Vô tình nhắc đến chữ Buông.
Và đây là cách thực hành Buông. (Mình cũng đang thực hành)
***
Một giây chợt lóe lên và ghi lại
Chúng ta ai cũng mong muốn học cách Buông. Và hiển nhiên hiểu được lợi ích của việc Buông. Nhưng để thực hiện nó không phải cứ nói ra là được.
Mình sẽ không giải thích Buông là gì, hay nói nhiều tại sao, hay giải thích thế nào… Như vậy đọc xong đoạn này lại sinh ra một đống thứ chấp rồi ứ Buông được. Chỉ cần biết Buông là Buông thế thôi. Làm sao phải “xoắn” – từ xoắn này hay cực, đúng là không phải xoắn.
Cách thực hành:
– Buông ý nghĩ: một ý nghĩ chợt đến, thay vì đuổi theo nó, hãy dừng lại. Thường khi ta nghĩ 1 điều gì đó, trí não sẽ cứ logic hết cái nọ tới cái chai, suy ra cái chum cái bình… Giờ, dừng lại với suy nghĩ đó. Ví dụ: nghĩ cái con B kia nó hay nói xấu, thọc mạch mình. Dừng. Sau dừng làm gì? Quan sát nhịp tim, quan sát nhịp thở. Tim có đập nhanh hơn khi nghĩ tới con B làm điều xấu k? Hơi thở có gấp gáp khi nghĩ con B làm điều xấu không. Tiếp nữa là tự vấn: hình như mình đang nghĩ con B nghĩ xấu mình. Nhịp tim và hơi thở của mình hình như nhanh hơn thì phải. Cái mắt mình nó còn lồi ra một tí giận dữ ý. À, cái Rimunta hôm qua nó có chém về chữ Buông ý nghĩ. Xong.
– Buông cảm xúc: buông ý dễ hơn buông cảm xúc. Vì ý là Logic có thể cắt. Còn cảm xúc là phản xạ có điều kiện. Trẻ con không bị dính cái này vì chúng không phụ thuộc vào điều kiện. Chúng vui theo kiểu vui của chúng. Chúng khóc theo kiểu khóc của chúng. Người lớn thì: ăn ngon, mặc đẹp, đi chơi, đi du lịch, nhiều tiền, d anh đẹp trai để ý… mới là vui. Còn bị nói xấu, gặp điều k thích, gặp đám ma, bị bỏ… là buồn… Các cảm xúc chính vì thế nó được nảy sinh có điều kiện. Và khi gặp điều kiện là nó trổ. Chính vì vậy, để ngắt các điều kiện việc đầu tiên là Nhận diện cảm xúc. Được tăng lương, được một người bí mật tặng hoa…. A, vui quá, sung sướng quá. Nhảy chôm chôm. Dừng. Dừng. Dừng. Đúng là không thể nói dừng là dừng. Nhưng đến lúc nhận diện được vui quá, sướng quá… thì cũng đến lúc Dừng và sau khi Dừng lại thực hành quan sát Hơi thở, quan sát Nhịp tim, tự vấn chính mình như trên.
– Buông giác quan: chưa thực tập được đoạn này nên chưa viết.
Trong khi tự vấn, bên cạnh vẫn quan sát hơi thở, nhịp tim, cần tự kỷ ám thị rằng
KHÔNG CÁI GÌ LÀ TÔI
KHÔNG CÁI GÌ LÀ CỦA TÔI
***
Ghi lại như vậy.
Chữ Buông đừng cố, đừng phải, đừng hãy, đừng đi… Vấn đề là Chủ thể Buông, không phải là Vật thể Buông. Hãy nhìn vào Chủ thể tức là Chính mình sẽ thấy Buông tự bao giờ.
Hành
Hành
Vượt qua nghịch cảnh
Bạn đã từng đứng trước những cơn đau, nỗi sợ hãi, sự thất vọng và tuyệt vọng? Tất cả nx điều đó, chúng ta vẫn nghĩ rằng đó là nghiệp, là chướng ngại, là trái ý muốn… cản bước thành công của chúng ta.
Chúng ta vẫn thường nghĩ, thành công là khi mọi thứ luôn vui vẻ, xuôi chèo mát mái… hay chính là đạt được thứ chúng ta mong muốn, chúng ta nguyện cầu. Còn ngược lại đều là cản đường chúng ta đi.
Nhưng mấy ai biết rằng, chính nx cái chúng ta gọi là thành công, thuận lợi, xuôi chèo… lại là nx thứ kéo chúng ta lại, níu giữ chúng ta. Trên hành trình trở về với bản nguyên, chỉ có cơn đau, sợ hãi, thất vọng… là dang tay chào đón chúng ta. Chúng sẵn sàng nắm lấy tay ta vượt qua dòng sông Đời để bước sang bờ bên kia của Yêu thương, của Ánh sáng…
Cái cảm giác được chúng chìa bàn tay ra, hân hoan chào đón, và ta cũng giơ tay ra, hạnh phúc bước cùng để sang bên kia mới tuyệt diệu làm sao.
Mọi thứ k phải là chấp nhận, không phải là lý trí rằng lý thuyết là thế. Mà chúng là một trải nghiệm, một cảm giác ngập tràn trong ánh sáng chan hòa, và nx bàn tay nâng đỡ ta đi. Chỉ cần tĩnh lặng, quán chiếu trong mỗi phút giây.
Thật là vi diệu thay.
CHÂN
Tại sao lại là chân? Chân Thiện Mỹ? Chân thực? Chân thành?
Chân – nơi bắt đầu một cơ thể sống hay nơi kết thúc một cơ thể sống? Chỉ biết rằng: cây già rễ sẽ héo trước, người già chân sẽ yếu trước.
Xét về góc độ y sinh học: chân là nơi hội tụ rất nhiều các huyệt đạo chính yếu, được ví như trái tim thứ 2 của cơ thể người. Vì vậy sinh ra các kiểu bấm huyệt chân bắt và chữa bệnh. Matxa chân, ngâm chân thanh lọc cơ thể.
Xét về vật lý học: chân là nơi sinh ra ma sát giữa cơ thể với đất (hoặc mặt bám). Mặt bám càng trơn trượt thì lực ma sát đối trọng càng lớn đồng nghĩa với việc kích hoạt các huyệt đạo ở đôi chân. Mặt bám càng nhám, gồ gề càng có khả năng tiếp xúc với phần hõm đôi chân nơi các huyệt chủ cho tiêu hóa nằm ở đó.
Ngày xưa, đôi chân trần, giày dép không có là thời điểm đôi chân phát huy tác dụng tối đa của nó. Ngày nay, các loại giày, dép đã làm sai lệch hoặc mất chức năng thiết yếu này của chân. Chân không cần phải bám, chân không cần phải chạm và dĩ nhiên chẳng cái gì được tự kích hoạt, chẳng cái gì được tự matxa. Một tuần 60p bỏ ra tưởng ok nhưng cũng để làm gì so vố tỉ lệ thời gian 60/10.080.
Chỉ với hai hòn đá nhỏ thôi: tập bám, tập cân bằng, tập nhìn xuống, tập tĩnh lặng, … bất kể lúc nào, bất kể đâu. Đơn giản và hồn nhiên như trẻ con nghịch ngợm. Vô tư và vui vẻ như được quà. Vâng, đúng là được quà, được cái giá trị CHÂN NHƯ mà bấy lâu nay chúng ta đang quên lãng.
Hệ thống bài tập với đá của Dịch tâm thể này thật nhẹ nhàng, tao nhã quá đi mất ý.
Cô ấy, chú ấy hơn 60, gần 70 vẫn vui như con trẻ.
Cô ấy chú ấy hơn 60, gần 70 vẫn nhẹ xoay một cái gốc cây hơn 200kg và chịu được sức nặng gần 100kg.
Quá tuyệt vời với những người bạn già tuyệt vời. Hjhj
Khám phá Bí mật của THÀNH CÔNG, HẠNH PHÚC, SÁNG TẠO, YÊU THƯƠNG.
Chúng ta vẫn đang sống cuộc sống bình thường, với 24 hình/giây. Một số người sống quá nhanh như đoạn đầu của đoạn video này, không thể nhận biết được cái gì đang diễn ra xung quanh. Nhưng nếu mọi thứ được thấy, được nhìn chậm lại như đoạn video dưới thì sao? Chúng ta sẽ dễ dàng cảm nhận, dễ dàng thấy những gì đang diễn ra để tận hưởng, để yêu thương và phát triển mọi sức sáng tạo kỳ lạ để rồi thành công và hạnh phúc đủ đầy.
Rèn luyện SỐNG CHẬM:
– uốn lưỡi bảy lần trước khi nói
– hành động bất cứ thứ gì cũng nên chậm hơn người bình thường (cứ từ từ, không đi đâu mà vội)
– hành Thiền tĩnh mỗi ngày