🍀

Không có Dukkha, không có Buddha.

🍀

Tại sao bạn tìm đến thiền? Bạn cần tĩnh tâm?

Tại sao bạn cầu nguyện, tụng chú? Bạn cần bình an?

Tại sao bạn tìm đến đây? Bạn cần một nơi bình yên?

Có phải bạn đang sợ hãi? Sợ hãi phải đối diện với những luồng suy nghĩ, cảm xúc, nội xúc đang vần vũ ở bên trong mình mà người ta có thể định danh bằng các từ như bất an, bồn chồn, lo lắng, thiếu định tâm…

phải bạn đang mơ? Nhớ một cảm giác vô hình và vô tình nào đó bạn đã từng đạt được khi: ngày thơ bé vô tư nô đùa, khi dạo chơi nơi đồng xanh, cát trắng, hay khi nắm tay người mình yêu…

Có phải bạn đang mong? Mong có được như hình tượng mà đâu đó vẽ ra với các trạng thái cả bên trong và bên ngoài: bình tĩnh, hiền lành, yêu thương, trong sáng….

Bạn chối bỏ cái hiện thực là bạn. Bạn chối bỏ các bất thiện đang nảy sinh trong bạn. Nhưng tiếc rằng nó không thể mất hay rời đi mà càng bám lấy bạn. Chúng đeo đuổi, bám dính, cố hữu… và bằng mọi nỗ lực, bạn tạo ra một không gian do ý nghĩ của bạn là nó là như thế, mình cần là như thế, an yên là thế…

Bình an không ở đâu cả, không ở địa điểm cụ thể, không ở bên ngoài bạn và cũng không ở bên trong bạn. Bình an chỉ là một trạng thái của tâm. Giống như bao điều khác có đến và đi. Còn tìm kiếm, còn suy nghĩ về nó thì bạn sẽ không thể thấy nó.

Hãy nhớ:

🍀Không có Dukkha, không có Buddha.🍀

Cách sống

Nếu bạn thấy đó không phải là cách sống của mình, không phải là các mối quan hệ mình cần thiết lập, duy trì và phát triển, nhưng vì kinh doanh, vì để bán hàng, bạn vẫn bỏ qua những thứ đi ngược với tâm thức của bạn và cho rằng cần bỏ cái tôi qua sang một bên để làm việc.

Cái tôi khác, quy chuẩn khác, trí tuệ khác và tâm thức cũng khác. Dù là ở đây có phân biệt đấy, nhưng bạn cứ thử xem. Bạn làm mà vô cùng mệt mỏi và phải đeo mặt nạ cho mình để làm việc thì làm làm gì.

Và các thứ làm khác với tâm mình hay tự nhiên có thể được gọi là “phan duyên”. Nó chỉ khiến bạn tiêu tốn rất nhiều thứ bạn có, bao gồm cả tinh lực, trí lực, tài lực và thời gian.

Không tin cứ nghiệm mà xem.

Mình thì đến cả bán hàng mà cảm thấy khách đó không ok cũng ứ có bán cho.

Đời ngắn lắm và thật không cần phung phí cho những thứ mình biết rõ là do tâm tham của mình đang cố gắng tạo nên, hoặc là biết rõ nó đi ngược với tâm mình.

🤣🤣hệ thích ngửa cổ uống trà ngắm hoa kể ra cũng mệt

Giáo điều

Giáo điều🥰

Mình còn nhớ xưa có lần con hỏi về một câu tiếng Anh, mình đã trả lời:

– con cảm thấy thế nào là đúng và tự nghĩ xem tại sao mình chọn phương án đó.

Ba đang phòng bên nghe thế: – tiếng Anh có đúng sai, đâu phải thơ thẩn mà có cảm giác

Mẹ nói thêm một chút: theo mẹ, con cần tự suy nghĩ ra chịu trách nhiệm với các quyết định của mình, nếu đúng thì tốt, nếu sai, mai con hỏi cô giải thích tại sao nhé.

🍀

Trong bữa cơm do con gái nấu:

Ba: – canh này nhiều mỡ này, lần sau con cho ít mỡ đi

Mẹ: – con ăn cảm thấy thế nào, sau con tự điều chỉnh theo cảm giác của con để con thấy ngon với con, con ăn ngon mọi người sẽ thấy ngon. Con khi nấu ăn có trách nhiệm nấu ngon nhất để không phụ lòng người nuôi trồng. Còn ba mẹ và em Cò có trách nhiệm ăn hết thức ăn con nấu nhưng nếu ngon thì vẫn thích hơn, nhưng không ngon vẫn ăn hết để không phụ lòng người nấu.

🍀
🍀

Chiều nay, trong một buổi pha trà, một người em đã pha trà theo cách dùng nước thật sôi, tất cả mọi người ở đó đều hỏi, tại sao và thắc mắc trong khi nước pha bình thường chỉ 90 độ với Oolong.

Cậu ấy trả lời: – em thấy thích pha như vậy

Mình đã nói: – thực ra trong buổi tiệc trà ngoài việc pha theo đại đa số uống được thì còn một ý nghĩa rất quan trọng của người pha trà, hay người nấu ăn, hay người chế biến khác nói chung đó là đưa mọi sự về cân bằng.

Tiếp, mỗi người có một trường năng lượng riêng, nhưng đa số đang bất an, tổn thương, người pha trà là người sẽ đưa họ về sự lắng đọng trong từng ngụm trà, không bắt họ theo sở thích của mình cũng không để họ trôi theo sở thích mà họ cho là của họ. Sở thích chỉ là biểu hiện của sự thiếu hụt mà thôi.

Quan trọng khác, trà rất quý, từ những đọt trà non, tinh túy của cây trà, của đất trời mình sẽ pha để người uống sẽ uống hết và muốn uống không bỏ lại ngụm nào.

🍀
🍀
🍀

🤔🤔không biết mình có giáo điều quá không nhưng mà trà mình pha dạo này lên tay🤣🤣

Bạn biết gì?

Hôm qua trời còn nắng (lắng)

Hôm nay bỗng có gió ?

Mượn từ đồng âm nắng – lắng để chỉ hai trạng thái thời tiết qua và nay cũng như hai trạng thái tâm qua và nay. Chúng ta sẽ rất hay băn khoăn tự hỏi sao lại như thế này, sao lại như thế kia, sao giờ lại thế, tưởng là thế này, tưởng là thế kia cơ mà… ?

bao giờ, ai đó cầm một quả hồng trên tay mà biết mình cầm quả hồng trên tay không?

Rất nhiều người sẽ nói: tôi biết tôi đang cầm quả hồng trên tay, tôi đang sống với giây phút hiện tại ngay bây giờ và tại đây.

Nhưng… sau câu nói trên là gì… Sẽ là một loạt diễn thuyết về quả hồng, về bàn tay, về nhìn quả hồng sẽ thấy nọ thấy kia…

Câu “Đường dài mới biết ngựa hay” nó không đúng lắm ở hoàn cảnh này, song cái sự việc ngay bây giờ và tại đây nó hiện ra trong nhấp nháy cũng có thể được ví là “ngựa non háu đá”. Bạn có thể hiểu và từng trải nghiệm 1 khoảng khắc nào đó ngay bây giờ và tại đây, nhưng bạn không thể duy trì, không thể xuyên suốt, hay bình thường gọi là sống với nó hoặc Phật học gọi là “nội tĩnh nhất tâm”.

2 năm tôi làm quán trà đạo, rất nhiều luồng tư tưởng, tri kiến đến và chia sẻ về quán, nói chuyện ở quán. Gần như ai cũng nói rất hay nhưng họ đều vướng phải điều trên. Nguy hiểm hơn, họ thao thao bất tuyệt đến mức mà không biết người nghe có nghe và tương tác được những gì họ nói không? (Mình dùng từ tương tác để chỉ mức độ nhẹ chứ không dùng từ hiểu hay tiêu hóa được).

Khi chúng ta nói chuyện, chúng ta rất dễ rơi vào trạng thái “tiêu chảy tâm trí”, nói một cách như tháo cống và không thể kiểm soát, không nghe được mình nói. Khi không nghe được chính mình, vậy người khác có nghe được bạn?

Tôi có học Phật nhưng không tôn sùng đạo Phật. Nhưng đề cao các giá trị khoa học, tâm lý mà Phật học đem lại. Ít nhất là trong những trường hợp như trên.

Phật nói: hãy chánh niệm nơi 4 xứ: thân thọ tâm pháp. Bạn đã hiểu 4 xứ này là gì chưa? Hay mới chỉ nghe về tôi ăn tôi biết ăn, tôi đi tôi biết đi, làm gì biết làm gì. Đó là những cái thô sơ nhất và dễ dàng rơi vào cái biết của ý thức.

Bạn đối diện một sự việc hiện tượng, bạn biết về sự vật hiện tượng đó, nhưng bạn biết về tâm mình đang như thế nào không? Bạn đọc tới đây, có bao nhiêu suy nghĩ đang khởi lên trong bạn:

– con này hâm

– toàn viết linh tinh

– viết khá đấy

– uh, có vẻ hợp lý nhỉ

– ơ, nó đọc vị được mình à…

Ngay như chính tôi, đang viết đến đây, nếu tâm tôi đang tự hỏi: bạn có đóng bài không đọc, bạn có like, bạn có còm… là đều có một cái tâm đang xuất hiện, nó không đơn giản là mong cầu, nó mong đồng tình, nó mong tán thán, cổ vũ, xiển dương…

Nên như bài trước tôi đã viết, cái bạn để ý, không phải là chỉ quả hồng cầm trên tay, bạn hãy thử quan sát xem, mình có muốn ăn nó, muốn đem nó trưng bày cho đẹp, muốn để dành nó cho người mình thương, hay thậm chí đầy nghi vấn “hồng này có sạch không?”…

Và xa hơn, bạn có để ý, cầm một quả đầu, cái suy nghĩ đẹp nó xuất hiện, hai quả có thể vẫn muốn xuất hiện… nhưng sau suy nghĩ đó nó không xuất hiện nữa… Nó có mất đi không hay nó chuyển hóa không? Nó chỉ đơn giản đã xuất hiện và mất đi. Như hôm qua trời còn nắng, hôm nay bỗng có gió… Không chỉ các sự vật hiện tượng cứ đến đi, mà các trạng thái tâm mình cũng cứ đến đi như vậy đấy.

Chỉ là khi nó đến đừng vội vui mừng, cuống quýt hay sợ hãi, và khi nó đi cũng đừng vội sợ hãi, cuống quýt hay vui mừng… Duy trì sự nhận biết liên tục nơi đối tượng sự việc và các nội xúc, nội tâm nơi mình… Thế là đủ.

P.s: Hãy tạm gác các khái niệm: yêu thương tất thảy, vạn pháp bình đẳng, tất cả trong một, một trong tất cả… sang một bên. Trung thực nhìn thẳng vào tâm, trí mình… Trung thực thừa nhận đang có thiện, bất thiện gì nổi lên.

Hãy khéo léo nhận ra tư tưởng nào đưa mình đến hành động, ăn nói, việc làm như vậy.

Hãy khéo léo nhận ra từng lúc bản ngã mình nó muốn đồng tình, tán thán, xiển dương, ghi nhận… như thế nào.

Ngay bây giờ và tại đây

💥Ngay bây giờ và tại đây, không phải là ngay thời gian, thời điểm hiện tại, với môi trường và hoàn cảnh đang có bạn thấy hài lòng với nó là bạn “ngay bây giờ và tại đây”.

Vì bạn vẫn còn hướng ra bên ngoài, nên khi nói đến “ngay bây giờ và ở đây”, bạn nghĩ đến thời gian và không gian mà bạn đang hiện diện, có mặt, có được; bạn đang nghĩ tới những mối quan hệ, những thứ xung quanh bạn có được; bạn đang nghĩ tới hoàn cảnh bạn có được…

🍀Ngay bây giờ và ở đây cũng không phải là trạng thái tâm hay cảm xúc của bạn với thế giới bên ngoài theo kiểu bạn có cái xe mới bạn vui, bạn thất nghiệp bạn buồn.

🍀Nó không phải bạn đang chìm vào một trạng thái thiền định nào đó hay bạn thấy rỗng không ở đó.

🍀Nó không phải là những dòng suy nghĩ miên man của về một vấn đề nào đó, ai đó, công việc,…

🍀Nó cũng không phải là cái gọi là thế giới bên trong, theo như cách bạn nghĩ không phải bên ngoài thì bên trong, kiểu các nội tâm, cảm xúc, nhân sinh quan, lối sống… cá nhân bạn.

🤩Vậy ngay bây giờ và tại đây là gì? Là những thời khắc đang sinh lên và diệt đi ngay 6 giác quan của bạn. Và bạn nhận biết nó. Nhận biết các đối tượng vào ra, nhận biết trạng thái thân thọ tâm pháp (có thể gọi tóm tắt là thân tâm) của mình ngay khi các đối tượng đang diễn ra nơi 6 giác quan đó.

Chỉ khi bạn biết điều gì xảy ra nơi 6 giác quan của mình – đó mới là ngay bây giờ và tại đây. (Như tôi đang bấm những dòng này – nếu tôi trôi dạt theo suy nghĩ miên man tìm cách giải thích về cụm từ này cho các bạn, tôi mất đi cái gọi là ngay bây giờ và tại đây, nhưng tôi vẫn thấy rõ những nốt chạm phím ngón cái vào màn hình điện thoại, thấy tâm tôi nghĩ viết xong bảo không biết nếu bạn đọc chỗ này có hiểu hay tán thán tôi không. 😆)

5 giác quan thuộc thân thì dễ thấy

Còn ý căn thì khó lắm đấy

Nếu băn khoăn hãy tìm một người có thể chỉ dẫn cho mình bạn nhé.

Không Tưởng

Xa xa tưởng 40k/1 ký

Gần hơn lại 45k/1 ký

Gần nữa thì ra 45k/ nửa ký

😆
😆

À, chỉ muốn nói là cứ lại gần đã

Lúc đó mọi sự khác rõ ràng

Khi cái Thấy không nằm trong cái Tưởng nó sẽ không con Nghi, và không cần phải Giải thích nữa, cũng sẽ tự Biết.

Sở tri chướng bắt nguồn từ đây. Vì ta có nhiều khái niệm, nhiều định danh quá, giống như ta biết đọc chữ ở cái bảng kia ý nên ta mới Tưởng.

Đến lúc nào Biết là biết liền à. Nên không phải Tưởng làm gì cho khổ nhỉ.

🥰
🥰

Nỗ lực

Khi tôi tu học đạo, Nhiều người nói tôi cứng nhắc, rằng là đạo thì phải mềm dẻo, tùy nghi… Nhưng họ có hiểu rằng:

– để thực hành chánh niệm cũng là một sự nỗ lực

– để lựa chọn lối sống bát chánh đạo cũng là một sự nỗ lực

– để có thể chỉ cần tham dự 10 ngày tu học theo thời khóa thôi cũng là sự nỗ lực chứ chưa nói thực hành đều đặn như tu sĩ

– Phật dạy rõ ràng về 5 căn, 5 lực (tín tấn niệm định tuệ) và 4 chánh cần chứ không hề lơ mơ

Tu học không nằm trên lý thuyết. Và sự thực hành thì rất cần nguyên tắc và nỗ lực.

Hãy làm các việc bạn cho là đơn giản một cách tốt nhất có thể trước khi cho rằng mình đạt được bậc này bậc kia.

Kinh Pali

Có thể nói bộ tạng Kinh gồm Trường bộ, Trung bộ, Tương ưng, Tăng chi, Tiểu bộ do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch là chính đã được mình đọc cơ bản hết và thực hành (tất nhiên có chỉ dạy và đối chiếu, chứ không phải thực hành tù mù, tự ý). Và khi mình thấy một người nói về việc họ đang thực hành Tứ Niệm Xứ, nhưng lại đi xem bài, đi thôi miên, hay dùng các phương pháp mà cho rằng Đức Phật giảng dạy 84.000 pháp môn thì mình đã nói ngay:

– Thực hành Tứ niệm xứ của bạn gồm những gì? Bạn ấy đã trả lời một cách rất mơ hồ và vòng vo. Mình khẳng định: bạn đã không biết thế nào là TNX và bạn đang không thực hành nó.

– Bạn nói Phật dạy 84.000 pháp môn, trong khi Phật dạy có 1 phương pháp thực hành là TNX, 1 (duy nhất) con đường là Bát chánh đạo. Bài kinh nào bạn chỉ ra Đức Phật đã dạy khác đi? Bạn ấy đã không thể trả lời được.

– Trong Trường bộ Kinh Di Giáo, Đức Phật cấm các đệ tử tin theo bói toán, tử vi, phong thủy hay Tăng Chi Bộ Kinh, chương 5, phẩm Nam Cư Sĩ, phần kẻ bị vất đi, Thế Tôn xác quyết những đệ tử nào “đoán tương lai với những nghi lễ đặc biệt; tin tưởng điềm lành, không tin tưởng hành động..” được xem là kẻ bị vất bỏ ra khỏi giới cư sĩ, cấu uệ hạ liệt.” (Tăng chi bộ kinh, chương 5, phẩm Nam Cư Sĩ, phần kẻ bị vất đi). Nên bạn đừng nói mình học Phật khi đi vào những pháp môn không hề do Phật dậy như bạn nói.

🥰
🥰

Câu chuyện tưởng chỉ có thế. Nhưng nhân duyên, hôm nay mình thỉnh kinh sách hộ một người bạn. Anh Lâm, người đang cung cấp những bộ Kinh tạng được dịch nguyên nghĩa từ tiếng Pali sang đã nói luôn:

👉Em bị đọc kinh sách bị giản lược đi rồi. Và nó không đúng thì khiến em sẽ xác định sai tọa độ, càng theo càng xa mà thôi.

Thiết nghĩ:

– có quá nhiều người đang mạo danh là đệ tử Phật và tuyên truyền về những lý thuyết được cho là Phật dạy

– thật sự nếu không có 5 căn 5 lực với 4 chánh cần là những phẩm trợ đạo đúng đắn, thì con đường bạn đi sẽ rất là ảo tưởng

Hãy hạ cái tôi xuống

Hãy hạ cái tôi xuống! – Vậy cái tôi là gì? Hạ cái tôi là hạ cái gì? Có thực là hạ được không?

ℹ️️Cái Tôi, cái Ta, Bản Ngã – tra google sẽ được rát nhiều các định nghĩa, và bản thân bạn cũng đang định nghĩa cái Tôi, cái Ta theo cách hiểu của bạn. Có thể bạn cho là: những cái mang tính cá nhân, mang tính riêng biệt. Hạ cái tôi là hạ cái mang tính cá nhân, mang tính riêng biệt, hướng đến cái chung.

Hiểu vậy được, nhưng nhiều khi hiểu vậy, mà không thể nào được vậy. Vậy có chăng cái hiểu của mình nó chưa thật sự thấu đáo để mà mình có thể thuyết phục mình?

✳️Mỗi chúng ta, (mượn tạm kiến thức nhà Phật) gồm tập hợp của 5 uẩn Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức – diễn nôm là phần thân thể, cảm giác, sự ghi lại, hành vi bên ngoài và cảm xúc bên trong, thông tin hiểu biết mang tính lập luận có được do học hỏi và tư duy. Liên hệ sang cái điện thoại thì nó sẽ gồm phần cứng, hệ điều hành, dữ liệu internet, wifi, aps. Những thứ này nếu đứng riêng rẽ chưa cho ra một con người, hay như cái điện thoại nếu đứng riêng rẽ không cho ra một cái smart phone.

Cái chúng ta nhìn thấy ở một ai đó là cái người đó đang thể hiện ra bên ngoài. Cái chúng ta nhìn thấy ở một cái điện thoại là cái màn hình của nó. Tập hợp 5 uẩn của mỗi người là khác nhau, và tập hợp các thông tin trên các cái điện thoại là khác nhau. Người sẽ chọn công việc này, lý tưởng này. Cũng như cái điện thoại, cái thì cái aps này cái thì cài aps kia.

Chúng ta thấy cái điện thoại khác nhau, và chúng ta cho rằng có một cái gọi là người đang sử dụng cái điện thoại đó họ chọn như vậy, lập trình như vậy, cài đặt như vậy. Và chúng ta thấy ai đó đang là khác nhau thì cho rằng có một cái tôi đang điều khiển toàn bộ những cái như cảm xúc, tinh thần, hành vi, tư duy… và chỉ cần hạ cái tôi, bỏ cái tôi, đổi vai… là có thể thay đổi được con người chúng ta.

Nó đâu đó có vẻ đúng. Thứ nhất là tri thức này đã được cài đặt vào đầu bạn quá lâu, thứ hai bạn cũng đã từng áp dụng và đã thấy thành công. Ví dụ như câu chuyện con số 6 và số 9, chỉ cần đổi vế, đổi góc nhìn thì không dẫn tới tranh luận nữa.

🚯Nhưng chưa đủ, nói hơn là chưa đúng.

✅️Chưa đủ ở đây có mấy khía cạnh.

🔸️Bạn vẫn đang dùng tư duy, ý thức, như một lập trình ngôn ngữ tư duy dặn lòng mình: hãy hạ cái tôi xuống, hãy hạ cái tôi xuống.

🔸️Vì bạn vẫn cho rằng có một cái tôi, nên bạn có lòng tự trọng, tự tôn, tự ái. Và khi bạn có những vấn đề, những thứ động chạm tới lợi ích của bạn, làm bạn mất mặt, làm bạn mất tự trọng, làm bạn không có tự tôn, và bạn bị tự ái, thì thật sự, tại hoàn cảnh đó, câu niệm chú: hạ cái tôi xuống, sẽ không còn tác dụng.

Và khi học về Phật, chúng ta sẽ hiểu được về

– Đại Duyên – nói về thập nhị nhân duyên https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong15.htm

– Vô Ngã tướng – về ngũ uẩn và chấp thủ uẩn https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin016.htm

– Tứ thánh đế https://www.budsas.org/uni/1-bai/phap002.htm

▶️Hiểu về Dukkha, hiểu về Duyên, chúng ta sẽ hiểu không có một cái Ngã nào cụ thể tồn tại. giống như cái Điện thoại nó chỉ là tập hợp của thân vỏ, hệ điều hành, dữ liệu internet, wifi, aps… Và chúng cũng không vĩnh hẳng hay có khả năng chi phối cả. Chính chúng ta đang tự làm cho Ta hình thành, là chúng ta đang bị chấp vào chính chúng ta, tự cột chặt, chói chặt, đóng khuân cho Ta.

✅️Vậy chúng ta sẽ ứng xử như thế nào với cái chúng ta thấy

🔹️Xem chúng như là cái gì đang diễn tiến trên màn hình, như là một cái duyên chúng có mặt ở đó, như là một cái duyên ta có ở đó để xem?

🔹️Chúng ta có cách vận hành của Duyên và chúng có cách vận hành của chúng: bao gồm duyên của chúng và tính chất của chúng.

Ví dụ: nước có tính chất của nước, lửa có tính chất của lửa

Hay như một thứ khó nhằn là Hợp đồng kinh doanh: có điều khoản của hàng hóa, thanh toán, vận chuyển, nghiệm thu… là những cái là tính chất của một hợp đồng kinh tế, nhưng cũng có những điều khoản thuộc về bất khả kháng – là về duyên.

▶️Khi chưa hiểu về 5 uẩn về Ngã, chúng ta còn Tham, Sân, Si. Tham Sân Si không phải là cái có trước, mà nó là do chúng ta cho rằng có một cái Ngã đang tồn tại. Vì muốn khẳng định, vì muốn tôn vinh, vì muốn vun bồi, vì muốn nó tốt đẹp – mà Tham có mặt. Vì muốn sửa, vì muốn loại bỏ, vì muốn nó là thế này không là thế kia mà Sân có mặt. Vì nhòm sang nhà hàng xóm, thấy hàng xóm đẹp hơn, muốn từ chối cái Ta hiện có, muốn tìm kiếm và xây dựng một hình tượng Ta mới mà cái Si có mặt.

⚠️⚠️Vậy đó, thực tế là không có cái Tôi nào cả, và càng không có gì để hạ, càng không có gì để mà sống thật với chính mình cả.

⛔️Cái chúng ta có thể ở đây là hiểu rõ về Duyên, về Vô Ngã để mà có thể đứng ngoài cuộc, đứng cao hơn, đứng xa hơn, nhìn được Nhân Quả (nguyên nhân phát sinh hiện tại, hiện tại sẽ phát sinh gì trong tương lai) của thực tánh sự kiện đó mà có cách ứng xử một các có trí tuệ mà không có cái gọi là tính cá nhân, ý chí, cảm xúc, lý tính theo hiểu biết cá nhân, chủ quan cả.

❌️Và có thể không cần hiểu gì cả, như mấy tảng đá xếp hình này thôi 😃