Kinh Pali

Có thể nói bộ tạng Kinh gồm Trường bộ, Trung bộ, Tương ưng, Tăng chi, Tiểu bộ do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch là chính đã được mình đọc cơ bản hết và thực hành (tất nhiên có chỉ dạy và đối chiếu, chứ không phải thực hành tù mù, tự ý). Và khi mình thấy một người nói về việc họ đang thực hành Tứ Niệm Xứ, nhưng lại đi xem bài, đi thôi miên, hay dùng các phương pháp mà cho rằng Đức Phật giảng dạy 84.000 pháp môn thì mình đã nói ngay:

– Thực hành Tứ niệm xứ của bạn gồm những gì? Bạn ấy đã trả lời một cách rất mơ hồ và vòng vo. Mình khẳng định: bạn đã không biết thế nào là TNX và bạn đang không thực hành nó.

– Bạn nói Phật dạy 84.000 pháp môn, trong khi Phật dạy có 1 phương pháp thực hành là TNX, 1 (duy nhất) con đường là Bát chánh đạo. Bài kinh nào bạn chỉ ra Đức Phật đã dạy khác đi? Bạn ấy đã không thể trả lời được.

– Trong Trường bộ Kinh Di Giáo, Đức Phật cấm các đệ tử tin theo bói toán, tử vi, phong thủy hay Tăng Chi Bộ Kinh, chương 5, phẩm Nam Cư Sĩ, phần kẻ bị vất đi, Thế Tôn xác quyết những đệ tử nào “đoán tương lai với những nghi lễ đặc biệt; tin tưởng điềm lành, không tin tưởng hành động..” được xem là kẻ bị vất bỏ ra khỏi giới cư sĩ, cấu uệ hạ liệt.” (Tăng chi bộ kinh, chương 5, phẩm Nam Cư Sĩ, phần kẻ bị vất đi). Nên bạn đừng nói mình học Phật khi đi vào những pháp môn không hề do Phật dậy như bạn nói.

🥰
🥰

Câu chuyện tưởng chỉ có thế. Nhưng nhân duyên, hôm nay mình thỉnh kinh sách hộ một người bạn. Anh Lâm, người đang cung cấp những bộ Kinh tạng được dịch nguyên nghĩa từ tiếng Pali sang đã nói luôn:

👉Em bị đọc kinh sách bị giản lược đi rồi. Và nó không đúng thì khiến em sẽ xác định sai tọa độ, càng theo càng xa mà thôi.

Thiết nghĩ:

– có quá nhiều người đang mạo danh là đệ tử Phật và tuyên truyền về những lý thuyết được cho là Phật dạy

– thật sự nếu không có 5 căn 5 lực với 4 chánh cần là những phẩm trợ đạo đúng đắn, thì con đường bạn đi sẽ rất là ảo tưởng

Hiểu về Vô Ngã

Có phải Vô Ngã là không nên phân biệt, không nên lựa chọn đúng sai, tốt xấu, thiện ác, không cần nỗ lực tinh tấn❓

Có một số vị học và hành Phật Pháp chưa thật đúng đắn, thường không đồng ý với những người chỉ rõ đâu là thiện – ác, đâu là đúng – sai, đâu là chánh pháp – tà pháp, hồn nhiên tuyên bố là phải vô chấp, phải vô phân biệt thiện – ác đúng – sai, phải để pháp tự vận hành, không được lựa chọn v. v… thì mới là tu đúng theo tinh thần vô ngã, vô chấp, vô phân biệt –>đó là những người chấp “Không”.

Do hiểu Vô Ngã, Vô chấp, Vô phân biệt một cách ngây thơ như vậy nên nhiều người bỏ qua lời Phật dạy về thực hành, tu tập, vun bồi các pháp làm lành lánh ác, về thực hành Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Tứ Niệm Xứ, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Giác Chi, Bát Thánh Đạo mà chỉ nhồi vô đầu dăm ba chữ về vô phân biệt, vô chấp thủ, vô ngã rồi đem ra hý luận, nói ngược lại, bẻ cong lời Phật dạy: phỉ báng Phật mà không hề biết là đang phỉ báng Phật.

👉Vô Ngã, Vô phân biệt, Vô chấp thủ không có nghĩa là không có nghiệp và quả của nghiệp, không có nghĩa là không có đúng không có sai, không có nghĩa là không có thiện không có ác, không có nghĩa là không có lựa chọn thiện ác dẫn đến quả báo thiện ác.

👉Phật dạy là “tất các pháp là vô ngã”: sabbe dhammā anattā, nhưng Phật cũng dạy là “tất cả pháp lấy dục [ý muốn] làm căn bản (chandamūlakā); tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi (manasikārasambhavā).… ” (Tăng chi kinh – IX. Phẩm niệm – Cội rễ Của Sự Vật

https://suttacentral.net/an8.83/vi/minh_chau), và dục này có ba loại là

⑴ Dục tham (kāmacchanda – dục dục), là thích thú cảnh giới dục lạc tạm thời trong tam giới của vô văn phàm phu,

⑵ Pháp dục (dhammacchanda) là tầm cầu các pháp thượng nhân của các hành giả trên con đường giác ngộ giải thoát, và

⑶ Tác dục (kattukamyatā chanda) là ý muốn làm, không tạo nghiệp thiện cũng như bất thiện, thuần túy duy tác của các vị Alahán.

Trong đó, Đức Phật dạy cần tinh tấn hành trì các thiện pháp, tránh xa các bất thiện pháp bắt nguồn từ Dục dục, tức tham dục dính mắc vào ngũ trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc; đồng thời cần phải tu tập, vun bồi, và thành tựu các pháp thượng nhân bắt nguồn từ Pháp dục (Dục như ý túc trong Tứ như ý túc, thuộc 37 phẩm trợ đạo) để có thể thành tựu viên mãn Đạo, Quả giác ngộ và giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau phiền não đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự – Niết bàn.

Không nên ôm mối nghi ngờ, hiểu một chiều một cách nông cạn rằng “Có ai quyết định được tôi sẽ làm cái này hay không làm cái kia được không, vì tất cả đều là vô ngã?”, để rồi tự huyễn hoặc bản thân và mọi người xung quanh.

Nếu các vị phủ nhận thực tế này, cố biện minh suy diễn theo cách chia chẻ từ ngữ một cách phi lý, hỗn loạn như vậy và rồi cố tình ăn bát đất thì đành chịu thôi, vô phương cứu giúp. “Chấp có” chữa đã vô cùng khó, “chấp không” thì đúng là vô phương cứu chữa vì đã bị nhờn thuốc.

☘️“Không làm mọi điều ác.

Thành tựu các hạnh lành,

Tâm ý giữ trong sạch,

Chính lời chư Phật dạy.”

(Pháp Cú 183)

☘️“Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tinh tấn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm;

với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm;

với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm;

với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tinh tấn.”

(Bát Thánh Đạo)

👉Hãy hiểu về sự khác biệt về đặc tính riêng nên các Pháp bình đẳng vô phân biệt về đặc tính chung tức Tam tướng Vô Thường Khổ Vô Ngã.

👉Hãy hiểu, chưa hề vượt qua biển lớn đầy giông tố bão táp để tới bờ bên kia thì đừng đòi bỏ bè, chưa tích lũy đu đủ balamật thì đừng đòi bỏ thiện pháp.

Trước một bát cơm và một bát đất: hãy lựa chọn bát cơm mà ăn, hay chẳng cần lựa chọn,, “vô chấp, vô phân biệt” ăn gì cũng được? Do không có thầy chân chính chỉ dạy theo thứ lớp, không tu tập thực hành hoặc tu tập thực hành không đúng cách theo trình tự, không có trí tuệ, bị ảo tưởng tà kiến chi phối dẫn dắt mà không hề biết mình “vô tri, vô trí” đinh ninh biện luận cho rằng mình đúng, uổng phí cơ hội gặp Chánh Pháp.

Trong tâm từ,

Trích lược bài viết Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

Bạn có khát không?

Có một ngạ quỷ nó khát quanh năm, tình cờ vị tỳ kheo ngồi đắc thiền thấy nó. Ông hỏi con ngạ quỷ :

TK: Con có cần giúp gì không ?

NQ: Con khát nước quá

TK: Sông đó suối đó tại sao không uống ?

NQ: Con chạm vô thì nó không còn là nước nữa .

TK: Con biết lý do tại sao không ?

NQ: Con không biết. Tại sao con sanh vào loài này khổ quá ?

Vị Tỳ kheo chỉ nói vắn tắt :

– Từ tài sản cho đến tình cảm buông hết sẽ được hết. Cái gì cũng muốn nắm sẽ không được gì hết.

Ngạ quỷ nghe một thời gian lòng nó từ từ ngấm. Ngấm bằng cách nào? Hồi đó nó ngủ không được suốt ngày nó đi kiếm nước uống, uống không được nó cũng ráng dòm, nhưng bây giờ nó biết làm lành. Quí vị biết ngạ quỷ thì đâu có làm lành được, nhưng nó khiến, thí dụ nó biết cây cầu đó bước lên sẽ lọt xuống mương thì nó sẽ kéo cho người ta vấp trên bờ trước để đừng té xuống mương. Từ chỗ đó người ta mới có cơ hội biết cây cầu đó bị gãy, hoặc nó thấy người ta đói khát thì nó khiến khua động tàu lá gì đó có âm thanh cho người ta tìm chỗ nào đó có nước có đồ ăn, nó làm đủ cách để giúp người.

Đến một ngày khi nghiệp nó nhẹ bớt và bắt đầu có phước, vị tỳ kheo nói với nó như thế này:

– Làm ngạ quỷ khổ thiệt nhưng so với con người ngạ quỷ nó hơn nhiều lắm con biết không ?

Ngạ quỷ hỏi:

– Hơn chỗ nào thưa thầy ?

Vị tỳ kheo nói :

– Ngạ quỷ như con chỉ khát nước, còn loài người họ khát đủ thứ …

Ngạ quỷ vừa nghe xong là siêu liền.

Không đợi tới lúc chết mới đọa, mà ngay lúc mang thân người đã đang đọa rồi. Con người khát tình, khát tiền, khát danh lợi, quyền lực …. Ngay cả biết đạo rồi vẫn khát … đi hành thiền họ cũng mong đắc cái này cái kia .

Trích từ: Chúng Sanh Và Sanh Thú.

Dịch giả: Tỳ Kheo Giác Nguyên.

Nguồn chép lại: ÁNH SÁNG ĐẠO VÀ ĐỜI.

#anhsangdaovadoi

Nguyện cho tất cả chúng sanh luôn tràn đầy tình thương, không oan trái lẫn nhau, thoát khổ thân tâm, luôn được nhiều an lành, luôn được thành tựu tâm nguyện riêng.

Bốn thánh đế

Bạn quá thông minh? Và các câu hỏi thường trực của bạn:

– Đây là cái gì?

– Nó như thế nào?

– Tại sao lại thế nhỉ?

– Sao lại như thế này mà không là thế kia?

Nhưng bạn thử thay đổi lại xem và hỏi với các câu hỏi?

– Đây là khổ?

– Đây là nguyên nhân đưa đến khổ?

– Đây là khổ diệt?

– Đây là con đường đưa đến khổ diệt?

Đức Phật đã gợi ý như thế nào?

❶ Khổ thánh đế (Dukkhaṃ ariyasaccaṃ), hay khổ đế (Dukkhasacca). Chân lý về sự khổ, tình trạng khổ hiển nhiên, như sanh già bệnh chết, oán hội ngộ, ái biệt ly, cầu biết đắc. Tóm lại Ngũ Thủ Uẩn là khổ.

❷ Khổ tập thánh đế (Dukkhasamudayo ariya-saccaṃ), hay tập đế (Samudayasacca). Chân lý về nhân phát sanh khổ, tập khởi của khổ. Tức là lòng tham muốn, ái luyến, bám chấp chỗ này chỗ kia, gồm có dục ái, hữu ái và phi hữu ái.

❸ Khổ diệt thánh đế (Dukkhanirodho ariya-saccaṃ), hay diệt đế (Nirodhasacca). Chân lý về sự diệt khổ. Một trạng thái đoạn diệt hoàn toàn khát ái, không còn thủ truớc, vô nhiễm, an tịnh và giải thoát, tức là Niết-bàn.

❹ Khổ diệt đạo lộ thánh đế (Dukkhanirodha-gāminīpaṭipadā ariyasaccaṃ), hay đạo đế (Magga-sacca). Chân lý về con đường đưa đến diệt khổ, pháp thực hành để đạt đến Niết-bàn. Tức là bát chánh đạo, con đường trung đạo, gồm có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Xem [400] bát chánh đạo.

Bốn thánh đế này được Đức Phật thuyết trong bài pháp đầu tiên khởi điểm công cuộc hoằng hóa, gọi là bài kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattanasutta), bài pháp này cũng gọi là pháp thoại đề cao (Sāmukkaṃsikā dhammadesanā), vì là pháp môn quan trọng hằng được chư Phật xiển dương.

(D.III.277, S.V.421, Vbh.99, Vin.I.9)

P.s: chúng ta học Phật để thoát Khổ, đâu phải trở thành giáo sư, nhà chính trị, nhà triết học, nhà hùng biện nhỉ

Tuệ minh sát

16 TẦNG TUỆ MINH SÁT CỦA THIỀN VIPASSANA ( TÓM TẮT)

1.Tuệ phân biệt Danh Sắc (Nāma-rūpapariccheda ñāṇa):

Tuệ tri thực tánh pháp trong sát na hiện tại.

Tuệ tri tướng trạng riêng biệt của từng danh pháp, từng sắc pháp trong sự tương giao danh-sắc.

Ví dụ, khi đi: ý muốn đi (danh) và động tác di chuyển (sắc),

hoặc động tác di chuyển (sắc) và tâm biết (danh) động tác di chuyển ấy, đang hỗ tương rất mật thiết nhưng lại hoàn toàn riêng biệt.

Nhờ nhận biết về danh – sắc, tà kiến về tự ngã được đoạn trừ. Tuệ này gọi là kiến tịnh (ditthivisuddhi)

2. Tuệ minh sát về nhân quả. (Paccayapariggaha ñāṇa)

TUỆ THẤY DUYÊN SINH

Hành giả tiếp tục quán sát chánh niệm Danh Sắc trong sát na hiện tại, tuệ tri nhân duyên (nguyên nhân và điều kiện) sinh khởi của từng danh pháp và sắc pháp.

Ví dụ: – Khi thấy, hành giả biết rõ danh pháp là nhãn thức khởi lên do duyên nhãn căn và sắc trần, có ngũ môn hướng tâm, trong điều kiện ánh sáng đầy đủ…

3.Tuệ thấu hiểu tam tướng (Sammāsana ñāṇa).

TUỆ THẤY DUYÊN DIỆT

Hành giả tiếp tục ghi nhận chánh niệm trên danh Sắc trong sát na hiện tại.

Hành giả thấy sâu hơn sự diệt và nhân duyên diệt của từng danh pháp, sắc pháp nên đạt được tuệ thứ 3 (sự sanh diệt vô thường, tính chất bất toại nguyện mang tính khổ đau và vô ngã của các pháp).

4. Tuệ sanh diệt (Udayabbayānupassanā-ñāṇa):

TUỆ THẤY SỰ SINH DIỆT LIÊN TỤC CỦA DANH SẮC

Tuệ này là cái thấy tổng hợp của ba tuệ trước.

Tuệ này càng thấy biết rõ ràng hơn ba tánh trạng chung của danh và sắc là vô thường, khổ não, vô ngã.

Điểm quan trọng:

– Do thấy được tánh trạng sự sinh (udaya) của danh và sắc nên trừ được “đoạn kiến” cho rằng diệt là sự chấm dứt hoàn toàn.

– Do thấy được tánh trạng sự diệt (vaya) của danh và sắc nên trừ được “thường kiến” cho rằng có sinh tức có sự liên tục tồn tại mãi mãi không bao giờ chấm dứt.

Thực ra diệt làm nhân cho sinh, đã sinh tất có diệt.

– Do thấy được sự sinh diệt liên tục mà hành giả vượt qua được mười pháp chướng ngại của thiền tuệ như: ánh sáng, trí sắc bén, hỷ, an, lạc, thắng giải, tinh cần , ứng niệm, xả, thỏa mãn.

– trên đây là trạng thái phi thường phát sinh trong tâm, nên hành giả dễ sinh ngã mạn, tự mãn, cho mình đã chứng đắc đạo quả.

5. Tuệ Diệt (Bhaṅga ñāṇa)

– Tuệ tri SỰ DIỆT NHANH CHÓNG CỦA DANH SẮC.

Hành giả thấy sự tan rã, phân tán, hoại diệt của nhanh chóng của danh sắc, làm hành giả chỉ chú ý đến sự diệt mà không chú ý đến sự sinh.

Đến đây loại trừ được điên đảo tưởng thường hằng (cho thân này là thường hằng, vĩnh cữu)

6. Tuệ Sợ hãi (Bhaya ñāṇa)

– Tuệ tri sự biến diệt, tan hoại của danh sắc là mối nguy hiểm đáng sợ.

-Thấy rỏ sự tham ái, đắm say trong danh sắc thì hậu quả thật đáng sợ.

– Khiến cho tham ái dừng lại, nhưng chưa trừ tận gốc.

7. tuệ thấy sự nguy hiểm của 5 uẩn (adīnava ñāṇa)

Tuệ thấy rõ sự nguy hiểm, sự bức bách, sự bất an, sự độc hại, sự bệnh hoạn… của tứ đại, của ngũ uẩn, của căn trần, nói chung là danh sắc.

8. tuệ nhàm chán (nibbidā ñāṇa)

Tuệ tri sự đáng nhàm chán của danh sắc.

Do kết quả tuệ thứ 7, nên không còn thấy có gì hấp dẫn để đam mê trong đó.

9. tuệ muốn giải thoát (muñcitukamyatā ñāṇa)

Tuệ tri sự cần yếu của THOÁT LY DANH SẮC.

Khi đã tuệ chứng khổ đế trong danh sắc.

Thấy rỏ 3 cõi là nhà lửa, muốn cắt đức mọi trói buộc để nhanh chóng thoát ra ngoài.

10. tuệ suy tư (patisaṅkhā -ñāṇa)

Trải qua tuệ muốn giải thoát, ở đây tuệ giác suy tư về tam pháp ấn, hành giả càng thấy rỏ đặc tính sinh diệt, chúng là rỗng không, không thể sở hữu, không thể kiểm soát của danh sắc.

Quan trọng là tuệ này đã tìm thấy con đường thoát ly (Đạo đế)

11. tuệ hành xã (saṅkhāra upekkhā ñāṇa)

Tuệ tri trạng thái bình lặng của các tâm hành, chuẩn bị cho tiến trình Thánh Đạo.

Không còn chấp thủ hay tham ái đối với ngũ uẩn.

12. tuệ thuận thứ (saccānulomika ñāṇa)

Tuệ tri trạng thái thuận nhập dòng Thánh Đạo.

(chứng ngộ Tứ Thánh Đế)

– một trạng thái hoàn toàn bình lặng trong sáng, lúc bấy giờ tâm hành giả tự động thuận nhập vào Đạo lộ của các bậc Thánh.

– Chuẩn bị cho Thánh Đạo Tâm

– Cận hành Thánh Đạo Tâm

– Thuận thứ Thánh Đạo

13. tuệ chuyển tánh (gotrabhu ñāṇa)

Tuệ tri trạng thái chuyển hóa từ phàm qua Thánh.

Lộ trình tâm chuyển sang đạo tuệ, lấy đối tượng là niết bàn.

Mặc dù danh sắc đã buông bỏ nhưng Tâm còn là tâm hiệp thế.

Vẫn chưa hoàn toàn đoạn tận các lậu hoặc.

14. đạo tuệ (magga): tri kiến thanh tịnh

Trí tuệ xuất hiện trong tâm siêu thế gọi là Đạo Tuệ.

Khi Đạo Tuệ xuất hiện lần đầu tiên gọi là Tâm Đạo Tu Đà Hoàn, Tâm Đạo hoạt động trong một sát na, nhưng nó giảm bớt sự tái sanh trong tương lai chỉ còn nhiều nhất là bảy lần ( không còn rơi vào bốn ác đạo).

Tuệ này đã hoàn toàn đoạn tận ba kiết sử đầu: thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ.

Khi tâm đạo xuất hiện thêm 3 lần nữa sẽ chứng đắc những Thánh đạo cao hơn.

– Tư đà hàm đạo đoạn giảm: Dục ái, sân hận.

– A Na Hàm đạo đoạn: Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái, sân hận.

– A-la-hán Đạo đoạn thêm: sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, trạo cử, vô minh.

15. quả tuệ (phala)

Tâm quả Tuệ phát sanh sau Tâm Đạo, đây là Tâm Quả Siêu Thế khởi lên trong 3 hay 2 sát na tâm.

Kết quả này là quy luật vận hành của các Pháp.

Hành giả cảm giác một sự an lạc sâu lắng. Sau khi tâm quả chấm dứt thì Niết Bàn không còn là đối tượng nữa.

16. tuệ phản chiếu (paccavekkhaṇa ñāṇa)

Liễu tri Đạo, Quả, Niết-bàn, và những phiền não, kiết sử nào đã diệt tận hay vẫn còn dư sót.

Ngay sau khi thực chứng một trong bốn Thánh Đạo-Quả vị ấy phản chiếu lại một cách tự nhiên những gì đã thể nghiệm:

– Thánh Đạo nào đã chứng

– Thánh Quả nào đã chứng

– Niết-bàn đã chứng qua Thánh Đạo-Quả nào

– Những phiền não hay kiết sử nào đã diệt tận.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (Hết trích dẫn)

🎯

Sự chia nhỏ này giúp thiền sinh dễ nhận biết đối chiếu so sánh các trạng thái mà mình mắc phải. Nhưng cũng dễ kẹt vào khái niệm ngôn từ khó hiểu. Cái lợi nhất là Minh sát tuệ này nói về 10 tùy phiền não trong phần Đạo Phi đạo tri kiến thanh tịnh khi mà sự quán thấy Sanh diệt của các đối tượng Hữu vi bắt đầu xảy ra, sự Định tĩnh của hành giả đủ sâu lắng để chúng xuất hiện làm cản trở bước tiến của Tuệ.

👉

10 Tùy phiền não

– hào quang (ánh sáng, cầu vồng…)

– trí tuệ tri thức (pháp học)

– hỷ (lúc nào cũng vui tươi)

– an tịnh

– lạc

– quyết tín (tín quá, thấy Niết bàn tưởng)

– tinh cần

– niệm (thái quá dẫn tới xuất hiện nimitta)

– xả (tưởng lầm k còn phiền não)

– dục cầu (thỏa mãn)

10 tùy phiền não này có vẻ rất tương đồng với Vị ngọt, nhưng ở mức độ cao cấp hơn Vị ngokt ngoài đời sống thực tại rất nhiều. Vị ngọt vật lý, vị ngọt tinh thần có thể thay thế. Nhưng vị ngọt tâm linh đã dính mắc là chỉ có kẹt lại bằng cả ngàn kiếp luân hồi.

👉

10 tùy phiền não này sẽ không xuất hiện khi

– định chưa đủ (phiền não khởi lên là phiền não thô, đời k phải là tùy phiền não của tuệ)

– không hành vipassana đúng cách (rơi vào tưởng, tà định, thấy ảo ảnh do các trung gian mang lại)

– đã là bậc Thánh và biết đạo lộ chân chánh

💘

Các khái niệm chỉ biết mù mờ cũng chết. Các khái niệm biết quá rõ rồi vướng mắc vào ngôn từ cũng chết. Nên cần thấu rõ ý tứ trong lời răn của Phật, không dừng chân khi thấy Vị ngọt, không Sợ hãi khi thấy Nguy hiểm. Cần hiểu thấu rõ đặc tính Vô thường, Vô ngã của Pháp để mà kiên trì trên đạo lộ không lối này.

Yếu lược kinh Tứ niệm xứ

Yếu lược Kinh Tứ niệm xứ Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt.Tỷ kheo quán (thân/thân, thọ/thọ, tâm/tâm, pháp/pháp) (nội, ngoại, nội – ngoại) nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm.Vị ấy quán:- quán tánh sanh khởi trên tttp- quán tánh diệt tận trên tttp- quán tánh sanh diệt trên tttp.Vị ấy Tuệ tri: – pháp chưa sanh nay sanh khởi- pháp đã sanh nay được đoạn diệt- pháp đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa Vị ấy sống:- an trú chánh niệm- không nương tựa, chấp trước một vật gì trên đời (thấy biết với tâm rỗng lặng, thuần tịnh, trong sáng)p/s. ở đây dừng từ “pháp” trong Tuệ tri đại diện cho các vấn đề được nhắc tới trong Quán Pháp và “-” cuối cùng là câu đáng lưu ý nhất.Tứ niệm xứ, một bài kinh quan trọng, nhưng chúng ta quá chú tâm tới thế nào là Thân hay Thọ hay Tâm hay Pháp, và các chi tiết của TTTP mà thường bỏ qua mất các câu Chính Yếu được Phật nhắc đi nhắc lại ở trên.

Bát chánh đạo siêu thế

Tà đạo và Chánh đạo? Hữu lậu và Vô lậu? Hiệp thế và Siêu thế? Là gì? Đọc bài Kinh này, các vị quá chú trọng tới các câu hỏi vừa nêu mà quên mất Đại pháp 40 Phật muốn nói chính yếu trong bài Kinh là: – Ác bất thiện pháp được duyên khởi bởi Tà (kiến, tư duy, ngữ, nghiệp, mạng, tinh tấn, niệm, định, trí, giải thoát), bị tiêu diệt trong vị có Chánh (…)- Thiện pháp được duyên khởi bởi Chánh (…), được tu tập và trở thành viên mãn

🎯

Nhưng cần lưu ý phân biệt Chánh đạo hữu lậu và Chánh đạo Vô lậu, không thì cả đời tu tập vẫn chỉ là quả Sanh y.

🌻

Tà đạo: 1. Tà kiến: Không có bố thí, không có cúng dường, không có tế tự, không có quả báo các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh; ở đời không có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, Chánh hướng, Chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt lại tuyên bố lên.2. Tà tư duy: dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy3. Tà ngữ: vọng ngữ, nói hai lưỡi, ác khẩu, nói lời phù phiếm4. Tà nghiệp: sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục5. Tà mạng: lừa đảo, nói lời mê ly, hiện tướng, gian trá, lấy lợi cầu lợi

🌻

Chánh đạo Hữu lậu đưa đến quả sanh y:1. Chánh kiến Hữu lậu: Có bố thí, có cúng dường, có tế tự, có quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh; ở đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, Chánh hướng, Chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên.2. Chánh tư duy Hữu lậu: Ly dục tư duy, vô sân tư duy, bất hại tư duy3. Chánh ngữ Hữu lậu: Viễn ly vọng ngữ, viễn ly nói hai lưỡi, viễn ly ác khẩu, viễn ly phù phiếm ngữ4. Chánh nghiệp Hữu lậu: Viễn ly sát sanh, viễn ly lấy của không cho, viễn ly tà hạnh trong các dục5. Chánh mạng Hữu lậu: vị Thánh đệ tử bỏ tà mạng, nuôi sống với Chánh mạng

🌻

Chánh đạo thuộc bậc Thánh, Vô Lậu, Siêu Thế, thuộc đạo chi (thuộc về một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm, có Hiền tâm)1. Chánh kiến Vô lậu: thuộc trí tuệ, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, Chánh kiến, đạo chi 2. Chánh tư duy Vô lậu: thuộc suy tư, tầm cầu, tư duy, một ngữ hành do sự hoàn toàn chú tâm chuyên tâm 3. Chánh ngữ Vô lậu: thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly bốn ngữ ác hành4. Chánh nghiệp Vô lậu: thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly ba thân ác hành 5. Chánh mạng Vô lậu: thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly tà mạng

🍀

Chánh kiến đi hàng đầu: 1. Tuệ tri tà kiến là tà kiến, tuệ tri chánh kiến là chánh kiến2. Tuệ tri tà tư duy là tà tư duy, tuệ tri chánh tư duy là chánh tư duy3. Tuệ tri tà ngữ là tà ngữ, tuệ tri chánh ngữ là chánh ngữ; 4. Tuệ tri tà nghiệp là tà nghiệp, tuệ tri chánh nghiệp là chánh nghiệp5. Tuệ tri được tà mạng là tà mạng, tuệ tri được chánh mạng là chánh mạng

🍀

Thế nào là Chánh tinh tấn của Vị ấy: 1. Tinh tấn đoạn trừ Tà kiến, thành tựu Chánh kiến2. Tinh tấn đoạn trừ Tà tư duy, thành tựu Chánh tư duy3. Tinh tấn đoạn trừ Tà ngữ, thành tựu Chánh ngữ4. Tinh tấn đoạn trừ Tà nghiệp, thành tựu Chánh nghiệp5. Tinh tấn đoạn từ Tà mạng, thành tựu Chánh mạng

🍀

Thế nào là Chánh niệm của Vị ấy:1. Đoạn trừ Tà kiến, đạt được và An trú Chánh kiến2. Đoạn trừ Tà tư duy, đạt được và An trú Chánh tư duy3. Đoạn trừ Tà ngữ, đạt được và An trú Chánh ngữ4. Đoạn trừ Tà nghiệp, đạt được và An trú Chánh nghiệp5. Đoạn trừ Tà mạng, đạt được và An trú Chánh mạng

👉

Cận duyên và tư trợ cho Thánh Chánh định là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Có ba pháp chạy vòng hỗ trợ cho các Cận duyên và Tư trợ trên là: Chánh kiến, Chánh tinh tấn, Chánh niệm.

👉

Đạo lộ của vị hữu học gồm #8 chi phần là Bát chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định

👉

Đạo lộ của vị Alahan gồm #10 chi phần là Thập chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, Chánh trí và Chánh Giải thoát.

⛔

Đại pháp 40

🔸️

1. Tà kiến do Chánh kiến làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp được tà kiến duyên khởi, bị tiêu diệt trong vị có chánh kiến- Thiện pháp được chánh kiến duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

🔸️

2. Tà tư duy do Chánh tư duy làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp được tà tư duy duyên khởi, bị tiêu diệt trong vị có chánh tư duy- Thiện pháp được chánh tư duy duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

🔸️

3. Tà ngữ do Chánh ngữ làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp được từ ngữ duyên khởi, bị tiêu diệt trong vị có chánh ngữ- Thiện pháp được chánh ngữ duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

🔸️

4. Tà nghiệp do Chánh nghiệp làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp được tà nghiệp duyên khởi, bị tiêu diệt trong vị có chánh nghiệp- Thiện pháp được chánh nghiệp duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

🔸️

5. Tà mạng do Chánh mạng làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp được tà mạng duyên khởi, bị tiêu diệt trong vị có chánh mạng- Thiện pháp được chánh mạng duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

🔸️

6. Tà tinh tấn do Chánh tinh tấn làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp do tà tinh tấn duyên khởi, bị tiêu diệt trong người có chánh tinh tấn- Thiện pháp được chánh tinh tấn duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

🔸️

7. Tà niệm do Chánh niệm làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp do tà niệm duyên khởi, bị tiêu diệt trong người có chánh niệm- Thiện pháp được chánh niệm duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

🔸️

8. Tà định do Chánh định làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp do tà định duyên khởi, bị tiêu diệt trong người có chánh định- Thiện pháp được chánh định duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

🔸️

9. Tà trí do Chánh trí làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp do tà trí duyên khởi, bị tiêu diệt trong người có chánh trí- Thiện pháp được chánh trí duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

🔸️

10. Tà giải thoát do Chánh giải thoát làm cho tiêu diệt- Ác bất thiện pháp do tà giải thoát duyên khởi, bị tiêu diệt trong người có chánh giải thoát- Thiện pháp được chánh giải thoát duyên khởi, được tu tập và trở thành viên mãn

👇
👇
👇

Nếu có Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, nghĩ rằng đại pháp môn Bốn mươi này đáng bị phê bình, đáng bị phỉ báng, thời ngay hiện tại, mười thuận thuyết hợp pháp được nói lên để chỉ trích người ấy. Cho đến các dân chúng ở Ukkalā và dân chúng Vassa, dân chúng Bhaññā theo vô nhân luận, theo vô tác luận, theo hư vô luận, những vị ấy cũng không nghĩ rằng đại pháp môn Bốn mươi đáng chỉ trích, đáng bị phỉ báng. Vì sao vậy? Vì sợ quở trách, phẫn nộ, công kích.

🙏

Trích lược: Ðại Kinh Bốn Mươi (Mahācattārīsakasutta) (Trung bộ Kinh – Nikaya – HT Thích Minh Châu dịch)http://samanta.vn/featured/dai-kinh-bon-muoi/

Bạn còn tiếc ư?

Tiếc các quả quất vẫn còn đẹp trên cây mà không nỡ bứt nó xuống, nhưng việc để quả quá lâu trên cây sẽ rất hại cây và có thể chết. Trong cuộc sống, chúng ta còn tiếc nuối các thành tựu mà chúng ta đã đạt được, tiếc vị trí công việc mà chúng ta mãi phấn đấu mới có được, nhưng việc giữ mãi vị trí đó, thành tựu đó chỉ khiến chúng ta chạy theo vòng xoay của nó đến kiệt sức, hoặc chí ít chẳng còn mấy thời gian dành cho mình.
Trong bài Kinh Vị Thuyết Pháp – Tương ưng Kinh – Kinh Nikaya (HT Minh Châu dịch Việt), Đức Phật đã dạy:
👉 Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về yếm ly, ly tham, đoạn diệt già và chết, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp.
👉 Nếu Tỷ-kheo thực hành về yếm ly, ly tham, đoạn diệt già, chết, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành các pháp và tùy pháp.
👉 Nếu Tỷ-kheo giải thoát, không còn chấp thủ mọi yếm ly, ly tham, đoạn diệt già, chết, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong đời sống hiện tại.
👉 Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt sanh … hữu … thủ … ái … thọ … xúc … sáu xứ … danh sắc … thức … hành … (như trên) … Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về yếm ly, ly tham, đoạn diệt vô minh, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp.
👉 Nếu Tỷ-kheo thực hành về yếm ly, ly tham, đoạn diệt vô minh, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành các pháp và tùy pháp.
👉 Nếu Tỷ-kheo giải thoát, không còn chấp thủ mọi yếm ly, ly tham, đoạn diệt vô minh, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong đời sống hiện tại.

Có cần học đạo không?

Không biết có phải vì học đạo mà bị ám thị bởi Minh và Vô Minh hay không mà người học đạo cho rằng mình có Minh và người khác là Vô Minh, nên như kiểu nghĩ rằng mình biết đọc, biết viết, còn người kia đang mầm non nên cần phải đi học đọc, học viết đi. Nhưng mà trong khi học đọc, học viết cũng không giúp bạn trẻ lại hay già nhanh hơn cái lẽ tự nhiên vốn có.
Rồi cứ nghĩ ai đi học thì cũng phải giỏi Toán Lý Hóa. Mà trong khi, có tới 8 loại hình trí thông minh. Loại thông minh nào cũng đưa bạn đến thành công vậy nếu nó là tự nhiên vốn có của bạn. Không thể bắt cá leo cây được.
Rồi cứ nghĩ đi học thì phải học hết phổ thông, lên đại học, lấy bằng thạc sỹ, tiến sỹ. Trong khi, xóa mù chữ rồi người ta học trường nghề, hay bỏ học giữa chừng theo đuổi sáng tạo tự nhiên vẫn cứ tạo ra các phát minh để đời, cống hiến thực sự như thường. Chứ không phải chỉ là một đống giấy xếp lên tường.
Có hai kiểu áp đặt: là người thì phải học đạo như thế này này và đã học đạo thì phải ngộ này. Còn không thì đều là vô minh và vô duyên. Nên người ta luôn cho mình cái quyền thánh thiện, thiện pháp, hay tóm lại là cần gieo duyên… để giúp người khác, giúp đời… Mà trong khi đạo chính là một lẽ sống hòa hợp với tự nhiên, với con người, với bản thể của chính minh. Ai cũng có thể giác ngộ và chỉ tự người ấy mới giác ngộ nếu tìm được sự hòa hợp đó mà thôi.
Thật sự tri ân những người thầy, nhưng rốt lại thầy vẫn chỉ là người đang thực hành đạo hoặc đã tìm ra cửa vào đạo, nhưng kinh nghiệm đó lại mang tính cá nhân mà chứ không thể mang tính phổ quát. Có chăng hãy thôi hiển dương kinh nghiệm đó, quay lại thấu tỏ mình và để các pháp vận hành theo cách của nó nếu thấu hiểu về vô thường và vô ngã. Phật cũng đã nói rồi mà: các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi.
🙏
Cảm ơn bài viết của Sư, dài nhưng đáng đọc để thấu. Bao nhiêu năm, tự ép mình phải học, bị người khác ép học, và cho cái quyền ép người khác học. Đến giờ hẳn là nên buông ra mà tự soi tỏ lại chính mình.

Yếu pháp tu tập

🌿

Bài 14:VỊ NGỌT-SỰ NGUY HIỂM-SỰ XUẤT LY

🌿

“-Này các Tỳ Khưu, trước khi Ta giác ngộ, chưa chứng Chánh Đẳng Giác, còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau:

🔸

Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của SẮC?

🔸

Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của THỌ?

🔸

Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của TƯỞNG?

🔸

Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của HÀNH?

🔸

Cái gì là vị ngọt, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của THỨC?Rồi này các Tỳ Khưu, Ta suy nghĩ như sau:

👉

Do duyên SẮC, lạc hỷ sanh; cái ấy gọi là vị ngọt của sắc. Sự vô thường, đau khổ, chịu sự biến hoại của sắc; cái ấy gọi là sự nguy hiểm của sắc. Sự nhiếp phục dục và tham đối với sắc, sự đoạn tận dục và tham; cái ấy là sự xuất ly của sắc

👉

Do duyên THỌ, lạc hỷ sanh…

👉

Do duyên TƯỞNG, lạc hỷ sanh…

👉

Do duyên HÀNH, lạc hỷ sanh…

👉

Do duyên THỨC, lạc hỷ sanh…”‐-‐—-‐—————————————————–

🙏

Những lời Đức Thế Tôn Chánh Đẳng Giác giảng dạy về tu tập Tuệ Giải Thoát trong một số bản kinh cốt yếu, trọng điểm về chủ đề này do Tỳ Khưu Sumangala Bhikkhu Viên Phúc tuyển chọn và hiệu đính dành cho tất cả hành giả đang tinh tấn dấn thân tu tập thực hành Bát Thánh Đạo hướng đến hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết Bàn.

🎈

Nhóm ấn tống xin được chuyển thể pháp âm từ quyển sách:YẾU PHÁP TU TẬP TUỆ GIẢI THOÁT – NXB Hồng Đức 2018 – gồm 16 bài: 1. Chuyển Pháp LuânYoutube: https://m.youtube.com/watch?v=oFf6vPWHUbg2. Có và KhôngYoutube: https://m.youtube.com/watch?v=EBOKnyqDrog3. Rỗng KhôngYoutube: https://m.youtube.com/watch?v=KkSlmUZrgXw4. Thấy chỉ là ThấyYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=fd8Jl4fjvpw5. Thân XácYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=gm5KgUsskBE6. Tứ Niệm XứYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=ukuSjUVoHUs7. Như Lý Tác ÝYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=kLQktQrKFT48. Như Thật Tuệ QuánYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=vq0jVUDOxf89. Anatta – Vô NgãYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=9ec6KC-H3Ec10. Những Lời Dạy Cuối CùngYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=LfJL4Bg5Inw11. Tập Khởi – Đoạn DiệtYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=JIESgnVCVTE12. Thân bệnh Tâm không bệnhYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=1nUWwH2y_Hw13. Sai BiệtYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=SMltNs5Ct1014. Vị Ngọt – Sự Nguy Hiểm – Sự Xuất LyYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=SiVVMMmm4Mw15. Thức Ăn của Vô MinhYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=wDJTzH99r3U16. Vô Vi – Niết BànYoutube: https://www.youtube.com/watch?v=Cp6Gna6ZneI

🌹

Xin chia hết phần phước pháp thí thanh cao này đến tất cả quý Đạo hữu, cầu mong cho chúng ta luôn đi đúng theo con đường Đức Phật đã chỉ dạy. Và với sự thực hành chân chánh theo giáo Pháp của Đức Phật, nguyện mong thấy rõ Niết Bàn trong ngày vị lại.Sadhu! Sadhu! Sadhu!

🙏
🙏
🙏

-Audio Bài giảng “Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát” – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: https://archive.org/…/ThienSu_VienPhuc_190101…-Bản PDF: https://archive.org/details/YeuPhapTuTapTueGiaiThoat_201901 -Audio MP3: https://archive.org/…/audio-yeu-phap-tu-tap-tue-giai-thoat-File MP4: https://bitly.com.vn/1jyxda-YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=SiVVMMmm4Mw