Kinh doanh và Tu đạo

Dù là trong Kinh doanh hay trong Tu đạo thì điều cốt yếu nhất cần thấy được:

1. Làm gì thì phải biết mình đang làm gì
2. Làm những việc cần làm để có kết quả phù hợp với năng lực (chuyên môn, tài chính, nhân lực, khả năng quản trị) và các duyên xúc, không chín ép cũng không dễ duôi
3. Không cần làm những việc sẽ không ra kết quả hay nó là sự vọng tưởng của tương lai. Như ngoài tầm với của chuyên môn, tài chính, nhân lực, quản trị… và các duyên xúc. Đa số người làm kinh doanh hay ảo tưởng về khả năng của mình cũng như bảo phải liều để rồi dúi dụi. Còn người tu đạo, do tà định mà dẫn tới tà tri kiến, tưởng tượng đủ thứ.

Ngay bây giờ và tại đây, với người làm kinh doanh, nếu thấy sản phẩm của mình có duyên với thị trường thì cần phân tích để chau chuốt sản phẩm để sp chất lượng nhất, cần tối ưu quy trình để tiết kiệm chi phí. Người tu đạo, sau khi có sự chánh niệm trên thân, biết rõ các cảm giác trên thân chỉ là cảm thọ, biết rõ sự thật của thế giới là cảm thọ, thì cần luyện tập cho sự biết đó ngày một clear như là mắt mình đang thấy một cái gì đó hữu hình, đó là tìm hiểu sự vị ngọt, sự nguy hiểm và xuất ly của thọ.

Đa số, khi kinh doanh, mới kinh doanh vài sp thấy ok là vọng tưởng nghĩ mình làm chủ được thế giới nên nghĩ ra đủ thứ làm, rồi vay mượn đầu tư, quảng bá. Mà k hiểu, nồi nào úp vung đấy – sp chỉ hợp với 1 nhóm người, muốn nhóm người càng đông thì sp phải đáp ứng được. Còn người tu đạo, khi thấy có chánh niệm trên thân, hơi thở có chút định tĩnh, ít biến giật thì tâm lại phóng dật, tâm si khởi lên bay lượn khắp nơi, linh tinh trong cái suy diễn điên đảo của tà tư duy.

Người làm kinh doanh mà có tu đạo hãy nhớ: đường này đến thế gian, đường kia đến niết bàn – không thể đi 2 chân song song rồi xoạc rách háng có ngày. Hãy hoan hỉ, chánh niệm liên tục.

Việc của mình duy nhất: chú tâm liên tục nơi 4 xứ.

Nhân loại cho rằng, năm uẩn là của ta, nên thật khó nói ai đó đem dao, cưa, kéo tự chặt, cắt đứt tay chân mình. Những người trải qua biến cố, hoặc đủ trải nghiệm (sống đủ lâu, hoặc gia đạo bấp bênh) thì cũng góc nào đó nhận ra 5 uẩn không phải là ta, nên có thể có tâm giải thoát. Tuy nhiên, hoàn toàn không có tuệ giải thoát vì họ không thể hiểu thấu suốt mọi góc cạnh (liễu tri) được chính điều đó hay có thể có cái thấy biết thấu đáo tương tự với các điều khác. Việc này chỉ có thể dựa vào thiền tuệ như chính việc dùng đèn đi soi tỏ đường đi.

Người tu đạo đừng vội sợ hãi vì không hiểu mình đang ở đâu, liệu có vào tà ma, ngoại đạo hay không. Hãy tinh tấn, thực hành chánh niệm liên tục, thiền định với phương pháp tứ niệm xứ thì dù có đôi lúc có bị nghiệp lực kéo đi một đoạn, thì vẫn như cái dây chun, tự trở lại là chính nó.

Thậm chí, người tu đạo cũng đừng vội phán xét người khác là sai đường, đi không đúng chánh pháp. Bản chất đường chỉ có một và thẳng tắp, k râu ria. Qua mỗi thời, mỗi thầy, với các tư kiến (tà tư duy, tà tri kiến – tư duy, hiểu hiết cá nhân) mà thành ra chúng được tô vẽ như dải dây buộc thêm cờ, thêm nơ treo lòng vòng trên cây thông Noel, thỉnh thoảng còn có những quả nhấp nháy mà người ta gọi nó là Đạo quả.

Tự mình nương tựa mình, nương tựa nơi chánh pháp. Soi tỏ lòng mình, không soi chuyện nhân gian, càng không nên bàn tới chuyện k giúp ích gì cho con đường tu tập chánh niệm của mình, đó là việc của tự nhiên và xã hội.

Việc của mình duy nhất: chú tâm liên tục nơi 4 xứ.

Kệ

Như cơn gió tuyết
Thổi qua cây lau
Phất phơ ngọn lá
Lau dạt về đâu

Như cơn gió tuyết
Thổi qua cây cau
Phất phơ lá hát
Cau vẫn ngẩng đầu

Quả?

Chẳng biết gọi nó là gì. Thôi thì tập gì gọi nấy.
🤣🤣
Quán quả – hẳn nhiều người không hiểu cái gì là quán quả, nhưng nó chính là – Ví dụ như khi các giác quan tiếp xúc với thế giới ngoại cảnh đều phát sinh: cảm xúc, cảm giác và tưởng (các khái niệm). Các xúc, thọ, tưởng này con người chưa tu tập thường nghĩ nó là mình nên dễ thấy phiền não, khổ đau, hay hỷ, lạc…và gắn vào nó. Còn người tu tập thì biết nó là ảo, vô thường, vô ngã nên kiểm soát được tâm mình, không bị dính mắc. Dù là đối tượng nào trên bốn đối tượng thân, thọ, tâm, pháp thì việc quán hiện nay các đạo hữu thực hành vẫn là hành động diễn ra sau khi hành động, cảm xúc, suy nghĩ…được diễn ra. Việc thực hành miên mật điều này, giúp các hành giả tu tập giữa đời thường có được bước chân an lạc trong đời sống. Lành thay.

Quán nhân – Thực ra, chúng ta liên tục gieo nhân. Nhưng chúng ta thường gieo một cách vô thức. Người bình thường thì sẽ gieo nhân luôn từ những gì họ chạm phải. Nên tất cả mọi kết quả của họ, họ đều đổ lỗi cho lý do ngay trước đó. Ví dụ hôm nay đi làm muộn do tắc đường, con ốm… Tôi giận, mắng anh, vì anh làm sai, làm trái ý tôi… Người tu tập, hiểu những quả của hiện tại là nhân cho cái tiếp theo, chính vì vậy khi đã quán được quả thì họ sẽ không làm nảy sinh nhân mới. Song, vẫn còn những nhân trong quá khứ, các khái niệm, tri kiến…thậm chí cả các kinh nghiệm tích lũy từ nhiều kiếp có sẵn trong tiềm thức. Nhiều người tu tập tốt hơn có thể hiểu được các nhân trong quá khứ, tiềm thức này cũng là giả thì cũng có thể loại bỏ.

Hãy thử tưởng tượng: bạn bắt đầu gieo những hạt mầm đầu tiên của mình trong mọi sinh hoạt. Bạn nói, bạn viết, bạn ăn, bạn uống, bạn đi, bạn làm, bạn hành động… Bạn nói, bạn viết: bút sa gà chết, lời nói như mũi tên – nói ra rồi không lấy lại được. Đơn cử, một status bạn post lên fb: nói để làm gì, cứ nói nó k còn bản ngã của bạn, k còn để con khỉ trong bạn được nhảy nhót, thì nó để làm gì. Bạn có tuệ tri được việc người khác đọc nó sẽ có cảm xúc, cảm giác…gì không? Không phải cứ tốt là tốt, một ý niệm tốt gieo không đúng thời điểm cũng chỉ làm cho người khác bất an. Một lời nói Yêu dành cho không đúng người chỉ làm người ta thêm vọng niệm… Hay việc bạn làm, nó sẽ đem lại điều gì? Bạn có tuệ tri được kết quả của việc mình làm. Hay chỉ làm vì mình nghĩ nó là tốt, thiện. Việc share một thông tin để người khác biết mà cảnh giác khi bạn không thực sự biết được sự thật cũng chỉ làm mọi thứ thêm hoang mang…

Thường thì những người tu tập sâu đều hiểu được cái khổ sau mỗi nhân mình gieo xuống nên bản thân mỗi người tu tập đều thu thúc lục căn, tránh tạo tác. Nhưng cuộc sống còn sống trên cõi đời thì không thể tránh khỏi tạo tác, nhưng có việc quán nhân, nên mỗi bước chân đặt xuống, mỗi lời nói ra, mỗi việc ta làm…đều được quán chiếu với một tâm từ sâu sắc. Vì một nhân gieo xuống, không chỉ bởi sự tuệ tri của của bạn về quả mà còn bởi tâm từ bạn muốn san sẻ tới người thọ lãnh quả đó. Có phải vậy không?

Thật là an lành và yêu thương.❤❤

Tôi hay là Toi

Ngồi lật lại những gì mình đã làm, phải nói là có những thời buồn cười và ngây thơ thật. Ấy vậy mà lúc đó tự hào về những cái gì mình làm lắm, đơn giản vì mình chỉ nghĩ được như vậy, biết được như vậy nên tự hào mà. Còn sống chết bảo vệ chúng.

Giờ, cũng chẳng buồn chém gió, vì cái mình chém hôm nay, ngày mai nhìn lại đã lạc hậu rồi. Lại còn chém cho những người khả năng nhận thức, thế giới quan chỉ có vậy thôi thì đúng là “chém gió” thật.

Không phải là khinh người, tự ngã, mà càng ngày càng thấy, k thể chấp thủ tri kiến cá nhân cũng càng chẳng thể đem những gì mình có cho người khác thấy khi mà người ta không thấy. Nên tốt nhất là nói ít thôi. Chứ giờ chưa kịp nói, người nghe chưa kịp nghe thì đã nhảy ngược lên rồi. Tà niệm, tà tri kiến luôn thường trực trong đầu mỗi người để đem ra đối chất với người khác, hay bành trướng cái tôi của mình.

Duy chỉ có việc của mình thì mình cứ làm. Vì đó là việc của mình. Thấy chị bạn cùng học đạo nói: sợ lắm, gan bé. Cái sợ lắm, cái gan bé. Rốt cuộc cũng do bản ngã mà thôi. Làm con người sống trong cuộc sống cũng y như người lính phải xông pha nơi chiến trận. Nếu anh cho rằng phải bảo vệ cái xác thân này, thì anh sẽ lùi lại hoặc tìm cách đánh cầm chừng. Còn chẳng vì điều gì cả, chết cũng được, chỉ cần biết việc của mình là một người lính phải chiến đấu thì cứ thế xông lên thôi. (Ở đây là người lính, k nói chỉ huy).

Rồi lại thêm thằng bạn: việc này bé quá, tôi không làm. Nhớ những năm đầu thành lập công ty, việc lớn, việc bé mình làm tất. Từ nhặt đinh cho thợ, tới cọ chùi toa lét. Chẳng sao cả, việc đó mình k làm thì phải mất công trả thêm tiền. Mặt khác còn phân biệt là còn cho rằng ta là ai đó nên việc đó ta k cần làm, việc đó k xứng với ta để ta làm.

Cái quan trọng nhất của tu hành là không dính mắc, tâm vô lậu. Làm mà như không làm. Làm vì đơn giản đó là việc phải làm. Không mong cầu, cũng chẳng thoái thác. Vị kỉ cá nhân theo lối k quan tâm việc người, nhưng làm tốt việc mình, trách nhiệm với công việc và sản phẩm mình tạo ra. Tâm đủ mạnh thì sóng nào cũng chẳng đánh bay được. Cứ như vậy vững tâm mà bước thôi.

Tất cả xét cho cùng, cũng nắm gọn trong chữ Tôi mà gió thổi một cái là thành Toi. 🤣🤣

Do đâu?

Hoài niệm về một xót thương cũ
Buốt nhói trong tim
Chúng đập
Chúng đạp
Chúng xót xa
Gào thét
Những nhói buốt như trăm ngàn những vết dao băng lạnh toát
Đâm vào thẳm sâu mỗi trái tim

Tưởng vọng về một chân trời mới
Khao khát trong tim
Chúng nhảy múa
Chúng hát ca
Rồi cũng thét gào
Những khao khát như trăm ngàn vết dao rực lửa bỏng rát
Đâm vào thẳm sâu nơi trái tim

Gió có thể làm mát đi những khao khát?
Mặt trời có thể làm tan đi những buốt nhói?
Hoa kia
Bướm kia
Mây kia
Như ngàn khúc nhạc ru ta vào cõi mơ
Như mộng cảnh đưa ta ngây ngất say…say…say

Đưa tay ra – chạm không thấy
Đưa trái tim ra – chạm không thấy
Mở mắt ra – ngàn hoa kia biến mất như bong bóng xà phòng
Mở tai ra – ngàn khúc nhạc kia cũng như làn gió thoảng qua nhanh chóng
Mở miệng ra – cười và cười và cười như điên…ha ha ha… ha ha ha

Chẳng còn gì ngoài ta
Chẳng có gì là ta
Chẳng là ta
Ta cũng chẳng là ta
Huống chi là đau
Huống chi là sướng vui
Huống chi là người
Nước mắt hay nụ cười – cũng chỉ là ở trên môi
Thế thôi
🌼🌼
p/s: Chuyện rằng, chong chóng nói với gió: tại sao bạn cứ làm tôi xoay tít mãi thế. Gió bảo: thì vì bạn là chong chóng. Chong chóng nghĩ: ừ – rồi lại xoay tít. Rồi một ngày vắng gió, chong chóng không quay nữa và hôm sau gặp gió nó nói: tại bạn làm tôi quay, hôm qua vắng bạn tôi không quay tít. Gió bảo: thế thì bạn đừng là chong chóng nữa. Các cánh chong chóng bung ra, chong chóng chỉ là một mảnh giấy rách.

Vậy là do chong chóng hay do gió nhỉ?

Quán Thân

“Mình đang nhanh thì mình không thể biết thế nào là chậm.”

Chia sẻ cách mình đang thực hành những bài thiền quán thân: quán bước đi, quán hành động, quán lời nói, quán nét ăn. Thật sự là cách của mình này có vẻ hơi buồn cười, và chúng ta cũng phải chấp nhận một sự thực xót xa khi thực hành những cái này.

Thực hành: bạn đặt 1 máy quay, quay lại hình ảnh khi bạn đi đi lại lại trong chính nhà mình, hoặc quay lại việc nói chuyện như mình đang nói với ai đó một cách tự nhiên nhất, hoặc ghi âm lại giọng nói hay đoạn đọc của mình, hoặc quay lại hành động, nết ăn của mình trong bữa ăn.

Lần đầu tiên tôi đã giật mình: mình đi như con lật đật, vội vã, bảo quán đi, mà lại hiểu là đang đi biết mình đang đi, không hề biết chân đang đặt lên sàn ra sao, tâm ý phải hướng vào trong thế nào, đồ vật xung quanh có vướng víu hay không. Kể ra giống con robot hút bụi tự động phết. Chứ thiền nhân, dù bước chân có nhanh, nhưng nhìn là thấy sự khoan thai trong đó, tâm k bị phóng dật ra ngoài.

Tương tự, tôi cũng giật mình khi thấy mình khi thiền nói chuyện với người khác thì nói như búa máy, mồm mép tung bọt, tay chân khua búa nhăng, nói k để cho người khác kịp nghe, cũng chẳng hề biết người khác đang nghe hay nghĩ gì, thậm chí chắc chắn lúc đó chẳng biết mình đang nghĩ gì vì mồm bắn liên thanh vậy mà. 🤣🤣

Thiền đọc thì còn thê thảm hơn: giọng chưa truyền cảm thậm chí không có nội lực. Nếu ai đó nói cái này là kĩ năng. OK, nhưng đó là kì năng thiền khi đọc. Đọc chậm rãi, rõ ràng, giọng vừa phải, quán được luồng âm thanh ở cổ họng, quán được hơi để đoạn đọc được liền mạch…thậm chí là đọc cũng cần nhập tâm câu chuyện chứ k phải mồm thì đọc, đầu để đâu nên việc nghe một người đọc vậy rất chán.

Thiền ăn thì thực sự thê thảm. Thôi, riêng cái này không kể nữa. 😭😭

Vậy đó. Không phải đi biết đi, đứng biết đứng, nói biết nói, ăn biết ăn. Nếu chỉ biết thì đó là ý thức biết. Cái thực hành ở đây là tâm ý hướng vào trong, đặt vào trong từng hành động, để kiểm soát chúng, để nhận ra chúng, để làm tròn đầy chúng, hoàn thiện chúng theo kiểu của tự nhiên.

Các bạn thử thực hành xem, kết quả thế nào bạn tự rút ra cho chính mình và luyện tập thêm nhé. 😍😍😍

Cái rễ

Như một cái rễ cọc
Cắm sâu vào lòng đất
Càng nhìn càng thấy dài
Càng nhìn càng thấy xa
Cái rễ cứ vươn ra
Như chẳng thể ngừng lại
Rồi rễ chạm nơi nào
Của vắng lặng vô biên
Một dòng suối bình yên
Nhẹ nhàng dần lan tỏa
Như là hương là hoa
Như là mây là gió
Một khoảng trời ở đó
Trong lành đến yên nhiên

Yếu hay mạnh?

“Thất phu nóng giận như hổ dữ,
Người mạnh tĩnh lặng tựa nước sâu”

Một người thực sự mạnh mẽ chắc chắn sẽ có một nội tâm tĩnh lặng, một tấm lòng ấm áp và một cái đầu thông tuệ. Người ấy chắc chắn đã trải qua mưa gió thét gào, chiêm nghiệm được cảnh thâm sơn cùng cốc, và chứng kiến cảnh bách thái nhân sinh.

Mong rằng trên con đường nhân sinh của chúng ta, dẫu phải đối mặt với hoàn cảnh nào, ta cũng đều có thể cương cường, mạnh mẽ một cách đầy trí huệ, trở thành một người có nội tâm mạnh mẽ.

Kẻ yếu nhược thường dễ phẫn nộ như cọp, hơn nữa họ thường dễ nổi trận lôi đình. Người mạnh thường tĩnh tại như nước và trầm tĩnh bình hoà. Người tâm không tĩnh, thì nơi nào cũng là sóng gió. Dẫu chỉ là chuyện nhỏ nhặt cũng sẽ bị phóng to gấp bội lần.

Người có nội tâm không mạnh mẽ, trong tâm sẽ luôn thiếu cảm giác an toàn. Không đủ mạnh mẽ đồng nghĩa với rất dễ bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài, thường vô cùng để tâm tới cách nghĩ của người khác hoặc bị chi phối bởi ánh nhìn hay lời nói của họ. Từ đó người ấy mất đi năng lực phán đoán độc lập, dễ dao động, đứng ngồi không yên.

P/s: chỉ có tí thôi mà sẵn sàng đạp cho banh nóc 🤣🤣🤣

Quán

Nhìn ở nơi mắt
Nghe ở nơi tai
Mùi ngay ở mũi
Lưỡi vị thấy ngay
Da là xúc chạm
Ý chạy ngũ căn
Một vòng là mệt


Thấy thân trên thân
Thấy thọ trên thọ
Tâm đang vọng tưởng
Từng sợi lan xa
Như là lưỡi hái
Tử thần văng ra


Sợi này do tham
Sợi này do sân
Sợi này phiền não
Đau khổ si mê


Rõ là ngốc nghếch
Thật là mộng mơ
Toàn là vị ngọt
Nhưng cũng là chua
Toàn là thơm ngát
Cũng là chua chát
Hạnh phúc dày gang
Đau khổ hàng tấc


Bàng hoàng tỉnh giấc
Thu thúc lục căn
Tâm liền im ắng
Không chạy lăng xăng
Không còn có hạt
Gieo xuống đất hoang


Ý chẳng còn màng
Tranh hơn thua đúng
Chẳng còn bận cãi
Ai đẹp ai hơn
Chẳng còn thấy ơn
Hay là thấy oán


Tâm ngồi im lặng
Nghe gió trên da
Nghe mùi trên lưỡi
Nghe vị trên tai
Nghe âm trên mắt
Mũi thấy sắc màu
Ý chẳng buồn rầu
Vì nhiều khoảng trống
Một cõi mênh mông


😂
Thật là vọng tưởng
Thật là vọng tâm
Chánh niệm chánh niệm
Nhất tâm nhất tâm