Một nửa sự thật

Một nửa Sự thật có phải là Sự thật?

Có một câu được Đức Phật nhắc đi nhắc lại trong bài Kinh Phạm võng – bài đầu tiên của Trường Bộ Kinh (Nikaya) là: Như Lai nhờ tuệ tri Tập khởi, sự Đoạn diệt, Vị ngọt, sự Nguy hiểm và sự Xuất ly của #Thọ mà Như Lai được Giải thoát hoàn toàn không còn Chấp thủ.

Thế giới thực tại này là Cảm thọ, Cảm thọ này là cái gì? Do đâu mà có? Tính chất của nó như thế nào? Cùng tìm hiểu như sau:

– 6 căn (6 tế bào thần kinh nơi 6 giác quan của con người: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý),

– 6 trần (6 loại thông tin dưới 6 dạng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp từ thế giới ngoại cảnh),

– 6 xúc xứ (6 cặp đôi của 6 căn và 6 trần, 6 sự tương tác thông tin: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỉ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc),

– 6 thọ (6 loại cảm giác phát sinh do 6 sự tương tác của 6 căn và 6 trần: cảm giác hình ảnh, cg âm thanh, cg mùi, cg vị, cg xúc chạm, cg pháp trần)

* Tuệ tri Tập khởi là hiểu biết như thật, hay thân chứng (không phải là hiểu trên mặt logic) về sự Có mặt của các cảm thọ hay tính Thường của Thọ. Cảm giác là Có thật, nó có mặt khi Căn Trần tiếp xúc, nó thuộc phạm trù Tâm. Nó không thể có khi ngủ say không mộng mị, hôn mê sâu sau khi mổ, ngất đi khi bị tai nạn hoặc tế bào thần kinh giác quan đó không hoạt động. Là người sống bình thường, đầy đủ giác quan hiển nhiên có Xúc của Căn-Trần và hiển nhiên Thọ có mặt.

Con người chỉ không thể nhận ra sự Có mặt của Thọ khi đi liền sau đó là Tà niệm, là Tâm biết ý thức Tà kiến, là Vọng tưởng dẫn đến không thể dừng lại ở Tâm biết trực tiếp (cái biết Vô niệm, vô ngôn, vô phân biệt). Nhiều trường phái thực hành để dừng lại ở Tâm biết trực tiếp này, và ví nó như là Phép màu của Hiện tại.

* Tuệ tri sự Đoạn diệt của Thọ là hiểu biết như thật hay thân chứng về sự Không có mặt (Mất đi) hay tính Vô Thường của Thọ. Cảm giác đó sẽ Không có mặt khi không có Xúc của Căn Trần. Có Xúc thì sinh, không có Xúc thì diệt. Nó không mời mà đến, không đuổi mà đi là như vậy. Nó vô chủ, vô sở hữu.

Con người vì Vọng tưởng và Tà kiến mà cho rằng Cảm giác đó là tồn tại mãi mãi hay Thường hằng hoặc là nó đang trú ở một nơi nào đó, gọi là nó ra, không gọi nó lại ẩn đi. Vì thế bao nhiêu phép tu cố gắng trường sinh bất lão, kéo dài thời gian của Thọ, cho rằng Thọ đang ở một trú xứ nào đó để tới hưởng thu hoặc tìm cách làm chủ các cảm thọ, cảm giác, cảm xúc…

* Tuệ tri Vị ngọt của Thọ là hiểu biết như thật các Cảm giác đó có thể đem đến sự yêu thích, sự tham đắm, muốn có, muốn sở hữu. Hiểu rõ sơ đồ: xúc sinh thọ, thọ sinh ái (yêu thích), ái sinh thủ (nắm giữ), thủ sinh hữu (có mặt), hữu sinh sinh (tái sinh), sinh sinh khổ đau già bệnh chết.

Con người thấy Vị ngọt của các cảm giác nên mải mê tân hưởng, không muốn từ bỏ, tìm kiếm chỗ này chỗ kia để có các cảm giác lạc thọ, nếu chẳng may có khổ thọ thì sân với nó, khổ đau vất vả để níu giữ, hồi ức, tìm kiếm các cảm giác lạc thọ chỗ này chỗ kia.

* Tuệ tri sự Nguy hiểm là do hiểu biết như thật các cảm thọ đó Vô thường, Vô chủ sở hữu nên Tham ái cảm thọ đó sẽ gây nguy hiểm như thế nào đối với chúng ta. Sự nguy hiểm do muốn nắm giữ, muốn chúng thường hằng nên đưa đến Khổ. Sân với các Khổ thọ hay Si (tìm kiếm) các Lạc thọ nơi cảnh, thậm chí cả tâm để thay thế Cảm giác hiện tại.

Người già, hay người nhiều trải nghiệm sẽ thấy cuộc sống này mang cho chúng ta nhiều khổ đau mà vì thế cũng ít nhiều không còn nắm giữ, ràng buộc với đối tượng. Nhưng đó vẫn là tâm biết cảnh, đổi lại mất mát không chỉ thời gian và công sức.

* Tuệ tri sự Xuất ly là hiểu biết như thật về sự xuất ly của thọ bằng Chánh kiến – hiểu biết những lý thuyết ở trên và quan trọng bằng thân chứng trải nghiệm sự Xuất ly của Thọ. Khi Chánh niệm có mặt liên tục khít khao, người thực hành sẽ thấy rõ sự Vắng mặt của Tham (với lạc thọ), Sân (với khổ thọ), Si (với bất khổ bất lạc thọ) nơi nội tâm mình. Chỉ còn lại sự tịch tĩnh, thanh tịnh, vắng mặt cả khổ cả vui.

Cần hiểu rõ nhờ Xuất ly Thọ mà vắng mặt khổ vui, nội tâm tịch tĩnh, thanh tịnh khác với trạng thái Bất khổ bất lạc khi Tham Sân được giản lược. Nhiều người tu tập Tham Sân giảm bớt, không vui không khổ nghĩ rằng là an yên, nhưng không tuệ tri được sự Xuất ly của Thọ thì vẫn giống như hạt mầm chưa được gieo, vẫn có cơ hội trổ quả.

Như vậy, Sự thật rằng thế giới thực tại này là Cảm thọ, do Căn Trần tiếp xúc mà sinh lên rồi diệt đi, vì thế chúng Vô thường, Vô chủ, vô sở hữu (vô ngã). Do không tuệ tri tất cả những điều trên về Thọ mà có rất nhiều nhận thức sai lầm:

– tâm biết cảnh – nhị nguyên (có chủ thể biết và đối tượng được biết)

– rơi vào chấp Có – chấp Không

– học thuyết Nhị đế – đại ngã, tiểu ngã; tục đế, chân đế

– khổ thường hằng nơi cảm giác

– thậm chí người đã học qua văn tuệ này cũng có thể sai lầm. Sự thật là Cảm thọ, thì Văn tuệ này hầu như ai cũng nắm được, nghe qua một lần là nắm được thông tin. Nhưng nếu Tự kỉ ám thị rằng Sự thật là Cảm thọ, liên tục niệm “là Tâm, không là Cảnh” thì mất đi cơ hội Tuệ tri về Thọ. Việc Tự kỉ ám thị này cũng đưa tới nhiếp phục Tham Sân Si nhưng do chưa Tuệ tri những điều trên nên chưa động tới kho chứa, chưa thể đoạn trừ được ít nhất là thân kiến, nghi, giới cấm thủ – quả vị thấp nhất mà một hành giả cần có được (quả vị là lộ trình tâm, là điều được kế thừa khi tái sanh).

Bát chánh đạo con đường thẳng, hay con đường độc nhất tới chứng ngộ đó chính là việc: nhìn thẳng vào vấn đề, đối diện với vấn đề, nhận diện ra vấn đề, thấy nó như thực là và thân chứng điều đó, một cách không né tránh, một cách không ngụy tạo bằng bất cứ khái niệm ngôn từ nào. Thực hành BCĐ với hiểu biết Sự thật thực tại là Cảm thọ là buông bỏ tư tưởng chấp thủ Ta, của Ta, chứ không phải buông bỏ ngoại cảnh. (Cũng cần lưu ý, Tâm đổi thì Cảnh đổi, và cảnh hay điều kiện ngoại cảnh cũng hỗ trợ cho việc tu tập của các vị Hữu học). Tuệ Tri các điều trên trước hết bằng sự thực hành Chánh niệm để thấy ra như thật Tập khởi của Thọ, sự Đoạn diệt của Thọ. Với Chánh niệm và Chánh kiến mà thấy ra như thật Vị ngọt, sự Nguy hiểm, sự Xuất ly của Thọ. Sự tu tập này được làm cho viên mãn thì khi xảy ra Xúc sẽ #lập_tức khởi lên đối tượng là Cảm thọ, nó Vô thường (có sinh lên và diệt đi ngay), nó Vô ngã (không thể điều khiển, nắm giữ, hay xua đuổi). Tuy nhiên, với các vị hữu học, nhận thức được như vậy, cần kiên trì thực hành như vậy đã là tốt rồi.

😞
😞

p/s: ai cũng bảo tu để làm chủ, mà em buồn quá không làm chủ được các bác ạ. cảm thọ này thật là khốc liệt.

Tổng hợp pháp học sư NT

Tôi đã khóc khi up bài này. Bài viết này đầu tiên chỉ định viết để tổng kết lại văn tuệ đã học, không có ý định quét rác nhà người. Lời của Phật quá giản dị mà do người tu không được nghe, được đọc lời Ngài, lại bị Balamon khéo léo cài vào pháp tu không đúng. Nên khi up bài này tôi đã khóc, không phải vì sự ngã mạn với pháp tu mình đang thực hành mà thương, tiếc, mà không thể làm gì được với những người đang hành sai lời Phật dạy. Nhưng những ai đang ngồi thiền, đang cho rằng mình tu hãy thành thật trả lời: Tu để sống đời đẹp đạo, thành công, lợi lộc? Tu để an trú một trú xứ hay thấy ra một cảnh giới huyền bí? Tu để có quyền năng thiên nhãn, thần thông? Hay Tu để không lăn qua lăn lại giữa các kiếp sống nữa? Hay đơn giản thôi là không còn dính mắc, chấp trước việc gì trên đời?
Lý thuyết của Phật nghe chừng có vẻ rất đồ sộ nên có thể ngại đọc, có thể lại tự cho rằng không cần đọc, nhưng thực ra rất đơn giản. Sự giác ngộ của Phật cũng vậy. Đó là GIÁC NGỘ THẾ GIỚI THỰC TẠI NÀY LÀ CẢM THỌ, chứ không phải là về một cõi siêu hình, huyền bí, về một cõi toàn năng, cõi cực lạc nào cả. Tôi xin phép tóm tắt trong vài dòng dưới đây. Đặc biệt là đã được thầy Nguyên Tuệ tóm tắt bằng sơ đồ hai lộ trình tâm theo ảnh: đường này đến Thế gian, đường kia đến Niết bàn mà Đức Phật đã nói. (Cần phải hiểu đúng các khái niệm của Phật để bắt đầu đi trên con đường này)
Căn: căn bản của các giác quan chính là nơi tế bào thần kinh ghi nhận thông tin từ thế giới ngoại cảnh. Đó là: Tế bào thần kinh (TBTK) mắt, tbtk tai, tbtk mũi, tbtk lưỡi, tbtk trên thân (da và nội tạng), tbtk não bộ. Mỗi tbtk chỉ ghi nhận một loại thông tin do TG ngoại cảnh đem đến.
Trần: TG ngoại cảnh, nó thật có. Đến nay, các nhà khoa học hàng đầu thế giới cũng phải tự phát biểu: chúng ta thực sự không biết vật chất là cái gì. Trần – có thể hiểu là dạng thông tin từ TG ngoại cảnh (có thể hiểu theo dạng sóng, hạt, lượng tử… chứ không phải là vật chất tương tác thẳng với giác quan – tương tác kiểu đó hỏng mắt mất, hihi). Đó là thông tin (TT) hình ảnh, tt âm thanh, tt mùi, tt vị, tt xúc chạm, tt lưu giữ trong adn (pháp trần).
Sắc gồm 6 căn và 5 trần dạng thông tin từ TG vật chất và Danh gồm thông tin trong ADN – pháp trần.
Căn Trần tiếp xúc sinh Thọ. Thọ là cảm giác (CG) phát sinh nơi các giác quan. Đó là cg hình ảnh, cg âm thanh, cg mùi, cg vị, cg xúc chạm, cg pháp trần (cg về tt được lưu giữ). Căn Trần tiếp xúc sinh Thọ phù hợp với Lý duyên khởi do Đức Phật thuyết. Mặt khác, Thọ là cảm giác rất đúng với thực tế. Ví dụ: nhìn xa nhìn gần một vật thì thấy khác nhau, cùng một món ăn, miếng thứ nhất cảm giác khác miếng thứ ba, bốn, năm….
Căn Trần tiếp xúc sinh Thọ là sự giác ngộ của Đức Phật vì nó sẽ giúp lý giải và hiểu đúng về các khái niệm: có mà như không có, giả có, thế giới này là vật chất hay tinh thần, thế giới này do tâm phóng chiếu mà ra… Căn hay Trần đều là dạng thông tin tương tác với nhau sinh ra Thọ – cảm giác. Cảm giác này thực có, nhưng lại chỉ có khi Căn Trần tiếp xúc, chứ nếu Căn và Trần độc lập thì cũng không sinh Thọ. Quan sát thực tế: Thọ sinh lên khi Căn Trần tiếp xúc và diệt đi khi Căn Trần không tiếp xúc, Thọ trước khi sinh không nằm trong Căn hay Trần và sau khi diệt đi cũng thế. Vô Thường và Vô Ngã chính là ở đây. Chỉ một cái nhắm mở mắt hình ảnh về TG ngoại cảnh sinh ra và mất đi, chứ không phải TG cái tồn tại vài ngày, cái tồn tại vài năm, … là vô thường. Mở mắt ra là thấy TG ngoại cảnh đập vào mắt, trừ khi không có mắt thì mới không có Thọ, hoặc nhắm mắt lại là Thọ mất nên mới là Vô ngã như thế. Chúng ta không ngăn cản, không làm chủ được việc sinh ra và diệt đi của Thọ. Nhận thức được Thế giới thực tại này là Cảm Thọ là một bước tiến dài trên con đường tu tập. Dừng ở Văn tuệ, nghe hiểu và ghi nhận thông tin này xác lập được con đường thực hành tiếp theo.
Tưởng là tâm biết, biết sự có mặt của Thọ. Tưởng có 6 loại: nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, tỷ thức, thân thức, tưởng thức (Tưởng thức là tâm biết trực tiếp về thông tin pháp trần chứ không phải là Ý thức). Chúng ta hay nói có một cái ta, cái tự tánh, linh hồn… Nhưng sự thực đó là Tâm Biết trực tiếp Tưởng (trong Kinh Mật Hoàn TBK đã ghi rõ). Tâm biết trực tiếp này phù hợp với hiểu biết về nhận thức cảm tính – trực giác. Loại tâm biết này Thánh hay Phàm, trẻ con hay người lớn, già trẻ gái trai đều như nhau. Vì tâm biết này không có khái niệm, không định nghĩa… nên quan sát một đứa trẻ mới đẻ, chúng vẫn nhìn thấy một bông hoa biết đó là hình ảnh, thấy cô gái cũng chỉ biết đó hình ảnh. Chúng không có khái niệm, thông tin so sánh để mà thích ghét hay có nhu cầu sở hữu. Tưởng và Thọ được sinh ra cùng lúc khi Căn Trần tiếp xúc. Đây là sự sâu kín, khó thấy khó chứng.
Ý thức là tâm biết gián tiếp biết về Tâm biết trực tiếp Tưởng và Thọ. Ý thức ở trong Kinh ghi là do Ý căn tiếp xúc với Pháp trần nhưng thực tế phải hiểu đúng Ý thức là tâm biết gián tiếp biết sự có mặt, sự sinh lên diệt đi của các Thọ và Tưởng. Ý thức này phù hợp với hiểu biết về tâm biết gián tiếp hay nhận thức lý tính.
Lộ trình tâm của Phàm phu:
Bắt đầu từ Tà niệm: Khi Căn Trần tiếp xúc sinh Thọ và Tưởng = một thông tin được lưu vào bộ nhớ, thông tin này đối chiếu với thông tin đã có trước đó do học hỏi, tri thức kinh nghiệm… Hai thông tin này phù hợp > thích (tham), không phù hợp > ghét (sân), không thích không ghét (si) là cảm giác trung tính thì sẽ đi tìm đối tượng thay thế.
Loài người Khổ cũng chính vì Tham – muốn nắm giữ mà Hoại Khổ; Sân – muốn xua đuổi mà Khổ Khổ; Si – muốn kiếm tìm mà Hành Khổ. Mà không hiểu được các Thọ sinh lên rồi diệt đi, chúng vô thường, vô chủ vô sở hữu mà không thể nắm giữ, không thể xua đuổi.
Khổ cũng vì cho rằng Sắc (thế giới vật chất), Thọ (cảm giác), Tưởng (tâm biết trực tiếp), Hành (sự tương tác của thông tin), Thức (ý thức và tư tưởng) này là là Ta, của Ta, muốn nắm giữ, muốn chúng thường hằng, muốn làm chủ chúng mà sinh ra chấp 5 thủ uẩn.
Nhờ tuệ tri được lộ trình tâm Tà mà hiểu được Khổ và Nguyên nhân phát sinh Khổ.
Lộ trình tâm của bậc Thánh:
Bắt đầu từ Chánh niệm: bắt đầu từ quán thân trên thân hay chú tâm ghi nhận các cảm giác (nổi trội) trên thân: thấy ra được các cảm giác ở các giác quan và dừng lại ở tâm biết trực tiếp về chúng. Tại đây, có sự Tuệ tri về Cảm thọ, sự thân chứng thấy ra rõ ràng Căn Trần tiếp xúc sinh ra Thọ. Tâm biết gián tiếp ý thức không kích hoạt tà niệm, do vậy mà cảm thấy như có một điều gì đó được tách ra giữa hai tâm biết. Liền sau đó là các chánh niệm về Thọ, Tâm, Pháp sau khi Tâm biết trực tiếp ghi nhận Thọ là tâm biết ý thức đó là thọ gì, do duyên gì mà sanh khởi, thấy ra sự sanh diệt của Thọ mà tuệ tri được sự vô thường, vô ngã của Thọ, từ đó mà không phát sinh Tham hay Sân với đối tượng, cũng không có nhu cầu tìm kiếm đối tượng thay thế.
Chánh Định: Duy trì sự chú tâm liên tục nơi 4 xứ, không xen lẫn lộ trình tâm Tà mà phát sinh ra các trạng thái Chánh định. Tà định là pháp có được định nhưng không do chú tâm nơi 4 xứ mà có thể do chú tâm vào đối tượng TG bên ngoài hoặc tưởng tượng ra một đối tượng nơi thông tin pháp trần (thông tin đã được giữ trong ADN). Chánh Định có 4 tầng. Sơ thiền là chú tâm có tầm có tứ. Nhị thiền. Tam thiền. Tứ thiền. Đặc biệt là sự Chú tâm không tầm không tứ là loại chú tâm đưa tới Chánh Định chỉ có ở pháp của Phật.
Ở các trạng thái Chánh định này có được Tâm giải thoát do dừng được hoàn toàn ở tâm biết trực tiếp là tâm vô niệm, vô ngôn, vô phân biệt. Một trạng thái như trong Kinh bát nhã đã từng ghi vậy. Trạng thái Định dù Tứ thiền là cao nhất nhưng cũng chưa đụng tới kho chứa thông tin vô minh đã lưu giữ, nên người đó chỉ cần thoát trạng thái thiền, làm các công việc ở đời thì vẫn Tham Sân Si do nhân Vô minh (các tư tưởng Thường kiến, đoạn kiến, chấp vào Ta của Ta) chưa được nhổ bỏ tận gốc.
Để có thể đi tới Giải thoát thực sự thì cần phải tu tập Tuệ giải thoát. Tuệ giải thoát ở đây không phải là điều gì ghê gớm mà chính là cái thấy biết như thật tức là sự thân chứng thực sự, hay sự quy thuận thật sự về những điều của Sự thật – Chân lý : Vô thường, Vô ngã. Vì bản chất Tâm là các Cảm thọ được sinh lên do Căn Trần tiếp xúc, và diệt đi khi không có xúc, nên nó Vô thường, Vô ngã. Nhưng đã bao nhiêu kiếp này, các tư tưởng Tà kiến (thường hằng, chấp có, chấp không, ta, của ta) nó đã ăn sâu vào kho chứa qua các lần tái sinh, nó khéo léo ẩn núp trá hình dưới các thứ gọi là vì nhân loại, bồ đề tâm, thiện lành, ánh sáng pháp giới, chân tâm, tự tánh, linh hồn bất sinh bất diệt,…
Đức Phật đã nhắc đi nhắc lại: với tâm giải thoát, với tuệ giải thoát vị ấy sống đời sống chánh trí, chứng ngộ, niết bàn. Hay cũng chính là 62 lần nhắc lại sau khi nói về một tà kiến: Như Lai nhờ Tuệ tri sự tập khởi, sự đoạn diệt của thọ, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly mà Như Lai được giải thoát hoàn toàn không có chấp thủ.
Tuệ tri sự sanh diệt của Thọ là cái biết đúng như thật Căn Trần tiếp xúc sinh ra Thọ – là loại Cảm giác chứ không phải là thế giới vuông tròn to nhỏ, thô cứng mềm mịn,… nên nó không có tướng trạng mà chỉ tri thức khoa học, kinh nghiệm tự đặt ngôn từ chế định nên nó mà thôi. Thấy rõ như thật Thế giới bên ngoài là Cảm thọ, là Vô thường, Vô ngã, nó thuộc phạm trù Tâm nên nó Vô Tướng. Hiểu biết đúng sự thật này, an trú nó Minh – Chánh tri kiến này thì sẽ là Tuệ Giải thoát, Vô tướng giải thoát.
Từ các hiểu biết như thật về thế giới, mỗi người từ đó nói lên hay hành động đều là Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, không mang trong đó Tham, Sân, Si, hay chính là không tạo nghiệp cho kiếp này. Nhờ Tâm giải thoát mà nhiếp phục Tham, Sân, Si, hay nhờ Tuệ giải thoát mà nhổ bỏ Vô minh, không còn Tham Sân Si mà giải trừ, hay thanh lọc nghiệp của các kiếp trong quá khứ và hiện tại. Dẫn tới người đó thực sự là Vô Tác (con xin phép thêm từ Vô nghiệp). Mà nhờ đó người đó được Giải thoát thực sự, không còn trở lui lại đời sống này nữa.
Tổng kết: hiểu đúng lời dạy của Phật rằng thế giới thực tại này là Cảm Thọ, do Căn Trần tiếp xúc mới sinh ra. Tu tập là thực hành Thiền định để dừng ở Tâm biết trực tiếp, mà trong kinh ghi rõ Chánh niệm – Tỉnh giác; và xóa bỏ Vô Minh – xóa bỏ các tư tưởng tà kiến để biết như thực Minh – sự thật về Vô thường Vô ngã. Hay như Phật đã viết rõ trong bài Kinh Căn bản Pháp môn (bài mở đầu Trung bộ Kinh) – tu tập là thay đổi từ Tưởng tri sang Thắng tri và Liễu tri về đối tượng.
Trên đây là tóm tắt các khái niệm theo lời Phật dạy được thầy Nguyên Tuệ sau bao năm nghiên cứu và chỉ dẫn cho chúng tôi thấy ra lời dạy Thật của Phật, và hướng dẫn chúng tôi thực hành để trải nghiệm được những điều như trong Kinh Phật đã mô tả chứ không dựa trên sự suy tưởng cá nhân, hay lấy trạng thái cá nhân ra đối chiếu, hướng dẫn. Ngoài nội dung này ra, các ace có thể tìm hiểu rõ hơn về 37 chi phần đạo đế gồm: tứ niệm xứ, tứ như ý túc, tứ chánh cần, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát chánh đạo. Có thể tìm hiểu thêm về chánh trí và chánh giải thoát, thất thánh tài (sản) của bậc thánh.

Khúc gỗ bị mắc cạn hay mục nát ở bên trong?


Bạn có thể đọc thuộc làu làu kinh sách, viết lại y nguyên lời một vị đạo sư giảng không sai một dấu chấm, phẩy nhưng chính việc này khiến bạn rất dễ trở thành khúc gỗ bị mắc cạn hay mục nát ở bên trong.
Khúc gỗ bị mắc cạn trên đất nổi đồng nghĩa với ngã mạn. Sự thông minh, tư duy logic giúp người ấy có thể có một trí nhớ tốt, xâu chuỗi được các vấn đề lại với nhau. Chính vì thế người đó tưởng rằng mình có thể lãnh ngộ pháp, chứng pháp.
Khúc gỗ bị mục nát ở bên trong là không phải Samon nhưng hiện tướng Samon, không phải phạm hạnh nhưng hiện tướng phạm hạnh. Nội tâm bị hủ bại, đầy dục vọng và là một đống rác bẩn. Khúc gỗ mục ở đây rất gần với bản ngã, do thực ra nó là bản ngã được phóng đại, chỉ còn cái vỏ mà không có lõi. Nội tâm hủ bại, dục vọng cũng do bản ngã đầy tham muốn, nhân danh điều nọ điều kia, nhất là núp bóng thiện pháp.
Xem thêm bài kinh Khúc gỗ https://suttacentral.net/sn35.237/vi/minh_chau
Thật khó để một người có thể nhận ra mình đang bị mắc cạn hay là một khúc gỗ bị mục nát ở bên trong. Chỉ có Chánh kiến mới có thể liễu tri được cả Chánh kiến và Tà kiến, nhận mặt rõ được trò chơi mà bản ngã của mỗi người đang tạo ra.
Sự thông minh, logic không có nghĩa là thân chứng. Vì thông minh, logic nằm trong kho tri thức kinh nghiệm Vô Minh, ở các vòng lặp của Tà tư duy mà có được. Còn Thân chứng là sự thay đổi thực sự của lộ trình tâm khi một chi phần được khắc rãnh sâu vào kho chứa. Chính vì vậy, khi thân chứng từng chi phần, người học đạo đều cảm thấy có sự thay đổi rõ rệt bên trong thân và tâm mình vậy. Và phải hiểu kho chứa này nằm ở khắp cơ thể chứ không phải nơi bộ não, nên khi có thay đổi là toàn thân cảm nhận vì nó có sự thay đổi tới cấu trúc AND (nhiều hay ít tùy sự thân chứng), hay đơn giản gọi là thay đổi tới tận bản chất vậy. Chứ không phải người đó nghĩ là, cho là như vậy.
Cũng chính vì thay đổi tới bản chất nên người này là một con người mới hoàn toàn. Có những người sự thân chứng ít, mờ nhạt thì mới chỉ là khác khác đi nhưng người đó đã cho mình là thay đổi quá nhiều. Ai cũng nói không ai hiểu mình bằng mình, nội tâm ai người ấy hiểu. Nhưng rất tiếc lời ăn, tiếng nói, hành động mà một người đưa lại lại đang nói lên tất cả cái sự thay đổi từ bản chất của người đó tới đâu.
Tất cả những hành động nhân danh (rất nhiều) từ trách nhiệm tới gieo duyên đều là việc làm của BCĐ hiệp thế. Với người tu học BCĐ siêu thế, Chứng ngộ Duyên khởi, hay Vô ngã dù mờ nhạt chi phần này cũng hiểu việc của mình phải làm là gì. Đặc biệt là cư sĩ, việc của mình là Hộ pháp mà thôi, giảng pháp hay gieo duyên là của các bậc giảng sư. Các sư tăng sư ni còn chưa dám đứng lên giảng, học trò có được tí lý thuyết giảng về Phật về Pháp như đúng rồi. Phần này xưa chính mình cũng vướng. Sau khi thấu hiểu ra, sợ không dám nói lung tung. Hoa chân múa tay nói, vừa có thể làm người nghe, người đọc hiểu sai về Phật. Mà hiện nay chính vì công nghệ thông tin mà Phật giả khắp nơi là như vậy. Còn khi hiểu, các bài gần đây, luôn phải trình pháp rồi mới dám đăng (bài này k trình vì bài này viết có cái tôi ở đó rồi,hihi).
Chưa kể hãy quan sát sự thực của một người là việc đời còn chưa dứt, vẫn ham vọng công ty lớn, nhân viên đông, xuất hiện nhiều trên công nghệ thông tin đại chúng, đưa những tin nội dung không liên quan tới pháp học, pháp hành. Thật tiếc không phải là phạm hạnh của một người Samon chân chính. Chỗ này phải hiểu, các pháp tùy duyên mà sinh, tâm còn phóng dật ra bên ngoài còn ham thích, ước vọng. Đến người chăn bò, còn trả lại bò cho chủ khi nhận ra sự thực hành pháp đúng đắn là như thế nào. Với câu: “đổi tâm không đổi cảnh” cần hiểu được, nếu thực sự đổi tâm thì cảnh cũng tự đổi theo vì cái thân xác phàm này và những gì xung quanh nó đều do Ngũ uẩn kết hợp mà ra cả. Chỉ ai còn chấp chặt Ngũ uẩn thì Tâm vẫn vậy và cảnh cũng vẫn vậy.
Hay đơn giản, nhìn bước đi, nhìn đôi mắt có thể đọc ngay được lộ trình tâm một người khi nói về một vấn đề. Bước đi khoan thai mà vững chãi tâm đặt ở chân mà ý không sinh khởi. Mắt không mở to, nhìn trái, nhìn phải khi có xúc về một thông tin đưa tới. Chưa kể tư thế kiết già lưng thẳng rất quan trọng khác hẳn với việc thả lỏng nghỉ ngơi thư giãn của toàn thân – lúc này cũng không có suy nghĩ, nhưng là không chú tâm vào đâu chứ không phải chú tâm không tầm không tứ là loại chú tâm có chú mà như không chú. Nhưng lại cứ ngỡ mình đang vào tam thiền.
“Còn vui thích với trú xứ của mình hoặc của người, sự kiện tỳ kheo đó được giải thoát không thể xảy ra”. Mình đáng ra cũng cần tâm bất động với trú xứ của người mà thu thúc lục căn, chánh niệm trên thân. Nhưng tu học mà, cũng cần nghiêm túc Liễu tri các pháp trên các thông tin vô minh sinh khởi do Duyên xúc. Cũng thấy rõ các tà niệm đang sinh lên và diệt đi, chúng thật là vô thường, vô chủ, vô sở hữu.

Thực hành BCĐ

Từng bước trên con đường thực hành Lối sống Bát chánh đạo – Lối sống của bậc Thánh.
Người không tu tập pháp môn gì khi quan sát một số người thiền tập lâu năm thường: nó cứ ngơ ngơ, như trên mây trên gió, sống không thực tế, bỏ nhà bỏ cửa suốt ngày đi tu đi chùa… Nếu ai đó đang thực hành tu Chỉ hoặc tương tự các pháp môn khác thực hành thiền định có Tầm có Tứ, dừng ở Tâm Không thì đúng thật là khó đưa vào đời sống. Như Kinh Bát nhã đã nói tất cả đều là Không vậy. Chính vì thấy như vậy, biết như vậy, nên người thực hành đạo bị vênh so với cuộc sống. Vì cuộc sống dường như là thật, là có cơm áo gạo tiền, là có sắc thanh hương vị xúc pháp… nhưng Tâm họ thì mặc định mọi thứ là Không, nên quả thật rất khó ứng xử với cuộc sống này.
Nhưng tại sao thực hành Bát chánh đạo lại có thể đưa tới ứng dụng vào đời sống, thậm chí có thể thực hành lối sống của bậc Thánh?
Như các bạn đã biết về lộ trình tâm Chánh niệm- Chánh tinh tấn- Chánh định- Tỉnh giác. Tỉnh giác này chính là Tâm giải thoát, Tâm không. Tỉnh giác là dừng lại cái tâm biết trực tiếp, không có tâm biết ý thức khởi lên. Vì vậy, người thực hành không có nhiều suy nghĩ với đời sống, họ thường thấy tâm trống rỗng, thậm chí hay quên. Nếu bảo họ suy nghĩ là điều khá khó khăn. Với người chưa tu học BCĐ, họ kinh nghiệm được Tâm biết trực tiếp, đời sống của họ khá an lạc, vui tươi, hồn nhiên, và với biến cố bình thường họ gần như không Tham Sân với đời. Vì đơn giản họ chẳng nghĩ ngợi gì, bằng lòng với tất cả. Ở đây Tâm biết trực tiếp – Tưởng phát huy mạnh mẽ nên họ thường phiêu lãng với mây gió đất trời như trở thành nhà thơ, họa sĩ, nhà văn, nhạc sĩ… Nhưng chưa phải là Tỉnh giác hay Tâm giải thoát. Với người tu học BCĐ, thì bắt đầu kinh nghiệm được Tỉnh giác nhưng chưa an trú vững chãi, cộng với thiếu Chánh niệm liên tục thì dễ rơi vào tâm Si, cứ man mác buồn buồn, đôi khi cũng lơ lửng với thực tại, nếu không có thầy hướng dẫn bên cạnh thì cũng trượt vào đời sống Lạc thọ như người chưa tu tập gì.
Thực hành Tỉnh giác là một bước quan trọng trong thực hành tu đạo. Vì chỉ có an trú Tỉnh giác, người thực hành mới có thể có cái biết như thật về đối tượng. Sự thật thực tại là các Cảm thọ (cảm giác) do căn trần tiếp xúc mà sinh ra. Và tại đây, với những thông tin thật về đối tượng thực tại mới được đưa vào lộ trình tâm ứng dụng vào đời sống là Chánh niệm – Chánh tư duy – Chánh tri kiến. Không phải Tỉnh giác là phát sinh Tư duy. Nhưng Niệm có được do Tỉnh giác mới là nguyên liệu để Chánh tư duy. Chứ không phải khi Căn Trần tiếp xúc, phát sinh Thọ là Chánh tư duy được luôn. Vì nếu chưa thể An trú Tỉnh giác, thì thông tin đưa vào quá trình Tư duy sẽ xen lẫn Minh và Vô minh mà người thực hành nếu không khéo léo quan sát sẽ không nhận ra được. Vì chỉ khi An trú Tỉnh giác, các thông tin đưa cho quá trình Tư duy mới là thông tin đúng như thật về đối tượng thực tại. Phải thấy như thật đó là cảm thọ, cũng như an trú trên đó thì sẽ thấy rõ ràng quá trình sinh diệt, vô thường, vô ngã của cảm thọ. Chứ không phải nghĩ rằng hay tư duy nó là như thế, ra như thế. Ví dụ như một thiền sinh khi trải nghiệm thiền ở tầng sâu, an trú tỉnh giác, người đó thấy rõ ràng từng loại cảm giác âm thanh, không cái nào bị xen lẫn cái nào: tiếng thầy giảng, tiếng chuông gió, tiếng ve kêu, tiếng quạt quay… từng cái một sinh lên rồi diệt đi rõ ràng như thế nào, nó vô chủ vô sở hữu như thế nào.
Đối với một số thiền sinh lần đầu nghe pháp, thấy pháp thì dục hỷ với pháp. Thông tin đó là nổi trội nên cứ nhắm mắt lại là nhớ lời thầy giảng. Và người này cho rằng mình đang Chánh tư duy thì đó là không phải. Chánh tư duy chỉ có khi trong Định. Định là do cho có sự chú tâm liên tục trên các thông tin kể cả đó là thông tin pháp trần. Nên phải khéo léo quan sát ra việc cứ nghĩ về bài giảng là bị thông tin lôi đi, phần nhiều do dục hỷ thông tin mà không thể dừng ở tâm biết trực tiếp đó chỉ là cảm giác pháp trần đang nhớ lại lời thầy giảng. Khi Định các thông tin qua các căn được lưu vào kho chứa dần dần sẽ thấy nó lắng xuống mà thực tế là các thông tin này không dao động loạn xạ trong kho chứa nữa. Càng tầng thiền sâu thì các thông tin này gần như đứng im hay ổn định vậy. Việc này giống như cô giáo vào lớp giảng bài, thì học sinh cần ổn định chỗ ngồi, ngồi ngay ngắn. Vì thế khi nội tâm tịch tĩnh, an trú tỉnh giác (thường là tầng tam thiền) mới hướng đến tư duy, để lúc này thông tin về đối tượng được lấy ra là thông tin như thực (Minh) và không bị xen các thông tin Vô minh vào.
Phần này phải nói rất kĩ, vì giống như nấu ăn, nguyên liệu không chuẩn, nấu kiểu gì cũng ra một món ăn không tốt. Nhưng đa số các thiền sinh vẫn hay nhầm lẫn chỗ này, cứ căn trần tiếp xúc là cho tư duy luôn và nghĩ là Chánh tư duy. Việc này vừa khiến thiền sinh không thể thực hành được Tuệ quán mà không đưa tới được ứng dụng BCĐ vào đời sống. Phương pháp thiền trong Chỉ có Quán, trong Quán có Chỉ này chỉ có giảng sư Nguyên Tuệ mới nhận thấy rõ từ những lời giáo huấn của Đức Phật. Còn đa số các pháp môn thì tu Chỉ riêng, tu Quán riêng nên không thể khớp vào đời sống được như vậy.
Nhờ có Chánh tư duy mà người thực hành có được Chánh kiến, biết như thật các pháp là sinh diệt liên tục, là vô thường, vô ngã. Cái biết này là cái biết như thật, ngay khi Căn Trần tiếp xúc, chứ không phải là biết thế, nghĩ là như thế. Cũng chính vì có Chánh kiến nên thật khó để người ấy đi đến lời nói và hành động một cách tùy tiện nữa. Mà sẽ có xu hướng ít nói, ít làm đặc biệt là những việc thừa thãi không phục vụ cho nhu cầu cơ bản hay giảng pháp. Còn khi có tác ý nói lên hay hành động nhất là trong công chúng thì sẽ kèm theo một lộ trình tư duy ở chi phần Như lý tác ý. Vì cũng là một lộ trình tư duy, nên trên BCĐ là Chánh tư duy, lấy thông tin hay niệm có được từ việc người đó đang an trú Tỉnh giác. Chưa kể khi người đó Chánh tư duy thuần thục trên các barem về Lý duyên khởi, về Tứ thánh đế, về Vị ngọt, sự Nguy hiểm, sự Xuất ly của Thọ mà nhờ đó nói lên hay hành động đều ngó trước, ngó sau, có ý có tứ. Việc ăn ở gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ không phải là do quy định, ép buộc mà người ấy tự giác thực hiện vì hiểu nó là nhân cho việc dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, không mang lại dịch bệnh… Cũng như không mang cái tôi của mình ra mà cũng không động đến cái tôi của người. Vô ngã triệt để là như vậy. Vì thế việc ăn nói hay hành động này đáng được ca ngợi là bậc Thánh. Việc này không phải là thiếu Tỉnh giác để ăn nói, hành động một cách Ngây thơ, Vô tư đến vô ý vô tứ và tự cho rằng đó là mình đang không tham, không sân, không si.
Bậc Thánh luôn an trú niệm trên thân (Tỉnh giác) và nói lên hay hành động đều nhờ có Chánh tư duy mà có Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng với mọi người. Thực hành lối sống BCĐ, lối sống của bậc Thánh thì việc đầu tiên cần rèn luyện an trú Tỉnh giác vững chãi, sau đó lấy thông tin Minh do Tỉnh giác đem lại để Chánh tư duy, lấy cái Biết có được do Chánh tư duy đem lại mà ứng xử với cuộc sống. Con đường này đã được chỉ dẫn như vậy, hướng dẫn như vậy để với Tâm giải thoát, Tuệ giải thoát một người không những có được đời sống Thích nghi, vắng mặt khổ đau mà còn có thể đưa đến giải thoát tối hậu.

Tâm giải thoát – có gì ghê gớm?

(Nhân tiện mấy đạo hữu tớ đang mạn đàm về Tâm giải thoát, kính mong các đạo hữu khác phái cũng vô mạn đàm chút chút nha)

Đa số mọi người đều cho rằng Tâm là một cấu trúc nguyên khối, hay là một cái gì rất cụ thể, một khái niệm độc lập, một danh từ riêng. Có trường phái thì chia ra là Nguyên thần và Thức thần để cho cái Tâm biết trực tiếp và Tâm biết gián tiếp. Có trường phái thì chia ra Chân tâm và không phải chân tâm. Có trường phái chia ra là Đại toàn thiện và không phải còn lại. Có trường phái chia là Bản nguyên và không phải còn lại…. Và cái người ta tu đạo, thực hành làm cho kì được là bỏ hết các phần không phải, còn lại kia để trở về: Nguyên thần, Chân tâm, Đại toàn thiện, Bản nguyên…. Và khi đạt được điều đó rồi, thì đó chính là Tâm giải thoát, Tâm chân như, Nguyên thần… Nơi mà chỉ còn cái Tâm biết trực tiếp.

Người ta ví cái Nguyên thần, Chân tâm, …hay cái tâm biết trực tiếp này đôi khi đơn giản như tâm của một em bé: vô tư trong sáng hồn nhiên, đôi khi ví nó như tâm một bậc Thánh: an nhiên, tĩnh lặng, thẳm sâu, đôi khi ví nó rất màu nhiệm như có các trực giác hay linh giác, thông linh, linh cảm… Vì nơi ấy bản ngã không còn, vì nơi ấy không còn phán xét, không còn đánh giá, không còn so sánh hay không còn suy nghĩ.

Nhưng hỏi một hồi: bản ngã là gì? Làm sao để không còn phán xét, đánh giá, so sánh, hay suy nghĩ…? Thì lại quay về là tu để có Nguyên thần, Chân tâm, Bản nguyên… Vấn đề xoay vòng, xoay vòng, không có lời giải. Và tu thế nào thì một loạt các phương pháp đã ra đời: ngồi thiền, bắt ấn, định tâm nơi nào đó, thậm chí khổ hạnh, độc cư… Rồi đủ các lý giải, mổ xẻ, đàm luận các kiểu để làm chủ tâm, điều khiển tâm, làm chủ cảm xúc, làm chủ thân, khẩu, ý…, rồi tranh cãi có đi vào ức chế tâm hay là không?…

Như bài lâu lâu đã viết, cuối cùng thì các phương pháp cũng lờ mờ nhận ra một vài khoẳng khắc, giây phút mà ở đó vắng lặng suy nghĩ, không có trong hệ quy chiếu không gian và thời gian, chủ thể không còn khởi lên cái tôi, cái ta…Nhưng rồi làm sao để lặp lại, làm sao để duy trì, làm sao để truyền đạt,…thì lại cho rằng: mỗi người một căn, mỗi ngày một trường năng lượng dẫn tới không ngày nào giống ngày nào…rất chung chung mơ mơ hồ hồ, vi vi ảo ảo…

Có mấy ai biết được rằng Tâm là tập hợp của các Thọ (cảm giác), Tưởng, Hành (các tâm hành), Thức (kiến thức, tri thức…). Cảm giác hình ảnh, cảm giác âm thanh, cảm giác mùi, cảm giác vị, cảm giác xúc chạm, cảm giác pháp trần. Các cảm giác này được ghi nhận bới một cái Tâm biết trực tiếp (Tưởng). Và một cái Tâm biết gián tiếp (Thức) thông qua cái kho chứa kinh nghiệm, tri thức, văn hóa, xã hội…của mỗi một cá nhân định nghĩa, diễn giải,…nó bằng ngôn từ, hình ảnh, khái niệm.

Bạn không thể công nhận điều này vì bạn không biết và bạn không cho rằng là như vậy. Nhưng để lấy khái niệm mà bạn đã biết: thân này là cấu thành của các nghiệp, nghiệp quá khứ, nghiệp đời này, nghiệp chồng nghiệp tạo nên cái xác thân và cái tâm này. Nghiệp đó là gì: tổng hợp của các cái thấy (tâm biết trực tiếp – a lại da thức), cái biết (tâm biết gián tiếp – mạt na thức) và 6 cái thức khác: nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Vì chia ra làm 8 thức này, nên tu để tìm cách bỏ 7 cái thức kia chỉ còn cái thức thứ 8, sau khi bỏ nốt cả thức thứ 8 thì còn Như lai thức – thức thứ 9 = chân tâm, nguyên thần,….

Nhưng cái mà Phật Thích ca Màu Ni lại chỉ ra đơn giản: khi mà 1 căn tiếp xúc 1 trần sẽ sinh ra 1 thọ, mà phải nói đầy đủ: Thông tin tế bào thần kinh mắt >< thông tin hình ảnh >> cảm giác hình ảnh, cảm giác hình ảnh được ghi lại bởi nhãn thức. (tương tự với tai, mũi, lưỡi, thân, ý) Các tế bào thần kinh nơi giác quan khi tương tác với thông tin của trần cảnh (sắc), hay thông tin là thông tjn (danh) thì mới phát sinh ra một thông tin mới. Thông tin này là Cảm giác (Thọ), thông tin này cơ bản trôi nổi nên nó là Tưởng được ghi lại bởi các thông tin tế bào não tương ứng với vùng giác quan (Thức). Loằng ngà loằng ngoằng, nhưng ai học Sinh học hay Hệ thống thông tin đọc tới đây đều hiểu: 1 – đó là sự tương tác do các thông tin tế bào nơi giác quan và thông tin khác, 2 – có sự truyền dẫn thông tin từ tế bào giác quan lên tế bào thần kinh não nơi vùng giác quan. Chính vì nó là thông tin, được ghi nhận bởi tế bào thần kinh mà nó sẽ k còn như ban đầu ngay khi có 1 yếu tố bị xê dịch (hình ảnh đưa xa, lại gần, xoay), và k giống ai với bất kì ai (tế bào thần kinh mỗi người là khác nhau).

Và ở đây, khi đã hiểu vấn đề khoa học căn bản đơn giản như vậy thì ta thấy sự vô thường, vô ngã vô cùng đơn giản. Nó vô chủ, vô sở hữu cũng càng đơn giản vì phải có 2 thông tin tương tác mới phát sinh một thông tin mới, không thì nó cũng không có. Mắt mà k nhìn thấy vật (do bị che) thì cũng không thể có cảm giác hình ảnh hay nhãn thức được ghi nhận lại được.

Đến việc làm sao để không còn suy nghĩ, phán xét, đánh giá, so sánh… thì càng đơn giản là không cho cái mà “thức” mà chúng ta tiếp nhận được matching (trong phim hình sự, khi cần tìm kiếm cái gì, người ta đưa thông tin tội phạm vào máy tính để matching thì thôi) với thông tin nào trong kho chứa sẵn có của chúng ta. Chúng giống thì ta thích, chúng không giống thì ta ghét, không có thì ta phải đi tìm cho có. Có rồi thì so sánh, đánh giá, hơn thua, đúng sai… Thông tin mà chúng ta không đối chiếu, không làm cho tế bào thần kinh não nơi trung khu tư duy hoạt động thì làm sao nó hoạt động được. Và tư duy không hoạt động thì cái biết ý thức không sinh khởi, mạt na thức không có, vì không có mạt na thức nên nghĩ 6 cái thức kia cũng không có. Mà còn lại cái A lại da thức – cái biết trực tiếp. Chuẩn là 6 thức kia đã được sanh khởi rồi ngay khi Căn Trần tiếp xúc dù là đứa trẻ, hay người già, người giàu hay nghèo, bậc Thánh hay kẻ ngu trí, nhưng do chánh niệm mà chúng k leo lên khu tư duy rồi nhào lộn trên đó mà dừng lại ở Tâm biết trực tiếp, không kích hoạt kho chứa Vô minh.

Nếu biết việc dừng lại ở Tâm biết trực tiếp này thì ta không thấy có gì nhiệm màu, hay phải bậc Thánh mới có thể làm được. Cũng không phải là trời đẹp thì có Chân tâm, ẩm ương xụt xùi là không có. Hay không phải người này có căn cơ học, người kia không có căn cơ… Ai cũng làm được hết, cũng học được hết, chỉ là có chịu hiểu, chịu thấy không mà thôi.

Tâm giải thoát là như vậy. Không có gì ghê gớm cả. Cũng không phải lên rừng xuống biển, quay đầu vào tường 9 năm để ngộ Tâm giải thoát. Cũng không phải là bậc Thánh vui thì biết vui, buồn thì biết buồn, hay là không dính mắc, ràng buộc, hay là thờ ơ, hay là không thêm dầu, cũng không bớt củi… Mà đơn giản là các Cảm thọ đó được các bậc Thánh ghi nhận với Tâm biết trực tiếp, không làm nó phát sinh các Tâm biết gián tiếp bằng cách luôn Chánh niệm, tỉnh giác. (Tỉnh giác là vẫn biết mọi thứ đang như nó là, chứ k phải mù, câm, điếc, bệnh, down, ngủ mơ…để mà không biết thật, tức là không có thông tin tới các tế bào thần kinh của giác quan).

Như vậy, hiểu Tâm giải thoát là do các thông tin của Thọ, Tưởng không bị đẩy đi để Tư duy thì Tâm giờ như cái Lá sen vậy. Có chỗ nào để mà cho bất cứ thứ gì bám đâu. Thì làm gì còn chỗ cho cảm xúc cá nhân, làm gì còn chỗ cho tri thức kinh nghiệm, làm gì còn có đối tượng bên ngoài, làm gì còn hỉ, nộ, ái, ố… Lúc đó ngay cả những thứ mà cả nhân loại đang ca ngợi cũng chẳng có cái gì gọi là bình an hay tự do cả. Vì bình an hay tự do vẫn là những khái niệm cần có thông tin ngoại cảnh. Mà ở đây ngoại cảnh không tồn tại thì đâu cần tự do hay bình an. (Tức là không có thông tin tương tác thì không phát sinh trạng thái)

Còn là một người có chuyên môn maketing, nhúng cái Tâm biết trực tiếp không có Tính này vào môi trường nào, khái niệm nào chẳng ra một loạt các miêu tả văn chương đầy mỹ từ và ái ngữ. Nhưng:

Tâm tròn không cầu sáng

Tâm tĩnh không cầu an

Tâm tràn không cầu đủ

Là Tâm không cầu Tâm

P/s: dài nhỉ, nhưng đọc đi để chém

30 chưa phải là Tết – Chết chưa phải là hết

Sống thế nào, chết ra sao, bệnh có cần chữa, chết thuộc hay không thuộc về đâu? Một vài niệm xin mạn đàm cùng các đạo hữu.

Ý 2 câu đầu tạm hiểu, ngày 30 vẫn chưa phải là mở đầu một năm mới, chết cũng chưa phải là một sự kết thúc. Không nói tới chủ nghĩa duy vật nặng, thì gần như ai trong chúng ta cũng sẽ băn khoăn về việc chết xong thì thế nào? Chết liệu có phải là hết? Chết xong thì được lên thiên đàng hay địa ngục? Phái này thì cho rằng lên thiên đường, phái kja bảo xuống địa ngục, phái thì sẽ tới cõi giới nào đó và ra sức tu hành, làm phước, từ thiện… để được rơi vào một cõi mà họ theo đuổi. Có phái thì lại ra sức tu để chết không đi về đâu cả, hay gọi là giải thoát, vô tác và họ càng làm ít việc ở đời càng tốt, càng bớt dính mắc, ràng buộc, tạo tác ở đời càng tốt. Nhưng có phải cả hai đều đang đi vào cực đoan Có hoặc Không?

Đến đây, tôi lại nhớ về việc người ta nói về việc sống của loài người hiện nay đa phần sống mà như đã chết. Ý là, con người sống trong sự vô minh, bị các tham ái, dục lạc thế gian che mờ, sống vọng tưởng, phóng dật về tương lai, truy cầu về quá khứ nên không biết sự thực của thực tại thế gian này, cũng như không biết sống trọn vẹn trong giây phút này để tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống. Đến đây, những người tu giải thoát cũng cho rằng, thế giới này đâu có thật, ta đâu có dính mắc, ràng buộc với thế giới, nên đẹp hay không đẹp cũng vậy thôi. Ta đến thế gian này là cõi tạm, và đời người đến giây phút chết với phương pháp tu hành của ta chắc rằng ta sẽ được giải thoát. Còn những con người còn mê đắm với cuộc sống, thế gian kia sẽ lại bước trở lại trở vô qua luân hồi sinh tử. Và, sau cái chết, đã có cực đoan: cõi hay không cõi, trong khi sống cũng lại mang cực đoan: tận hưởng hay không tận hưởng.

🤣
🤣

Hôm nay, tôi vô tình thấy một bà xách một con gà đã được vặt lông sạch sẽ. Tự dưng trong kho chứa vô minh lại nổi lên: ăn thịt quả là sát sinh, kiếp trước con gà là gì, kiếp sau con gà là gì, ai tu thế nào để sau làm gà, mình tu thế này sau có làm gà không? Và rồi, tôi lại nhớ tới lời thầy tôi: sanh y dù có như 1 giọt nước rơi xuống cái chảo đỏ rực, rồi bốc hơi rất nhanh thì vẫn còn sanh y. Là một người ăn chay, mà lúc nào cũng chỉ nghĩ tới, làm vậy mà sát sinh, làm vậy mà tái sinh…tôi thấy giống bài học bên Luật hấp dẫn của Mỹ quá, và bật cưòi: vũ trụ chỉ ghi nhận từ Sát sinh và Tái sinh thôi.

Quay trở lại với chủ đề Sống hay là Chết.

Khi sống, bạn hiểu thế giới này do 6 căn tiếp xúc với 6 trần này mà sinh ra các cảm thọ. Tâm biết trực tiếp ghi nhận các cảm thọ. Tâm biết trực tiếp tương tác với thông tin trong kho chứa vô minh đưa tới tâm biết gián tiếp và hệ quả là phát sinh các tâm hành mà dẫn tới các ăn, nói, hành động… của chúng ta (tóm tắt vậy, sẽ có bài kĩ hơn). Vì thế giới này là cảm thọ nên chúng vô thường, vô ngã, vô chủ, vô sở hữu, không mời mà đến, không đuổi mà đi. Vì thế giới này là cảm thọ nên chúng có khổ, có lạc, có bất khổ bất lạc. Trong cái lạc đó có chứa vị ngọt nhưng vì là đặc tính của cảm thọ nên chúng có chứa sự vô thường, sự nguy hiểm, sự xuất ly (sinh diệt). Con người vì say đắm lạc thọ, đam mê lạc thọ mà bỏ qua các đặc tính của nó, mà tìm cầu, mà phi như lý tác ý. Chúng ta hiểu được sự thật này thì chúng ta sẽ bình thản sống. Đẹp biết đẹp, xấu biết xấu, hay biết hay, dở biết dở… Nhưng tất cả chỉ là cảm thọ ở nơi tâm ta, hay là các thông tin sắc và danh ở thế giới này. Không vì thế mà ta chán ghét, không vì thế mà ta si mê. Cũng không vì thế khiến ta muốn phải ở lại, hay vì thế cần phải ra đi. Nên không tồn tại khái niệm đang sống hay chết nơi tâm ta nữa.

Có một thắc mắc, sống hay chết không quan trọng, vậy thì nếu bị bệnh hiểm nghèo thì sao? Cứ kệ cho chết luôn phải không? Vì lúc này sống cũng thế, chết cũng thế. Nếu nghĩ như vậy, thì thật là mới chỉ được một phần của bề nổi. Bạn lại rơi vào cực đoan ban đầu, ta đã không màng sống chết, tức là ta sẽ được giải thoát, hay là ta không bị tái sinh nữa. Hai từ giải thoát và không tái sinh này có khác gì nhau đâu. Bạn vẫn còn nghĩ tới sự tái sinh, sự hiện hữu sẽ là cái gì sau cái chết (có thân, vô thân, hay thậm chí vô vô thân). Nó rất vi tế len lỏi đằng sau cái các tâm thức của bạn.

Vậy bạn sẽ ứng xử thế nào?

Tôi lại kể ra đây một câu chuyện của tôi. Tôi có số làm sếp. Vì vậy mà ở đâu tôi cũng bị làm sếp. Không biết người khác thế nào, nhưng tôi chán ghét việc làm sếp kinh khủng. Dù ai đó nói tôi tài, tôi giỏi thì tôi cũng thấy mệt mỏi vô cùng. Thêm nữa, tôi đi học đạo, nói rằng càng ít ràng buộc, dính mắc càng tốt. Vì vậy, tôi càng ghét làm sếp, vì tôi phải làm bao nhiêu thứ liền, giải quyết bao nhiêu việc, trách nhiệm rõ nhiều. Tôi phát điên lên vì việc này. Chỉ muốn cắt chức giám đốc để đi tu. Nhưng rồi, khi tôi nhận ra: tôi không thể vượt qua được việc này, thì bài học này sẽ còn cứ lặp đi lặp lại ở các kiếp sống của tôi. (Các kiếp sống khác tôi đều làm tướng). Tôi không chối bỏ mình nữa, tôi chấp nhận việc tôi có khả năng và được giao trách nhiệm này. Tôi cần học cách vừa làm sếp vừa tu học. Tôi cần học cách không bị ràng buộc, vướng mắc vào hoàn cảnh tôi đang có. Tôi biết ơn cuộc đời đã cho tôi một cơ hội để nhìn rõ con đường mình đi, những nhân duyên nào đưa tôi đến việc tôi vẫn là sếp và điều gì sẽ chờ tôi khi tôi đi qua những bài học này.

Tôi nghĩ bạn đã nhận được câu trả lời cho việc bạn cần đối diện với việc mình bị bệnh như thế nào. Nếu bạn vừa ngồi thiền, vừa rung đùi, thế là mình ốm nặng rồi, mình sắp chết rồi, mình sắp được giải thoát rồi, thì thật sự là một cái chết ngu ngốc, lãng xẹt, chẳng khác mấy đứa tự tử – thay vì tự tử chết ngay thì bạn đang chết dần dần. Cái căn bệnh và cái chết này không đem lại cho bạn bài học gì cả, bạn không học được điều gì từ chúng. Và với ý nghĩ giải thoát (không tái sinh) thì bạn vẫn tái sinh như thường. Thậm chí vì bạn chối bỏ thân thể này, chối bỏ những gì đã làm nên bạn của ngày hôm nay, nên lần sau bạn trở lại, không những vẫn xấu xí thế mà còn xấu xí, méo mó hơn. Tôi không độc mồm độc miệng, mà đó là sự thật. Do duyên gì đã tạo nên bạn của ngày hôm nay? Do duyên gì đã tạo nên căn bệnh của bạn ngày hôm nay? Tôi không nói bạn sống ác, sống không thiện như một số tôn giáo cho là vậy. Mà sáng nay tôi bị đau bụng, tôi kiểm tra ra hóa ra tôi đã ăn đồ không được tốt mà mắt thường không phát hiện ra. Vậy những duyên đưa bạn tới đời sống này, căn bệnh này là gì? Bạn phải tự tìm câu trả lời. Sau đó, Một là bạn với sự tuệ tri của mình, sẽ sám hối hay là không lặp lại duyên đó nữa, nhổ bỏ cái nhân vô minh đó đi. Hai là cũng với sự tuệ tri của mình, bạn biết ơn cái quả này đã cho bạn có cơ hội tuệ tri về duyên trước đó. Với sự liễu tri về sự việc này, có thể giúp bạn hiểu được về trước đây và sau này của mình. Cái nhân quá khứ được diệt trừ sẽ đưa tới quả gì trong hiện tại. Cái nhân hiện tại sẽ gieo, có đưa tới việc mình đi theo con đường cần phải đi.

Tóm lại, dù là sống theo cách tận hưởng hay không tận hưởng, chết vào cõi nào hay không cõi nào cả thì cũng đều đang rơi vào các cực đoan. Việc của bạn là không chối bỏ chính mình. Thừa nhận cả những điều tốt, lẫn không tốt ở mình (như cây lúa cần có cả ánh sáng, nắng gió, …phân, sâu, ong bướm..vậy) qua đó tìm ra bài học, tìm ra duyên gì đưa mình đến như ngày hôm nay, tìm ra duyên gì sẽ đưa mình tới ngày mai.

Kinh tối thắng tám kệ

Một đứa từ khi đẻ ra đã được định danh làm sếp thì cái việc bắt, muốn, thích người khác làm theo ý của mình nó cứ như được lập trình sẵn vậy. Thế này mới là tốt, thế này mới là hay, thế này mới là đúng: làm việc này đi, học cái này đi, đọc cái này đi, tập cái này đi, dùng cái này đi…

Xưa thì khó chịu thật sự vì người ta không đúng ý mình. Sau thì, tự huyễn mỗi người một căn cơ, mỗi người một duyên và cho rằng mình may mắn tốt hơn vì mình được học, được hành pháp đúng, họ kém duyên, thậm chí vi tế sâu xa, họ là hàng thấp kém, phàm phu, hạ liệt… Chính cái tư tưởng này mà ta thường không thèm cãi lại họ nữa, nhưng sự thực trong tâm ta có lắng dịu không? Hay cái nhân của việc không đúng ý ta nó vẫn gây sự chú tâm cho ta, để rồi lần sau gặp ai đó ta như thế lại: ôi dào, mỗi người một căn cơ mà, ta không giống họ để tranh luận với họ… Sự chấp thủ, so sánh ta và đối tượng rất nhẹ nhàng vi tế lướt qua não ta rất nhanh như vậy. Hãy khéo léo quan sát lại xem có phải vậy không?

Đến đây, tôi thật sự không muốn bạn tranh luận với các câu chữ này, hay các pháp trần của bạn đang nổi lên và nó đang loạn xạ vào nhau nói rằng hình như người viết bị dở hơi rồi, thế này mà đòi học Chánh pháp. Nhưng thật sự, tôi muốn cùng bạn lặng yên, cùng đọc lại, cùng quan sát kĩ càng từng câu từng chữ bài Kinh này. Chỉ có vậy thôi.

Kinh Tối Thắng tám kệ (Sn 156, Kinh Tập, Tiểu bộ Kinh 1 – Kinh Nikaya – HT Minh Châu dịch)

796. Ai thiên trú trong kiến,

Xem kiến ấy tối thắng,

Ở đời đặt kiến ấy,

Vào địa vị tối thượng.

Người ấy nói tất cả,

Người khác là hạ liệt,

Do vậy không vượt khỏi,

Sự tranh luận ở đời.

797. Khi nó thấy lợi ích,

Ðến với tự ngã nó,

Ðối với vật thấy nghe,

Giới đức hay thọ tưởng;

Vị ấy ở tại đấy,

Liền chấp trước nắm giữ,

Nó thấy mọi người khác,

Là hạ liệt thấp kém.

798. Người y chỉ kiến ấy,

Thấy người khác hạ liệt,

Bậc thiện nói như vậy,

Ðấy là sự trói buộc;

Do vậy đối thấy nghe,

Thọ, tưởng hay giới cấm,

Bậc Tỷ-kheo không có

Y chỉ, nương tựa vào.

799. Chớ có tác thành ra

Tri kiến ở trên đời,

Từ ở nơi chánh trí,

Hay từ nơi giới đức,

Không bận tâm so sánh,

Tự ngã bằng người khác,

Không có suy nghĩ đến,

Ðây “liệt ” hay đây “thắng”.

800. Ðoạn tận, từ bỏ ngã,

Không chấp thủ sự gì,

Không tác thành, dựng nên,

Nương tựa ở nơi trí,

Chân thật giữa tranh chấp

Không theo phe phái nào,

Vị ấy không đi theo

Một loại tri kiến nào.

801. Với ai, hay cực đoan,

Không có hướng nguyện gì,

Với hữu và phi hữu,

Hay đời này đời sau,

Vị ấy không an trú,

Tại một trú xứ nào,

Từ bỏ mọi chấp thủ,

Ðối với tất cả pháp.

802. Ðối vị ấy ở đây,

Những gì được thấy nghe,

Ðược cảm thọ tưởng đến,

Chút suy tưởng cũng không;

Vị Bà-la-môn ấy

Không chấp thủ tri kiến,

Không ai ở đời này

Có thể chi phối được.

803. Họ không tác thành gì,

Họ không đề cao gì,

Các pháp không được họ,

Chấp trước nắm giữ gì

Không một Phạm chí nào,

Bị giới cấm dắt dẫn,

Ði đến bờ bên kia,

Vị ấy không trở lui.

Bạn có muốn mình mãi là kẻ phàm phu?

Vì tự ngã, không ai muốn coi hay bị coi mình là kẻ phàm phu. Nhưng Kinh Pháp môn Căn bản (Trung bộ Kinh – Nikaya) chỉ rõ:

– Kẻ phàm phu: ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh… nên #tưởng_tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại nên nghĩ đến đối chiếu với địa địa, nghĩ đến như là địa đại, người ấy nghĩ: địa đại là của ta – nên dục hỷ địa địa đại. Vì sao vậy? Vì người ấy #không_liễu_tri địa đại.

– Người hữu học: tâm chưa thành tựu, đang sống cầu sự vô thượng an ổn khỏi khổ ách. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì #thắng_tri nên không nghĩ đến địa đại, không đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến như là địa đại, không nghĩ: địa đại là của ta – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì người ấy #có_thể_liễu_tri địa đại.

– Bậc Alahan: các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa địa đại là địa đại. Vì thắng tri nên không nghĩ đến địa đại, không đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến như là địa đại, không nghĩ: địa đại này là của ta – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì người ấy #đã_liễu_tri địa đại.

Ở đây, chúng ta thấy sự khác nhau giữa kẻ phàm phu, người hữu học, bậc Alahan là ở việc #tưởng_tri, #liễu_tri. Được biết pháp của Đức Thế Tôn, được học, được thực hành để mà thay đổi cái thấy cái biết trong mỗi chúng ta từ tưởng tri sang liễu tri (cái biết như thật, đầy đủ).

Trong bản kinh Kàlaka (Tăng chi bộ Kinh – Nikaya) cũng nói: Như Lai là vị đã thấy những gì cần thấy nhưng

– không có tưởng tượng điều được thấy

– không có tưởng tượng những cái gì không được thấy

– không có tưởng tượng những gì cần phải thấy

– không có tưởng tượng đối với người thấy

Bạn có thuộc nhóm người đã không nghe pháp các bậc thánh, không thực hành pháp các bậc thánh, lại còn nghe 1 ít, hành 1 ít rồi tưởng tri ra pháp, hay tự thực hành và tưởng tượng ra rồi cho rằng nó là đúng để rồi “dục hỉ niết bàn”…

Mọi thứ cần được tuệ tri, liễu tri hay thân chứng là tự mình thấy đúng đắn và phân biệt rõ hay còn gọi là #trạch_pháp giác chi đâu là Minh đâu là Vô minh. Trong chánh tri kiến là hiểu biết đúng như thật: đây là sự thật, đây không p là sự thật. Chứ không phải chúng được ta logic hoặc ta thấy một ảo giác gì đó trong thời thiền để rồi thấy tốt, thấy đúng, cho nó là đúng, hoặc phân biệt mọi thứ đúng sai theo tưởng tượng, logic vô minh.

“Những gì được thấy, nghe.

Được cảm nhận ( rồi ) chấp trước.

Được nghĩ là chân thực.

Giữa những người thấy vậy.

Ta không phải như vậy.

Những điều chúng tuyên bố.

Dầu là thật hay láo.

Ta không xem tối hậu.

Ta trong thời đã qua.

Thấy được mũi tên này.

Loài người bị câu móc.

Ta thấy và Ta biết.

Các Đức Phật Như Lai.

Không tham đắm như vậy” – Kinh Kàlaka

Vậy thì có nên chăng đã tu học, hãy văn – tư – tu (có học hành, có tư duy, có thực hành để thân chứng) đầy đủ và đúng đắn. Bộ bản kinh MP3, trang bị cho các bậc hữu học thêm Văn tuệ, ngoài ra có các bài hướng dẫn thực hành tứ niệm xứ với các bước đi đúng đắn, rõ ràng giúp người thực hành có thể tự mình thân chứng, tự mình khẳng định, “đến để mà thấy” chứ không còn là “đến để mà tin”.

“Vô minh ta đã nhận mặt ngươi rồi. Kể từ nay ngươi không thể làm nhà cho Như Lai được nữa, … Cây đòn dông đã bị đạp gãy. Thấy Như Lai nói như vậy thì Vô Minh bỏ đi”

Bạn quan tâm tới điều gì khi học pháp của Phật?

Có rất nhiều mục đích khi học pháp của Phật. Tạm liệt kê ra đây một số ví dụ:

– Học pháp của Phật để được bình an. Nhiều người đi học học pháp của Phật là mong an lành. Thậm chí một số bạn của tôi nói, nghe Kinh, hay nghe giảng, hay đi Chùa mồng 1, ngày rằm thôi cũng cảm thấy được an tâm, nhẹ nhàng trong tâm. Những giây phút nghe Kinh, nghe giảng, tới Chùa, ngoài thay đổi sự chú tâm ở việc đời lên pháp Phật, còn có niềm tin rằng, tâm mình được nương nhờ nơi cửa Phật, mà vì thế như một liều thuốc giảm đau, khiến cho tâm bạn được nhẹ nhàng, thư thái. Nhưng nó không giải quyết được căn nguyên, nó không hiểu được sự thật, và vì thế, các phiền não, đau khổ, buồn vui, nóng giận… vẫn cứ lặp lại, đáng buồn là lặp lại với điều kiện và hoàn cảnh tương tự, rồi không hiểu tại sao lại như vậy và phiền não hai lần phiền não. Pháp của Phật giúp mỗi người học Phật hiểu được và khi thực hành thì thân chứng được sự thật thế giới này là cảm thọ, nó sinh lên rồi diệt ngay nên vô thường, vô chủ, vô sở hữu.

– Học pháp của Phật để có được thần thông. Những thần thông như đoán biết vận mệnh tương lai, biết phong thủy tốt xấu, biết gia cảnh gia đạo, nghe được từ rất xa, nhìn được bằng con mắt thứ ba, đi mây về gió … Các khả năng đó có rất nhiều ở các pháp môn khác. Trì chú mật tông, rơi vào tầng thiền sâu, ý thức mất, các pháp nằm trong kho chứa câu nhiễm với thế giới bên ngoài là có khả năng xảy ra. Nhưng những cái này, đâu phải pháp của Phật. Đến Phật dù chứng phi tưởng, phi phi tưởng xứ, vẫn chưa thấy mình được giải thoát, chưa hết được phiền não, khổ đau và Ngài vẫn quyết tâm đi tìm ra sự thật. 49 ngày ngồi dưới gốc cây bồ đề, ngài vào được các tầng định: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Nên nhiều người học pháp Phật nguyên thủy, lại tìm bằng được cách để vào được các tầng thiền, và tin rằng, chỉ cần vào các tầng thiền là ta có thể chứng được cái nọ, chứng được cái kia, đạt được giác ngộ nọ, giác ngộ kia. Và họ băn khoăn mình đang ở tầng thiền nào, à, tứ thiền rồi, đạt rồi, sắp chứng rồi… Rồi hôm sau, họ lại băn khoăn về việc làm sao để đạt được tầng thiền như hôm qua. Và chính cái sự băn khoăn đó, chẳng thể giúp các thời thiền được an định, an trú lâu dài trong chánh định. Các tầng thiền đâu phải là nhân để chứng cái nọ, chứng cái kia. Các tầng thiền có được là do quả mà tại đó có chú tâm hay không chú tâm, có ly dục hay chưa, các các căn khởi lên có để nó có cơ hội tiếp xúc với trần hay không. Đặc biệt là Ý căn và Pháp trần, là hai cái vô cùng tinh tế, dễ xúc, mà khó thấy… Và rồi, tứ thiền thì sao, thoát thời tọa thiền, lại cho rằng ta vào được tứ thiền, để rồi ta hơn, người kém, để rồi tự ngã, ta sắp chứng rồi, đời sắp ngon rồi. Ra tới ngã tư, gặp thằng vượt đèn đỏ, tí đâm phải mình, vẫn rồ lên, hay sợ hãi mà quát nạt như thường. Cái thần thông duy nhất của Phật đó là thấy biết thế giới này là cảm thọ, để rồi có được Lậu tận thông, không bị dính mắc vào thế giới sắc dục, không còn tham ái.

– Học pháp của Phật để có được tuệ giác. Tuệ giác đó như biết hết chuyện thiên hạ, biết hết chuyện các bộ môn khoa học, nói chuyện với thế giới siêu hình, thế giới tâm linh chăng… Biết chuyện thiên hạ là việc của phóng viên. Biết chuyện khoa học là của các nhà nghiên cứu. Nói chuyện với thế giới siêu hình là của các nhà ngoại cảm. Biết chuyện thế giới, khoa học để rồi đau khổ, phiền não về chính trị, xã hội, văn hóa. Cho rằng những con người kia ngu dốt đang phá hủy thế giới, nhân loại. Ai sẽ phân định: máy tính, hay smartphone đến giờ này thực chất là giúp ích hay không giúp ích cho loài người? Biết chuyện quá khứ tương lai, biết chuyện thế giới siêu hình để rồi lo lắng, hay khiến người khác lo lắng, phiền não về một sự việc đã qua hay chưa tới thì cũng có ích gì hơn? Phật không có dạy để có được tuệ giác như vậy. Pháp của Phật là Tuệ giải thoát. Nhưng một số người lại mong muốn có được Tuệ giải thoát là một cái gì đó rất cao siêu, là sự chứng ngộ rất vi diệu. Để mà mong cầu, để mà hý luận với người khác. Nhưng sự thực, tuệ giải thoát rất đơn giản đó chính là hiểu biết về sự thật thế giới này là cảm thọ, có vị ngọt, có sự nguy hiểm của cảm thọ để mà xuất ly; hiểu biết như thật về Lý duyên khởi – 12 nhân duyên của thế gian để dừng lại các vô minh, duyên hành; hiểu biết về sự vô thường, vô chủ, vô sở hữu để mà không còn bị dính mắc, ràng buộc, hay chính là giải thoát khỏi các hoàn cảnh tới mình, các vấn đề đang xảy ra với mình và với nhân loại.

Bạn đi học với mục đích gì? Còn tôi, đi học để đạt được cả ba mục đích trên, hehe.

Ghi nhớ

Có những giấc mơ đẹp, khiến khi tỉnh dậy tiếc nuối. Có những giấc mơ xấu, khiến khi tỉnh dậy sợ hãi. Nhưng giấc mơ tuyệt diệu nhất đó là trong mơ vẫn đi chia sẻ về Pháp của Đức Thế Tôn với những con người đặc biệt, những người là bạn, là thầy, thậm chí ẩn cư nơi núi rừng, thần thông biến hóa nhưng chưa tiếp cận và có cái nhìn đúng về Pháp của Phật thật. 😍😍😍

Những điều cần ghi nhớ:
– thế giới này là các thông tin cảm giác (cảm thọ) khi các giác quan (căn) tiếp xúc với (trần) gồm thế giới bên ngoài (sắc) và cả thông tin lưu trữ về thế giới (danh)

– vì chúng là thông tin cảm giác, không mời mà đến, không đuổi mà đi chỉ xuất hiện khi (căn) và (trần) tiếp xúc nhau nên chúng sinh lên rồi diệt ngay (vô thường), chúng không bị chi phối, không thuộc về ai, về đâu cả (vô chủ, vô sở hữu)

– không phải là ta Biết về vật hay về tâm (thấy bông hoa biết là bông hoa, hay ta thích là biết là thích…) – đó là cái Biết mà bậc Thánh hay phàm phu đều biết, mà là Tuệ Tri về cái thấy của thế giới là cảm thọ, Tuệ Tri về các cảm xúc trong tâm ta là các Tâm hành… Tuệ Tri theo lý duyên khởi. Liễu Tri theo Tứ thánh đế.

– 4 tầng thiền chỉ có sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền được Đức Phật nhắc đi nhắc lại trong Kinh điển và ngài mô tả rõ ràng. Sơ thiền là vẫn còn có Tầm có Tứ. Còn từ Nhị thiền là không Tầm không Tứ. Tất cả các khái niệm Thiền khác đều do đời sau thêm vào và chỉ dừng ở mức Có Tầm Có Tứ (tìm kiếm một đối tượng nào đó để chú tâm vào).

– có 2 lộ trình tâm rõ rệt như con đường 2 ngả: Lộ trình tâm thế gian là ngay khi (căn) tiếp xúc (trần) là nảy sinh chuỗi đối chiếu, so sánh, tổng hợp…theo tri trức, kinh nghiệm cá nhân để rồi tư duy, phán đoán đưa ra kết luận dựa trên cá nhân gồm Thích thì nhận vào (tham), Ghét thì đuổi ra (sân), và không thích không ghét thì tìm kiếm cái khác thay thế (si). Lộ trình tâm bậc thánh là lộ trình tâm Bát chánh đạo là ngay khi (căn) tiếp xúc (trần) phát sinh (cảm thọ) và vì hiểu đây là (cảm thọ) nên chỉ dừng ở tâm biết trực tiếp (tưởng) mà không nảy sinh bất cứ sự so sánh, đối chiếu, diễn dịch, quy nạp…nào.

– lộ trình tâm bậc thánh tóm tắt: căn 》《trần > thọ, tưởng > chánh niệm > chánh tinh tấn > chánh định (tại đây có tỉnh giác và Vô ngã) > chánh tư duy > chánh tri kiến (có Vô tướng) > (như lý tác ý) > chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Lộ trình tâm này không có (tham), (sân), (si) nên vắng mặt phiền não, khổ đau.

Pháp của Đức Như Lai thiết thực hiện tại là như vậy.