Bàn về lắng nghe

Hôm nay chúng ta bàn về LẮNG NGHE.

Chúng ta nói chúng ta lắng nghe, chúng ta biết lắng nghe, chúng ta nghe được cái nội tâm bên trong. Nhưng thử thành thật xem, cái lắng nghe đó là lắng nghe điều gì?

– lắng nghe các cảm xúc đang sinh khởi nơi thân tâm

– lắng nghe các tiếng nói nhỏ đang cho thế này là đúng là tốt

lắng nghe giao cảm của mình với xung quanh

Người biết lắng nghe cảm xúc là của mình lại sống theo cảm xúc, đôi khi đa sầu đa cảm.

Người lắng nghe các tiếng nói nhỏ trong đầu là người lý trí, người có tư duy tốt, thậm chí là người nhiều chiến thuật, chiến lược, người khéo léo, giao tiếp tốt.

Người lắng nghe giao cảm của mình gọi là người có linh cảm, như các nhà ngoại cảm, những người nhạy cảm.

Có người học Phật thì nói lắng nghe đó là lắng nghe các pháp đang sinh diệt nơi tâm. Các pháp đó có nằm ngoài cảm thọ, tư duy, hành động, suy nghĩ,? … Vì thế người ta cho rằng học Phật là để làm chủ thân tâm. Vì nhận biết các pháp sinh diệt nên dừng lại mà không hành động hay phát ngôn thiếu kiểm soát nữa.

Có phải vậy? Sự thực đây là kiến thức của Thiền tông. Của những người học Phật nhưng chỉ quan sát và đoạn trừ lậu hoặc bằng thiền Định.

Hãy quan sát những người làm tình báo, những chiến sỹ đặc công… đều có được tính chất làm chủ thân tâm. Không bao giờ và không hề có sự thay đổi sắc mặt, tâm lý, tình cảm nào của họ. Nó được rèn luyện qua ngoại cảnh, qua sự lặp lại của hành động… để cho não bộ ghi nhận: chẳng có gì phải sợ, chẳng có gì là không thể, chuyện nhỏ ấy mà, chẳng có gì là quan trọng cả.

Nhưng không phải vậy. Pháp của Phật cái quan trọng nhất là Duyên khởi. Có cái này thì có cái kia, không có cái này cũng không có cái kia. Phật không đi vào nói rằng thế này là thường hay vô thường, thế giới này là hữu vi hay vô vi. Mà thế giới này do DUYÊN. Có duyên thì tướng hiện, hết duyên thì tướng tan.

Vậy lắng nghe tâm mình là lắng nghe Duyên?

Quay trở lại nhắc lại, cơ bản người thực hành sẽ

– nghe được cảm xúc sinh khởi nơi thân tâm (quán nội thọ, nội tâm)

– nghe được suy nghĩ sinh khởi nơi thân tâm (quán nội pháp)

– nghe được sự giao cảm nơi thân tâm (quán nội, ngoại pháp)

Quán nội – ngoại thân/thọ/tâm/pháp được Phật nhắc đi nhắc lại trong Kinh Tứ Niệm Xứ, chứ không phải chỉ có quán nội. Như vậy người có sự giao cảm nơi thân tâm là người có khả năng quán được cả nội và ngoại pháp.

Khi dòng nội ngoại quán được thiết lập, người thực hành sẽ tới bước đứng ngoài các dòng duyên sinh diệt đó. Giống như người đứng trên cao, có khả năng nhìn xa cả con đường phía trước có ổ trâu, ổ voi, ổ gà gì không.

Chỉ khi đứng ngoài dòng quán, hay đứng ngoài cả sự LẮNG NGHE, thì mới không bị dính vào đối tượng. Vì không dính vào đối tượng, nên không bị đối tượng chi phối, cao hơn là thoát khỏi đối tượng do đã thấu tỏ được nhân duyên. Như biết được đường ổ voi ổ gà thì tránh đi. Các nhân không còn gieo nữa, hay không mất thời gian diễn tiến tiếp các duyên không đưa đến sự giải thoát. Lúc này là sự gieo nhân, sự tiếp duyên của các duyên đưa đến quả giải thoát, thoát khỏi luân hồi.

Như vậy, LẮNG NGHE là bước đầu của học cách quán. Nhưng chỉ biết lắng nghe thì không đủ. Chúng ta sẽ như một tù nhân nhốt chặt mình trong thân tâm, tưởng tĩnh lặng nhưng đâu biết tù nhân đó khổ sở thế nào với đủ các pháp đang sinh khởi nơi thân tâm.

Bước ra ngoài, chấp nhận sự rụng xuống tơi tả từ sự đẹp đẽ của bề ngoài, từ sự xướng danh của ca ngợi, từ các mối quan hệ cho rằng là tốt đẹp, tới sự nức nở, hay thối rữa của bản ngã, … hãy bỏ qua tất cả sự chịu đựng và nhìn thấu vào con ma sâu thẳm nhất nơi thân tâm. Học cách lắng nghe bên ngoài, lắng nghe những người xung quanh (không phải là soi mói nhé), để phát triển sự chiêu cảm. Rồi từ đó từ từ bay lên tự do như một người chơi dù lượn. Bạn có thể bay cao và xa tới đâu, do sức nhẹ của chính mình.

Nhớ, đừng cột chặt mình vào bất cứ điều gì bạn cho là đúng, kể cả chính mình.

Đừng mải mê với câu hỏi Tôi là ai hay Sứ mệnh của tôi là gì nữa?

Đừng mải mê với câu hỏi Tôi là ai hay Sứ mệnh của tôi là gì nữa?

Bạn cho rằng bạn cao cả, bạn xuống Trái Đất làm nhiệm vụ bất khả thi, hoặc chỉ giao cho mình bạn.

Nực cười lắm.

Tôi vẫn nhớ câu chuyện, một con hổ đuổi một con nai, bạn trông thấy và ngăn cản điều đó, đâu hay ở nhà một đàn hổ con đang chờ mẹ về.

Nhân sinh là một chuỗi các quy luật chồng chéo, mà mỗi thứ đều có duyên sinh và duyên diệt của nó. Bạn là Ai mà cho rằng mình có thể thay đổi cả một chuỗi nhân duyên?

Hãy nhớ, kiếp này bạn được làm người để học tập, thành đạo, chứ không phải để làm thánh nọ bà kia. Các cảnh bạn thấy, đối diện, cũng chỉ là bài học cho bạn thấy ra các tâm bất thiện đang sinh diệt của mình.

Đức Phật thuyết tứ diệu đế, cũng chỉ có 2/5 anh em Kiều Trần Như ngộ đạo. Đến khi thuyết thêm về Vô ngã tướng các vị còn lại mới nhập dòng. Thế mới hay Ngã là một thứ khó thấu đến dường nào.

Bạn hành đủ kiểu, học đủ các lý thuyết trên giời dưới biển, làu làu về các pháp môn từ Bát thánh đạo, Tứ niệm xứ, hay lộ trình tâm nọ kia… nhưng vẫn giữ cái tư tưởng Ta là ai đó thì có thật là nực cười không?

Thôi, nắng lắm, ai mua vật liệu cách nhiệt hay thèm trà gọi em. Em chém tí gió cho mát giời chứ nắng quá. 😆😆

Tự tin

Câu chuyện lần phỏng vấn đầu tiên của tôi. Sau một hồi giới thiệu hai bên bla bla đủ các kiểu. Sếp có hỏi:

– Em mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, em lấy gì để thuyết phục tôi nhận em?

– Dạ, có hai lý do:

+ Kinh nghiệm có thể tích lũy qua thời gian, nhưng sự thông minh là bẩm sinh

+ Anh có thể tuyển một người có kinh nghiệm 5 năm vào làm cùng em, nhưng sau 1 năm, em chắc chắn khả năng giải quyết vấn đề của em tốt hơn và ngày càng đi xa hơn người đó

Sự thông minh đi kèm với tự tin đôi khi có thể hơi thái quá. Thừa nhận mình như vậy, nhưng cũng phải có lý do để mà như vậy chứ. Sau đó chưa đầy một năm, tôi xin nghỉ với lý do: công ty không đủ sức để tôi vùng vẫy. 😄😄

Nhiều khi thấy, mình đã ở trên nóc rồi, mà có những kiểu thay vì học theo lại ngồi đó chỉ chỏ và bình phẩm. Tri thức hay kinh nghiệm cũng chỉ là sự học mót lại, hay là sự trải nghiệm mang tính cá nhân mà thôi. Có muôn đời, muôn kiếp cũng không ra khỏi bàn tay Như Lai.

Ngẫm: tự tin không phải nguồn gốc của đau khổ vì người tự tin luôn nhìn về phía trước và bỏ ngoài tai những câu chuyện một là không liên quan đến mình, hai nếu là có thì không đáng để bận tâm. Chỉ có những người ganh tị, ganh ghét thì muôn đời thấy người khác như một tấm bia để mà tìm cách bắn phá, hay đạp đổ. Nhưng tiếc rằng, bia thì cứ đi đằng trước với khoảng trời thênh thang, còn người nhìn bia thì mãi chỉ thấy bia mà thôi.

Bạn có khát không?

Có một ngạ quỷ nó khát quanh năm, tình cờ vị tỳ kheo ngồi đắc thiền thấy nó. Ông hỏi con ngạ quỷ :

TK: Con có cần giúp gì không ?

NQ: Con khát nước quá

TK: Sông đó suối đó tại sao không uống ?

NQ: Con chạm vô thì nó không còn là nước nữa .

TK: Con biết lý do tại sao không ?

NQ: Con không biết. Tại sao con sanh vào loài này khổ quá ?

Vị Tỳ kheo chỉ nói vắn tắt :

– Từ tài sản cho đến tình cảm buông hết sẽ được hết. Cái gì cũng muốn nắm sẽ không được gì hết.

Ngạ quỷ nghe một thời gian lòng nó từ từ ngấm. Ngấm bằng cách nào? Hồi đó nó ngủ không được suốt ngày nó đi kiếm nước uống, uống không được nó cũng ráng dòm, nhưng bây giờ nó biết làm lành. Quí vị biết ngạ quỷ thì đâu có làm lành được, nhưng nó khiến, thí dụ nó biết cây cầu đó bước lên sẽ lọt xuống mương thì nó sẽ kéo cho người ta vấp trên bờ trước để đừng té xuống mương. Từ chỗ đó người ta mới có cơ hội biết cây cầu đó bị gãy, hoặc nó thấy người ta đói khát thì nó khiến khua động tàu lá gì đó có âm thanh cho người ta tìm chỗ nào đó có nước có đồ ăn, nó làm đủ cách để giúp người.

Đến một ngày khi nghiệp nó nhẹ bớt và bắt đầu có phước, vị tỳ kheo nói với nó như thế này:

– Làm ngạ quỷ khổ thiệt nhưng so với con người ngạ quỷ nó hơn nhiều lắm con biết không ?

Ngạ quỷ hỏi:

– Hơn chỗ nào thưa thầy ?

Vị tỳ kheo nói :

– Ngạ quỷ như con chỉ khát nước, còn loài người họ khát đủ thứ …

Ngạ quỷ vừa nghe xong là siêu liền.

Không đợi tới lúc chết mới đọa, mà ngay lúc mang thân người đã đang đọa rồi. Con người khát tình, khát tiền, khát danh lợi, quyền lực …. Ngay cả biết đạo rồi vẫn khát … đi hành thiền họ cũng mong đắc cái này cái kia .

Trích từ: Chúng Sanh Và Sanh Thú.

Dịch giả: Tỳ Kheo Giác Nguyên.

Nguồn chép lại: ÁNH SÁNG ĐẠO VÀ ĐỜI.

#anhsangdaovadoi

Nguyện cho tất cả chúng sanh luôn tràn đầy tình thương, không oan trái lẫn nhau, thoát khổ thân tâm, luôn được nhiều an lành, luôn được thành tựu tâm nguyện riêng.

Tính thiết thực hiện tại?

Xưa có một người giải thích rằng: pháp của Phật có tính thiết thực hiện tại, không bị chi phối bởi không gian và thời gian tức là ở đâu cũng thế, xưa nay hay mai sau cũng thế… như kiểu một chân lý bất biến. Hiểu vậy không thỏa đáng, nhưng nếu đi vào tranh luận thì thật khó. Nó đơn giản là hiện tại là hiện tại và không có thì nào ở đây cả. Chỉ có thật sự thân chứng sự tồn tại độc lập của khoảnh khắc hiện tại với các sự vật hiện tượng đang diễn ra thì mới thấu hiểu được điều này. Hôm nay, đọc HỢP NHẤT VỚI VŨ TRỤ (Eckhart Tolle) tiện tay copy lại đoạn này:

…”Thời gian vốn được xem là sự tiếp nối liên tục của nhiều khoảng khắc, một số “tốt”, một số “xấu”. Nhưng nếu xem xét kỹ hơn, nói cách khác là nhìn bằng trải nghiệm trực tiếp của chính mình, ta sẽ thấy không hề có nhiều khoảng khắc đến vậy. bao giờ cũng chỉ có duy nhất Khoảnh khắc hiện tại mà thôi. Sự sống luôn diễn ra ngay lúc này. Toàn bộ cuộc sống của chúng ta mở ra trong Hiện tại trải dài liên tục. Ngay cả quá khứ hay tương lai cũng chỉ tồn tại khi ta hồi tưởng hoặc dự đoán về chúng. Và ta đều hồi tưởng hoặc dự đoán trong khoảnh khắc tồn tại duy nhất: Khoảnh khắc hiện tại.

Vậy tại sao lại có nhiều khoảnh khắc đến vậy? Bởi vì khoảnh khắc Hiện tại bị nhầm lẫn với việc xảy ra, với những điều chứa đựng trong đó. Không gian của Hiện tại bị nhầm lẫn với sự việc diễn ra bên trong không gian ấy. Sự nhầm lẫn giữa khoảnh khắc hiện tại với những gì diễn ra trong đó không chỉ làm xuất hiện ảo tưởng về thời gian mà cả ảo tưởng về bản ngã.”…

😇
😇

Mọi thứ mà chúng ta cho rằng là thấy sau đó, đều là kết quả của tư duy, tưởng tượng, đều là kết quả của ý thức hay của bản ngã. Chúng ta không thể thấy ngay lúc đó, không thể thấy tâm mình đang biến đổi như thế nào khi các sự kiện đang diễn ra, không thể thấy sự tồn tại dường như là độc lập của sự kiện, của tâm, trong khoảnh khắc trải dài của thời gian, của không gian thì thật lãng phí – chúng ta chỉ mãi là sản phẩm của cái Tôi.

Key mở khóa ở đâu?

Bạn đã bao giờ gặp một ai đó thao thao bất tuyệt hoặc nói nhiều về một vấn đề nào đó chưa? Người đó có thể không để quãng hở cho bạn nói, hoặc nói rất hay khiến bạn không ngừng được việc nghe? Nhưng sau đó về nhà thì sao, một là bạn cảm thấy người ấy nói chuyện không phù hợp, hai là bạn cảm thấy thú vị xong rồi cũng quên luôn?

Trong một bài giảng, có giảng sư từng nói gần như: Người nói nhiều chỉ đưa đến một/nhiều thông tin, bậc giác ngộ đưa đến người nghe “key mở khóa”. Ai đó có thể hiểu đó là năng lực “xuyên thấu” của bậc giác ngộ. Nhưng cũng có câu, khi lắng nghe được tâm mình, bạn sẽ nghe được tâm người.

Ở phía người nói, thực tế họ không nghe được tâm mình, họ như một cái nút bật chế độ auto play, với ai cũng câu chuyện đó, với người nào cũng “bài học” đó. Vì đơn giản họ rơi vào dòng Tưởng và Thức của chính mình mà không hề hay biết.

Tưởng uẩn và Thức uẩn – bạn có thể tra khái niệm này trên google để hiểu hơn về nó. Nhưng đại khái nó là tập hợp các khái niệm, thông tin, các tri thức kinh nghiệm mà bạn tích lũy được. Nếu ngoài đời thực là cái gì bạn đang rõ biết thì tưởng uẩn và thức uẩn đang tạo nên môtn trò game do chính bạn lập trình ra và đưa bạn vào đó chơi rất hăng say.

Khổ nỗi, người chơi game không hề biết mình chơi game, và khi tìm được đối tác cùng chơi (người nghe) thì họ rất hăng say, và kết quả là một buổi nói chuyện họ sẽ là N9 (nhân vật chính).

Còn người nghe.

Đối với trường hợp không thấy thú vị, không muốn nghe, là người nghe không join và joy cùng cuộc game đó. Nếu với người đứng ngoài cuộc hẳn, họ sẽ nghe và biết nghe, nhưng không thấy sao cả. Nhưng có những người cũng cố muốn join và muốn cảm giác joy nhưng giống như hai hệ điều hành không tương thích dữ liệu, chúng không matching được với nhau, nó bị vênh nên bên này không thấy thú vị. Người nói vì đang mải mê với dòng Tưởng Thức của họ đâu cần bận tâm. Game của tui, chơi thì chơi, không chơi thì thui.

Đối với trường hợp thấy thú vị, là vì có sự matching dữ liệu, và người nghe bị cuốn vào câu chuyện, bị rơi vào dòng Tưởng Thức đó như một người bị trượt chân ngoài không gian và trôi lăn quanh trái đất một cách mà người ta gọi là theo quỹ đạo tự nhiên nhưng lại không hề làm chủ được mình.

Và tại sao, nó lại không mang đến “key mở khóa”. Chúng ta chỉ muốn nghe điều mà chúng ta muốn nghe và cần nghe. Tên mình là âm thanh thích nghe nhất, quê quán mình là âm thích được người ta nhắc nhất.

Trong mớ hỗn độn của Tưởng và Thức trong thân tâm bạn, có những thông tin đang bị khuyết thiếu. Bạn đã sinh ra và tu tập nhiều kiếp để kiếp này được làm người là cái dòng Tưởng và Thức của bạn cũng phải đồ sộ lắm rồi. Nhưng tại sao bạn vẫn chưa thể Giác ngộ?

“Key mở khóa” ở đâu?

Bài sau biên tiếp, giờ ngắm hoa đã… 😆😆

Mê tu

Chuyện là có một cậu em vì ham mê tu thiền, nhưng không được ủng hộ từ phía gia đình nên sang nhà mình xin ở nhờ mấy hôm.

Sau hơn chục ngày, mẹ cậu tìm đến và tâm sự. Mình rất hiểu tâm lý của cô vì những chuyện này mình trải qua nhiều với bản thân, gia đình và bạn bè.

Cô bảo:

– cháu giúp đỡ cô, tâm sự nói chuyện bảo ban em cho em quay về bình thường, đi làm đi ăn cháu ạ

vâng cô, thật sự là người nào đã ham tu thì giai đoạn này khó nói chuyện cô à. Cộng đồng tu tập của cháu cũng nhiều hoàn cảnh. Cháu biết có những người có giai đoạn hơn 10 năm trời lấy vợ sinh con rồi còn không chịu kiếm tiền, việc nhà không làm cơ cô ạ, nhưng rồi cũng quay trở về cuộc sống.

– <cô cười như cởi tấm lòng> vậy à. Lúc em nó ra khỏi nhà, cô không cho em ấy đồng nào để em ấy không có tiền mà phải quay về.

– <mình mỉm cười> vì bạn ấy phát nguyện tu tập ý, nên bọn cháu đứa thì giúp chỗ ở, đứa thì giúp cái ăn nên cô càng cấm bạn ấy càng đi.

– <cô ngạc nhiên>

– nên là theo cháu, gia đình mình cứ ủng hộ bạn ấy, vừa không phiền não mình, bạn ấy cũng vừa không phiền não mà tập trung tinh tấn, qua giai đoạn này là bạn ấy sẽ ổn thôi ạ

– thế khi nào thì nó bình thường trở lại hả cháu

– dạ, cũng không thể nói là bạn ấy đang không bình thường, mà là bạn ấy đang ưu tiên cho một việc khác. Còn thời gian thì cũng tùy vào mỗi người. Bọn cháu có một nhóm ace cùng tu tập, cùng chơi với nhau, người đi trước dẫn người đi sau. Những người như cháu vẫn tu tập, vẫn có gia đình, vẫn có công ty <hôm nay khách khứa, đơn hàng lại nhiều nữa> như cô thấy đó. Nên quan trọng nhất là cô cứ yên tâm, tinh thần mình thoải mái cho chính mình, an mình thì sẽ an người cô ạ.

Vài lời nói chuyện qua lại, và cô vui vẻ ra về, không quên cảm ơn rối rít.

Ngẫm nghĩ vẫn nhớ lại bài thơ lâu lâu rồi:

Khi đã chọn con đường

Đừng chọn một ngôi nhà

An trú ở trong đó

Hãy tự mình thực hành

Hãy tự mình thực chứng

Khi đã chọn con đường

Đừng chọn cây hoa lá

Hái lộc hai bên đường

Hãy tự mình vượt qua

Những cám dỗ đời thường

Khi đã chọn con đường

Cứ kiên trì mà bước

Dù chướng ngại phía trước

Hay ma chướng kề bên

Định lực và tinh tấn

Thì rồi sẽ vượt lên

Mỗi người một con đường

Không ai đi giống ai

Nhưng hãy luôn nhớ rằng

Thế giới là cảm thọ

Các pháp là vô thường

Các hành là vô ngã

Hãy chánh niệm thực hành

Hãy chánh niệm ghi nhận

Ngay bây giờ, tại đây

Có phải tu đâu cũng được

Có nhiều người bảo tu đâu chả được? Vậy tại sao sư vẫn chọn đi tu? (theo FB sư GT)

Xin thưa rằng các sư chưa phải là bậc Thánh nên cần phải tránh duyên, tránh tiếp xúc ngũ dục, lục trần, tránh việc làm thế sự để thu thúc lục căn, có như vậy mới có thời gian thảnh thơi mà đi kinh hành, ngồi thiền để giúp cho Chánh niệm phát triển nhiều hơn. Chứ tu chưa ra gì đức hạnh không có, định lực không đủ, trí tuệ không thông mà ra độ đời thì chỉ e rằng đời độ các sư luôn, danh lợi vật chất độ các sư ra đời luôn, không ra đời thì cũng làm ô uế Phật Giáo như trùng trong lông con sư tử.

Vậy nên ai làm gì làm, nói gì nói, chứ các sư sợ lắm, sợ mình đánh mất cơ hội làm người, đánh mất cơ hội gặp được giáo Pháp, đánh mất thời gian để thực hành, đánh mất tuổi thanh xuân vào những điều vô bổ, si mê chìm đắm trong ngũ dục nên mới trân trọng cố gắng thực hành được lúc nào thì hay lúc đó chứ không khi về già,khi bệnh,khi nghiệp trổ mà không đủ định lực đủ, đức hạnh, đủ trí tuệ để buông bỏ thì khổ lắm.

Khổ thân đã đành rồi lại khổ cả tâm nữa có khác gì ở trong địa ngục đâu, vậy nên thường nhắc mình danh lợi ngũ dục là con dao hai lưỡi chớ có đắm say mà hằng ngày phải thức tỉnh mà tu hành, có như vậy mới không phụ công ơn của Tam Bảo, công ơn thầy tổ, cha mẹ và đàn na tín thí đã cúng dường.

Tham thì thâm, làm biếng ưa thích hưởng thụ sự cúng dường lợi dưỡng là chết. Hoan hỷ, tin chấp vào câu các sư nhận cho chúng con có phước là chết, ai nhận thì nhận chứ riêng tôi sợ lắm.

Chỉ nhận cái gì cần thôi chứ nhận nhiều là không biết kiếp sau trả nợ khi nào cho xong, vậy nên cứ chịu thiệt một chút, chịu khổ một chút, vậy mà an yên.

Nam Mô Phật 🙏

Mình chưa đủ duyên để theo chân các sư, nhưng luôn cố gắng quán chiếu mọi lúc, mọi nơi, làm vừa đủ ăn, chơi vừa đủ tỉnh, thấy đông hơn 3 người mà bàn chuyện không phải của mình là lui. Sợ nhất nguy hiểm nhất, cứ tưởng mình tịch tĩnh rồi, nhưng động đến là lòng tự ái lại nổi lên, hoặc cố gắng bành chướng bản ngã để người ta ca tụng và công nhận hoặc đơn giản khen câu: tốt lắm. Thôi thì chấp nhận làm người vị kỷ, nói ít, làm vừa, và quán chiếu tâm mình nhiều nhất có thể.

Ảo tưởng

Người mang danh tu tập rất bị cái kiểu lựa chọn Đời hay Đạo để đi theo?

Đi theo Đời ảo tưởng kiểu đời.

Đi theo Đạo ảo tưởng kiểu đạo.

Đời thì ảo tưởng công danh, lợi lộc, tiền bạc.

Đạo thì ảo tượng đạo quả, tầng thiền, Niết bàn, giải thoát, không khổ đau.

Trong khi chẳng có cái gì được đặt tên là mấy thứ đó cả.

Mỗi ngày ngồi thiền là ngồi thiền, kinh hành là kinh hành. Làm cái gì là làm cái gì. Chứ làm cái gì không phải là để có cái gì, đạt cái gì.

Bỏ cái nọ lấy cái kia là ngu người rồi. Lại cho rằng ta làm là thế nọ thế kia, không thế nọ thế kia thì càng ngu hơn.

Nếu mình chỉ thấy mình trong sáng, thánh thiện, tốt đẹp -> kẹt luôn tại đó.

Mình thấy mình bất thiện, như bãi sình, hôi rình thì lại còn biết mà bước qua hay nhờ ai đó lôi ra.

Cơ mà đời chỉ thích được trưng diện, ca tụng, và ru ngủ.

Ôi thương!!!