Bạn ổn?

Có một lỗi rất lớn khi học đạo đó là chưa thấy biết rõ ràng, đã sa đà vào việc vô ngôn, hoặc không cần khái niệm, hoặc chỉ cần biết thế thế, thấy thế thế… là đã cho rằng mình ok rồi. Lỗi này xuất phát lớn từ không chịu đọc Kinh Sách, không chịu tham khảo trải nghiệm của các bậc Giác ngộ, mà tự cho rằng an an là được, không suy nghĩ gì nhiều là được, mình tự là thầy của chính mình là được. Nhưng trạng thái mơ hồ, không rõ ràng này được Phật định nghĩa rõ ràng là Vô Ký – nghĩa Hán Việt miêu tả rất đúng ở việc không có sự ghi nhận.

Chúng ta hiểu đơn giản như thế này: trừ khi chúng ta bị tật ở các giác quan ở ý là down (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) thì chúng ta mới không có sự nhận biết thế giới (được mô tả dưới 6 dạng là sắc (hình ảnh), thanh (âm thanh), hương (mùi), vị, xúc (chạm), pháp (thông tin khác). Vậy khi chúng ta sống, hoàn toàn bình thường, thì sự nhận biết này là hoàn toàn đang diễn ra, đang có mặt. Nhưng vì chúng ta bị bận bịu, bận bịu nhiều thứ, miên man nhiều thứ nên không nhận biết rõ chúng có mặt từ đâu, như thế nào, khiến tâm ta lại có những phản ứng, suy nghĩ tiếp theo, hành động tiếp theo như vậy.

Những thứ rất cụ thể, đến từ 6 giác quan chúng ta còn mơ mơ hồ hồ thì những khái niệm trừu tượng hơn như thiền, như tâm giải thoát, như tuệ giải thoát, như giác ngộ, như Niết bàn làm sao chúng ta có thể hiểu. Mà lại quy chụp chúng tất cả thành thiền là không suy nghĩ, giải thoát là không nắm nắm giữ, giác ngộ là hiểu biết mọi thứ về thế giới, Niết bàn là một cõi nào đó… Sự an an mà chúng ta đang có cho rằng đó là thành tựu, cho rằng đó là đích và dừng lại an trú ở đó.

Nhưng thực tế có phải vậy không? Thật sự cái gì cũng phải lên đến đỉnh, thật rõ ràng, cụ thể, trước khi bạn có thể bỏ qua tất cả những chúng. Tuệ giải thoát là sự thấy biết rõ ràng mà không dính mắc, chứ không phải là không thấy không biết rồi kệ nó thôi, nó là chuyện đâu đó. Phật nói rất rõ ràng đối với một người đạt giải thoát là Tâm giải thoát, Tuệ giải thoát chứ không chỉ riêng cái tâm an an là được.

Hãy kiểm chứng trong thực tế cuộc sống: nếu đưa cho bạn rổ đồ và bạn không thể sắp xếp chúng, phân loại chúng thì Tuệ bạn có nó ở đâu? Khái niệm 5S của người Nhật là một bài học rất hay cho việc rèn luyện chúng. Thật sự, bạn nói hay, nói trời nói biển hay như thế nào chăng nữa, nhưng Chân Pháp không xa rời Thế gian pháp. Nếu đời sống của bạn bất ổn, mọi thứ tùm lum, không có sự minh triết trong công việc, quản lý thời gian và công việc không hiệu quả, thì tôi nghi ngờ về con đường đạo của bạn.

Vẫn nhắc lại, không phải tốt đời đẹp đạo mà là Tốt đời nhờ Đẹp đạo. Nếu bạn là một người tu tập tốt, chắc chắn sẽ có một đời sống tốt. Nếu bạn đã không chọn xuất gia, cho rằng đời sống xuất gia nghèo nàn pháp, chọn thế gian để nhiều pháp cho tâm mình đối diện thì hãy làm cho thế gian của bạn thật tốt, trước hết là không gây phiền não cho mình và cho người. Chứ không phải, đó là kiểu của tôi, đó là kiểu của người giải thoát, ai phiền não kệ người ấy. No no no. Bạn đã đang để bản ngã làm mờ mắt và che lối.

Túm lại, khi bạn tự cho rằng mình đang ổn, thì tôi có viết và nói ra bao nhiêu cũng khó lòng chọc thủng được bản ngã cố hữu của bạn.

Thôi thì lại uống trà vậy, bạn có thể cảm nhận đủ 8 loại giác quan một cách rõ ràng mà giới khoa học trà đưa ra thì cũng gọi là trên con đường đắc đạo rồi.

Tưởng

Cái bức ảnh này hay cực

🥰
🥰

Trong đời sống:

– Nếu bạn là một người biết chọn lọc, sắp xếp các thông tin, bằng việc là bạn có title, có kế hoạch, có mục tiêu, có quy trình thì bạn dễ dàng nhanh chóng lấy được thông tin mình cần cho việc giao tiếp, làm việc…

– Nếu bạn là một người tư duy tốt, bạn sẽ dễ dàng kết nối các thông tin với nhau, từ đó mà lập luận, suy luận, logic… đưa ra giải pháp, phương pháp để giải quyết vấn đề

Trong đạo:

– Nếu nói tới một vấn đề gì, bạn cũng suy ra hay còn gọi là từ bụng ta ra bụng người thì bạn sớm chết vì tưởng tượng. Đức Phật trong bài Kinh Kalaka đã viết: Như Lai đã thấy những gì cần thấy, nhưng không có tưởng tượng điều đã được thấy, không có tưởng tượng những cái gì không được thấy, không có tưởng tượng những gì cần phải thấy, không có tưởng tượng đối với người thấy.

– Nếu bạn cho rằng Tưởng này là ta, của ta; Thức này là ta, của ta: tức là cho rằng các hiểu biết, các thấy biết của mình là đúng thì trong đời sống gọi là tranh cãi, bảo thủ, trong đạo gọi là chấp thủ, bản ngã.

->>Nếu bạn có thể quan sát được đám mây mù này thì nói ít, làm ít mà vẫn hiệu quả; tu tập mà thấy nó sớm thì giải thoát sớm. Ahihi.

Xoay tạo

Thấy bức tranh mà thấy cả khoảng trời 😄😄

Khi tôi học vẽ buổi 1, mà mọi người cứ tưởng tôi đã từng cầm bút và hý hoáy nghịch ngợm từ trước đó… Có rất nhiều thứ tôi bắt tay vào làm rồi lại ngừng ngay hoặc sớm. Có người cho rằng tôi không kiên trì, biết nhiều mà chẳng biết gì. Nhưng với tôi chúng đơn giản là các trải nghiệm.

Tôi chẳng thể kiếm tiền giỏi như các nhà tài phiệt hoặc cũng không trở thành những nhà nghiên cứu, sáng tạo vì đơn giản có những thứ sẽ không bao giờ đánh đổi. Tôi cũng không mong trở thành hay lấy ai đó làm tấm gương để phải giống như vậy vì mỗi cá thể có một cá tính riêng và một vẻ đẹp riêng. Chỉ có duy nhất một thứ tôi theo đuổi đó là khám phá tâm mình, cái sự nắng mưa, lúc nóng lúc lạnh của nó vậy.

Nhưng có một thú vị, khi bạn nhạy cảm với tâm mình, cũng là lúc bạn nhạy cảm với tâm người và cả thời cuộc. Trước đây, vì sự nhạy cảm đó mà tâm mình bị xao động theo, cũng như sự xao động của thị trường làm các doanh nhân phải loay hoay và lúng túng vậy. Nhưng khi sự khám phá đó đủ sâu, bạn sẽ giống như biển sâu vậy, sóng cứ vỗ bờ thôi.

Ngày nội thất lên ngôi, doanh nghiệp tôi 40 từ khóa top1, tôi mở xưởng mộc của riêng mình. Khi các xưởng mộc đua nhau giảm giá để cạnh tranh, tôi quay phắt sang chỉ làm ốp tường gỗ chỉ sau 1 đêm làm tất cả từ thợ đến nvkd, tke bàng hoàng. Rồi khi đang làm thi công ốp gỗ hội trường, phòng nghe ở giai đoạn đỉnh cao, lại quay phắt sang chỉ tư vấn, hướng dẫn thi công và phân phối vật tư vì giai đoạn đó các đơn vị thi công đua nhau giảm giá thi công.

Tôi không đợi có dịch bệnh, hay chiến tranh, hay kinh tế suy thoái mới thay đổi phương thức kinh doanh. Có thể doanh nghiệp tôi đến giờ vẫn hoàn toàn nhỏ bé, siêu nhỏ bé. Nhưng cái cơ bản tôi luôn làm chủ được thị trường, làm chủ được thời gian và công việc. Không giẫm chân lên ai, không phải giành giật tranh cướp miếng bánh của ai bằng những mưa mô, toan tính.

Còn bạn, bạn có sẵn sàng xoay tạo không? Nhiều trò chơi mới đều sẵn sàng để bạn chơi. Nhưng trò khó nhất và vẫn nên là bắt đầu trước hết đó là: khám phá tâm mình.

Nếu bạn tìm đến các trung tâm thiền, nhóm thiền, hay các bộ môn tâm linh với hy vọng giải quyết được điều gì đó nơi thân tâm mình; hay để thỏa mãn sự tò mò xem nó thế nào, có cái gì hay, cái gì hợp, cái gì đúng không; hay phương pháp đó có đạt được cái này, cái kia không… thì tất cả những điều đó chỉ là “sự ngoài da”. Bạn không thể đi sâu vào bên trong. Bạn không thể chạm tới Sự thật. Vì tất cả đều bị chặn ngay ở cái bạn hy vọng, cái bạn tò mò, cái bạn mong thỏa mãn, cái bạn mong đạt.

Cũng như khi thưởng một ly trà. Bạn so sánh trà này ngon hay dở hơn trà kia, trà này đắng hay chát hơn trà kia, trà này tốt hay không tốt hơn trà kia, trà này rẻ hay đắt hơn trà kia… thì bạn sẽ không bao giờ chạm được vào mùi vị của trà. Tất cả đã bị chặn lại nơi cái “cho là”, “cho rằng”, cái tưởng như là biết… của bạn.

Vô Tứ – là để bạn hãy bỏ lại ngoài cửa quán tất các tri kiến, kinh nghiệm, kiến thức cá nhân của bạn, để có thể cảm nhận và thưởng thức trọn vẹn nhất từng ly trà trên tay.

Cùng khám phá trà Xuân của Vô Tứ. Chúng tôi dâng lên bạn không chỉ là hương vị của các loại trà, hương vị của mùa xuân, của đất trời lắng đọng, mà còn sự tự khám phá, trải nghiệm sâu sắc nhất.

Bản ngã

Hành trình của một bông hoa

Dù đẹp đẽ cũng tới thời rụng xuống, hóa thành đất mùn

Nắm giữ hay buông bỏ

Muốn hay không muốn

Rốt cuộc vẫn là tư tưởng của bản ngã vậy

Nhầm lẫn đáng yêu

Những sự nhầm lẫn đáng yêu

🌸 ngây thơ của trẻ con và hồn nhiên của bậc tu hành

🌸 trí của thế gian và tuệ của sự giác ngộ

🌸 hạnh phúc của sự đầy đủ thỏa mãn theo bản ngã và phúc lạc của sự rỗng không chẳng có gì

Quan sát gì

Chúng ta thấy gì ở các bức tranh này?

Núi non?

Sóng biển?

Các vì sao?

Nhịp tim đang hoạt động?

Chúng ta có thấy:

Đồng bằng ở chân núi

Biển lặng phía sâu dưới lớp sóng

Cả màn trời tĩnh mịch

Sự nghỉ sau mỗi mạch đập?

Thay vì quan sát các thứ đang đến và đi, sinh ra rồi mất đi.

– trên thân: hãy quan sát sự thư giãn nếu bạn đang ngồi, đang nằm hay đứng im, nghỉ; quan sát khoảng trống xung quanh các động tác đang hoạt động …

– cảm giác: quan sát vùng không đau quanh sự đau, vùng không khó chịu quanh sự khó chịu, vùng thoải mái quanh các cảm giác bạn đang gọi tên…

– trong tâm: vùng bình yên quanh các cảm xúc dù buồn, khổ, lo lắng, bất an, thậm chí cả hạnh phúc hay vui sướng, giận, ghét, yêu…

– trong suy nghĩ: khoảng không nghĩ gì giữa các ý tưởng, tư duy đang dồn dập, các mơ mộng …

Hãy thấy Không hay trở về Không bất cứ lúc nào có thể. Đừng thêm vào hay sáng tạo thêm gì cả. Mọi thứ đã đủ rồi.

Bạn là gì?

Bạn là một phần của nó (chiến tranh và dịch bệnh) hay bạn chỉ đang đi ngang qua nó?

Bạn sẽ trở thành vị thần bất tử, đấng sáng tạo hay không là gì cả?

Nếu đã chọn theo con đường của Phật. Đã thấy cái Ta này chỉ là giả lập của ngũ uẩn thì bạn còn băn khoăn gì mà không buông xuống? Bạn muốn giữ lại điều gì?

Bệnh ư? Già ư? Và cả chết nữa? Nó có nằm ngoài quy luật của sự tương tác hợp-tan, sinh-diệt của các duyên?

Bạn chạy theo các dấu hiệu (trên thân là triệu chứng, tương lai là điềm báo) để làm gì? Để vá víu, để hoàn thiện, để tác duyên, để thiết lập… vậy buông xuống nó nằm ở đâu?

Cứ mải bám đuổi theo các vì sao trên bầu trời kia, mà mệt nhoài chạy từ ngân hà này sang ngân hà khác. Mà quên mất cả bầu trời rất rộng lớn thêm hay bớt vì sao nào đó cũng đâu có ảnh hưởng gì.

Bạn có thể đơn giản là hãy giữ khoảng bình yên, giữ lại sự yêu thương và tĩnh lặng để có thể bình thản ngắm tất cả như đang ngắm một đêm hội pháo hoa được không?

Cười

Đời người có nhiều thứ để chơi: quyền lực, tiền bạc, công danh, tình ái… Nhưng trò chơi với tâm mình có lẽ là trò thú vị nhất, đẳng cấp nhất, thoạt nhìn có vẻ nhàm chán nhất, nhưng khám phá nó rồi mới thấy vừa tội, vừa thương vừa buồn cười.

Hôm nay, tự dưng cứ thích cười. 🤣🤣

Bài học Covid

Có thể ace không tin, nhưng lý do mình mắc Covid là đây…

Sau một năm tổng kết nhiều điều tốt lành, an vui đã đến, mình đã tự nhủ xin kiểm chứng việc mình tu tập tới đâu. Vì bình thường, ai cũng nghĩ, tu tập tốt, thì đời sống thế gian sẽ hưởng nhiều phước báu. Nhưng bản thân mình nghĩ, công phu tu tập không hẳn chỉ vậy, nếu vậy có vẻ ảo tưởng và dễ rơi vào lạc thọ…

Và thế đấy…

Gặp khổ thọ, đối diện với cái chết, sự sợ hãi vẫn xâm chiếm, định lực, pháp học, pháp hành vẫn bay biến hết… (vài lời tâm sự dưới còm)

May mắn của mình, trong những lúc này vẫn có những vị hộ trì nhắc nhở, những người đạo hữu động viên và hồi hướng công đức cho mình bình an.

10 ngày, là quá nhiều với những người đã tiêm vx 2 mũi, nhưng lại không quá nhiều, chỉ bằng thời gian một khóa tu Vps, cũng đủ cho mình trải nghiệm sâu sắc và nhận ra nhiều bài học giá trị.

🙏

Nam mô Phật.

Con xin cảm ơn Người đã vẫn là ánh sáng dẫn đường chỉ lối cho những chúng sinh vô minh phàm phu như con.

Con xin cảm ơn các vị hộ trì, các vị đạo hữu đã luôn bên con, nhắc nhở, động viên.