Kiếp nạn cuối cùng

Kiếp nạn cuối cùng của thầy trò Đường Tăng tới từ một lời hứa với cụ rùa. Chỉ là hứa hỏi giúp cụ ấy xem cụ còn sống thêm bao nhiêu năm nữa. Một câu hỏi vô hại, cũng như lời hứa tưởng như k có gì là quan trọng, tưởng như có quên cũng được.

Chúng ta từ vô lượng kiếp đã bao nhiêu lần hứa, chứ k nói tới kiếp này. Thậm chí kiếp này hứa xong cũng k nhớ mình đã hứa. Hãy thử quan sát các công việc bạn đang làm, các mối quan hệ bạn đang có. Kết quả của mỗi hành vi, lời nói, hành động đang sẽ tạo quả gì trong tương lai. Buôn bán – có tránh khỏi lúc cân thiếu, bán nhầm, thu lãi quá cao, trốn thuế, tránh cơ quan nhà nước… Gặp một người – có đá lông nheo, cười thả thính, hứa nọ hứa chai… Thậm chí việc buôn bán của mình có khiến đối thủ tức tối vì doanh số giảm sút. Việc xuất hiện của mình có khiến ai đó k vui đơn giản “trông cái mặt đã ghét”… Nhiều người vẫn cho rằng tái sinh làm cũng tốt mà, hiện hữu cũng tốt mà, vì cho rằng chỉ cần ta không thấy khổ là được, còn người khác thấy khổ là việc của họ. Mà không hiểu còn hiện hữu là còn khổ chính là việc mình là một nhân góp phần trong quá trình duyên xúc khiến nhân loại, người khác phải khổ.

Việc xuất thế gian, độc cư không chỉ là cơ hội độc thoại với chính mình, kiểm điểm chính mình, dành riêng cho mình những phút lắng sâu với tâm tư. Cũng chính là để tránh việc tạo tác, ra những lời hứa ở kiếp này gây nghiệp, tạo ra các duyên xúc không cần thiết. Sau chính là cơ hội để các nghiệp sâu dày có cơ hội ngoi lên bề mặt để trổ. Đừng cho rằng trong một vài thời tọa thiền 1,2 tiếng là sẽ khiến các ẩn nghiệp đó trồi lên. Thậm chí tịnh tĩnh nơi rừng sâu, 1 tuần, 2 tuần còn vẫn thấy bặt bặt nơi nội tâm. Nhưng cứ như vậy, các lớp bụi vô minh dần dần được lau sạch, chúng sẽ lộ rõ. Nhiều vị thực hành nhập thất khi thấy chúng hiển lộ còn dẫn tới sợ hãi, hoang mang, … mà vì vậy cần những người hộ thất, cần những vị thày ở bên để vượt qua các cơn sóng nghiệp từ quá khứ đổ về là như vậy.

Do vậy, k phải cứ sống như bây giờ, tới lúc chết cứ niệm khít khao, cứ nghĩ rằng ta k nghĩ gì, ta biết và bước ra khỏi các cảm thọ đang sanh khởi là sẽ chấm dứt được tái sinh trong tiến trình chết. Covid cho cách ly 2 tuần mà sau 1 tuần bạn đã đứng ngồi không yên. Hay một thói quen ở hiện tại, bảo bạn dừng lại, không “luân hồi” chúng nữa mà bạn biết vậy, có ý thức rõ ràng, có đủ lục căn mà còn không thể dừng, huống hồ là khi giai đoạn cận tử: ý thức mất, 5 căn đầu đã k thể dùng.

Phàm sợ quả, Thánh sợ nhân. Chính là vì các vị đã thấu hiểu Lý duyên khởi. Sự huân tập của ngũ uẩn đi tới tái sinh ở kiếp sau, không phải cứ nói, hay cứ nghĩ dừng mà dừng được. Lực của nghiệp không thể đo đếm bằng các đơn vị vật lý thông thường. Nên thay vì ảo tưởng hãy miên mật thực hành, và đi theo con đường của các vị giác ngộ. Hay thế gian vẫn còn nhiều trò để chơi lắm, chưa chán, vẫn còn thích thú khi thấy nhân loại và người khác khổ vì mình?

Ghi chú

Viết tạm ghi chú vài câu: cả cuộc đời tu tập chỉ có dành 30% để chấm dứt khổ hiện tại còn 70% để chuẩn bị cho thời khắc sinh tử (chuẩn bị chết). Nên phải thật sự hiểu rõ ràng điều này: tu không phải chỉ là để bình an ở đời sống hiện tại hay thấy (tự nghĩ, tự cho rằng) mình bình an, sống tốt rồi là đủ; thời khắc sinh tử đó các nghiệp lực từ vô lượng kiếp trước (sâu trong tiềm thức), thậm chí từ quá khứ bị ngủ quên do ý thức ta không nhớ mới đột ngột ầm ầm như vũ bão trở về hết để kéo cái “thức” trở về đúng theo cái Nghiệp mà nó tạo ra vậy để mà đi tái sanh.

Chỉ có con đường Bát chánh đạo, thực hành Minh sát tuệ, chánh niệm đề mục rõ ràng, sâu sắc nơi 4 xứ Thân thọ tâm pháp mới diệt trừ được nhân vô minh, chấm dứt con đường LHTS. (Không phải là niệm “ghi nhận, ghi nhận” thì mới chỉ dừng ở tầng Ý thức, chậm, nhẹ thì xử lý được, nhưng giai đoạn cận tử thì khác phải thực hành và thay đổi sâu từ tiềm thức). Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng nói ra lại dễ, nghe có vẻ dễ nhưng lại dành cho người có đủ 5 căn, 5 lực, 4 chánh cần để thành 4 như ý túc thật sự. Chứ không phải là đọc đủ kinh sách, thuộc đủ lý luận, hành trì 1,2 thời tọa thiền mỗi ngày mà đủ. Cũng không phải là những người thấy cái gì cũng yêu thương cuộc sống, bình an, dung dị với cuộc đời. Cũng không phải là chứng thần thông nọ thần thông kia, thấy nọ thấy kia khi thiền. Càng không phải cố ngồi thiền cho thật lâu. Đừng nhầm nhé.

🤭
🤭

Tinh tấn. Nhắc nhau tinh tấn mỗi ngày. Không (sống) rồi không biết tại sao mình (sống).

😭
😭

P.s: Không cần phải chứng minh mình là kẻ không ngu (hay có trí) vì đơn giản sự chứng minh đó chỉ làm bạn trượt đề mục đang chánh niệm mà thôi. (Giờ mới thấm, càng viết nhiều, càng còm nhiều càng ngu thật chứ đếc p đùa)

Thiền

Nhiều bạn vẫn nhầm lẫn không chỉ giữa việc thực hành hai pháp Chỉ và Quán, mà còn giữa điều mà hai pháp đưa đến sau “sự chờ đợi”.

Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, thuộc thành phần Minh.

Thế nào là hai? Chỉ và Quán.

– Chỉ được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tâm được tu tập. Tâm được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc về Tham được đoạn tận.

– Quán được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tuệ được tu tập. Tuệ được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc Vô minh được đoạn tận.

👉

Bị Tham làm uế nhiễm, này các Tỷ-kheo, Tâm không thể giải thoát.

👉

Hay bị Vô minh làm uế nhiễm, Tuệ không được tu tập.

🎯

Do vậy, do ly Tham, là Tâm giải thoát.

🎯

Do đoạn Vô minh, là Tuệ giải thoát.

Trích Chương II Hai Pháp, III. Phẩm người ngu (Tăng chi bộ Kinh – Kinh Nikaya – HT Minh Châu dịch)

https://www.budsas.org/…/u-kinh…/tangchi02-0104.htm
☘️
☘️
☘️
👉

Này Bhāradvāja, rồi Ta suy nghĩ: “Ta hãy nghiến răng, dán chặt lên lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm!” Này Bhāradvāja, rồi Ta nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Khi Ta đang nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, mồ hôi thoát ra từ nơi nách của Ta. Này Bhāradvāja, như một người lực sĩ nắm lấy đầu một người ốm yếu hay nắm lấy vai, có thể chế ngự, nhiếp phục và đánh bại người ấy. Này Bhāradvāja, khi Ta đang nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, mồ hôi thoát ra từ nơi nách của Ta, này Bhāradvāja, dầu cho Ta có chí tâm tinh cần, tinh tấn, tận lực, dầu cho niệm được an trú không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn, do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy.

👉

Rồi này Bhāradvāja, sau khi ăn thô thực và được sức lực trở lại, Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Trích Kinh Sangàrava (Trung bộ Kinh – Kinh Nikaya, HT Minh Châu Việt Dịch)

https://suttacentral.net/mn100/vi/minh_chau
☘️
☘️
☘️

Yếu lược Kinh Tứ niệm xứ:

👉

Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt.

👉

Tỷ kheo quán (thân/thân, thọ/thọ, tâm/tâm, pháp/pháp) (nội, ngoại, nội – ngoại) nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm.

👉

Vị ấy quán:

– quán tánh sanh khởi trên tttp

– quán tánh diệt tận trên tttp

– quán tánh sanh diệt trên tttp.

👉

Vị ấy Tuệ tri:

– pháp chưa sanh nay sanh khởi

– pháp đã sanh nay được đoạn diệt

– pháp đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa

👉

Vị ấy sống:

– an trú chánh niệm

– không nương tựa, chấp trước một vật gì trên đời (thấy biết với tâm rỗng lặng, thuần tịnh, trong sáng)

Trích Kinh Tứ Niệm xứ (Trung bộ Kinh – Kinh Nikaya, HT Minh Châu dịch)

🎯
🎯
🎯

Thiền chỉ, đưa tới tịnh chỉ, hơi thở nhẹ như êm, đưa tới an tịnh, đưa tới vắng mặt phiền não, đưa tới vắng lặng, đưa tới an lạc tạm thời, nhất là trong khi thiền. Nhưng nó không đưa tới Chánh định.

Chánh định chỉ tới từ việc thực hành Tứ niệm xứ, chỉ là Tứ niệm xứ.

Trà … chà … chà

Bạn đang đến với Thiền vì điều gì? Vì nó đem lại cho bạn sự bình an, sự lắng dịu của tâm trí, sức khỏe, khỏi một bệnh gì đó (thiền nhân điện), thêm năng lượng làm việc, thêm tỉnh táo, thậm chí là một mode tâm linh cao hơn cả công danh và tiền bạc… Tất cả những điều đó đều là hệ quả của Thiền. Nó không phải là mục đích. Có thể bạn đạt được chúng, nhưng bạn đã mất đi tính Thiền và bạn sẽ không bao giờ hiểu Thiền là gì.

Bạn đang đến với Trà vì điều gì? Tôn vinh trà Việt? Lan tỏa trà Việt? Đam mê trà? Kiếm tiền từ Trà? Bổ dưỡng từ công dụng của Trà? Hay là thưởng thức một thứ thức uống đặc biệt vừa cổ vừa ngoại (trà nhập)? Thậm chí có vẻ thời thượng chứng tỏ gu của mình hơn cả caffe và sinh tố… Tất cả những điều đó đều là hệ quả của việc bạn uống Trà. Nó không phải là mục đích của Trà. Có thể bạn vẫn sẽ thấy chúng khi bạn uống Trà, đến với Trà nhưng bạn sẽ không bao giờ hiểu được Trà là gì.

Cũng giống như giờ đang chống dịch, việc điều tiết là của chính phủ, việc chăm sóc bệnh nhân là của bác sỹ, việc cứu trợ là của bộ đội và các tổ chức từ thiện, còn việc của chúng ta là tuân thủ chỉ thị 16+, thực hiện 5K. Mỗi thứ nhỏ bé thôi, cứ làm tốt việc của mình, xã hội tự tốt đẹp.

Mỗi hạt giống được nhân lên, được gieo trồng rồi có thể nở thành hoa thơm, trái ngọt hay không đều bắt nguồn từ những điều rất nhỏ vậy.

Nên khoan vội lo lắng chuyện tương lai, hay thao thức với bao hoài bão, câu chuyện ngày hôm nay, có thể cùng nhau uống tách trà và mỉm cười đã là quý hóa lắm rồi.

Trà … chà … chà …

Thở mùa covid

Covid, bài học về thay đổi thói quen thở của bạn?

Từ ngày vào mùa dịch, mình có khuyên một vài bạn bè mình nên tập thở bụng để tạo thói quen cho phổi rèn luyện cường độ cao, nếu có mắc covid, lúc nào khó thở thì sẽ ráng thở được. Còn thở là còn sống.

Nhưng trong những ngày giãn cách, không phát sinh công việc mấy, não được nghỉ ngơi, tay chân được nghỉ ngơi, giãn cách lâu nên tâm si nó cũng chán không hoạt động mấy, nên có thời gian ngồi quan sát nhiều hơn. Thấy mình thở rất nhẹ, nhịp thở tính ra bằng 3/5 bình thường. Các cơ quan nội tạng đều ở trạng thái thư giãn, tâm thái bình an. Nhất là khi ở trạng thái định của thiền tọa, thì hơi thở như mây vậy.

Quay lại các kiến thức cơ bản: não tiêu thụ nhiều oxy nhất vì nó nhiều suy nghĩ, nhiều tâm tư nhất, các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi, ăn uống suốt ngày cũng cần nhiều oxy, nên khi ốm người ta sẽ ăn đồ thanh nhẹ, dễ tiêu hóa.

Vậy bài học gì sẽ rút ra ở đây?

– Khi covid xâm nhập cơ thể, đi vào tế bào, cơ quan. Thì việc trước hết đừng hoang mang, sợ hãi, hay lo lắng, cái này sẽ tiêu thụ nhiều oxy ở trên não, đòi hỏi phổi phải thở nhiều hơn.

– Thiền hơi thở, bạn có thể dùng ý thức để thở như khi tập thở bụng, nhưng kết hợp thiền hơi thở: Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô dài”; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra dài”; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô ngắn”; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. (Trích Kinh kinh Niệm xứ Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya (https://linhquyphapan.vn/tin-tuc/kinh-tu-niem-xu)) – Bình thường thì trong thiền việc thở diễn ra tự nhiên, nhưng lúc này việc thở là cần có ý thức thì mình làm như thở là một hành động bên ngoài nhưng quan sát được hành động đó. Khi bạn quan sát được như vậy, bạn có thể chạm tới cận định, các cơ quan khác ở mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất, cần ít oxy nhất và dồn oxy cho phổi – cơ quan bị tổn thương.

Vậy khi chưa có bệnh, bạn làm gì?

– Buổi sáng dậy, trước khi ra khỏi giường, mình tập hít vào thở ra 30 cái thật sâu và quan sát nó

– Tập tọa thiền 30p nữa với việc hơi thở diễn ra tự nhiên cho não bộ và toàn thân thư giãn hoàn toàn

– Dậy xúc miệng, xúc họng nước muối

– Pha một ấm trà, nướng bánh mì quệt mật ong hoặc sữa đặc – hoạt chất tanin trong trà ức chế việc virus xâm nhập tế bào, và mỗi ngày bạn hãy uống 3g trà nhé (Một ly trà qua cơn mê đại dịch https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1215885978831876&id=100012314562478)

Và thời gian còn lại, hãy quan sát hơi thở bất cứ khi nào có thể. Hãy luôn quay về với hơi thở, nhận diện ra sự có mặt của nó, có thể bằng sự phồng xẹp ở bụng, hay sự phập phồng nơi cánh mũi, sự nâng lên hạ xuống của lồng ngực, cái nào cũng được. Hãy sống thật tự nhiên, bạn chắc chắn an yên.

Cuộc chơi

Nếu bạn đứng ngoài cuộc chơi, cuộc chơi đó sẽ rất thú vị, và bạn cũng cảm thấy rất thú vị.

Nếu bạn tham gia cuộc chơi, cuộc chơi đó trở thành gánh nặng, và bạn trở thành nạn nhân cho thắng thua, được mất. Xa hơn nữa, càng chơi càng thua, càng thua càng hăng, càng hăng càng chơi đi chơi lại.

Có 3 cách mà người ta hay áp dụng hoặc khuyên nhau để đứng ngoài cuộc chơi:

– đó không phải chuyện của mình, việc của mình, không liên quan, chuyện nhà hàng xóm…AQ với thời cuộc

– đủ trải nghiệm, chơi chán, thì sẽ tự dừng

– ngu thật hoặc giả vờ ngu, dẫn tới không biết chơi, nên không tham gia chơi ngay từ đâu

Mới đầu thì cách nào cũng có vẻ hay và nghe chừng đứng ngoài cuộc chơi. Cơ mà, cả 3 cách đều khiến cái tâm lý tò mò, muốn chơi chẳng bao giờ dứt. Hết trò này sẽ đến trò khác, hoặc không chơi được thì cay cú, hoặc không dám chơi nhưng vẫn thòm thèm.

Vậy, áp dụng cả 3 cách có được không, nhưng dưới góc nhìn khác?

– đó không phải là chuyện của mình: người ta hay nói Duyên. Đấy là duyên đấy. Đủ nắng hoa sẽ nở, đủ duyên sẽ yêu thương. Nôm na là mọi thứ xuất hiện đều có cơ duyên của nó, nhiều yếu tố lắm mới hội tụ lên cái hình tướng mà bạn có thể cảm nhận rõ ràng bằng 6 giác quan như vậy. Bạn cũng bé tí trong cái số cơ duyên đó thôi. Có cái này thì có cái kia, không có cái này thì không có cái kia. Bạn chỉ là một mắt xích trong chuỗi đó, turn on hay turn off là do bạn.

– đủ trải nghiệm: dám đối diện với sự thật. Từ sự thật ở đây chúng ta vẫn hay nghĩ là sự thật những gì đang diễn ra, nói về cái bên ngoài. Nhưng sự thật cần được hiểu là cái tâm lý cảm xúc của tâm mình ấy ạ. Ví dụ: thay vì yêu một người, sau cả năm trời mới biết tình yêu nó cũng lãng xẹt, lúc thăng lúc trầm, thì mình có thể dành nguyên một ngày đi chơi rồi sẽ thấy, trong cả một ngày cũng có thăng có trầm. Rồi dành riêng một giờ không làm gì cả, chỉ quan sát tâm lý, cảm xúc của mình với chuyện yêu đương, cũng thấy nó cũng thăng cũng trầm vậy á… Nên thay vì mất cả năm nhận ra một chân lý, thì giờ thời gian rút ngắn xuống một giờ. Rồi vài cái như thế, thấy cái nào rốt cuộc nó cũng có có, không không như vậy là thôi, hết muốn chơi. Như kiểu đi nằm lòng, biết tiểu xảo trong mọi trò game.

– ngu thật: từ việc bạn hiểu mình chỉ là một mắt xích, tới việc bạn nắm được tiểu xảo game, nếu hai cái này bạn giữ rịt, thì đúng là đông phương bất bại. Bạn luôn ngạo nghễ, mỉm cười với sự chiến thắng của mọi cuộc chơi. Cơ mà sau rốt, bạn nhận ra, bạn chẳng là gì cả, có đi tới chân trời góc bể, bạn cũng không thoát khỏi bàn tay của Như Lai. Vậy thì cứ ngạo nghễ cũng để làm gì? Thắng thua, được mất, tranh đấu, thậm chí vơ vét, nắm giữ cũng để làm gì đâu. Cũng chỉ là đói thì ăn, khát thì uống, mệt thì nghỉ.

Bạn đang chơi bao nhiêu cuộc chơi? Và đang nằm trong trò chơi của bao nhiêu thế lực cả hữu hình và vô hình khác? Nếu chẳng thể thấu thì hãy ngồi lại, uống một tách trà, khám phá cuộc chơi của vị giác trước đã nhỉ.

Dùng bàn tay xúc chạm yêu thương

24_ngày_nhìn_lại_mình

Day 6: dùng bàn tay xúc chạm yêu thương ngay cả các vật vô tri vô giác
Chắc mình phải đổi lại 24 tuần nhìn lại mình quá, vì mỗi tuần viết được 1 bài. Nhưng cũng đúng là 1 chủ đề, mình đọc và thực tập suốt một tuần, cộng với tập hợp nhiều trải nghiệm để có thể chia sẻ lại về nó.
Tuần này đến với việc dùng bàn tay xúc chạm yêu thương cả các vật vô tri vô giác.
Đầu tiên thì, khi chạm biết là chạm đã khó rồi. Đầu óc chúng ta hay miên man với ngàn suy nghĩ không tên, chạm vào một cái gì đó có biết là mình chạm đâu. Hoặc nếu có chạm thì sẽ có thái độ hay định nghĩa với chúng: mềm mịn này, bầy nhầy này, ghê ghê này… Nên trước hết chạm cái gì, biết cái đó đã, không phán xét thêm điều gì. Không phải là không biết tới cảm giác xúc chạm của tay và đối tượng, mà biết vậy, biết thế.
Chúng ta làm việc văn phòng nhiều hơn, không phải các công việc chân tay nên hơi khó. Nhưng ngay cả khi chúng ta gõ ngón trên điện thoại hay trên laptop, chúng ta có thể cảm giác được các nút chạm. Từng nút chạm, ta cảm nhận được, đã khác hẳn với việc, ta cứ viết, cứ còm, cứ like, cứ bấm cho thỏa cái tâm trí đang cất lời rồi.
Tiếp theo, rửa bát, lau nhà, là cơ hội chúng ta thực hành bài tập của Day 6 này.
Với việc rửa bát, bạn đã bao giờ biết mình rửa trong hay rửa ngoài, rửa xoay trái hay xoay phải cái bát, cái đĩa chưa? Hay cầm lấy cái bát cái đĩa là ngoáy ngoáy rồi đưa dưới vòi nước xào xào… Cũng không biết phần chôn bát, chôn đĩa còn bám mỡ hay không? Đặt vào chạn up hay rổ up có theo thứ tự bát đĩa hay cứ up cho xong? Tương tự với nhau nhà và đồ đạc. Bạn thử quan sát việc lần này mình lau có khác không?
Khi mới đọc câu: xúc chạm yêu thương – mình đúng là có hơi bị tâm trí xen vào, sao lại là yêu thương, quán tưởng mình yêu nó à, quán tưởng kết nối giá trị tâm linh giữa người và vật à… Bài tập kiểu này có nhiều vị thiền sư đã hướng dẫn: nhìn một vật thấy tam thiên đại thiên thế giới trong đó, rồi nhìn một vật là kết nối tâm linh hay dòng chảy bên trong mình với vật. Nhưng cả hai cách thực hành này đều không phải chủ đề của chuỗi bài tập này. Chuỗi bài tập này đang muốn nói về việc: bây giờ và tại đây bạn biết việc mình đang làm.
Sau khi thực hành cả tuần trời, mình mới hiểu: xúc chạm yêu thương chính là việc mình chạm tay vào cái gì thì đặt tâm ý ở đó. Khi thực hành được tương đối việc xúc chạm đồ vật mà không có tiếng nói trong đầu, thì chúng ta đã rõ biết chúng ta đang làm gì ở từng động tác. Vì biết rõ từng động tác mà chúng ta khéo léo và cẩn thận khi xúc chạm, khi cử động tay. Nó giống như một cảnh báo đã được dán ngoài vỏ hộp: cẩn thận dễ vỡ vậy. Và khi việc gì tới chúng ta cũng cẩn thận với đôi bàn tay xúc chạm yêu thương thì việc đó được hoàn thiện một cách đẹp đẽ vậy.
Sự cẩn thận không có nghĩa là chậm chạp, hay làm từ từ. Mà vì mỗi hành động, không miên man suy nghĩ đâu đâu, tâm ý đặt ở đó thì không chỉ bạn quan sát được rõ ràng, hành động được cẩn thận, mà còn làm nhanh hơn rất nhiều.
Giờ mình k từ chối việc mọi người khen mình khéo tay đâu. 😆😆 Vì mỗi lần vậy, mình sẽ có cơ hội nói về việc hãy đặt tâm ý yêu thương vào mỗi xúc chạm.
P.s: buồn buồn rảnh rảnh, ngồi lôi giấy ra gấp hạc đi, cắt cái ô vuông 2x2cm thôi nhé.

Bạn học theo cách nào?

Bạn học theo cách nào?

Học theo thông thường:

Thấy đối tượng, nghiên cứu đối tượng, khám phá đối tượng, phát hiện ra những điều mới, kì lạ kì thú… bám vào đối tượng, hoặc bám theo suy nghĩ, quan điểm, định kiến, kinh nghiệm về đối tượng, tích lũy thêm các tri thức, kiến thức, hiểu biết về đối tượng. Tại đây chỉ có thêm hoặc thay đổi hiểu biết về đối tượng nhưng vẫn dưới dang thêm lên, thêm vào, thêm cho đầy kho chứa thông tin.

Học qua 6 xúc xứ:

Thông qua Đối tượng để thấy tâm mình (thân thọ tâm pháp trong kinh điển rút gọn là tâm). Khi đối tượng tương tác với 6 giác quan của mình (kinh điển gọi là 6 xứ, lục căn) thì sẽ phát sinh ra Tâm (các cảm giác nơi thân thọ tâm pháp) – tại đây mình thấy Tâm mình và học những cái:

– cái gì chưa có nay có

– cái gì có nay không còn

– cái gì không còn nay cũng không thể có lại

Hai cách học này là khác hẳn nhau. Và kết quả cũng khác hẳn nhau.

Nếu ai hiểu được, cuộc đời con người là một chuỗi các câu lệnh (như trong lập trình tin học) không có lệnh </End> mà cứ gần hết nó lại True or False để rồi lại quay lại từ đầu lặp đi lặp lại mãi. Thì với cách học sau, khi tự thấy được Tâm mình thì nó sẽ </End>. Tu tập cũng chính là liên tục thấy ra để </End> các câu lệnh đã được thiết lập từ tiềm thức, vô thức quá khứ.

Nếu học theo cách đầu, liên tục thấy cái mới lạ, nên mới có câu: học, học nữa, học mãi; học cả đời cũng không hết… Nếu chúng được công nhận, ghi nhận bằng vài vài cái bằng, vài bài báo, vài cái vinh danh.. và bám vào đó thì ôi thôi xong, bản ngã đã được vun bồi dày bịch như một bức tượng đài chẳng thể đập bể. Để mà sáng nay sư Tâm Pháp viết: “Khao khát sự cung kính, sự đánh giá và trân trọng của người khác chính là một ngục tù.” (www.sutamphap.com)

Theo lối đầu, xã hội ngày càng phát triển, nhiều thiết bị hiện đại ngày càng được phát minh,… hihi cơ mà “hiện đại thì hại điện” thôi. Có phải càng ngày lối sống thuận tự nhiên và thấy đủ nơi tâm mình đang được giáo dục đó không?

Uống trà đi – không phải mỗi ngụm trà thấy ngon, dở, đắng, chát, ngọt, bùi… mà thấy ra tâm mình còn ồn ào, còn vội vã, hay đã dịu dàng lắng xuống nghe vài ba tiếng leng keng nơi ngõ vắng.

Sao phải xoắn

Phật dạy: Không làm hại mình, không làm hại người
Thế mà cứ để nhau phải xoắn não, cứ mặt cau mày có. Đúng thì đã sao? Sai thì đã sao? Ngon thì đã sao? Dở thì đã sao? Khôn thì đã sao? Ngu thì đã sao?
Hiểu biết vài thứ, hay nhiều thứ, kể cả hiểu biết về cái gọi là Sự Thật cũng có làm bạn tốt hơn, đẹp hơn, an lạc hơn, vui vẻ hơn? Hay chỉ làm bạn cho rằng mình đúng đắn hơn, biết hơn, chuẩn hơn, có trí hơn?
Để làm gì khi mãi phải tranh nhau hơn thua?
Để làm gì khi mãi phải cho rằng cái này phải là thế này, cái kia phải là thế kia?
Để làm gì khi bạn hả hê còn người khác thì cúi mặt lầm lũi bước đi?
Cái gì tới sẽ tới, cái gì đến sẽ đến.
Hay là chặt nó xuống rồi đóng cọc cho nó chín nhanh 😆, cơ mà chưa kịp chín nhựa đã ra tay.
Chứng minh cái mình đúng, hiểu biết của mình là đúng, có chăng là hãy cho người ta thấy được bước đi nào là dẫn tới thành Rome, bước đi nào là dẫn tới chân Hymalaya. Ví dụ như: để đồ đạc không gọn gàng, mai lại tìm loạn lên chẳng hạn. Làm sao phải có gì cao xa, xa vời tận đẩu đâu.
Tâm an lành, trí tuệ mới nở hoa. Còn không, cái bạn biết cũng chỉ là đám bong bóng xà phòng, cũng chỉ để làm màu mà thôi.

Day 6: dùng bàn tay xúc chạm yêu thương ngay cả các vật vô tri vô giác

Day 6: dùng bàn tay xúc chạm yêu thương ngay cả các vật vô tri vô giác

Chắc mình phải đổi lại 24 tuần nhìn lại mình quá, vì mỗi tuần viết được 1 bài. Nhưng cũng đúng là 1 chủ đề, mình đọc và thực tập suốt một tuần, cộng với tập hợp nhiều trải nghiệm để có thể chia sẻ lại về nó.

Tuần này đến với việc dùng bàn tay xúc chạm yêu thương cả các vật vô tri vô giác.

Đầu tiên thì, khi chạm biết là chạm đã khó rồi. Đầu óc chúng ta hay miên man với ngàn suy nghĩ không tên, chạm vào một cái gì đó có biết là mình chạm đâu. Hoặc nếu có chạm thì sẽ có thái độ hay định nghĩa với chúng: mềm mịn này, bầy nhầy này, ghê ghê này… Nên trước hết chạm cái gì, biết cái đó đã, không phán xét thêm điều gì. Không phải là không biết tới cảm giác xúc chạm của tay và đối tượng, mà biết vậy, biết thế.

Chúng ta làm việc văn phòng nhiều hơn, không phải các công việc chân tay nên hơi khó. Nhưng ngay cả khi chúng ta gõ ngón trên điện thoại hay trên laptop, chúng ta có thể cảm giác được các nút chạm. Từng nút chạm, ta cảm nhận được, đã khác hẳn với việc, ta cứ viết, cứ còm, cứ like, cứ bấm cho thỏa cái tâm trí đang cất lời rồi.

Tiếp theo, rửa bát, lau nhà, là cơ hội chúng ta thực hành bài tập của Day 6 này.

Với việc rửa bát, bạn đã bao giờ biết mình rửa trong hay rửa ngoài, rửa xoay trái hay xoay phải cái bát, cái đĩa chưa? Hay cầm lấy cái bát cái đĩa là ngoáy ngoáy rồi đưa dưới vòi nước xào xào… Cũng không biết phần chôn bát, chôn đĩa còn bám mỡ hay không? Đặt vào chạn up hay rổ up có theo thứ tự bát đĩa hay cứ up cho xong? Tương tự với nhau nhà và đồ đạc. Bạn thử quan sát việc lần này mình lau có khác không?

Khi mới đọc câu: xúc chạm yêu thương – mình đúng là có hơi bị tâm trí xen vào, sao lại là yêu thương, quán tưởng mình yêu nó à, quán tưởng kết nối giá trị tâm linh giữa người và vật à… Bài tập kiểu này có nhiều vị thiền sư đã hướng dẫn: nhìn một vật thấy tam thiên đại thiên thế giới trong đó, rồi nhìn một vật là kết nối tâm linh hay dòng chảy bên trong mình với vật. Nhưng cả hai cách thực hành này đều không phải chủ đề của chuỗi bài tập này. Chuỗi bài tập này đang muốn nói về việc: bây giờ và tại đây bạn biết việc mình đang làm.

Sau khi thực hành cả tuần trời, mình mới hiểu: xúc chạm yêu thương chính là việc mình chạm tay vào cái gì thì đặt tâm ý ở đó. Khi thực hành được tương đối việc xúc chạm đồ vật mà không có tiếng nói trong đầu, thì chúng ta đã rõ biết chúng ta đang làm gì ở từng động tác. Vì biết rõ từng động tác mà chúng ta khéo léo và cẩn thận khi xúc chạm, khi cử động tay. Nó giống như một cảnh báo đã được dán ngoài vỏ hộp: cẩn thận dễ vỡ vậy. Và khi việc gì tới chúng ta cũng cẩn thận với đôi bàn tay xúc chạm yêu thương thì việc đó được hoàn thiện một cách đẹp đẽ vậy.

Sự cẩn thận không có nghĩa là chậm chạp, hay làm từ từ. Mà vì mỗi hành động, không miên man suy nghĩ đâu đâu, tâm ý đặt ở đó thì không chỉ bạn quan sát được rõ ràng, hành động được cẩn thận, mà còn làm nhanh hơn rất nhiều.

Giờ mình k từ chối việc mọi người khen mình khéo tay đâu. 😆😆 Vì mỗi lần vậy, mình sẽ có cơ hội nói về việc hãy đặt tâm ý yêu thương vào mỗi xúc chạm.

P.s: buồn buồn rảnh rảnh, ngồi lôi giấy ra gấp hạc đi, cắt cái ô vuông 2x2cm thôi nhé.