảm bớt sự tái sanh trong tương lai chỉ còn nhiều nhất là bảy lần ( không còn rơi vào bốn ác đạo).

Tuệ này đã hoàn toàn đoạn tận ba kiết sử đầu: thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ.

Khi tâm đạo xuất hiện thêm 3 lần nữa sẽ chứng đắc những Thánh đạo cao hơn.

– Tư đà hàm đạo đoạn giảm: Dục ái, sân hận.

– A Na Hàm đạo đoạn: Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái, sân hận.

– A-la-hán Đạo đoạn thêm: sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, trạo cử, vô minh.

15. quả tuệ (phala)

Tâm quả Tuệ phát sanh sau Tâm Đạo, đây là Tâm Quả Siêu Thế khởi lên trong 3 hay 2 sát na tâm.

Kết quả này là quy luật vận hành của các Pháp.

Hành giả cảm giác một sự an lạc sâu lắng. Sau khi tâm quả chấm dứt thì Niết Bàn không còn là đối tượng nữa.

16. tuệ phản chiếu (paccavekkhaṇa ñāṇa)

Liễu tri Đạo, Quả, Niết-bàn, và những phiền não, kiết sử nào đã diệt tận hay vẫn còn dư sót.

Ngay sau khi thực chứng một trong bốn Thánh Đạo-Quả vị ấy phản chiếu lại một cách tự nhiên những gì đã thể nghiệm:

– Thánh Đạo nào đã chứng

– Thánh Quả nào đã chứng

– Niết-bàn đã chứng qua Thánh Đạo-Quả nào

– Những phiền não hay kiết sử nào đã diệt tận.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (Hết trích dẫn)

🎯

Sự chia nhỏ này giúp thiền sinh dễ nhận biết đối chiếu so sánh các trạng thái mà mình mắc phải. Nhưng cũng dễ kẹt vào khái niệm ngôn từ khó hiểu. Cái lợi nhất là Minh sát tuệ này nói về 10 tùy phiền não trong phần Đạo Phi đạo tri kiến thanh tịnh khi mà sự quán thấy Sanh diệt của các đối tượng Hữu vi bắt đầu xảy ra, sự Định tĩnh của hành giả đủ sâu lắng để chúng xuất hiện làm cản trở bước tiến của Tuệ.

👉

10 Tùy phiền não

– hào quang (ánh sáng, cầu vồng…)

– trí tuệ tri thức (pháp học)

– hỷ (lúc nào cũng vui tươi)

– an tịnh

– lạc

– quyết tín (tín quá, thấy Niết bàn tưởng)

– tinh cần

– niệm (thái quá dẫn tới xuất hiện nimitta)

– xả (tưởng lầm k còn phiền não)

– dục cầu (thỏa mãn)

10 tùy phiền não này có vẻ rất tương đồng với Vị ngọt, nhưng ở mức độ cao cấp hơn Vị ngokt ngoài đời sống thực tại rất nhiều. Vị ngọt vật lý, vị ngọt tinh thần có thể thay thế. Nhưng vị ngọt tâm linh đã dính mắc là chỉ có kẹt lại bằng cả ngàn kiếp luân hồi.

👉

10 tùy phiền não này sẽ không xuất hiện khi

– định chưa đủ (phiền não khởi lên là phiền não thô, đời k phải là tùy phiền não của tuệ)

– không hành vipassana đúng cách (rơi vào tưởng, tà định, thấy ảo ảnh do các trung gian mang lại)

– đã là bậc Thánh và biết đạo lộ chân chánh

💘

Các khái niệm chỉ biết mù mờ cũng chết. Các khái niệm biết quá rõ rồi vướng mắc vào ngôn từ cũng chết. Nên cần thấu rõ ý tứ trong lời răn của Phật, không dừng chân khi thấy Vị ngọt, không Sợ hãi khi thấy Nguy hiểm. Cần hiểu thấu rõ đặc tính Vô thường, Vô ngã của Pháp để mà kiên trì trên đạo lộ không lối này.

Yếu lược kinh Tứ niệm xứ

Yếu lược Kinh Tứ niệm xứ Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt.Tỷ kheo quán (thân/thân, thọ/thọ, tâm/tâm, pháp/pháp) (nội, ngoại, nội – ngoại) nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm.Vị ấy quán:- quán tánh sanh khởi trên tttp- quán tánh diệt tận trên tttp- quán tánh sanh diệt trên tttp.Vị ấy Tuệ tri: – pháp chưa sanh nay sanh khởi- pháp đã sanh nay được đoạn diệt- pháp đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa Vị ấy sống:- an trú chánh niệm- không nương tựa, chấp trước một vật gì trên đời (thấy biết với tâm rỗng lặng, thuần tịnh, trong sáng)p/s. ở đây dừng từ “pháp” trong Tuệ tri đại diện cho các vấn đề được nhắc tới trong Quán Pháp và “-” cuối cùng là câu đáng lưu ý nhất.Tứ niệm xứ, một bài kinh quan trọng, nhưng chúng ta quá chú tâm tới thế nào là Thân hay Thọ hay Tâm hay Pháp, và các chi tiết của TTTP mà thường bỏ qua mất các câu Chính Yếu được Phật nhắc đi nhắc lại ở trên.

Bát chánh đạo siêu thế

Tà đạo và Chánh đạo? Hữu lậu và Vô lậu? Hiệp thế và Siêu thế? Là gì? Đọc bài Kinh này, các vị quá chú trọng tới các câu hỏi vừa nêu mà quên mất Đại pháp 40 Phật muốn nói chính yếu trong bài Kinh là: – Ác bất thiện pháp được duyên khởi bởi Tà (kiến, tư duy, ngữ, nghiệp, mạng, tinh tấn, niệm, định, trí, giải thoát), bị tiêu diệt trong vị có Chánh (…)- Thiện pháp được duyên khởi bởi Chánh (…), được tu tập và trở thành viên mãn

🎯

Nhưng cần lưu ý phân biệt Chánh đạo hữu lậu và Chánh đạo Vô lậu, không thì cả đời tu tập vẫn chỉ là quả Sanh y.

🌻

Tà đạo: 1. Tà kiến: Không có bố thí, không có cúng dường, không có tế tự, không có quả báo các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh; ở đời không có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, Chánh hướng, Chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt lại tuyên bố lên.2. Tà tư duy: dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy3. Tà ngữ: vọng ngữ, nói hai lưỡi, ác khẩu, nói lời phù phiếm4. Tà nghiệp: sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục5. Tà mạng: lừa đảo, nói lời mê ly, hiện tướng, gian trá, lấy lợi cầu lợi

🌻

Chánh đạo Hữu lậu đưa đến quả sanh y:1. Chánh kiến Hữu lậu: Có bố thí, có cúng dường, có tế tự, có quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh; ở đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, Chánh hướng, Chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên.2. Chánh tư duy Hữu lậu: Ly dục tư duy, vô sân tư duy, bất hại tư duy3. Chánh ngữ Hữu lậu: Viễn ly vọng ngữ, viễn ly nói hai lưỡi, viễn ly ác khẩu, viễn ly phù phiếm ngữ4. Chánh nghiệp Hữu lậu: Viễn ly sát sanh, viễn ly lấy của không cho, viễn ly tà hạnh trong các dục5. Chánh mạng Hữu lậu: vị Thánh đệ tử bỏ tà mạng, nuôi sống với Chánh mạng

🌻

Chánh đạo thuộc bậc Thánh, Vô Lậu, Siêu Thế, thuộc đạo chi (thuộc về một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm, có Hiền tâm)1. Chánh kiến Vô lậu: thuộc trí tuệ, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, Chánh kiến, đạo chi 2. Chánh tư duy Vô lậu: thuộc suy tư, tầm cầu, tư duy, một ngữ hành do sự hoàn toàn chú tâm chuyên tâm 3. Chánh ngữ Vô lậu: thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly bốn ngữ ác hành4. Chánh nghiệp Vô lậu: thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly ba thân ác hành 5. Chánh mạng Vô lậu: thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly tà mạng

🍀

Chánh kiến đi hàng đầu: 1. Tuệ tri tà kiến là tà kiến, tuệ tri chánh kiến là chánh kiến2. Tuệ tri tà tư duy là tà tư duy, tuệ tri chánh tư duy là chánh tư duy3. Tuệ tri tà ngữ là tà ngữ, tuệ tri chánh ngữ là chánh ngữ; 4. Tuệ tri tà nghiệp là tà nghiệp, tuệ tri chánh nghiệp là chánh nghiệp5. Tuệ tri được tà mạng là tà mạng, tuệ tri được chánh mạng là chánh mạng

🍀

Thế nào là Chánh tinh tấn của Vị ấy: 1. Tinh tấn đoạn trừ Tà kiến, thành tựu Chánh kiến2. Tinh tấn đoạn trừ Tà tư duy, thành tựu Chánh tư duy3. Tinh tấn đoạn trừ Tà ngữ, thành tựu Chánh ngữ4. Tinh tấn đoạn trừ Tà nghiệp, thành tựu Chánh nghiệp5. Tinh tấn đoạn từ Tà mạng, thành tựu Chánh mạng

🍀

Thế nào là Chánh niệm của Vị ấy:1. Đoạn trừ Tà kiến, đạt được và An trú Chánh kiến2. Đoạn trừ Tà tư duy, đạt được và An trú Chánh tư duy3. Đoạn trừ Tà ngữ, đạt được và An trú Chánh ngữ4. Đoạn trừ Tà nghiệp, đạt được và An trú Chánh nghiệp5. Đoạn trừ Tà mạng, đạt được và An trú Chánh mạng

👉

Cận duyên và tư trợ cho Thánh Chánh định là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Có ba pháp chạy vòng hỗ trợ cho các Cận duyên và Tư trợ trên là: Chánh kiến, Chánh tinh tấn, Chánh niệm.

👉

Đạo lộ của vị hữu học gồm #8 chi phần là Bát chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định

👉

Đạo lộ của vị Alahan gồm #10 chi phần là Thập chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, Chánh trí và Chánh Giải thoát.

⛔

Đại pháp 40

🔸️

1. Tà kiến do Chánh kiến làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp được tà kiến duyên khởi, bị tiêu diệt trong vị có chánh kiến- Thiện pháp được chánh kiến duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

🔸️

2. Tà tư duy do Chánh tư duy làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp được tà tư duy duyên khởi, bị tiêu diệt trong vị có chánh tư duy- Thiện pháp được chánh tư duy duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

🔸️

3. Tà ngữ do Chánh ngữ làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp được từ ngữ duyên khởi, bị tiêu diệt trong vị có chánh ngữ- Thiện pháp được chánh ngữ duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

🔸️

4. Tà nghiệp do Chánh nghiệp làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp được tà nghiệp duyên khởi, bị tiêu diệt trong vị có chánh nghiệp- Thiện pháp được chánh nghiệp duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

🔸️

5. Tà mạng do Chánh mạng làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp được tà mạng duyên khởi, bị tiêu diệt trong vị có chánh mạng- Thiện pháp được chánh mạng duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

🔸️

6. Tà tinh tấn do Chánh tinh tấn làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp do tà tinh tấn duyên khởi, bị tiêu diệt trong người có chánh tinh tấn- Thiện pháp được chánh tinh tấn duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

🔸️

7. Tà niệm do Chánh niệm làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp do tà niệm duyên khởi, bị tiêu diệt trong người có chánh niệm- Thiện pháp được chánh niệm duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

🔸️

8. Tà định do Chánh định làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp do tà định duyên khởi, bị tiêu diệt trong người có chánh định- Thiện pháp được chánh định duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

🔸️

9. Tà trí do Chánh trí làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp do tà trí duyên khởi, bị tiêu diệt trong người có chánh trí- Thiện pháp được chánh trí duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

🔸️

10. Tà giải thoát do Chánh giải thoát làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp do tà giải thoát duyên khởi, bị tiêu diệt trong người có chánh giải thoát- Thiện pháp được chánh giải thoát duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

👇
👇
👇

Nếu có Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, nghĩ rằng đại pháp môn Bốn mươi này đáng bị phê bình, đáng bị phỉ báng, thời ngay hiện tại, mười thuận thuyết hợp pháp được nói lên để chỉ trích người ấy. Cho đến các dân chúng ở Ukkalā và dân chúng Vassa, dân chúng Bhaññā theo vô nhân luận, theo vô tác luận, theo hư vô luận, những vị ấy cũng không nghĩ rằng đại pháp môn Bốn mươi đáng chỉ trích, đáng bị phỉ báng. Vì sao vậy? Vì sợ quở trách, phẫn nộ, công kích.

🙏

Trích lược: Ðại Kinh Bốn Mươi (Mahācattārīsakasutta) (Trung bộ Kinh – Nikaya – HT Thích Minh Châu dịch)http://samanta.vn/featured/dai-kinh-bon-muoi/

Thiền

Nhiều bạn vẫn nhầm lẫn không chỉ giữa việc thực hành hai pháp Chỉ và Quán, mà còn giữa điều mà hai pháp đưa đến sau “sự chờ đợi”.

Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, thuộc thành phần Minh.

Thế nào là hai? Chỉ và Quán.

– Chỉ được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tâm được tu tập. Tâm được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc về Tham được đoạn tận.

– Quán được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tuệ được tu tập. Tuệ được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc Vô minh được đoạn tận.

👉

Bị Tham làm uế nhiễm, này các Tỷ-kheo, Tâm không thể giải thoát.

👉

Hay bị Vô minh làm uế nhiễm, Tuệ không được tu tập.

🎯

Do vậy, do ly Tham, là Tâm giải thoát.

🎯

Do đoạn Vô minh, là Tuệ giải thoát.

Trích Chương II Hai Pháp, III. Phẩm người ngu (Tăng chi bộ Kinh – Kinh Nikaya – HT Minh Châu dịch)

https://www.budsas.org/…/u-kinh…/tangchi02-0104.htm
☘️
☘️
☘️
👉

Này Bhāradvāja, rồi Ta suy nghĩ: “Ta hãy nghiến răng, dán chặt lên lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm!” Này Bhāradvāja, rồi Ta nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Khi Ta đang nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, mồ hôi thoát ra từ nơi nách của Ta. Này Bhāradvāja, như một người lực sĩ nắm lấy đầu một người ốm yếu hay nắm lấy vai, có thể chế ngự, nhiếp phục và đánh bại người ấy. Này Bhāradvāja, khi Ta đang nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, mồ hôi thoát ra từ nơi nách của Ta, này Bhāradvāja, dầu cho Ta có chí tâm tinh cần, tinh tấn, tận lực, dầu cho niệm được an trú không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn, do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy.

👉

Rồi này Bhāradvāja, sau khi ăn thô thực và được sức lực trở lại, Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Trích Kinh Sangàrava (Trung bộ Kinh – Kinh Nikaya, HT Minh Châu Việt Dịch)

https://suttacentral.net/mn100/vi/minh_chau
☘️
☘️
☘️

Yếu lược Kinh Tứ niệm xứ:

👉

Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt.

👉

Tỷ kheo quán (thân/thân, thọ/thọ, tâm/tâm, pháp/pháp) (nội, ngoại, nội – ngoại) nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm.

👉

Vị ấy quán:

– quán tánh sanh khởi trên tttp

– quán tánh diệt tận trên tttp

– quán tánh sanh diệt trên tttp.

👉

Vị ấy Tuệ tri:

– pháp chưa sanh nay sanh khởi

– pháp đã sanh nay được đoạn diệt

– pháp đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa

👉

Vị ấy sống:

– an trú chánh niệm

– không nương tựa, chấp trước một vật gì trên đời (thấy biết với tâm rỗng lặng, thuần tịnh, trong sáng)

Trích Kinh Tứ Niệm xứ (Trung bộ Kinh – Kinh Nikaya, HT Minh Châu dịch)

🎯
🎯
🎯

Thiền chỉ, đưa tới tịnh chỉ, hơi thở nhẹ như êm, đưa tới an tịnh, đưa tới vắng mặt phiền não, đưa tới vắng lặng, đưa tới an lạc tạm thời, nhất là trong khi thiền. Nhưng nó không đưa tới Chánh định.

Chánh định chỉ tới từ việc thực hành Tứ niệm xứ, chỉ là Tứ niệm xứ.

Trà … chà … chà

Bạn đang đến với Thiền vì điều gì? Vì nó đem lại cho bạn sự bình an, sự lắng dịu của tâm trí, sức khỏe, khỏi một bệnh gì đó (thiền nhân điện), thêm năng lượng làm việc, thêm tỉnh táo, thậm chí là một mode tâm linh cao hơn cả công danh và tiền bạc… Tất cả những điều đó đều là hệ quả của Thiền. Nó không phải là mục đích. Có thể bạn đạt được chúng, nhưng bạn đã mất đi tính Thiền và bạn sẽ không bao giờ hiểu Thiền là gì.

Bạn đang đến với Trà vì điều gì? Tôn vinh trà Việt? Lan tỏa trà Việt? Đam mê trà? Kiếm tiền từ Trà? Bổ dưỡng từ công dụng của Trà? Hay là thưởng thức một thứ thức uống đặc biệt vừa cổ vừa ngoại (trà nhập)? Thậm chí có vẻ thời thượng chứng tỏ gu của mình hơn cả caffe và sinh tố… Tất cả những điều đó đều là hệ quả của việc bạn uống Trà. Nó không phải là mục đích của Trà. Có thể bạn vẫn sẽ thấy chúng khi bạn uống Trà, đến với Trà nhưng bạn sẽ không bao giờ hiểu được Trà là gì.

Cũng giống như giờ đang chống dịch, việc điều tiết là của chính phủ, việc chăm sóc bệnh nhân là của bác sỹ, việc cứu trợ là của bộ đội và các tổ chức từ thiện, còn việc của chúng ta là tuân thủ chỉ thị 16+, thực hiện 5K. Mỗi thứ nhỏ bé thôi, cứ làm tốt việc của mình, xã hội tự tốt đẹp.

Mỗi hạt giống được nhân lên, được gieo trồng rồi có thể nở thành hoa thơm, trái ngọt hay không đều bắt nguồn từ những điều rất nhỏ vậy.

Nên khoan vội lo lắng chuyện tương lai, hay thao thức với bao hoài bão, câu chuyện ngày hôm nay, có thể cùng nhau uống tách trà và mỉm cười đã là quý hóa lắm rồi.

Trà … chà … chà …

Thở mùa covid

Covid, bài học về thay đổi thói quen thở của bạn?

Từ ngày vào mùa dịch, mình có khuyên một vài bạn bè mình nên tập thở bụng để tạo thói quen cho phổi rèn luyện cường độ cao, nếu có mắc covid, lúc nào khó thở thì sẽ ráng thở được. Còn thở là còn sống.

Nhưng trong những ngày giãn cách, không phát sinh công việc mấy, não được nghỉ ngơi, tay chân được nghỉ ngơi, giãn cách lâu nên tâm si nó cũng chán không hoạt động mấy, nên có thời gian ngồi quan sát nhiều hơn. Thấy mình thở rất nhẹ, nhịp thở tính ra bằng 3/5 bình thường. Các cơ quan nội tạng đều ở trạng thái thư giãn, tâm thái bình an. Nhất là khi ở trạng thái định của thiền tọa, thì hơi thở như mây vậy.

Quay lại các kiến thức cơ bản: não tiêu thụ nhiều oxy nhất vì nó nhiều suy nghĩ, nhiều tâm tư nhất, các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi, ăn uống suốt ngày cũng cần nhiều oxy, nên khi ốm người ta sẽ ăn đồ thanh nhẹ, dễ tiêu hóa.

Vậy bài học gì sẽ rút ra ở đây?

– Khi covid xâm nhập cơ thể, đi vào tế bào, cơ quan. Thì việc trước hết đừng hoang mang, sợ hãi, hay lo lắng, cái này sẽ tiêu thụ nhiều oxy ở trên não, đòi hỏi phổi phải thở nhiều hơn.

– Thiền hơi thở, bạn có thể dùng ý thức để thở như khi tập thở bụng, nhưng kết hợp thiền hơi thở: Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô dài”; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra dài”; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô ngắn”; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. (Trích Kinh kinh Niệm xứ Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya (https://linhquyphapan.vn/tin-tuc/kinh-tu-niem-xu)) – Bình thường thì trong thiền việc thở diễn ra tự nhiên, nhưng lúc này việc thở là cần có ý thức thì mình làm như thở là một hành động bên ngoài nhưng quan sát được hành động đó. Khi bạn quan sát được như vậy, bạn có thể chạm tới cận định, các cơ quan khác ở mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất, cần ít oxy nhất và dồn oxy cho phổi – cơ quan bị tổn thương.

Vậy khi chưa có bệnh, bạn làm gì?

– Buổi sáng dậy, trước khi ra khỏi giường, mình tập hít vào thở ra 30 cái thật sâu và quan sát nó

– Tập tọa thiền 30p nữa với việc hơi thở diễn ra tự nhiên cho não bộ và toàn thân thư giãn hoàn toàn

– Dậy xúc miệng, xúc họng nước muối

– Pha một ấm trà, nướng bánh mì quệt mật ong hoặc sữa đặc – hoạt chất tanin trong trà ức chế việc virus xâm nhập tế bào, và mỗi ngày bạn hãy uống 3g trà nhé (Một ly trà qua cơn mê đại dịch https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1215885978831876&id=100012314562478)

Và thời gian còn lại, hãy quan sát hơi thở bất cứ khi nào có thể. Hãy luôn quay về với hơi thở, nhận diện ra sự có mặt của nó, có thể bằng sự phồng xẹp ở bụng, hay sự phập phồng nơi cánh mũi, sự nâng lên hạ xuống của lồng ngực, cái nào cũng được. Hãy sống thật tự nhiên, bạn chắc chắn an yên.

Cuộc chơi

Nếu bạn đứng ngoài cuộc chơi, cuộc chơi đó sẽ rất thú vị, và bạn cũng cảm thấy rất thú vị.

Nếu bạn tham gia cuộc chơi, cuộc chơi đó trở thành gánh nặng, và bạn trở thành nạn nhân cho thắng thua, được mất. Xa hơn nữa, càng chơi càng thua, càng thua càng hăng, càng hăng càng chơi đi chơi lại.

Có 3 cách mà người ta hay áp dụng hoặc khuyên nhau để đứng ngoài cuộc chơi:

– đó không phải chuyện của mình, việc của mình, không liên quan, chuyện nhà hàng xóm…AQ với thời cuộc

– đủ trải nghiệm, chơi chán, thì sẽ tự dừng

– ngu thật hoặc giả vờ ngu, dẫn tới không biết chơi, nên không tham gia chơi ngay từ đâu

Mới đầu thì cách nào cũng có vẻ hay và nghe chừng đứng ngoài cuộc chơi. Cơ mà, cả 3 cách đều khiến cái tâm lý tò mò, muốn chơi chẳng bao giờ dứt. Hết trò này sẽ đến trò khác, hoặc không chơi được thì cay cú, hoặc không dám chơi nhưng vẫn thòm thèm.

Vậy, áp dụng cả 3 cách có được không, nhưng dưới góc nhìn khác?

– đó không phải là chuyện của mình: người ta hay nói Duyên. Đấy là duyên đấy. Đủ nắng hoa sẽ nở, đủ duyên sẽ yêu thương. Nôm na là mọi thứ xuất hiện đều có cơ duyên của nó, nhiều yếu tố lắm mới hội tụ lên cái hình tướng mà bạn có thể cảm nhận rõ ràng bằng 6 giác quan như vậy. Bạn cũng bé tí trong cái số cơ duyên đó thôi. Có cái này thì có cái kia, không có cái này thì không có cái kia. Bạn chỉ là một mắt xích trong chuỗi đó, turn on hay turn off là do bạn.

– đủ trải nghiệm: dám đối diện với sự thật. Từ sự thật ở đây chúng ta vẫn hay nghĩ là sự thật những gì đang diễn ra, nói về cái bên ngoài. Nhưng sự thật cần được hiểu là cái tâm lý cảm xúc của tâm mình ấy ạ. Ví dụ: thay vì yêu một người, sau cả năm trời mới biết tình yêu nó cũng lãng xẹt, lúc thăng lúc trầm, thì mình có thể dành nguyên một ngày đi chơi rồi sẽ thấy, trong cả một ngày cũng có thăng có trầm. Rồi dành riêng một giờ không làm gì cả, chỉ quan sát tâm lý, cảm xúc của mình với chuyện yêu đương, cũng thấy nó cũng thăng cũng trầm vậy á… Nên thay vì mất cả năm nhận ra một chân lý, thì giờ thời gian rút ngắn xuống một giờ. Rồi vài cái như thế, thấy cái nào rốt cuộc nó cũng có có, không không như vậy là thôi, hết muốn chơi. Như kiểu đi nằm lòng, biết tiểu xảo trong mọi trò game.

– ngu thật: từ việc bạn hiểu mình chỉ là một mắt xích, tới việc bạn nắm được tiểu xảo game, nếu hai cái này bạn giữ rịt, thì đúng là đông phương bất bại. Bạn luôn ngạo nghễ, mỉm cười với sự chiến thắng của mọi cuộc chơi. Cơ mà sau rốt, bạn nhận ra, bạn chẳng là gì cả, có đi tới chân trời góc bể, bạn cũng không thoát khỏi bàn tay của Như Lai. Vậy thì cứ ngạo nghễ cũng để làm gì? Thắng thua, được mất, tranh đấu, thậm chí vơ vét, nắm giữ cũng để làm gì đâu. Cũng chỉ là đói thì ăn, khát thì uống, mệt thì nghỉ.

Bạn đang chơi bao nhiêu cuộc chơi? Và đang nằm trong trò chơi của bao nhiêu thế lực cả hữu hình và vô hình khác? Nếu chẳng thể thấu thì hãy ngồi lại, uống một tách trà, khám phá cuộc chơi của vị giác trước đã nhỉ.

Dùng bàn tay xúc chạm yêu thương

24_ngày_nhìn_lại_mình

Day 6: dùng bàn tay xúc chạm yêu thương ngay cả các vật vô tri vô giác
Chắc mình phải đổi lại 24 tuần nhìn lại mình quá, vì mỗi tuần viết được 1 bài. Nhưng cũng đúng là 1 chủ đề, mình đọc và thực tập suốt một tuần, cộng với tập hợp nhiều trải nghiệm để có thể chia sẻ lại về nó.
Tuần này đến với việc dùng bàn tay xúc chạm yêu thương cả các vật vô tri vô giác.
Đầu tiên thì, khi chạm biết là chạm đã khó rồi. Đầu óc chúng ta hay miên man với ngàn suy nghĩ không tên, chạm vào một cái gì đó có biết là mình chạm đâu. Hoặc nếu có chạm thì sẽ có thái độ hay định nghĩa với chúng: mềm mịn này, bầy nhầy này, ghê ghê này… Nên trước hết chạm cái gì, biết cái đó đã, không phán xét thêm điều gì. Không phải là không biết tới cảm giác xúc chạm của tay và đối tượng, mà biết vậy, biết thế.
Chúng ta làm việc văn phòng nhiều hơn, không phải các công việc chân tay nên hơi khó. Nhưng ngay cả khi chúng ta gõ ngón trên điện thoại hay trên laptop, chúng ta có thể cảm giác được các nút chạm. Từng nút chạm, ta cảm nhận được, đã khác hẳn với việc, ta cứ viết, cứ còm, cứ like, cứ bấm cho thỏa cái tâm trí đang cất lời rồi.
Tiếp theo, rửa bát, lau nhà, là cơ hội chúng ta thực hành bài tập của Day 6 này.
Với việc rửa bát, bạn đã bao giờ biết mình rửa trong hay rửa ngoài, rửa xoay trái hay xoay phải cái bát, cái đĩa chưa? Hay cầm lấy cái bát cái đĩa là ngoáy ngoáy rồi đưa dưới vòi nước xào xào… Cũng không biết phần chôn bát, chôn đĩa còn bám mỡ hay không? Đặt vào chạn up hay rổ up có theo thứ tự bát đĩa hay cứ up cho xong? Tương tự với nhau nhà và đồ đạc. Bạn thử quan sát việc lần này mình lau có khác không?
Khi mới đọc câu: xúc chạm yêu thương – mình đúng là có hơi bị tâm trí xen vào, sao lại là yêu thương, quán tưởng mình yêu nó à, quán tưởng kết nối giá trị tâm linh giữa người và vật à… Bài tập kiểu này có nhiều vị thiền sư đã hướng dẫn: nhìn một vật thấy tam thiên đại thiên thế giới trong đó, rồi nhìn một vật là kết nối tâm linh hay dòng chảy bên trong mình với vật. Nhưng cả hai cách thực hành này đều không phải chủ đề của chuỗi bài tập này. Chuỗi bài tập này đang muốn nói về việc: bây giờ và tại đây bạn biết việc mình đang làm.
Sau khi thực hành cả tuần trời, mình mới hiểu: xúc chạm yêu thương chính là việc mình chạm tay vào cái gì thì đặt tâm ý ở đó. Khi thực hành được tương đối việc xúc chạm đồ vật mà không có tiếng nói trong đầu, thì chúng ta đã rõ biết chúng ta đang làm gì ở từng động tác. Vì biết rõ từng động tác mà chúng ta khéo léo và cẩn thận khi xúc chạm, khi cử động tay. Nó giống như một cảnh báo đã được dán ngoài vỏ hộp: cẩn thận dễ vỡ vậy. Và khi việc gì tới chúng ta cũng cẩn thận với đôi bàn tay xúc chạm yêu thương thì việc đó được hoàn thiện một cách đẹp đẽ vậy.
Sự cẩn thận không có nghĩa là chậm chạp, hay làm từ từ. Mà vì mỗi hành động, không miên man suy nghĩ đâu đâu, tâm ý đặt ở đó thì không chỉ bạn quan sát được rõ ràng, hành động được cẩn thận, mà còn làm nhanh hơn rất nhiều.
Giờ mình k từ chối việc mọi người khen mình khéo tay đâu. 😆😆 Vì mỗi lần vậy, mình sẽ có cơ hội nói về việc hãy đặt tâm ý yêu thương vào mỗi xúc chạm.
P.s: buồn buồn rảnh rảnh, ngồi lôi giấy ra gấp hạc đi, cắt cái ô vuông 2x2cm thôi nhé.

Bạn học theo cách nào?

Bạn học theo cách nào?

Học theo thông thường:

Thấy đối tượng, nghiên cứu đối tượng, khám phá đối tượng, phát hiện ra những điều mới, kì lạ kì thú… bám vào đối tượng, hoặc bám theo suy nghĩ, quan điểm, định kiến, kinh nghiệm về đối tượng, tích lũy thêm các tri thức, kiến thức, hiểu biết về đối tượng. Tại đây chỉ có thêm hoặc thay đổi hiểu biết về đối tượng nhưng vẫn dưới dang thêm lên, thêm vào, thêm cho đầy kho chứa thông tin.

Học qua 6 xúc xứ:

Thông qua Đối tượng để thấy tâm mình (thân thọ tâm pháp trong kinh điển rút gọn là tâm). Khi đối tượng tương tác với 6 giác quan của mình (kinh điển gọi là 6 xứ, lục căn) thì sẽ phát sinh ra Tâm (các cảm giác nơi thân thọ tâm pháp) – tại đây mình thấy Tâm mình và học những cái:

– cái gì chưa có nay có

– cái gì có nay không còn

– cái gì không còn nay cũng không thể có lại

Hai cách học này là khác hẳn nhau. Và kết quả cũng khác hẳn nhau.

Nếu ai hiểu được, cuộc đời con người là một chuỗi các câu lệnh (như trong lập trình tin học) không có lệnh </End> mà cứ gần hết nó lại True or False để rồi lại quay lại từ đầu lặp đi lặp lại mãi. Thì với cách học sau, khi tự thấy được Tâm mình thì nó sẽ </End>. Tu tập cũng chính là liên tục thấy ra để </End> các câu lệnh đã được thiết lập từ tiềm thức, vô thức quá khứ.

Nếu học theo cách đầu, liên tục thấy cái mới lạ, nên mới có câu: học, học nữa, học mãi; học cả đời cũng không hết… Nếu chúng được công nhận, ghi nhận bằng vài vài cái bằng, vài bài báo, vài cái vinh danh.. và bám vào đó thì ôi thôi xong, bản ngã đã được vun bồi dày bịch như một bức tượng đài chẳng thể đập bể. Để mà sáng nay sư Tâm Pháp viết: “Khao khát sự cung kính, sự đánh giá và trân trọng của người khác chính là một ngục tù.” (www.sutamphap.com)

Theo lối đầu, xã hội ngày càng phát triển, nhiều thiết bị hiện đại ngày càng được phát minh,… hihi cơ mà “hiện đại thì hại điện” thôi. Có phải càng ngày lối sống thuận tự nhiên và thấy đủ nơi tâm mình đang được giáo dục đó không?

Uống trà đi – không phải mỗi ngụm trà thấy ngon, dở, đắng, chát, ngọt, bùi… mà thấy ra tâm mình còn ồn ào, còn vội vã, hay đã dịu dàng lắng xuống nghe vài ba tiếng leng keng nơi ngõ vắng.