Không biết có phải vì học đạo mà bị ám thị bởi Minh và Vô Minh hay không mà người học đạo cho rằng mình có Minh và người khác là Vô Minh, nên như kiểu nghĩ rằng mình biết đọc, biết viết, còn người kia đang mầm non nên cần phải đi học đọc, học viết đi. Nhưng mà trong khi học đọc, học viết cũng không giúp bạn trẻ lại hay già nhanh hơn cái lẽ tự nhiên vốn có.
Rồi cứ nghĩ ai đi học thì cũng phải giỏi Toán Lý Hóa. Mà trong khi, có tới 8 loại hình trí thông minh. Loại thông minh nào cũng đưa bạn đến thành công vậy nếu nó là tự nhiên vốn có của bạn. Không thể bắt cá leo cây được.
Rồi cứ nghĩ đi học thì phải học hết phổ thông, lên đại học, lấy bằng thạc sỹ, tiến sỹ. Trong khi, xóa mù chữ rồi người ta học trường nghề, hay bỏ học giữa chừng theo đuổi sáng tạo tự nhiên vẫn cứ tạo ra các phát minh để đời, cống hiến thực sự như thường. Chứ không phải chỉ là một đống giấy xếp lên tường.
Có hai kiểu áp đặt: là người thì phải học đạo như thế này này và đã học đạo thì phải ngộ này. Còn không thì đều là vô minh và vô duyên. Nên người ta luôn cho mình cái quyền thánh thiện, thiện pháp, hay tóm lại là cần gieo duyên… để giúp người khác, giúp đời… Mà trong khi đạo chính là một lẽ sống hòa hợp với tự nhiên, với con người, với bản thể của chính minh. Ai cũng có thể giác ngộ và chỉ tự người ấy mới giác ngộ nếu tìm được sự hòa hợp đó mà thôi.
Thật sự tri ân những người thầy, nhưng rốt lại thầy vẫn chỉ là người đang thực hành đạo hoặc đã tìm ra cửa vào đạo, nhưng kinh nghiệm đó lại mang tính cá nhân mà chứ không thể mang tính phổ quát. Có chăng hãy thôi hiển dương kinh nghiệm đó, quay lại thấu tỏ mình và để các pháp vận hành theo cách của nó nếu thấu hiểu về vô thường và vô ngã. Phật cũng đã nói rồi mà: các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi.
Cảm ơn bài viết của Sư, dài nhưng đáng đọc để thấu. Bao nhiêu năm, tự ép mình phải học, bị người khác ép học, và cho cái quyền ép người khác học. Đến giờ hẳn là nên buông ra mà tự soi tỏ lại chính mình.
Đạo
Đạo
Mối quan hệ không thể gọi tên
Nhiều người đang vướng phải một mối quan hệ không gọi tên. Họ không thể gọi tên không phải vì không thể gọi được. Họ chấp nhận đi bên cạnh nhau, chỉ cần nhìn thấy nhau, đôi khi là dành cho nhau vài phút giây ngắn ngủi. Cao hơn là sự sẵn lòng cho đi cả thể xác và tinh thần mà không đòi hỏi gì.
Họ chấp nhận sống như vậy với nhiều nhân danh, với những cái mỹ miều: tình yêu không điều kiện, tình yêu thuần khiết, tình yêu trong sáng… Họ chấp nhận như vậy vì hiện thực là không thể thay đổi. Giữa họ không thể có bất kể một tên gọi gì được, ngoài sự mập mờ, không rõ ràng đó. Mà họ cũng không muốn rõ ràng, vì rõ ràng là có thể chẳng là gì cả. Không gọi tên thì cũng có sao, không danh phận thì cũng có sao… Chỉ là cần sự thỏa mãn của bản ngã, núp bóng một điều gì đó là được.
Tôi đã từng nói với bạn tôi: đừng mượn tình yêu để nói chuyện đạo, và đừng mượn đạo để xác lập một mối quan hệ mập mờ. Nghe vậy nhưng chắc chỉ để đó. Vì họ đang sống trong mộng cảnh do chính mình tạo ra và người kia tạo ra. Thậm chí còn muốn sống mãi trong đó mà chẳng chịu thoát ra. Họ không muốn gọi tên vì sợ rằng gọi rồi là vỡ mộng. Họ cứ như mơ đi trong đống mộng cảnh đó. Và gán nghĩa đủ các thứ cao thượng, vì người ấy, vì nọ vì kia…
Bạn cứ tưởng rằng mình cho mình là thiên thần. Nhưng hóa ra, dưới lớp màn sương mù và mờ ảo là một con quỷ của bản ngã, của lòng tham và dục vọng… Nó không chịu từ bỏ, nó không chịu dứt ra, dừng lại, nó càng không chịu tỉnh dậy… Nó muốn đắm chìm như thế, nó muốn nhân danh như thế để ngày ngày thỏa mãn trò chơi tâm trí đã xác lập bao đời bao kiếp…
Có thể ai đó nói, tôi đang quá phũ, tôi dùng những từ cay độc để nói về một thứ tình yêu như thế. Tôi đã từng viết rất nhiều về tình yêu rồi kia mà. Không! Cái tôi viết là về tình yêu không có chủ thể và đối tượng, không có ràng buộc và dính mắc, về sự tỉnh táo và rõ ràng nếu đó là những con người. Họ không nhân danh bất kể điều gì để đến với nhau hay thiết lập nên một mối quan hệ, dù kể cả đó là tình yêu. Hay diễn giải dễ hiểu hơn: xa không nhớ, gần không động loạn. Hỏi có khác không? Vì rốt lại vẫn thấy yêu đương gì đó.
Vậy để tôi nói như thế này. Không có cái gọi là tình yêu giữa người với người. Nó chỉ là sự thêm đặt nghe có vẻ hay hó và sang mồm mà thôi. Mỗi chúng ta đều sinh ra như một nhân tới thế giới này. Vô tình ngang qua và vướng phải nhau. Kẻ rỗng lặng, cứ thế đi qua, chẳng ngoảnh lại, chẳng ngó tới, cũng chẳng nâng niu hay ngắm nghía, gọi tên, hỏi tại sao, sao lại đặc biệt, sao lại khác lạ… Chỉ có những kẻ vì tham ái, vì dục vọng, mê mẩn với cảm giác lạ mà gán ghép, mà thiết lập, mà lôi hết các vốn có của mình để vun đắp, xây lên, làm dầy thêm các cảm giác đó. Có những kẻ vì bản ngã còn nhân danh nó để làm điều cao thượng, cho rằng mình đang làm đưa người ấy tới chân giác ngộ…
Nếu bạn không thể nhận ra bạn xấu xa và bẩn thỉu như thế nào dưới những ngôn từ và ảo mộng mỹ miều thì thật sự bạn không thể thoát ra khỏi nó, và còn nhân danh nó dài dài, muốn sống trong nó dài dài… Thọ uẩn này không phải là ta, không phải của ta… Bài học Vô ngã tướng vẫn không thể giúp chính bạn chứ đừng nói người khác. Bạn không có nghĩa vụ hay trách nhiệm với ai cả. Còn tự cho rằng đó là nghĩa vụ và trách nhiệm là càng bản ngã. Chỉ Duyên thôi đã là quá đủ với bạn, đã phải xử lý quá nhiều với bạn rồi.
Đừng để bản ngã đánh lừa bạn nữa. Dù có đau đớn, chảy máu, cũng phải tự nhận ra mình đang tự lừa dối mình, và tự ảo huyễn tất cả mọi thứ. Con đường đạo là độc hành vậy đó, tôi không thể giúp bạn, chỉ có bạn mà thôi.
Hãy tỉnh dậy đi !!!
Không
Không đến không đi chẳng vì sao
Không đó không đây chẳng nơi nào
Không đúng không sai không bàn cãi
Minh với vô minh cũng không hai
Không ta không bạn chẳng của ai
Không qua không tới thấy vị lai
Không sinh không diệt không tồn tại
Khổ đau niết bàn cũng không hai
Có lẽ
Có lẽ nơi đây chẳng là nhà
Nơi đó nơi kia cũng là xa
Nhà này không có, không neo đậu
Nhẹ bước thong dong, đấy là nhà
Có lẽ người này chẳng phải chồng
Người đó người kia cũng càng không
Chồng này không có, không mang nợ
Nhẹ mối lương duyên, đấy là chồng
Có lẽ người này chẳng phải con
Người đó người kia cũng không còn
Con này không có, không tử mẫu
Nhẹ gánh không mang, đấy là con
Có lẽ ta này chẳng phải ta
Ta đó ta kia cũng không là
Ta này có có hay không có
Danh sắc không còn chẳng còn ta
BÀI HỌC CUỐI CÙNG
BÀI HỌC CUỐI CÙNG
(Lời tâm sự của cư sĩ)
Không phải chỉ khổ đau mới đem lại cho bạn bài học
Hạnh phúc mới thực sự đem lại cho bạn bài học toàn vẹn
Khổ đau luôn có xu hướng thêm vào để lấp đầy, tháo ra để thanh thản
Hạnh phúc tự nó, tại đó đã bình an, nên không có nhu cầu thêm hay bớt hay sửa đổi
Hạnh phúc vốn dĩ không có điều kiện, trong khi khổ đau là có điều kiện, chỉ cần hết khổ là hạnh phúc
Trong vòng xoáy cuộc đời, thấy ra hạnh phúc là một cảm giác không mong mà được, mong thì k được; buông thì có, giữ thì lại mất
Đi qua hạnh phúc chúng ta sẽ trưởng thành chứ không phải là đắm chìm
Khổ đau trong mỗi người như tàn dư hóa chất, nấm mốc, sâu bệnh trong mảnh đất tâm hồn. Chỉ ra chúng là cái có hại, hoặc thậm chí bứng chúng đi rồi thì mảnh đất đó vẫn chưa thể trồng cấy được.
Tình yêu thực sự gồm cả Từ Bi Hỷ Xả – hãy quan sát tình mẫu tử, tình yêu quê hương, thiên nhiên, tình yêu của Phật và Chúa.
Nên sau việc khoanh vùng làm đất, cách ly sâu bệnh, k phun thêm hóa chất thì đó là cải tạo đất, bằng cánh tưới tắm lên chúng TY hay chính là TBHX.
Mỗi ng k thể tự yêu mình, k tìm ra Hạnh phúc thực sự trong mình, k thể là mảnh đất gieo trồng được thì có giáo dục, đổ bao nhiêu lý thuyết, đạo lý lên đó cũng chỉ là vô nghĩa.
Mỗi ng tự HP, họ sẽ k tìm kiếm cái HP giả tạm bên ngoài nào khác kể cả trong 1 mối quan hệ hay trong tâm linh, hay một cõi giới nào khác.
Bài học cuối cùng cũng là bài học đầu tiên cho mỗi người là bài học về Tình yêu thực sự.
6W1H (what, who, why, which, where, when, how)
6W1H (what, who, why, which, where, when, how)
Mỗi chúng ta được dạy lập trình sẵn bộ câu hỏi này với Thế gian. Nhưng với Đạo, bộ câu hỏi này vô tình làm dừng lại dòng chảy của nó.
Có một vị thiền sư chia sẻ: khi hành thiền, các thông tin cảm giác đi qua cửa các giác quan cũng giống như các vị khách đi qua cửa trong một bữa tiệc. Khách mời đến liên tục, liên tục. Chúng ta là chủ nhà. Nếu ta dừng lại tiếp một vị khách nào đó, trò chuyện ôn lại chuyện quá khứ, tương lai thì chúng ta đã bỏ lỡ các vị khách khác. Việc của chúng ta chỉ là liên tục chào các vị khách quý đó bằng sự ghi nhận trực tiếp giác quan hay trực giác, mà vắng mặt đi sự đối chiếu, so sánh, diễn giải, trò chuyện về quá khứ hay tương lai.
Ngày tôi đọc các lời của vị thiền sư trên, tôi chỉ hiểu, hiểu vậy thôi. Vì cảm giác đến không ngừng, như một rừng hoa bạt ngàn, mà tôi như loài ong, bướm, bông nào cũng muốn xà xuống, ngắm nghía, chạm vào nhau một cái. Dù ý thức, cảm thọ này không phải là Ta, không phải là của Ta. Nhưng cảm thọ như loài hoa, liên tục chạm rồi buông có mất gì. Có thể nói, là sự tham si vi tế, sự thực hành thuần thục, khiến cho bạn là một người chơi thực sự tài giỏi trong trò chơi với lửa này, bỏng một chút không xá chi vì nó cũng chỉ là cảm giác.
Nhờ sự thực hành quán sát 6 xúc xứ, rồi tôi cũng ý thức hơn về các cảm thọ đang sinh khởi. Tôi không chơi với chúng nữa. Chúng liên tục đến và đi vậy thôi. Nhưng đôi lúc, tôi lại tự hỏi: liệu mình có đang ảo tưởng, đang tự huyễn hoặc, đang bỏ lỡ, đang đánh mất… điều gì không? Dù ý nghĩ đó đến rất nhanh, và ra đi rất nhanh. Nhưng có lẽ nó vẫn xuất phát từ 6W1H. Cảm thọ, ngay từ đầu đã chỉ là một cảm giác do sự tương tác căn trần. Nó dukkha, vô thường, vô ngã. Vậy còn đặt câu hỏi thật, hay giả, thường hay không thường ở đây để làm gì? Rốt lại, nó xuất phát từ sự mong muốn hoàn thành, trở thành, đạt được một điều gì đó mà bạn cho rằng như vậy mới là tròn vẹn, như vậy mới đúng, như vậy mới đáng, nên là thế.
Sự thực hành quán sát 6 xúc xứ của tôi dần cũng được liên tục hơn. Trạng thái của mình cảm tưởng như sẽ không dừng lại, nó như 1 dòng chảy liên tục liên tục, liên tục vậy. Nó không truy hồi, nó không tự hỏi với các câu học 6W1H nữa. Nó liên tục sinh và mất. Không dừng lại ở một cái cảm giác gì, để rồi mà nâng niu, ngắm nghía, và kết luận chúng. Vì không kết luận mà không nhận lấy, không thêm lên, không cắm thêm 1 cái cọc tri kiến để các thứ khác có thể bám vào. Vì liên tục trôi chảy mà sạch sẽ, trong sáng, và rỗng lặng.
Giữa lý thuyết và thực chứng chỉ có 1 khoảng cách là mỗi chúng ta kéo dài sự thực hành được bao nhiêu, duy trì sự nhận biết chánh tri kiến với mỗi duyên xúc là bao nhiêu để từ đó sự thấy biết chỉ là thấy biết được bao lâu. Bạn chỉ bỏ lỡ khi bạn dừng lại, hỏi han và nâng niu. Các pháp tự có cách vận hành của nó. Việc của bạn là duy trì chánh niệm liên tục nơi 6 xúc xứ. Vậy thôi.
Tạm tạm, nhặt nhạnh trong đống thức đang trôi tuột qua ghi chép chút chút vậy.
Không có lý do (why) thì sẽ k có dấu vết.
Không có khi nào (when) thì sẽ không có kết thúc.
Không có nơi đâu (where) thì sẽ ở đây.
Không có cái gì (what) thì sẽ không có vướng víu.
Không có ai đó (who, whom) thì sẽ không có ta, của ta.
Không có cái nào (which) thì sẽ không có lựa chọn.
Không có như thế nào (how) thì tại đó là pháp tự vận hành.
Vô đề
Rồi bạn sẽ thấy mọi thứ trở nên thừa thãi và có vẻ gây phiền hà
Trong sự rỗng lặng xuyên suốt, không có nhu cầu gì được nảy sinh hay thêm bớt
Các nhân duyên cứ đến cứ đi như chưa từng có, chưa từng tồn tại, vì bạn đã không dừng lại, đã không ngoảnh lại
Chưa từng có cái gì liên quan tới cái gì
Bạn cũng như chưa từng nói cái gì, làm cái gì
Chỉ đơn giản là liên tục đi qua, và đi qua
Không có truy hồi, không có tầm cầu
Không có gì trong cái thời gian hay không gian giả lập ấy
Không có bất cứ câu hỏi nào được hỏi
Không có bất cứ câu trả lời nào được trả lời
Chỉ đơn giản là vậy, bạn thấy biết là vậy.
“Chém” về Satipatthana
“Chém” về Satipatthana – Chánh niệm (sati nơi 4 xứ Thân, Thọ, Tâm, Pháp)
Niệm thân – như một người bạn học, bạn thanh mai – tỉnh giác nơi đi, đứng, nằm, ngồi, trong từng hành động, thao tác – cùng mình làm và nhận biết rõ ràng, không hỏi lý do, không căn nguyên vấn đề
Niệm thọ – như một người bạn cùng hội cùng thuyền – lạc thọ biết có lạc thọ, khổ thọ biết có khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ biết có bất khổ bất lạc thọ – cùng mình trải qua vui buồn
Niệm tâm – như một người bạn thân – tâm có tham (sân, si) biết tâm có tham (sân, si), tâm quảng đại (không quảng đại, vô lượng, không vô lượng) biết tâm quảng đại (…) – một người thật sự hiểu mình
Niệm pháp – như một người bạn tri kỷ – niệm trên triền cái, niệm trên 6 xúc xứ, niệm trên duyên khởi, niệm trên 7 giác chi, niệm trên 4 thánh đế – người bạn không cần nói cũng hiểu, dù mình thế nào vẫn luôn bên cạnh mình, đồng hành cùng mình, giúp mình nhận rõ, thấu hiểu và trưởng thành
Có những người bạn như vậy, đã là quá đầy đủ với một người.
*
Một người không thực hành Tứ niệm xứ, dù có nói về Vô vi, về Không, về Vô tướng, về Vô tác, về Vô ngã thì đó chỉ là cái nói về học thức, về kinh nghiệm của người khác. Không có sự thấu hiểu, không có sự nhận thức, không có sự trưởng thành.
Trong đạo họ có thể nói vanh vách, biện luận vanh vách. Nhưng thực tế đời sống không như vậy: Không có Thất thành tài (7 tài sản của bậc Thánh). Không có Chánh nghiệp, Chánh mạng dù có thể có Chánh ngữ. Nếu có chỉ là Chánh ngữ, Chánh mạng, Chánh nghiệp của hiệp thế (theo chế định), không thuộc Siêu thế đạo (thuộc về từ khước, viễn ly, buông xả).
Một người thực hành thiền Định, họ có thể có tâm an định, vắng bóng tạm thời các phiền não thô trược, nhưng tâm tham sẽ dễ mắc lại an trú trong trạng thái định. Người đó không thể đi vào quán triền cái, không thể đi vào nhận rõ 6 xúc xứ, hay Duyên khởi hay 4 thánh đế… Người đó không thể hiểu về chính mình và cũng không thể hiểu về người khác.
Có thể bạn cho rằng Quán Pháp trong Tứ niệm xứ quá phức tạp, quá nhiều kỹ thuật. Nhưng như đã nói: quán pháp là tri kỷ, bạn không là tri kỷ của chính mình thì chỉ là sự ảo tưởng với chính mình, bạn không có trưởng thành trong kiếp sống này. Bạn chỉ có thể an yên đi qua cuộc đời đầy sóng gió, lớn lên, già đi và qua đời để bước sang đời sống mới lặp lại.
*
Bạn không thể Ghi nhận, hay thực hành niệm Ghi nhận mà tại đó bạn dừng ở đối tượng là trần cảnh. Đó không phải là Tứ niệm xứ. Tứ niệm xứ là niệm nơi 4 xứ – Thân, Thọ, Tâm, Pháp – là những gì đang sanh diệt ở 4 nơi này. Nó không thuộc về Trần cảnh, nó không thuộc về đối tượng bạn thấy, nghe, cảm nhận. Nó thuộc về Tâm bạn, về cái gì đó bên trong.
Mọi sự thực hành không phải Tứ niệm xứ đều chỉ là thay thế, là đá đè cỏ, là lấp đất lên hạt mầm Vô minh, là cấu ngọn những gì đã sanh khởi. Nhận biết một trạng thái tâm bất thiện sanh khởi, dùng Định hoặc bất cứ kỹ thuật nào hoặc đối tượng khác để làm mất nó, chỉ là giải pháp tạm thời.
Cái bạn ghi nhận khi thực hành Tứ niệm xứ là Tâm bạn, không là đối tượng. Vì vậy, dù đối tượng là gì thì cũng chỉ có Tâm bạn:
- cái gì chưa sanh nay sanh khởi
- cái gì đã sanh khởi nay diệt
- cái gì đã diệt nay không sanh khởi nữa
Cái gì gì này là Tâm. Bạn còn đặt tên cho từng cái gì gì đó là bạn còn đang Phản ứng với đối tượng. Nếu chỉ đơn giản là Ứng xử với Tâm thì tại đó không có khái niệm, ngôn từ, sự phân biệt với nó, vì nó là nó.
*
Thực hành Tứ niệm xứ giúp bạn thấu rõ sự không có đối tượng – không có chủ thể, không có khách thể – vì vậy không có Mối quan hệ. Vì không có Mối quan hệ nên các quy định, luật lệ, định kiến về MQH, về đối tượng trong bạn không tồn tại. Bạn không còn khái niệm người này phải như thế này, người kia phải như thế kia trong vai trò của mình. Bạn vắng mặt phiền não do đối tượng – là người khác – tạo ra trong tâm bạn.
Mọi người là bình đẳng với Tâm bạn vì họ đều chỉ là Trần cảnh, đang làm sinh diệt các trạng thái tâm trong bạn. Và tới lúc nào đó thì chỉ còn là rỗng lặng.
*
Chỉ có người thực hành Tứ niệm xứ mới hiểu về Tình Yêu thực sự. Nó không phải là không điều kiện theo nghĩa không có điều kiện ngoại cảnh. Nó không phải là cứ thế bất chấp yêu nhau đi, dù điều kiện thế nào cũng vẫn yêu. Nó không là tình yêu bị trôi theo bởi cảm xúc và cảm giác hay cả sự níu kéo của nghiệp lực (nhân duyên tiền kiếp từ vô thức) – một sự ràng buộc rất vi tế mà người ta mơ hồ đổ lỗi.
Tình yêu của người thực hành Tứ niệm xứ không phải là Vô tâm, Vô cảm. Nó là Tình yêu của sự tỉnh thức, sự tròn vẹn tự trong mỗi hành động, tác ý, sự nhận biết liên tục của mỗi người, không phụ thuộc, không ràng buộc, nhưng song hành để bổ sung, để hoàn thiện, để cùng nhau buông xuống và “trở về”.
Satipatthana không nói về cái gì đã qua hay chưa tới. Nên không có “hôm qua thế này sao hôm nay lại thế”, cũng không có ảo vọng xây đắp nên không có kì vọng hay thất vọng. Một câu nói “anh yêu em” cũng là đã cũ, đã không còn là nó. Nên bạn luôn thấy #đủ tại mỗi thời khắc khi thực hành Tứ niệm xứ.
*
Satipatthana – chỉ có thể là Satipatthana giúp bạn sống tự nhiên với xung quanh, tự do giữa đời. Nó không khiến bạn hay giúp bạn trở nên khác biệt, đặc biệt. Nó chỉ đơn giản là một người bạn của bạn, giúp bạn hiểu chính mình và trưởng thành.
(đọc đi đọc lại bài Kinh và tự thực hành để thấu hiểu, đừng theo kinh nghiệm của ai, kể cả của bài viết này)
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
Yếu pháp tu tập

Bài 14:VỊ NGỌT-SỰ NGUY HIỂM-SỰ XUẤT LY

“-Này các Tỳ Khưu, trước khi Ta giác ngộ, chưa chứng Chánh Đẳng Giác, còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau:

Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của SẮC?

Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của THỌ?

Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của TƯỞNG?

Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của HÀNH?

Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của THỨC?Rồi này các Tỳ Khưu, Ta suy nghĩ như sau:

Do duyên SẮC, lạc hỷ sanh; cái ấy gọi là vị ngọt của sắc. Sự vô thường, đau khổ, chịu sự biến hoại của sắc; cái ấy gọi là sự nguy hiểm của sắc. Sự nhiếp phục dục và tham đối với sắc, sự đoạn tận dục và tham; cái ấy là sự xuất ly của sắc

Do duyên THỌ, lạc hỷ sanh…

Do duyên TƯỞNG, lạc hỷ sanh…

Do duyên HÀNH, lạc hỷ sanh…

Do duyên THỨC, lạc hỷ sanh…”‐-‐—-‐—————————————————–

Những lời Đức Thế Tôn Chánh Đẳng Giác giảng dạy về tu tập Tuệ Giải Thoát trong một số bản kinh cốt yếu, trọng điểm về chủ đề này do Tỳ Khưu Sumangala Bhikkhu Viên Phúc tuyển chọn và hiệu đính dành cho tất cả hành giả đang tinh tấn dấn thân tu tập thực hành Bát Thánh Đạo hướng đến hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết Bàn.

Nhóm ấn tống xin được chuyển thể pháp âm từ quyển sách:YẾU PHÁP TU TẬP TUỆ GIẢI THOÁT – NXB Hồng Đức 2018 – gồm 16 bài: 1. Chuyển Pháp LuânYoutube: https://m.youtube.com/watch?v=oFf6vPWHUbg2. Có và KhôngYoutube: https://m.youtube.com/watch?v=EBOKnyqDrog3. Rỗng KhôngYoutube: https://m.youtube.com/watch?v=KkSlmUZrgXw4. Thấy chỉ là ThấyYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=fd8Jl4fjvpw5. Thân XácYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=gm5KgUsskBE6. Tứ Niệm XứYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=ukuSjUVoHUs7. Như Lý Tác ÝYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=kLQktQrKFT48. Như Thật Tuệ QuánYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=vq0jVUDOxf89. Anatta – Vô NgãYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=9ec6KC-H3Ec10. Những Lời Dạy Cuối CùngYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=LfJL4Bg5Inw11. Tập Khởi – Đoạn DiệtYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=JIESgnVCVTE12. Thân bệnh Tâm không bệnhYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=1nUWwH2y_Hw13. Sai BiệtYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=SMltNs5Ct1014. Vị Ngọt – Sự Nguy Hiểm – Sự Xuất LyYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=SiVVMMmm4Mw15. Thức Ăn của Vô MinhYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=wDJTzH99r3U16. Vô Vi – Niết BànYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=Cp6Gna6ZneI

Xin chia hết phần phước pháp thí thanh cao này đến tất cả quý Đạo hữu, cầu mong cho chúng ta luôn đi đúng theo con đường Đức Phật đã chỉ dạy. Và với sự thực hành chân chánh theo giáo Pháp của Đức Phật, nguyện mong thấy rõ Niết Bàn trong ngày vị lại.Sadhu! Sadhu! Sadhu!



-Audio Bài giảng “Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát” – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: https://archive.org/…/ThienSu_VienPhuc_190101…-Bản PDF: https://archive.org/details/YeuPhapTuTapTueGiaiThoat_201901 -Audio MP3: https://archive.org/…/audio-yeu-phap-tu-tap-tue-giai-thoat-File MP4: https://bitly.com.vn/1jyxda-YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=SiVVMMmm4Mw
Bạn ảo tưởng? Thế giới là ảo tưởng?
Xét mặt 2D, bạn và thế giới tương tác theo kiểu tương tác thông tin, biểu hiện ra bằng sự sắp đặt của 0 và 1.
Xét mặt 3D, bạn ở một cõi, người khác ở một cõi, người khác nữa nữa ở một cõi… Bạn là có tính, loài. Người khác, khác kja cũng có tính, loài khác. Mỗi người có một sự “ngay bây giờ và tại đây”. Mỗi người được huân tập bởi 5 uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành thức) sinh diệt liên tục. Chẳng cái sự nào giống sự nào. Liên tục biến đổi. Họa hoằn sẽ chạm đánh xoẹt qua nhau rồi lại xoay vần tiếp.
Xét mặt nD, cõi 3D này thực sự chỉ là một giả hợp. Thời không này cũng chỉ là một giả hợp. Cõi 3D so với không gian khác cũng không khác cái bạn hiện hữu và cái bạn trong một bộ phim truyền hình, hay bạn trong một cuốn tiểu thuyết. Các nhân vật trong phim, tiểu thuyết cứ xoay vần, khóc cười hay làm trò đủ kiểu, chán thì kết thúc. Nhưng cũng k thể ra khỏi bộ phim và tiểu thuyết đó.
Vậy thì các danh sắc (ngũ uẩn) làm gì còn thật? Các nghiệp cũng không có nốt. Giác ngộ càng không luôn. Các mối quan hệ, các bài học, các tác nghiệp… chỉ là một trò chơi trong cái thời không 3D này mà mỗi chúng ta tự thiết lập lấy, tạo ra, hô hào để thỏa mãn tâm trí ảo tưởng, thỏa mãn cơn khát chơi đùa cho đỡ chán.
Sự thật của ảo tưởng: Chúng ta là kẻ điên, những kẻ khác kia cũng đang là những kẻ điên. Vậy hãy điên trong Yên lặng. Vì người điên nói không ai nghe. Và kẻ điên nghe cũng không hiểu gì. Hãy là những kẻ điên yên bình nhất thế gian, tự do nhất thế gian.
Bạn chỉ cần nói cho bạn hiểu.
Bạn chỉ cần lắng nghe chính mình.
Bạn chỉ cần độc thoại với chính mình.
Thế là đủ.
Bớt lảm nhảm xàm xí, qua uống trà với tôi nhé. Hôm nay đã HN rồi.
Từ cửa sổ ngắm mặt trời mọc.