Thiền định trong công việc để Thành công.
(Tại sao có nx người nhìn rất thảnh thơi lại là nghệ nhân trong khi bạn cắm đầu làm như trâu vẫn tạo ra nx sản phẩm vô hồn)
Nhiều người sẽ hiểu rằng: thiền trong công việc là ngồi thiền trước, hay sau khi làm việc để lấy năng lượng.
Cũng đúng.
Nhưng bài này sẽ nói về góc nhìn khác, sâu hơn. Nhớ lại post trước, khi chúng ta làm một công việc gì đó, chỉ mải mê với công việc, hay làm việc quá tập trung, tâm trí ta đặt hết ở công việc, thì thứ nhất, không phải nó chỉ dẫn ta tới bệnh tật vì tâm ta để ngoài thân (các bạn hoàn toàn biết về trạng thái hết pin cuối ngày làm việc, hoặc lao lực nếu tình trạng này kéo dài) mà căn bản là nó cũng k đem lại cho ta hiệu suất tối đa. Bạn có tin là nó không đạt hiệu suất tối đa không?
Bạn đã bao giờ thử nâng tạ chưa?
Nếu bạn nâng thì bạn nâng được bn cân? Cơ thể bạn mỏi phần nào nhất? Ai cũng sẽ trả lời là vai và tay. Hiển nhiên rồi. Bạn đặt tâm ý ở Tạ, và nó đã nặng, càng nặng hơn. Bạn phải gồng vai và tay để đỡ lấy nó, nên hai phần này bị tập trung Khí ở đấy, sau đó tâm ý bạn lại chuyển lên phía tạ dẫn đến ứ khí tại đó, dãn đến đau mỏi. Nên tại sao, sau khi ta vận động mạnh, ta cần có bóp, không phải chỉ để mềm cơ ở phần thô mà khí cũng được giải tỏa, không còn bị ứ ở đó nữa. Nếu việc xoa bóp thay bằng vuốt ve mơn trớn thì hiệu quả hơn rất nhiều, vì việc vuốt ve này rất nhẹ, khiến tâm ý phải tập trung toàn bộ vào để theo dõi dòng chuyển dịch ở trên da thịt.
Bàn lại chuyện nâng tạ nhé. Ở Post khác sẽ nói việc vuốt ve giữa hai người sẽ giúp cải thiện sức khỏe và đời sống tình cảm thế nào?
Có một sự kỳ quặc là bạn đã nâng tạ từ tâm chưa? Thật sự khi hỏi câu này mà bạn chưa thực hành thì nói cho biết vậy thôi. Khi bạn nâng tạ lên, thấy khí từ đan điền dồn lên nâng tạ, bạn thấy cả cơ thể mình nâng. Bạn thấy cả cơ thể mình. Tâm ý bạn đặt ở cả cơ thể. Vẫn Tạ đó mà nâng rất nhẹ, tay và vai cũng không mỏi. Vì khí được tán đều toàn bộ cơ thể. Thân bạn cũng không bị mỏi, mà quả tạ trong tay cũng nhẹ tênh.
Ví dụ là thế. Giờ đến công việc.
Việc làm việc theo đam mê khác hẳn với việc làm việc tập trung. Khi làm việc theo đam mê, sự làm việc đó bắt đầu từ Tâm hay nói ra là từ bên trong. Toàn bộ thân thể được thả lỏng, tâm ý lan tỏa khắp cơ thể, dẫn khí nhẹ nhàng đi xuyên suốt. Chúng ta đã bao giờ quan sát những nghệ nhân làm gốm, những người thợ đục khảm hay những người thêu tay chưa? Chúng ta thấy họ hoàn toàn thả lỏng toàn thân, thân họ như hòa vào sản phẩm, tâm họ hòa vào sản phẩm, và sản phẩm trở nên có hồn, có giá trị, những con người đó được lên cấp hàm Nghệ nhân.
Còn làm việc tập trung, là làm một việc đó khiến ta phải dồn hết trí não tâm ý vào đó. Cơ thể chúng ta căng cứng, não bộ căng ra. Tâm ý lúc này chúng ta đặt hoàn toàn ở sản phẩm chứ không phải hòa vào sản phẩm. Tâm của nx nghệ nhân ở trên vẫn ở bên trong họ. Còn Tâm của người làm việc tập trung không ở trong thán họ nữa rồi. Nó đặt hoàn toàn ở bên ngoài. Họ chỉ muốn làm sao cố gắng giải quyết công việc được tốt nhất, đúng nhất, hiệu quả nhất, và hẳn nhiên thu được nhiều lợi nhất. Họ muốn cái mà sản phẩm đang không là nó. Nếu người nghệ nhân cảm nhận từng thay đổi của sản phẩm, thì người làm tập trung chỉ mong muốn cái ở phía sau.
Và hẳn nhiên rồi, khi bạn làm việc xong, bạn kiệt sức, sản phẩm cũng xong rồi, nhưng nó có thật sự trở thành một sản phẩm để đời không. Không. Nó thô, cứng dù hoàn hảo. Đơn giản nó không có hồn.
Một người bạn nói, làm doanh nghiệp như là một bản giao hưởng của các nốt nhạc quản trị, nhân sự, tài chính, marketing, sản phẩm, khác hàng. Và các bạn có biết bấy lâu mình hiểu chưa đúng câu LÀM VIỆC CÓ TÂM là như thế nào không? Ai cũng nghĩ, làm việc có tâm là làm tốt, làm đúng đắn, có tâm đức, tâm thiện, không gian dối ở đó. Nhưng thực sự không phải, hoặc đó chỉ là tầng nghĩa nông nhất.
Nếu làm doanh nghiệp như một bản giao hưởng của các nốt nhạc trên. Thì làm việc có tâm chính là hòa vào trong những nốt nhạc, gảy nó lên những giai điệu du dương nhất. Người làm doanh nghiệp không làm doanh nghiệp vì đó là việc phải làm, cần làm, họ không căng cứng khi đối diện với việc quản trị, nhân sự, tài chính, sản phẩm và khách hàng. Họ không làm vì là làm kinh doanh phải tốt, phải đúng, phải phục vụ khách và phải có lãi. Họ làm vì mọi thứ như một tổng thể không thể tách rời. Như một bản tình ca không thể thiếu một nốt đồ hay rê. Nên ta thấy họ rất thư giãn, và họ làm vì đó một công việc để làm, đó là một khách hàng để phục vụ. Mỗi quy trình, thao tác đều hòa nhịp với cái tâm ý của chính người chủ doanh nghiệp và cả cách làm của nhân viên công ty.
Thường thì chúng ta khó phân biệt một doanh nghiệp thành công với một doanh nghiệp có tâm. Doanh nghiệp làm việc có tâm chắc chắn thành công nhưng chưa chắc có điều ngược lại.
Quay lại bài toán nâng tạ ở trên? Doanh nghiệp làm việc từ tâm hẳn nhiên hiệu suất và hiệu quả hơn rất nhiều rồi.
Đó chính là Thiền định trong công việc. Để có thể làm công việc từ tâm, để có thể thiền định trong công việc có lẽ bắt đầu đơn giản nhất là thư giãn với chính nó. Làm việc vì đơn giản nó là một công việc chứ không phải là một việc cần phải làm.
Một số người sau khi làm một việc gì đấy, đạt được một ít thành công nhỏ nào đó liền nghĩ mình có thể sẽ rất thành công nếu tập trung vào nó, nhưng hỏng bét. Vì việc tập trung làm mất tính thiền định trong công việc, họ xa rời cái bản chất công việc vốn có. Họ vướng vào tham, vì họ nghĩ tới một cái gì đó thành công của việc làm việc, không phải việc. Họ vướng vào cái tôi, cái của tôi: công việc đó đâu phải của họ, họ không làm thậm chí có nhiều người làm tốt hơn, họ khăng khăng tôi phải làm việc đó là chấp vào tôi rồi. cái họ sẽ thành công có thể sẽ thành công, vì họ nghĩ nó là của tôi, thì tương lai cũng sẽ là của tôi.
Và đừng để mình thành nô lệ của công việc dù đó là công việc gì, dù cho bạn ở vị trí nào.
***
Một chút thế. Viết vì chẳng hiểu kiến thức này ở đâu cứ văng vẳng bên tai. Thôi thì cứ viết. Chúc mọi người Thành công trong hoan hỉ nhé.
Ngộ
Ngộ
Tại sao tìm cầu những thứ bên ngoài là nguồn gốc của mọi bệnh tật và cách chữa lành mọi thứ đơn giản là yêu thương?
(Thật sự rất hữu ích cho bạn, và người thân của bạn. – Viết xong rồi, đọc lại, mới thêm câu này, vì cứ nghĩ mình viết linh tinh)
***
Hơn 12 năm trước, đầu đau như muốn nổ, nứt ra. Khám chụp chiếu các kiểu không ra bệnh. Thuốc uống nx loại có gạch đỏ trên vỏ (cực độc). Đứa bạn đưa qua một lớp học Thiền của TTNCTNCN. Tại đây bệnh hết hẳn. Sức khỏe cải thiện. Chứng kiến nhiều người như thế, mình cũng có ao ước chữa bệnh cho người khác nhất là người nghèo.
Sau đó vài năm, gặp ông xã cũng là người dạy Thiền theo 1 pp từ Ấn độ. Tại đây mọi ng học và tự chữa cho mình nx bệnh nhẹ, nặng hơn một chút thì hỗ trợ nhau. Và 8 năm mình chứng kiến ông xã dạy người khác nhưng không bao giờ nói hay ca ngợi về nó.
Mình có tâm vọng từ trước, cộng chứng kiến như vậy, rất lấy làm băn khoăn là sao ông xã không quảng cáo rộng rãi việc chữa được một số bệnh. Thấy ổng chữa bệnh bằng tay, và có đọc thêm về Bàn tay ánh sáng, mình rất ngưỡng mộ và chỉ đặt mục tiêu tu luyện có được Bàn tay ánh sáng. Song việc này ổng dửng dưng, chỉ nói đến một ngày em sẽ hiểu, có nx thứ không thể ôm đồm.
Và loanh quanh, hôm nay mình cũng nhận ra là như thế nào.
Có mấy thứ chúng ta sẽ bàn ở đây:
1/ THIỀN CÓ CHỮA ĐƯỢC BỆNH KHÔNG?
Câu trả lời là KHÔNG đúng như thế. Nó đã bị cắt xén.
Hãy suy nghĩ một cách lô gic. Con người bị bệnh thì bản thân năng lượng của các trung tâm thần kinh của họ bị lệch lạc. Nếu họ chỉ ngồi im mà họ gọi là Thiền thì không thể nào tự điều chỉnh được nx trung tâm năng lượng đó cả. Tại sao lại nói đó là ngồi im mà không phải là ngồi thiền. Vì đơn giản đó không phải là thiền. (Sẽ định nghĩ ở sau). Vậy làm thế nào để bình chỉnh được những trung tâm năng lượng đấy? Một là dùng một năng lượng bên ngoài, năng lượng bên ngoài là cái gì thì bạn có thể tự tìm hiểu nhé (tha lực, năng lượng trung gian,… Phim Tây du ký có đầy,hj). Hai là dùng chính khả năng của con người. Và nếu dùng chính khả năng của con người thì làm gì: kích thích các huyệt đạo, tập luyện võ công, nội công, tâm trí vui vẻ.
Con người có hai thể: thể vật lý, thể khí. Có người nói còn thể năng lượng, mình thì không chắc có thể này, vì thực tế, thể vật lý – vật chất thô, hay thể khí thì đều hình thành từ năng lượng, hay sóng lượng từ, các hạt lượng tử. Các bạn hẳn còn nhớ những thí nghiệm vật lý ở c3, khi mà các vật chất khác nhau, qua máy quang phổ khác nhau thì chúng ta đều thấy được quang phổ của nó. Và da thịt, hay khí trong con người đều là một dạng vật chất và có quang phổ. Những người gọi là có nhãn quang, có khả năng nhìn thấy quang phổ của con người mà không phải dùng máy, thì thực tế cái thể năng lượng đó là bóng của cái thể vật lý và thể khí mà thôi.
Vậy, nếu bị biến đổi ở thế vật lý, chúng ta có thể dùng những tác động thô lên thể vật lý để tinh chỉnh lại nó: cắt, ghép, cấy,.. Các biện pháp như châm kim, diện chẩn, bấm huyệt, nội công, võ công. Võ công, nội công… giúp kích hoạt những tiểu huyệt, tiểu khu thần kinh, hoặc làm ức chế, giãn, bóp chặt… lên các trung khu thần kinh lớn dưới một cách tinh vi hơn các hình thức trước… Tại đây cả phần thân vật lý lẫn khí được bình chình chỉnh, do các tiểu huyệt, tiểu khu này tác động dẫn lại nguồn khí và huyết, sợi thần kinh được khơi thông như ng ta gỡ tắc đường.
Còn phương pháp dùng Ý tinh chỉnh Khí. Thậm chí cả nx phần Khí chưa đủ tắc nghẽn để gây thành bệnh.
Bước một ở đây là Quán. Tức là dùng ý dẫn khí. Thường là chúng ta sẽ ngồi im, tức là để cho cái thân thể vật lý này ngồi im, trong một nơi yên tĩnh, để ý nghĩ được tập trung và dùng ý dẫn khí. Con người khó làm được việc này, vì cứ ngồi im là các ý nghĩ thô tục của đời sống hằng ngày hiện ra mà không thể ý dẫn khí được, dẫn đến không thể bình chỉnh được. Nếu hằng ngày, mỗi giờ phút, chúng ta tập Định rồi, tức là cắt bỏ các tạp niệm, chánh niệm, rồi có thể dùng hơi thở để Định thì khi ngồi im, chúng ta không bị các ý nghĩ thô tục đời sống hiện ra trong tâm trí, mà dễ dàng quán được, dễ dàng tự bình chỉnh được thể khí của mình là như thế.
Quán có nhiều bài tập, và mỗi người phù hợp với một kiểu quán khác nhau là do các kiểu ứ trệ khí vốn có của người đó, dẫn tới việc cảm thấy dễ dàng dẫn khí theo kiểu nào.
Bệnh từ Tâm mà ra, đó chính là việc chúng ta dẫn dùng Ý dẫn khí tới các nơi không tốt, ứ khí ở đó dẫn tới bị bệnh tật mà thôi. Làm các việc nặng, sinh ra các bệnh về khớp, lưng. Bạn thử quan sát lại khi bạn làm việc nặng, bạn sẽ thấy gối chùn, lưng cong. Tâm ý bạn vừa mới để ý tới hai nơi đó, nhưng bạn lại tập trung quá vào việc bê vác, nên ý nghĩ lập tức rời hai vùng đó mà đi, nên ý rời đi quá nhanh, mà khí thì vẫn ở đó, không kịp đi theo. Nên có ai đó nói, làm chậm thôi không đau lưng là thế. Ai thong thả lại ít bệnh là thế. Hay những người tập luyện thể thao, yoga quá mức. Sao lại bị bệnh thoát vị đĩa đệm, háng, cơ… Vì các động tác khó, ý vừa dừng ở những chỗ kia như trên, liền bị rời đi ngay do mải mê với tập luyện để đạt giải, tâm ý đi quá nhanh mà khi vẫn ở đó, gây nên ứ nghẽn. Những người hay cáu giận, hay bị nội tạng cũng tương tự như vậy.
Thiền có hai thể. Thể tĩnh lặng và động. Thiền có thể tạm hiểu là để mọi thứ về đúng nó. Ngồi im và thiền tĩnh lặng khác nhau như thế nào. Ngồi im là một động tác, tại đó, thân vật lý không phát sinh động tác, nhưng tâm không nhận diện được các bộ phận của thân thể. Vì khi ngồi im, chúng ta còn mải suy nghĩ tới nx cái gỉ cái gì, mong cầu cái gỉ cái gì. Không cho cái não nó nghỉ, mà cái não nó không nghỉ thì thể khí nó cũng không nghỉ. Dẫn đến chúng ta cũng chẳng biết được máu đang chảy tới đâu trong kinh mạch, da đang bài tiết thế nào. Có thể chúng ta vẫn nhận thức được các tác động thô như muỗi đốt, kiến bò,.. nhưng những vận động tinh vi hơn của cơ thể vật lý thì không thể thấy vì chúng ta mới ngồi im thôi, cái tâm có đang để ở đây đâu. Còn thiền tĩnh lặng là khi bạn nhận thức được tất cả các vấn đề vận động tinh vi của thân vật lý. Bạn sẽ thấy trái tim ở khắp mọi nơi, thấy hô hấp ở từng lỗ chân lông….Khí nó chuyển động cùng với cái chuyển động của thể vật lý. Chúng được hợp nhất, chúng là chính nó. Ở thể động, thiền động cũng thế. Các vận động của thân thể, dù là nhỏ nhất cũng đều được tâm nhận biết. Và thật sự khi đó bạn không quên cái gì đâu, chứ không phải là càng già càng lẫn đâu.
Còn tại sao, đời sống vui vẻ, yêu thương giúp đẩy lùi bệnh tật? Đó cũng chính là dùng Ý dẫn khí. Mặt khác, có pháp tập gọi là Yêu thương bộ phận bị đau, chỗ bị ung thư. Vì khi ta yêu thương bộ phận vật lý đó, tâm ý ta dừng ở bộ phận đó. Yêu thương thì rất là nhẹ nhàng, vuốt ve. Khí đi qua bộ phận đó cũng rất là nhẹ nhàng, vuốt ve. Và bạn biết không, hiển nhiên là khí không còn bị đọng lại, hay tắc nghẽn ở đó nữa. Giống y như cuộn len rối, bạn đang nhẹ nhàng gỡ nó từng chút, từng chút một. Mặt khác, khi bạn biết bạn đang bị bệnh, bạn còn không còn đặt tâm ý ở những cái bên ngoài: tiền, danh vọng, nhà cửa, xe cộ… mà tâm ý đặt vào cơ thể mình, khí được dẫn nhẹ nhàng toàn cơ thể, như trường hợp một bộ phận bị đau ở trên.
Một bật mí nữa. Ở trạng thái Thiền, tâm ý và thân thể vật lý hợp nhất, chúng hòa hợp, và nói thật, lúc đó ý chẳng còn việc gì để làm, và ta rơi vào trạng thái Không. Trạng thái Không ở đó Ý không khởi, ý không có việc gì để làm. Và ai đã rơi vào trạng thái này sẽ biết, ta sẽ chẳng thấy đầu óc ta đâu, chẳng thấy thân thể ta đâu, muốn nghĩ gì cũng chẳng nghĩ được. Các chuyển động vô cùng tinh vi của thân thể lúc này chỉ còn hô hấp qua da, máu chảy trong mạch, tim đập rất chậm, hơi thở cũng không có. Và Ý không khởi. Khí cũng dừng. Bạn cứ tưởng tượng, một bát cốc nước nóng, mà chúng ta đậy nắp, khí nóng bốc lên vẫn ở trong cái cốc đó, tràn đầy, giữ cho cái cốc nước đó nóng lâu hơn. Khi thân ở trạng thái Thiền như thế, Khí tự lấp đầy các huyệt đạo dù là bé nhất, vi tế nhất, và hẳn nhiên rồi, chúng tự bình chỉnh các thiếu hụt, hay sai lệch của vị trí đó. Cái cốc mở nắp, bạn mới thấy nước bốc nên ở các vị trí trong miệng cốc là khác nhau, chứ đậy nắp rồi, cái khoảng trống còn lại thì phân tử nước có mật độ như nhau. Và ở trạng thái Thiền Định này, cơ thể mới tự chữa được bệnh mà không cần tới bất cứ tác động gì, kể cả nội công, khí công…
Tuy nhiên, việc Thiền giúp khí tự lấp đầy, nhưng nó sẽ lâu hơn nếu bạn chỉ bạn chỉ thiền. Các phương pháp tác động vào khí thô gồm bấm huyệt, châm cứu, khí công… sẽ giúp khí phần nào được bình chỉnh cơ bản. Thân thể thông thoáng rồi thì Thiền rất dễ. Các thiền sư thường rất giỏi võ là thế. Các thiền sư bên Thiền tông thì đi Kinh hành để thực hành Định. Hai thứ giúp dễ dàng Thiền Định.
Nếu bạn Thiền Định được như trên thì Thiền mới là chữa bệnh.
Nhưng bạn có thể tập ở tầng thấp hơn một chút đó là Yêu thương, tĩnh lặng, làm mọi thứ từ từ, để Khí được dịch chuyển nhẹ nhàng, yêu thương, ve vuốt, để tự nó bình chỉnh, gỡ rối như bạn đang gỡ rối len nhé.
2/ CÓ NÊN CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI KHÁC KHÔNG nếu bạn có Pháp lực? (một số người, khi ngồi Thiền (thiền thật ý nhé), sẽ có một số Pháp lực
Nếu ngày ấy mình không bị ốm, có bao giờ mình tự đi tìm cách chữa bệnh cho mình, cách sống tốt hơn, cách tạo nên nx thói quen tốt hơn không? Chắc chắn là không rồi. Và tất cả những suy nghĩ, những thói quen đều là vì thế sinh ra bệnh tật cho mình mà thôi. Tâm dẫn bệnh, hay Tâm chữa bệnh mình đã nói ở trên.
Các thiền sư không chữa bệnh cho người khác, vì căn bản họ hiểu bệnh từ tâm ý mà ra. Nếu tâm họ không chuyển, hay thô là các suy nghĩ bình thường của họ không chuyển thì có chữa suốt đời cũng không hết bệnh. Mặt khác, họ không muốn điều khiển thay đổi suy nghĩ của người vì cái này phải dùng thôi miên hay tâm lực để ức chế tâm ý người khác.
Có người nói, khỏi bệnh là do Niềm tin. Thực chất, niềm tin là một dạng Định tâm. Tâm định, ý định, khí định thì chữa lành vậy thôi. Còn đang chữa bệnh mà lại suy nghĩ tới bài thuốc kia hay hơn, bác sỹ kia giỏi hơn, thì tâm không định, ý không định, khí không định làm sao lành đây.
Và mỗi người, cần tự ý thức về chính mình, sống cuộc sống của mình, và hoàn toàn họ có thể tự chữa bệnh cho chính mình. Và chắc chắc, họ có thể, vì Thể, hay Khí của người họ, là của họ, và họ làm chủ nó. Và một điều thú vị hơn, là thực ra, họ mới biết họ bị đau ở đâu, và gặp các vấn đề gì trong cuộc sống. Mỗi cái mà họ gọi là vấn đề, hay là nghiệp, hay là khổ, đó là họ đã đặt tâm ý họ vào đó và dẫn bệnh trở lại với cơ thể họ. Vì họ đang làm tắc nghẽn thể khí trong mình, khiến nó không được chảy một cách nhẹ nhàng, yêu thương trong cơ thể họ.
Và kết lại, một là hãy tự YÊU THƯƠNG chính mình, đó là bài tập, là bí quyết chữa lành mọi bệnh tật nhé.
(Các khái niệm ở trong bài viết có thể sẽ rất sai lệch so với nhân sinh quan của ai đó vô tình đọc. Nhưng đó là logic trong tầm nhận thức của mình. Chia sẻ để mong muốn mọi người sống tốt hơn, khỏe mạnh hơn.)
THAM
– Tham tiền
– Tham ái (tình yêu, kể cả nam nữ lẫn gia đình)
– Tham an (an toàn, bình an)
– Tham danh (học vị, hiểu biết, sự hơn người)
– Tham vọng (quyền chức, địa vị)
– Tham cầu toàn (cái gì cũng muốn p đúng, tốt)
Tham nào cũng vẫn là tham
Để tâm sinh khổ, than phiền ngày đêm
Tìm cầu hư ảo vô biên
Lắng lòng mình xuống thấy liền trong tâm
Hỏi người sao hỏi chính mình
Cái gì là cái của mình của tôi
Chừng nào tôi với của tôi
Thì còn chừng đó không thôi muộn phiền
Buông mình buông xả tâm thiền
Tự rằng ở đó an nhiên trong lành
(Lâu hâm tí)
Trực giác và Tâm
🌹🌻🌺
Đã hứa với các bạn viết bài về “tìm cầu những thứ bên ngoài, nguồn gốc của mọi loại bệnh tật” nhưng dài quá, trừu tượng quá, nên hôm nay viết trước bài Trực giác và Tâm.
Nếu ai đã từng đọc Nhà giả kim và Suối nguồn, và thấy tôi đã từng post về việc khâm phục các nhà văn đó đã đưa minh triết vào tiểu thuyết thì sẽ có nhiều tò mò hơn. Đọc Nhà giả kim, tầng tri thức đầu sẽ thấy một anh chàng không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình. Đọc Suối nguồn cũng gần như vây, một người sống đúng với lý tưởng sống của mình. Những hãy đọc lại một chút.
Trong Nhà giả kim có đoạn đối thoại của NVC với cái Tâm của mình khi anh băng qua sa mạc. Hay trong Suối nguồn là đoạn người viết miêu tả Peter chỉ biết chú ý đến nx cái bên ngoài, và dần anh ta sống vì nx cái bên ngoài đó. Dẫn hai câu chuyện ra đây, để các bạn đọc nó một cách kỹ càng và Tự ngộ. Còn tôi, chỉ đưa ra một góc nhìn và chia sẻ về góc thực hành của chính mình.
Nào bắt đầu.
Việc đầu tiên, tôi cá là những ai đọc bài này, đều đang nghĩ: con này nó lại định viết gì đây, dạo này thấy hâm lắm rồi. Kaka. Thực ra, tôi chẳng quan tâm các bạn đang nghĩ gì về tôi đâu. Tôi lấy dẫn chứng để chỉ đính danh cái mà bạn đang thực hành hằng ngày.
Bạn thấy một bức tranh đẹp: òa, cái này đẹp này, nó vẽ núi, vẽ sông này, màu này này, tác giả nào ý nhỉ.
Bạn thấy một bản nhạc hay: òa, nghe giống cái này, nghe thấy thế này…
Bạn thấy một đồ vật đẹp: òa, cái này hay này, nó làm có vẻ đẹp, chắc chắn này, kê nó ở chỗ này này….
Bạn thấy một con người: òa, thằng này tốt này, nhiều mối quan hệ này hay òa, thằng này xấu này, mình không nên chơi với nó.
…. nhiều nhiều, ví dụ vậy
Khi đó, đầu tiên tôi hỏi là Tâm bạn đặt ở đâu: ở bức tranh, ở bản nhạc, ở đồ vật, ở người đối diện. Thật đấy. Vì ý dẫn tâm, ý đang nghĩ về nx cái đó. Tôi cá là nếu bạn xem tranh đường phố, bạn đang suýt xoa về bức tranh, có kẻ móc trộm mất ví bạn k biết đâu.
Chính cái việc bạn đặt Tâm ở nơi khác, k phải là mình khi bạn đang đối diện với sự vật hiện tượng khác, khiến cho bạn dễ dàng bị nx thứ khác tác động vào mình.
Nếu tất cả nx thứ trên không phải là tốt, đẹp, cảm giác của bạn sẽ là ghét, ghê tởm, nôn ọe…. Nhưng thực tế nó vẫn là nó, còn bạn đã không còn là bạn.
Bạn lại lý sự với tôi, Tâm tôi đó còn gì. Cái cảm giác của tôi ý, là Tâm tôi đó còn gì, nên người ta mới gọi là Tâm lý. Haha. Thế thì bao giờ bạn mới đạt được Tâm an nhiên và Tâm tĩnh lặng. Trong khi cái ta cần là Tâm là Tâm, nó không phải là nx thứ kia, nx thứ chúng ta đối diện đó.
Vậy thì là thế nào?
Đọc lại Nhà giả kim và Suối nguồn nhá. Hai cuốn sách cho ta nx cách thực hành, và chỉ ra cả lợi ích và hậu quả của việc ta thực hành đúng và sai đấy.
Còn tôi sẽ tóm tắt như thế này:
Khi rèn luyện Tâm, cái bạn đạt được đầu tiên đó là Trực giác.
Khi bạn đối diện với sự vật hiện tượng, thay vì đặt tâm thức của mình vào nó, phán xét nó, hãy quan sát Nội thể của mình. Thật sự lúc đầu khó. Tôi chỉ quan sát được hơi thở, nhịp tim của mình tăng giảm với cái sự vật, hiện tượng đối diện là gì. Sau dần, bạn sẽ thấy những luồng dạng như kiểu nước, khí chuyển động trong vơ thể mình, chúng sẽ tự phản ứng với cái mà chúng ta đối diện. Việc của mình là im lặng, đứng im, ngồi im quan sát và ghi nhận nx dấu hiệu đó. Và rồi dần dần, cái gì đến sẽ đến. Bạn sẽ tự đưa ra được nx quyết định của mình dựa trên nx dấu hiệu đó. Và nó là Trực giác.
Trực giác là một thành tựu của Tâm. Đơn giản vì nó sẽ cho ta nx quyết định một cách đơn giản, nhẹ nhàng và chính xác. Có thể lúc đầu, việc nhận biết dấu hiệu Trực giác là chưa rõ, nhưng sau dần, nó sẽ càng ngày càng rõ như mình xem tivi ấy.
Thế đã nhá.
Không viết nhăng cuội được nữa.
Các bạn cứ thực hành đi nhá. Hay lắm.
Hành trình siêu việt
Dành tặng những bạn muốn có nhiều thứ hơn không chỉ là tiền bạc. Một chút chia sẻ để các bạn đủ vững tâm có tất cả nx gì bạn muốn. 😗
🌹🌻🌹
Bạn muốn ở đâu trong cái tháp này?
Tôi sẽ nói cho bạn một nghịch lý mà chỉ đến khi bạn nghe xong bạn tự thấy bấy lâu mình đang đi ngược.
Trước tiên, bạn có công nhận trật tự của cái tháp này là nx thứ mà bạn mong muốn đạt được? Nhưng sự thực thì sao? Bạn đang chỉ tập trung vào tiền bạc và danh vọng ở tầng bậc cuối cùng. Bạn dồn hết tâm trí vào nó, với hy vọng mình có tiền thì mình sẽ có một cuộc sống chất lượng hơn, hạnh phúc hơn, và san sẻ cho người khác… Và hiển nhiên cái gì càng tập trung thì nó càng ở đấy, thậm chí nó là nút chặn trên khiến bạn k thể đạt được nx cái cao hơn nó.
Thứ hai, điều này quan trọng hơn trong mỗi hành trình chúng ta mong muốn có kết quả ở nấc thang cao hơn, nó k hiển thị ở nx gì chúng ta có thể tư duy, nó chỉ có thể thấy khi chúng ta nội chiếu vào bên trong nó.
Hãy nghĩ lại:
Bạn có nhớ ngày bạn tốt nghiệp Đh, bạn muốn làm một cv mình yêu thích, với cv mình yêu thích, bạn có thể sẽ có hạnh phúc với nó. Nhưng sự thực, bạn lại chọn cv có tiền hay nghĩ là nó có tiền. Vậy là thay vì chọn level cao hơn bạn chọn level thấp hơn.
Có nx bạn hoặc có nhiều khi, chúng ta đã quyết định chọn lựa cv mình yêu thích, nhưng sau đó thì sao? Bạn sẽ dần thấy cv đó k có tiền, bạn dao động. Bạn thấy có rất nhiều cv khác có tiền, cơ hội kiếm tiền khác, bạn dao động. Tại sao lại thế? Có nx người sẽ nói đó là cơ hội tốt là duyên lành. Nhưng nếu lấy hệ quy chiếu để lên nấc cao hơn, thì đó chính là nx duyên không lành đang kéo bạn tụt xuống. Có bạn k cưỡng nổi cám dỗ ở nấc thang dưới, từ bỏ việc đi lên nấc thang trên, và đạt được cái mà bạn gọi là thành công, được gọi là có tiền. Thực tế thì sao, bạn đã bị kẹt lại ở nấc thang tiền bạc, nấc thang cuối đó, nhưng bạn lại sung sướng, haha là ta đã có thành công và có tiền.
Lấy ví dụ cụ thể cơ bản đơn giản như thế cho bạn dễ hiểu một chút. Chứ bài viết này không đơn giản dừng lại ở việc chỉ ra chúng ta đang nhầm lẫn tiền bạc mà chúng ta đạt được cũng chỉ là đạt được nấc thang số 1 trong số các tham cầu của chúng ta.
Phần tiếp này dành cho những hành giả bắt đầu lựa chọn con đường chinh phục những nấc thang cao hơn tiền bạc.
Khi bạn biết tới hành trình này, hoặc một số người lựa chọn tu Phật (theo các kiểu trường phái), tu Đạo, theo Chúa… là chúng ta đang trên con đường đi tìm tới cái Chân, Thiện , Mỹ của cuộc đời.
Và các bạn biết không? Những bước đi đầu tiên bạn gặp rất nhiều trở ngại: có thể đó là gặp rất nhiều bệnh, đau, ốm, khó khăn trong cv, trục trặc trong tình cảm…. Có nhiều bạn sẽ không hiểu tại sao mình lại chịu nhiều nghiệp chướng thế này. Có nx lý thuyết sẽ giải thích là chúng ta đang bị bóc nghiệp, hay trả nghiệp,… Nhưng hãy quán chiếu lại con đường, đó chính là nx cái cán trở chúng ta đi vào con đường đó. Kiểu như một con đường tốt đẹp, bên ngoài cổng có rất nhiều người canh giữ, và tại đây bạn sẽ phải tìm mọi cách để bước qua được, vững tâm bước vào con đường này. Chính tôi nhiều lúc đã muốn bỏ cuộc, hỏi tại sao mình theo Phật rồi mà còn tệ hơn…
Nhưng những gì bạn vừa vượt qua được là nx cái nhìn thấy và đơn giản nhận biết. Bước vào hành trình này, việc đầu tiên là bạn rất lợi lạc về công việc, công danh… nhiều cơ hội tốt, nhiều cám dỗ cv tốt… Nhưng bạn biết không, đơn giản là mọi thứ đang muốn níu chân bạn ở lại bậc thang số một. Không thứ gì, thậm chí không ai muốn bạn có tiền mà bạn được hạnh phúc cả. Tôi nói thật đấy. Và mọi thứ phụ thuộc vào chính bạn, bạn có dám từ bỏ các cám dỗ, các cơ hội này không.
Chúc mừng bạn đã dũng cảm để tâm trí mình sang một bên với đống tiền bạc đó, dám dẫm đạp lên bậc thang tiền bạc để lên nấc thang hạnh phúc. Và tại đây, bạn như mơ, sung sướng với cảm xúc hạnh phúc ngập tràn. Và có một thực tế là nx người hạnh phúc lại có nx lực hấp dẫn vô cùng lớn với tiền bạc, và tiền bạc cứ thế đến, đó là cái hay mà chỉ khi ta ở nấc thang trên rồi mới biết ở trên cao, thì bên dưới hiển nhiên có, chỉ không có chiều ngược lại.
Các nấc thang khác cũng tương tự, nếu ta dám bỏ qua cái gì, thì ta sẽ đạt nấc thang mới, nấc thang cũ đã tự vẽ chính nó.
Sách vở chẳng ai nói cho bạn điều này, ai cũng cổ vũ bạn hãy thành công đi, hay kiếm được nhiều tiền đi… nhưng tất cả đang giúp bạn đứng vững ở nấc thang đầu tiên trong mong muốn của bạn.
Bạn đang nghĩ gì?
Chẳng phải nghĩ gì đâu. Đọc vui thì thấy vui, dở thì thấy dở. Nghĩ làm gì.
Chúc bạn sớm có con đường của mình.
Luận về Nhân Quả
☘🌻🍁
Mỗi ngày, chúng ta thốt ra bao nhiêu lần hay nghe người khác nói bao nhiêu lần từ Nhân Quả? Mỗi ngày, chúng ta bao nhiêu lần nghĩ đến Nhân Quả?
Những người gánh điều không may, tự an ủi – Nhân Quả. Những người gặp điều tốt lành, tự cười – Nhân Quả. Thấy người làm điều xấu với mình, ta nói: mi cẩn thận Nhân Quả. Thấy người làm điều tốt với mình, ta nói: mình đúng là có phước Nhân Quả.
Nhưng thực, cần một chút tĩnh lại về Nhân Quả.
– Nếu mỗi hành động ta cho rằng ta đang gieo Nhân, ắt ta đang mong cầu Quả. Mong cầu có tới?
– Nếu mỗi hành động ta cho rằng ta đang gieo Nhân. Nhân đó còn vô tư, trong sáng? Nhân không vô tư, trong sáng, hỏi có đậu Quả lành?
– Nếu mỗi hành động của người, ta cho rằng người đó đang gieo Nhân xấu, hẳn có xấu, hay là ta đang bọc vỏ xấu. Vỏ ta xấu, hỏi Nhân trong tâm ta có sáng?
– Nếu mỗi khi nhận Quả xấu, ta tự cho rằng do Nhân xấu, rồi bỏ Nhân đó đi, hỏi Nhân mới có tốt hơn không nếu vẫn được gieo theo cách cũ?
– Nếu mỗi khi nhận Quả lành, ta tự cho rằng do Nhân tốt, rồi Tự mãn, hỏi Tự mãn có sinh Nhân lành tiếp theo?
Ai cũng cho rằng cần sống sao để sau này có Quả lành cho con cái, cho kiếp sau, và nghĩ phải tạo ra đủ thứ Nhân tốt. Phải hỏi có tới? Cố hỏi có tới? Tạo hỏi có tới?
🍁🌻☘
Không Nhân ắt không Quả.
Không tạo một ý nghĩ gì theo logic lối mòn mà ta vẫn cứ hô to Nhân Quả.
Và chốt lại là không nghĩ gì. Hihi.
Giới – Định – Tuệ trong kinh doanh
Chúng ta đã được nghe nhiều về từ này trong các bài giảng Phật pháp, và có thể nói nó là công thức kinh điển của Như Lai để đạt được cõi Niết bàn.
Việc đầu tiên trong thực hành Phật pháp đó là giữ Giới.
Mỗi người xuất gia đều phải giữ cho mình hàng trăm giới, trong đó nữ nhiều hơn nam hơn 100 giới. Những người tu tại gia cũng có những giới tu cơ bản. Với nhiều người, giới là một cái gì đó trói buộc, là cái gì đó mang tính bó buộc, kiến chấp. Và cho rằng, tu tập là để thoải mái, để giải thoát mà cứ Giới như vậy thì còn gọi gì là thoải mái, giải thoát nữa. Và thường người ta không tuân thủ, hoặc có thành kiến với Giới, cho rằng không cần thiết, và chỉ mong muốn ngay làm sao vào được định, cố ngồi Thiền để định, và tham cầu tuệ, dùng mọi pháp niệm, trì chú để sinh Tuệ.
Nhưng sự thực là:
Đạo là một con đường, một lối sống, hay cách sống mà ở đó chủ thể và các tác thể không còn bị các va chạm, hay ràng buộc, hay đơn giản là ảnh hưởng lẫn nhau thì con người đó được gọi là Đắc Đạo hay sống trong Đạo.
Bàn một xíu về những ngôn từ nghe có vẻ kinh điển như thế. Tuy nhiên mọi thứ có thể được hiểu một cách rất đơn giản và nôm na kiểu như sau:
– Giới: giống như một bản thiết kế hệ thống thuỷ lợi. Chúng ta đã gặp những vùng đất ruộng đồng bạt ngàn. Chúng ta có tự hỏi, nước chảy tới từ đâu, nước làm sao phân bổ đều cho các vùng, hay chỉ nghĩ nước từ chỗ trũng chảy tới chỗ cao, nhưng đây là cả một vùng bằng phẳng? Giới ở đây là những hệ thống kênh mương, giúp dẫn nước đi đúng con đường của nó, để cho chỗ này không bì thừa, chỗ kia không bị thiếu, không gây ra những hiện tượng úng lụt hay hạn hán cục bộ.
Bây giờ chúng ta quay lại, có những Giới đơn giản là Ăn chay. Khoan xét đến vấn đề nó là tâm linh hay kiến chấp, nhưng chúng ta sẽ phải công nhận một điều, nếu ăn chay được, cái cơ thể người, các bộ phận như tiêu hoá, bài tiết và chuyển hoá của cơ thể người sẽ làm việc tốt hơn và con người ít bệnh tật hơn. Hay như là Giới không nói lời thị phi: nếu mỗi chúng ta đều không nói lời thị phi, không đem chuyện thị phi ra bàn, thử hỏi, cuộc sống này cũng tốt đẹp, không có mâu thuẫn, không có chiến tranh….
– Định: bây giờ chúng ta hãy thử quan sát dòng nước chảy trong hệ thống kênh mương thuỷ lợi kia. Nếu đó là một hệ thống nay sắp kiểu này, mai sắp đặt kiểu kia, thử hỏi nước có chảy ở trong đó một cánh bình lặng như thế không? Giới mới sinh ra Định, chính là mọi thứ có sự ổn định, có sự đúng đắn rồi thì cái dòng chảy trong đó mới tĩnh lại được.
Chúng ta ra sức ngồi thiền, trong khi chỉ cần tập luyện một Giới để đạt được sự Định trong Giới đó chúng ta cũng không làm được thì hỏi làm sao chúng ta sinh ra Định thường xuyên trong các bình diện của cuộc sống.
Ví dụ như Giới Tham ăn, nhớ Trư Bát Giới, vì tham ăn, bỏ tọt quả Nhân sâm vào mồm dẫn đến không biết mình đang ăn gì. Chúng ta cũng thế, cứ thấy ngon là ăn, mùi vị hấp dẫn là ăn, không biết đằng sau nó là gì. Hoặc có người lại đem thức ăn ra cân đong đo đếm về mặt hoá học, dưỡng chất mà không biết đằng sau nó là bao sự tinh tuý kết tinh của người nông dân, người chăn nuôi, người làm ra nó là gì.
Hay như sự đi, có anh chàng đang đi, mải ngắm gái mà đâm cả vào cột điện. Còn chúng ta, chúng ta bước có biết mình đang bước như thế nào? Đơn giản nhất là nơi bàn chân chúng ta giẫm xuống, chúng ta cảm nhận được bao nhiêu viên sỏi, hay hạt cát dưới gan bàn chân? Đừng nói là làm sao mà biết được, thực tế là bàn chân biết, nhưng não chúng ta không hề biết, vì chúng ta không định trong thời điểm chúng ta bước đó. Não chúng ta mải phân tích bao nhiêu luồng suy nghĩ, các lo toan, tính toán, mắt chúng ta mải nhìn xung quanh, tai chúng ta mải nghe tiếng xung quanh….
– Tuệ: Và chúng ta lại quay lại nhìn dòng nước hiền hoà đang chảy trong kênh mương kia. Cái gì là rác nhẹ nổi lên, cái gì là cát sỏi lắng xuống. Vì trong cái tĩnh đó, mọi thứ nó được sắp xếp theo đúng tính chất của nó, và tri thức xuất hiện. Khoa học cũng chỉ chứng minh tại sao cái vật này lại nổi, cái vật kia lại chìm. Kết luận: trọng lượng riêng của cái này nhẹ hơn nước thì nổi, trọng lượng riêng của cái kia nặng hơn nước thì chìm.
Trong Định, mọi thứ được hiển lộ. Trở về với hai ví dụ Định ở trên. Chúng ta Định khi ăn, thì chỉ cần ăn một lần, chúng ta đã biết món ăn đó được làm từ bao nhiêu loại gia vị, nấu từ những thực phẩm nào. Các Master Chef cũng chính là họ Định được trong khi ăn, nên khi họ nếm thức ăn, họ biết được người ấy nấu bằng công thức gì, với tâm trạng như thế nào.
Hay như nếu chúng ta Định được trong Đi, chúng ta sẽ có Tuệ của việc cảm nhận của bàn chân, hay chính là Tuệ đó được sinh và truyền thông tin lên não, để não bộ nhận thức và ghi nhớ nó.
Giới – Định – Tuệ, theo ngộ thức nông cạn của tôi là như thế. Như hệ thống thiết kế kênh mương khoa học, nước được chảy một cách hiền hoà, êm lành, sinh ra bao nhiêu bông lúa chín vàng thơm trĩu hạt.
Vậy Giới – Định – Tuệ, trong kinh doanh là như thế nào?
– Giới tầm thấp đó là những Hệ thống Dòng chảy doanh nghiệp, sơ đồ tổ chức, sơ đồ quản trị, hệ thống quy trình, chu trình, hướng dẫn, văn bản biểu mẫu trong doanh nghiệp là cái mà người ta nói sẽ giúp doanh nghiệp làm việc một cách bài bản, có quy củ hơn. Giới tầm cao hơn là Hệ thống tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, tôn chỉ kinh doanh, giá trị cốt lõi, văn hoá doanh nghiệp…
– Định: trước tiên chúng ta phải thực hiện nhuần nhuyễn Giới, khiến chúng như một phần không thể thiếu của doanh nghiệp và sau chúng chính là doanh nghiệp. Định còn nằm ở việc, chúng ta khi xác định đường lối, chiến lược cho doanh nghiệp, xác định được khách hàng mục tiêu, sản phẩm thế mạnh mục tiêu thì cần kiên trì theo đuổi, vượt mọi khó khăn nhưng bên cạnh đó cũng tĩnh lặng trong dòng chảy theo đuổi, vượt lên đó để nhận thức được vấn đề, để cải tiến, sửa đổi hay đối với cá nhân thì gọi là TU.
– Tuệ: Khi thực hiện giới nhuần nhuyễn, như Kaizen, thì nhiều ý tưởng được nảy sinh, tinh thần thái độ của nhân viên tốt hơn thì năng lực của họ được phát huy tối đa, nhiều sáng kiến, hay gọi là Thông minh đột xuất được biểu lộ. Trong quá trình quán chiếu dòng chảy, khi chúng ta TU thì cũng phát lộ ra những sản phẩm hoàn thiện hơn, chất lượng hơn, hướng tới một tệp khách hàng đích hơn.
Mạn đàm một chút như thế cho một ngày mồng 2 đầu tháng.
Chuyện của CỦI KHÔ
Cảm hứng sau khi nghe bài giảng của thầy Thắng Trịnh. (Dạo này thơ viết thì ngắn, truyện viết thì dài. Hjhj.)
***
Ngày cửa ngày xưa, ở một khu rừng nơi rất xa, có một cành CỦI KHÔ. Ngày trước, Củi khô có một thân hình vô cùng đẹp đẽ. Nó thuộc một dòng tộc cây cao quý. Cụ của Củi khô là Già rừng, đã mấy trăm tuổi và được các dòng cây khác rất tôn kính. Củi khô sinh ra và lớn lên trong đặc ân đó nên nó rất hãnh diện. Nó ở cao hơn hầu như tất cả các bạn đồng lứa với nó. Nhờ dòng tộc vững mạnh, nó cũng được tiếp dưỡng những dòng chất, dòng nước mát lành nhất từ dưới đất. Và cũng nhờ dòng tộc cao lớn, nó cũng đón nhận được những giọt nắng và ngọn gió trong lành nhất. Củi khô được trang hoàng mình bằng những chiếc lá xanh to bản và những đóa hoa to, những quả trĩu cành. Củi khô nhớ lại những ngày tháng hạnh phúc ấy, những ngày tháng nó sẵn sàng cho đi hết nguồn năng lượng trong bản thân mình để hoa thêm ngát hương và quả thêm căng mọng.
Cũng chính sự cho đi ấy, và cũng vì sự màu mỡ của nó mà nó bị một loài sâu đục thân. Đầu tiên nó có vẻ hụt hẫng và lo lắng, tại sao mình lại đang ngày một khô héo, những chiếc lá xanh thẫm to bản bắt đầu chuyển sang đỏ vàng và lìa cành. Rồi đến lúc nó trơ chọi, chỉ còn thân xơ xác.
– Kìa, ở trên kia có một cành Củi khô to lắm.
– Đâu anh? Cậu nhỏ hơn hỏi cậu lớn.
– Đó. Cành này vừa to, gỗ vừa chắc, lửa chắc chắn sẽ đượm lắm.
Lần đầu tiên, Củi khô được nghe thấy từ LỬA. Mà sao LỬA lại có liên quan tới mình nhỉ.
– Mình trèo lên lấy về đi anh.
– Chắc phải đợi sang mùa BÃO em ạ. Cây to quá và cành cũng cao quá không trèo được. Phải đợi cơn Bão làm nó tự gãy xuống vậy.
– Vâng anh. Lúc đó anh em mình nhớ quay lại đây để đem nó về nhé. Lửa sẽ cháy rất to.
Củi khô lại giật mình về từ Lửa. Lửa là gì và nó có liên quan gì tới mình. Nhưng nó sẽ phải đợi tới tận mùa Bão cơ.
Mùa đông năm nay dài hơn rất nhiều vì Củi khô không còn tán lá che gió, cũng như nó yếu lắm rồi nên không đủ sức ăn dinh dưỡng. Nhưng không một phút giây nào nó không nghĩ tới Lửa. Mùa xuân nhanh chóng qua đi. Trong khi cành cây nào cũng ra xanh, chỉ có mình Củi khô không ra lá. Nhưng nó không buồn, vì nó đang mong mùa Bão tới để được BIẾT Lửa là gì, nó với Lửa có quan hệ ra sao.
Rồi mùa Bão cũng tới. Những cơn gió tạt mạnh qua cánh rừng, nghiêng rạp những tán lá. Củi khô vẫn vươn mình.
– Này anh Củi khô, anh không tránh đi là tôi sẽ làm anh rớt xuống đấy.
– Không sao, tôi mong chờ ngày này lâu lắm rồi .
– Vậy ư?
– Đúng vậy. Tôi muốn BIẾT Lửa là gì.
– Được rồi. Tôi sẽ giúp anh.
Cơn Bão giật mạnh và rắc, Củi khô thấy mình từ từ rơi xuống mặt đất. Một cảm giác thật dễ chịu, trong sự hân hoan, đón chờ.
– Anh ơi. Cành Củi khô đó đây rồi.
– Uh nhỉ. Ba sẽ rất thích đây vì Lửa của nó sẽ cháy rất to.
Củi khô lại nghe thấy từ Lửa và lại háo hức vô cùng xen lẫn sự băn khoăn khó tả.
Hai anh em cuối cùng cũng kéo được Củi khô về đến một ngôi nhà. Ở đó có một cái lán chứa rất nhiều những cành Củi khô như nó. Hai anh em xếp gọn nó lên giá và líu lo bước vào nhà khoe với Ba chúng.
– Này anh, anh từ đâu tới thế? Trông anh to như thế này sao lại bị đi làm Củi.
– À, tôi không may. Nhưng tôi đang rất vui vì tôi sắp thành Lửa.
– Lửa ư? Anh vui sao?
– Uh. Tôi thấy hai cậu bé nói Lửa của tôi sẽ to và lâu.
– Trời ơi. Anh không HIỂU gì cả. Lửa rất là nóng. Lửa có thể thiêu rụi anh và anh chẳng còn là gì cả.
– Nóng ư? Không còn là gì ư? Tôi không biết, tôi không hiểu vì tôi đã gặp Lửa bao giờ đâu.
Nói rồi, nó cũng lo lắng và ân hận khi để Bão giúp nó lìa xuống đất. Nó lại ân hận những ngày tháng làm việc không giữ sức mình để sâu đục thân. Nó ước, nó giá như, nó khóc, nhưng cũng chẳng có nước mắt mà khóc vì nó là Củi khô mà.
– Ba ơi, cành củi khô hôm nay chúng con kiếm được đây ạ.
– Ôi chao, thật là tuyệt. Các con giỏi quá. Lửa của nó sẽ rất tuyệt đây.
Lúc đầu nó chỉ ước mình bé tí như mấy cành củi bên cạnh để ba tụi nhỏ không thấy. Nhưng khi nghe ông khen nó, nó lại thấy vững tâm hơn. Lửa là một cái gì đó theo như nó được giải thích là rất nóng, nhưng ông ấy lại khen nó sẽ là Lửa rất tuyệt. Nó nằm im, trầm ngâm về cái gọi là Nóng và cái gọi là Tuyệt đó.
– Hôm nay mình sẽ dùng cành củi này chứ ba.
– Để vài hôm nữa con à.
– Khi mình làm lễ Tịnh hóa mình sẽ cần tới nó. Nó sẽ cho ngọn lửa tuyệt vời.
Thế là nó lại phải nằm đợi. Lại chứng kiến những tiếng la hét của các cành củi khác. Nhưng nó không sợ. Trong đầu nó, nó đang đón đợi ngọn Lửa tuyệt vời.
– Nào, hôm nay chúng ta sẽ đốt một đống lửa lớn nhé. À, cành củi của các con đây rồi. Ta sẽ đốt nó nhé.
Hai cậu bé tiến lại đống củi, nó vươn mình để hai cậu khênh nó đi như ngày nào.
Cái gì vậy? Nó bắt đầu CẢM thấy nóng. Đúng là nóng thật. Những ngọn Lửa bắt vào cành củi nhỏ và chúng la hét vì nóng. Củi khô cũng hơi sợ. Hóa ra là nóng thật, rồi rất nóng. Nhưng nó vẵm nghĩ đến hai từ “rất tuyệt”. Nó sẽ cố gắng.
Những ngọn lửa lúc đầu bao phủ nó, sau nó nhận thấy, Lửa NHƯ LÀ chính nó. Đúng rồi. Lửa là chính nó. Nó chính là Lửa. Không còn nóng nữa. Ngọn lửa của nó là to nhất, đượm nhất và thật là tuyệt vời. Rồi nó thấy toàn thân nó sáng bừng. Ánh sáng phủ trùm khắp không gian. Một thứ ánh sáng diệu huyền mà nó chưa bao giờ được thấy. Củi khô tan ra, tan ra và hòa cùng ánh sáng.
***
Một số thông điệp truyền tải:
– đừng lãng phí quãng thời gian tươi đẹp để rồi đến khi bị bệnh thì quá muộn
– nghịch cảnh lại là một cơ hội để chúng ta giải thoát
– tất cả phải tự mình nỗ lực chứng ngộ qua các tầng: BIẾT, HIỂU, CẢM, NHƯ LÀ
– chỉ cần biết đích đến thì hãy vững tin bước, kiên trì thực hành cuối cùng rồi cũng tớ
Câu chuyện 3 giọt nước
Trên đỉnh núi cao nọ, có 3 giọt nước, nằm sâu dưới lòng đất đang kể với nhau về một câu chuyện.
– Hôm qua, tớ tình cờ nghe được một câu chuyện lạ lắm.
– Cái gì vậy?
– Đó là biển. Chj gió thoảng qua mấy ngọn cỏ ở trên mặt đất thì thầm về một nơi người ta gọi là biển – nó vô cùng rộng lớn, và ở đó rất nhiều nước, cũng như ngập tràn ánh mặt trời, soi tỏ những đám mây và cánh chim hải âu bay lượn.
– Ôi thật tuyệt vời. Tớ thích nơi đó. Nhưng nó có xa không?
– Theo như chj gió thì nó xa, rất xa.
– Hum, vậy thì tớ không đi đâu. Nghe thì thích vậy thôi. Chứ cả đời này, chúng ta có đi đâu ngoài đỉnh núi này đâu.
– Uh. Tớ cũng đang đợi rễ cây bách tùng chạm tới là tớ sẽ theo cây bách tùng lên mặt đất và ngắm trời xanh rồi.
– Tớ cũng vậy. Còn tớ sẽ hóa làn hơi, ban ngày rong chơi với chị gió rồi tối thành sương, và lại đọng lại xuống đất này thôi. Cuộc đời với tớ như vậy là quá tuyệt vời.
Giọt nước còn lại trầm ngâm.
– Tớ muốn thử một cuộc sống mới.
– Nhưng xa và vất vả lắm. Chắc gì cậu tới nơi được, và thậm chí còn bị tan biến mất thì sao.
– Tớ biết nhưng tớ sẽ thử.
Vậy là giọt nước thứ ba, nghe theo tiếng gọi của một vùng xa xôi, với những ước mơ tưởng như bất khả thi của nó.
Nó lách mình qua tầng đất sâu trên đỉnh núi. Thật khó khăn và xây sát. Cuối cùng nó cũng lên tới mặt đất. Nó lăn tròn, chạm mình vào những hòn đá nhỏ, rồi những tảng đá hơn. Thân mình đau ê ẩm nhưng nó vẫn không từ bỏ.
Rồi nó gặp những giọt nước khác cũng đang lăn tròn và thân thể xây sát như nó.
– Các bạn đi đâu đấy?
– Chúng tôi đang đi tới biển
– Mình cũng đang đi tới biển. Chúng mình cùng đi nào.
Và những giọt nước nắm tay nhau lăn tròn qua những khe núi, những triền đồi, đồng bằng rộng lớn… và tới nơi mà trước đây chúng chỉ nghe kể qua lời của cj gió.
***
P/s: sớm chủ nhật lung linh
Tri ân…
Hơn một năm trước, đọc bài viết này. Vẫn ngày ngày suy ngẫm về nó. Con người ta, có bốn cấp độ nhận thức: THẤY, BIẾT, HIỂU, NHƯ LÀ. Lúc có duyên thấy nó thì thấy vậy thôi, chưa biết nó là cái gì, càng không hiểu. Hơn năm trời, lặng lẽ quan sát các mối nhân duyên đến với Ta, đến rồi đi. Nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhiều con người khác nhau, nhiều sự vụ khác nhau, theo định kiến xã hội thì có cái hay, cái dở, có cái tốt, cái xấu, nhưng với bản thân Ta, chúng đã cho Ta nhiều bài học, nhiều sự trưởng thành.
Và ngày hôm nay, đọc lại, rưng rưng khi nghĩ về việc xây dựng MỐI QUAN HỆ. Và Ta ví bản thân mỗi người như một NGỌN NẾN để thuật lại một câu chuyện của thế gian.
Trong màn đêm đen phủ trùm, ngọn nến có thể sáng được tới đâu là do khả năng sáng của chính nó. Ngọn nến có ý soi sáng một VẬT THỂ từ rất xa, nơi mà sức sáng của nó không chiếu tới. NẾN ngỏ ý những bấc đèn và sáp bắc cho mình một sợi dây từ nó sang VẬT. Và hẳn nhiên rồi, sợi dây đó được đốt sáng băng chính bấc đèn và sáp của nó. Ánh sáng chính thì yếu hơn do đã bị chuyển sang sợi dây, và bấc cùng sáp thì mau hết hơn do đã bắc một cái cầu rất xa. Và nó mau chóng chỉ còn là một chút sương khói rồi tắt hẳn. Cả màn đêm lại phủ trùm khắp mọi nơi.
Một NGỌN NẾN khác, thấy được điều đó, nhận thức được rằng, nếu ánh sáng TỰ BẢN THÂN phát ra càng lớn, chính ÁNH SÁNG đó sẽ soi chiếu rất rất nhiều vật thể ở xa. Nó tự mình chăm chỉ luyện tập, cơ thể khỏe mạnh, thân sáp ngày một to, lớn và cao lên. Sợi bấc trong thân cũng dày, dài và to hơn. Nó bất ngờ trước chính kết quả của mình. Cả một vùng rộng lớn, rất rộng lớn được ánh sáng của nó chiếu tỏ.
Từ biết tới HIỂU là cả một quá trình trải nghiệm, để NHƯ LÀ còn là cả một quá trình rèn luyện, thực hành rất dài. Dầu sao cũng cảm ơn tất cả để mỗi ngày ta lại lớn khôn.