Thích nghi

Ngày nhập trường, cái mà các bậc cha mẹ bàn nhau, tại sao chọn trường này hay trường kia chính là mong cho con được ăn học, được dạy dỗ để sau này con lớn lên dễ thích nghi với môi trường, với xã hội. Mà có biết rằng, chính chúng ta, cũng luôn tự mong muốn mình có khả năng thích nghi với điều kiện, ngoại cảnh sống.

Khả năng thích nghi là một lối sống tích cực, không ngại khó, không ngại khổ, không ngại sự thay đổi, ngoài vùng thoải mái. Chính vì vậy, người có khả năng thích nghi luôn nắm bắt rất nhanh với cuộc sống ngoại cảnh, không bị ngoại cảnh gây khó chịu, bất an, lo lắng, hay sợ hãi. Người thích nghi là người chấp nhận gian khổ, chấp nhận sai, chấp nhận hỏng và cả chấp nhận mất mát. Và khả năng thích nghi của mỗi người được ví như loài Tắc kè – liên tục biến hóa. Nhưng có thực như vậy?

Phương pháp để thích nghi?

1. Sự rèn luyện: Một người khả năng chịu được nhiệt độ thoải mái là 25 độ C, nhưng là một nhà tình báo, một trinh sát, người này bắt buộc phải làm việc ở vùng lạnh giá hay sa mạc, thì người này hoàn toàn có khả năng thích nghi do đã được rèn luyện để làm quen với điều đó. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi công phu tập luyện, tạo sự thích ứng của từng loại giác quan thậm chí thích ứng với từng đối tượng ngoại cảnh. Mà ngoại cảnh thì luôn biến đổi không ngừng, mà thời gian thì có có hạn, nhiều khi cảnh xảy ra đột ngột mà chưa có sự rèn luyện thì coi như rơi vào khủng hoảng.

2. Sự chấp nhận: Ví dụ Covid vừa rồi, thì việc cách ly, khiến chúng ta phải thích nghi với việc bị chôn chân ở nhà cả tháng trời. Chúng ta phải chấp nhận điều này vì đó là quy định xã hội, điều kiện ngoại cảnh bắt buộc. Khi chúng ta chấp nhận điều đó, chúng ta sẽ thấy thích nghi với sự kiện xảy ra bên ngoài chúng ta. Nhưng sự chấp nhận là miễn cưỡng, tạo quy định từ bên ngoài và người thực hiện buộc phải theo. Nó vẫn tạo ra sự thích nghi, nhưng là sự thích nghi giả tạm, tạm thời. Ví dụ: nhà nước quy định 14, thì trong 14 ngày sẽ cảm thấy thích nghi, nhưng sang ngày thứ 15 mà chưa dỡ bỏ là khó chịu.

3. Quán tưởng: Có nhiều phương pháp dạy chúng ta thích nghi bằng cách tưởng tượng. Giống như câu chuyện con Cá gỗ vậy. Nhớ xưa ở phòng trọ nóng quá, tưởng tượng xung quanh trời không nóng, tự kỉ ám thị là không có nóng để cảm thấy là xung quanh nó mát. Cũng thấy đỡ nóng hơn thật. Nhưng chúng ta lại luôn có một cái ngã tồn tại ở đó, mà bình thường khó có thể nhận ra. Dù là liên tục tự kỉ ám thị nhưng nó không đồng ý thì nó vẫn hành xử theo cách của nó. Giống như một đứa bé, nhìn thấy phích nước nóng, người lớn có quát lên: nóng, nóng, nóng…. nó vẫn cứ phải đưa tay sờ một cái mới chịu được. Ngoại cảnh mới thay đổi, và nếu tương thích với tham sân si của mỗi người thì nó vẫn sẽ phản ứng một cái đã rồi mới chịu nghe lời ông bạn tự kỉ ám thị. Tức là sự kiện thích nghi vẫn xảy ra sau. Mà nhiều khi sự đã rồi thì cũng xong.

4. Sự thấu hiểu: Sự thấu hiểu này có vẻ giống chấp nhận, nhưng không phải như vậy. Sự thấu hiểu là hiểu nguyên nhân, lý do tại sao lại như thế. Hiểu chúng ta cần làm gì. Hiểu không có cái tôi, cái ta nào làm chủ cuộc sống ở đây. Hiểu không có gì là thường hằng, bất biến ở đây. Sự hiểu đó là thật sự, là thực chứng rõ nét, khiến cả thân và tâm chấp thuận thực sự. Vẫn ví dụ đứa trẻ thấy phích nước ở trên: nếu nhắc nóng nóng thì nó vẫn thử tiếp đã. Nhưng khi nó thực chứng, sờ tay vào thấy nóng rõ ràng (hãy quan sát lại một đứa trẻ sờ phích nước, vì bị nhắc nóng nên nó cũng cẩn thận, rón rén thò tay ra, nhưng thấy chưa đủ nóng, nó k tin, và lại thò tay ra lại, để lâu hơn, lần này nóng rõ ràng thì nó mới bỏ đi), là sự thấu hiểu thực sự thì lần sau nó sẽ không sờ nữa. Giống như sự thấu hiểu về Vô thường, Vô ngã ở trên cũng vậy. Nếu chỉ niệm, niệm.. và tư duy hiểu vậy thôi thì không thể có thực chứng rõ nét. Để thực chứng rõ nét về vô thường, vô ngã, đòi hỏi công phu tu tập trên các xúc xứ, chà đi chà lại, tạo nên một sự nhạy bén về chánh niệm, dẫn tới trí tuệ thực sự về đối tượng.

Có một điểm, 3 phương pháp có được sự thích nghi ở trên, thì vẫn luôn bị nhỡ một nhịp so với sự kiện xảy ra, và liên tục phải tập luyện để khi thay đổi ngoại cảnh thì chúng ta có khả năng thích nghi. Vì hiện tướng của ngoại cảnh chẳng bao giờ giống nhau, dù là cùng một biến số. Nhưng với pp thứ 4, thì khi có thể thuần thục trên một đối tượng, khi có thể thấu hiểu về một điều, thì sẽ thấy vạn pháp như một, cũng chỉ là sự biến tướng của tâm mà thôi. Chính vì vậy, sự thích nghi sẽ lập tức bắt kịp khi có đối tượng mới xảy đến.

Với 3 pp trước, thì cảnh thay đổi, tâm cũng đổi theo để thính nghi. Nên sự thích nghi được ví như con tắc kè hoa. Và cũng chính vì hiểu biết như vậy, nên mới có câu: đổi tâm không đổi cảnh. Vì rằng cảnh là như vậy, thì để thích ứng thì tâm thay đổi theo để thích nghi. Nhưng với pp thứ 4, thì dường như cảnh đổi, nhưng tâm không có bị thay đổi theo. Giống như cái bánh xe, vòng ngoài cùng cứ xoay, còn trục lõi thì cứ đứng yên vậy. Ở đây, k phải là hiểu rằng tâm là một cục thống nhất. Mà sự thích nghi này là do hiểu đúng về tâm là ngũ uẩn, về nguyên nhân – duyên khởi có mặt, do hiểu đúng về thế giới bên ngoài là biến tướng của tâm, nên chẳng còn bận tâm gì tới cảnh, cũng chẳng bận tâm gì tới tâm. Vì tâm cũng chỉ là ngũ uẩn, nó cũng vô thường, vô ngã vậy. Tâm thay đổi liên tục, và cái chúng ta thấy về trần cảnh là các cảm giác cũng thay đổi theo liên tục. Chúng cứ thế mà diễu hành xuất thế gian.

p/s: thôi thì trước mắt mẹ cứ cho con được rèn luyện để thích nghi, lớn chút nữa mẹ dạy BCĐ cho con nhé.

😆
😆

Lên đồng

Lên Đồng, giải mã bí mật pháp hành theo ngôn ngữ kiểu Phật gia và Đạo gia

Lên đồng hay hầu đồng, là một nghi lễ trong văn hóa Đạo Mẫu. Lịch sử Đạo Mẫu được các nhà nghiên cứu lịch sử chỉ ra rằng có từ thời tiền sử, mà dân tộc ta dùng để thờ Mẫu (Mẹ thiên nhiên, Mẹ Âu cơ, Mẫu Liễu hạnh …). Lên đồng là hình thức giao tiếp với thần linh thông qua Thanh đồng – dạng trung gian, kiểu như tivi tiếp thu sóng vô tuyến và phát lại vậy, một dạng vong bậc cao nhập.

Tại sao lên đồng có thể kết nối với thần linh?

Hãy quan sát, mỗi thanh đồng được chụp một cái khăn đỏ, rộng, kín. Sau khi chụp khăn, thì mắt không nhìn thấy gì, tai cũng ít nghe – ngăn trừ được ối phiền não từ bên ngoài. Mũi bị khăn trùm dẫn tới khó thở, hơi thở toàn khí cacbon nên phải hô hấp mạnh hơn để hấp thu khí oxy còn dư. Cũng vậy, thân thể, nhất là trời nóng, ngoài trang phục của Thanh đồng, lại thêm cái khăn nên nóng bức, thân nhiệt tăng. Lúc này, Thanh đồng cảm nhận rõ hơi thở vào ra, cảm nhận rõ cái nóng trên thân thể, lại thêm không nghe thấy gì, không nhìn thấy gì, nên các cảm giác nơi hơi thở và thân là nổi trội, k mất công chú tâm mà tự động chú tâm. Vì vậy, dẫn tới sự tự động tinh tấn đưa tới định.

Có một điểm mà những người đi xem hầu đồng đều thấy, là những Thanh đồng này sau khi trùm khăn một lúc thì bắt đầu lắc nhè nhẹ. Những người hát chầu văn bên ngoài thì: lậy cô, cô về… Như một lời nhắc nhở: cái thân xác này không phải của ta, ta đừng chú tâm lên đó nữa, mà để ý vào sự rung lắc, kết nối đi. Và việc lắc lư này tiếp tục diễn ra theo lời hát của các cung văn.

Sau đó, tới đoạn í i a, í à ỉ a… thì Thanh đồng bỗng giật khực, người đứng im. Lúc đó được hiểu như thần linh đã nhập vào thanh đồng rồi đó. Mà bên tu thiền gọi là nhập định – chẳng thấy hơi thở đâu nữa, chẳng thấy thân đâu nữa… Trạng thái này được miêu tả trong rất nhiều trong các kiểu hướng dẫn thiền. Nhưng thực chất đó là do người thực hành đang đánh mất ý thức tâm trí, hoàn toàn k còn sự minh sát, hay tuệ tri mà Đức Phật đã nói tới trong Kinh tứ niệm xứ. Một số người có thực hành thiền minh sát nhưng khi việc quan sát thô đưa tới định được xảy ra, rơi vào không tầm không tứ của nhị thiền thì bắt đầu trượt vào tà định do ham mê trạng thái bặt bặt, vắng vắng, lặng lặng do định sinh này. Trong hầu đồng hay bên ngoài thực hành đều bắt gặp những người như vậy: đứng dậy, bắt đầu múa, giảng, thuyết, ban truyền ý chỉ của thần linh, các vị ở trển, cho rằng ta có cái lọ, ta có cái chai, thế này mới là pháp, thế này mới là đích….

Cũng vì việc nhập định nhanh như vậy, lại có khả năng kết nối với thần linh biết việc đông, việc tây, nên một số trường phái khí công, đạo gia đã áp dụng thực hành cả ngàn năm trước với nhiều tên gọi mỹ miều. Bản thân người viết cũng tham gia rất nhiều buổi hầu đồng, và thực hành, trải nghiệm phương pháp lắc lư của khí công theo kiểu thanh đồng này từ gần 10 năm trước.

Theo khí công, đạo gia, thì phương pháp lên đồng này, sẽ giải phóng khí bị ứ trệ ở trung khu DỤC của thân (phần dưới rốn, vì khi lắc giữ nguyên thân trên và vai, cổ, đầu). Nhất là với người ngồi thiền nhiều, thì sẽ bị ứ trệ, táo bón, khả năng SHTD kém. Chính vì vậy, những môn sinh khí công đạo gia vô cùng thích thú phương pháp này. Vì ngoài việc nhập định nhanh, có khả năng thông linh thì khả năng sinh lý được cải thiện, thậm chí có thể “tự sướng” khi đang tọa thiền, k mất công tìm đối tác.

Đó là những cái lợi ít ai biết của kiểu Lên đồng trong Đạo Mẫu mà các hành giả Phật gia (dùng để dễ vào định) và Đạo gia (dùng để giải phóng khí ứ trệ) bí mật thực hiện.

Nhưng chẳng biết nó bổ ngang, bổ dọc chỗ nào, mấy cục tham sân si sau khi thoát “đồng” vẫn to một cục, cứng chắc như đồng. Đặc biệt là tham dục chẳng thể vợi đi mà chỉ có thấy dưỡng trưởng ngày càng mạnh mẽ. Chắc p thực hành thêm chục năm nữa mới chán cái món này. Ly dục, ly bất thiện pháp đâu không thấy, thấy lù lù một con “ma” to vật. Tí té ngửa.

Đã là tu thiền, thực hành thiền thì k thể nói là tự nhiên như nhiên được (đó là trạng thái tâm thành tựu), nhưng cần phải biết nó là sự tác ý chân chính. Thiền là một trạng thái tâm, mà k phải có thể chỉ dùng kỹ thuật để đạt được.

Sơ thiền: ly dục, ly bất thiện pháp

Nhị thiền: nội tĩnh nhất tâm

Tam thiền: xả niệm lạc trú

Tứ thiền: k lạc, k khổ, tâm thanh tịnh nhờ xả

Chưa cần nói sự nhầm lẫn hiểu Thiền là Định thì ngay từ đầu, đã khởi niệm Dục để vào định, mong có định, nhanh có định, khi có định tự mãn với định, cho rằng định là thường hằng mà trú trong định thì làm gì có Ly dục, Ly bất thiện pháp nên không bao giờ là Chánh định được.

Chưa nói tới Thiền (thiền quán) theo phương pháp Tứ niệm xứ là sự thực hành minh sát, TỪ TỪ với các đối tượng sinh khởi có nhân duyên hay với không do nhân duyên để tạo ra sự Nhạy bén của tâm, thấy biết như thực về thực tánh của pháp, chứ không phải do Văn – Tư mà đúc kết lên, thì vẫn cần nhớ DỤC TỐC BẤT ĐẠT.

😆
😆

Hôm nay, lễ xá tội vong nhân, em nhập đồng, lên huyên thuyên với làng FB. Đấy, mướp nhà em không chỉ có Thẳng, Cong mà còn cả Xoắn nhá.

100-1

Lại chuyện con số: (cải biên)

Thầy giáo viết lên giấy 4 phép tính:

2+2=4;4+4=8;8+8=16;9+9=19

Ngay lập tức, các học trò nhao nhao lên:

“Thầy ơi, thầy tính sai một phép tính rồi.”

Thầy giáo ngẩng đầu lên, chậm rãi nói: “Đúng thế, mọi người đều nhìn thấy rất rõ, phép tính này ta đã tính sai rồi. Nhưng 3 phép tính trước tính đúng, tại sao không có một ai khen ta mà chỉ nhìn thấy và lập tức chỉ ra phép tính sai của ta?”

ĐẠO LÝ 100 – 1 = 0

Làm người cũng vậy, khi bạn đối xử tử tế với người khác 100 lần, họ có thể cũng chẳng nhớ, nhưng chỉ 1 lần bạn làm họ phật ý, họ sẽ nhớ rất lâu và có thể phủ nhận hoàn toàn những điều tốt đẹp mà bạn dành cho họ. Đó chính là đạo lý 100 – 1 = 0.

Người xưa có câu: Cho một bát gạo thành ân nhân, cho một bao gạo thành kẻ thù. Có những người đã quen với việc được cho mà dễ dàng quên ơn huệ. Không phải ai ai cũng hiểu được hai chữ “lương tâm”!

Cho dù bạn sở hữu cả chục cái tốt cái hay nhưng chỉ cần có một cái không tốt, nó sẽ là cái cớ để xóa sạch sẽ mọi cố gắng nỗ lực của bạn. Cho dù bạn dốc hết tâm huyết ra vì người khác, nhưng chỉ một việc không đúng, bạn sẽ trở thành tội đồ trong mắt họ.

👉

Câu chuyện kết luận: Trong cuộc sống này có một số người, bạn giúp họ cả trăm lần họ không có được một lời cảm ơn. Nhưng chỉ một lần không giúp, họ quay ra hận bạn. Bao nhiêu cố gắng nỗ lực bỏ ra vì người khác, thứ bạn nhận lại được không phải là sự chân thành mà chỉ là nỗi cay đắng.

🍀

Nhiều người đồng tình câu chuyện trên, và cho rằng ta đã chỉ sai có một lần thôi, công bù tội là được. Hoặc cái sai đó là chẳng may, tại sao mọi người không nhìn thấy cái tốt, cái ta đã làm vì người khác cơ chứ.

👉
👉

Nhưng, nếu bạn thật sự bước trên con đường đạo, một niệm tà thôi, bạn đã trật khỏi cả con đường. Không phải chỉ là một việc tốt, mà bao nhiêu năm tu tập, bao nhiêu công phu thực hành cũng coi như đổ sông đổ bể. Đừng tự cho rằng: ta cần làm thế vì ai đó, ta làm sai nhưng cần được mọi người bỏ qua thông cảm. Nếu mình không thể tự chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm, không thể hiểu sự nguy hại của một lần sai nó như thế nào, thì một lần có thể mắc lỗi được tha thứ, không chắc rằng sẽ không có lần thứ hai.

🎯

Khi chưa đạt quả thánh thật sự (không phải quả thánh do ta tự nghĩ, hoặc được một số người khác tán dương), thì trên đường tu tập vô cùng nhiều cám dỗ, càng chạm gần tới “báu vật” càng nhiều những khó khăn, càng cần những nỗ lực, càng cần những sự cẩn trọng từng chút một. Nếu không thể nhạy bén soi xét từng suy nghĩ, hành động nơi 6 giác quan của mình, mải mê với những việc bạn cho rằng mình không sai, bỏ qua lời nhắc nhở của người khác, tự cho mình quyền sai giữa hàng ngàn nỗ lực, là bạn tự đào mồ chôn mình rồi.

💘

Sự thật của tự nhiên: 100 – 1 = 0

(Nếu có thể hiểu một bước đi sai như sóng thần, động đất, lũ lụt, cháy rừng… mà còn hơn thế nữa khi một bước đi này liên quan tới sinh tử không chỉ một đời mà ngàn đời hóa kiếp của bạn và người khác)

Tâm tu tập

Đời sống an vui là kết quả tất yếu của một người có Tâm tu tập. Do vì đa số chúng ta đều không có được cuộc sống an vui như ý, nên cho rằng Tu là để có đời sống an vui, thế là đủ rồi. Nhưng đó không phải là cái kết quả cuối cùng của việc tu tập hay cơ hội làm người cần làm.

Ngược lại, có đời sống an vui, chấp thủ vào đời sống an vui là thường hằng, bất biến, thì có thể bạn còn càng khổ hơn. Vì sự thực thế gian vạn vật vốn dĩ vô thường, vô ngã. An vui đến chóng vánh trong phút chốc, đau khổ liền theo sau mà ta lại chẳng thể làm gì được với cái việc vui buồn của thế gian.

Tuy nhiên, đừng vì thế mà cho rằng một người biết tới việc cần làm, biết tới con đường cần đi đang tự mình bị Áp lực vào nó. Vì rằng, người đã biết việc cần làm thì sẽ hiểu một điều: để có thể đi hết con đường thì không thể mang theo một tư tưởng, một chấp thủ nào cả. Nếu chẳng may họ mắc lỗi, thì Tàm, Quý luôn là tài sản họ mang theo bên mình, nhắc nhở họ sửa lỗi. Bên cạnh, luôn có Minh sư chỉ lối, có hảo đạo hữu thân cận nhắc nhở. Quan trọng có pháp mà Đức Thế Tôn đã truyền dạy.

Dù rằng, nương tựa nơi chính mình, không nương tựa ai khác. Nhưng trên con đường thực hành Chánh pháp, Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) vẫn là thứ không thể thiếu của một hành giả chân chính.

Luân hồi tái sinh

Do fb của mình k up công việc làm ăn, con thì đã lớn, chồng thì tu thiền nên k có nhu cầu up về gia đình, vì vậy mà bạn bè nghĩ rằng mình mải tu quá bỏ bê hết cả gia đình ck con và công ty. Thực ra, mình k care tới việc người khác nghĩ gì về mình. Mà care tới các quan điểm họ đã đưa ra cho mình:

– tu là để sống thoải mái, bình an em ạ, không phải tu nhiều thế, thấy hạnh phúc, an lạc là được rồi

– tu để không chấp thủ, thấy tâm không ràng buộc vào bất cứ việc gì trên đời, cả hữu vi hay vô vi

– tu để thấy ra Niết bàn nơi không sinh không diệt… hay cụ thể hơn là ngồi thiền thấy ra cái khoảng lặng lặng đó, tâm thấy ra sự vắng mặt của buồn vui, hay là tâm xả trong cuộc sống đó là được rồi…

Vậy là các lời khuyên từ bình dị tới cao siêu mình đều đã được nghe. Có thể nhiều hơn, nhưng mình tạm ghi ngần đó. Thật sự đến giờ phút này hỏi mình tu để làm gì, tại sao mình tu thì mình cũng quên mất rồi. Không phải để nói rằng mình đang tu tù mù, k định hướng. Hoặc là đọc xong tút này lại bảo: nói bảo k lý do mà lý do quá áp lực luôn. K hẳn là thế mà: Lý do đó k thường trực trong đầu nên nhất thời k thể nhớ ra, cũng như lý do đó đã được xác lập, con đường đã được vẽ thì cứ thể mà đi thôi. Muốn nhanh cũng không được, chậm cũng một ngày hết 24h. Còn về lý thuyết mình được nghe đâu đó thì tu là để chấm dứt khổ và tiến tới chấm dứt luân hồi tái sinh.

Quan niệm 1: Tu để chấm dứt khổ thì bạn cũng biết rồi. Vì thế mà bạn đi chùa, tìm những phút giây tịch mịch, vắng vẻ nơi cửa chùa, buông mình thư thái theo tiếng đọc kinh hay chuông vang. Thực hành vài thời tọa thiền để tâm tư được thanh thản, những áp lực công việc, cuộc sống được lắng xuống. Sự bình an đó với bạn đó là quá đủ rồi. Cảm giác đó sẽ được kéo dài từ ở chùa về tới gia đình. Nếu có việc gì không an yên xảy tới: những lời kinh: vạn vật là vô thường, khổ, vô ngã lại được vang lên trong đầu. Và như một liều thuốc giảm đau, sự kiện đó lại qua đi, trở lại trạng thái bình yên trong tâm.

Nghe có vẻ cao cấp hơn việc ở trên đó là không chấp trước vào bất cứ việc gì trên đời. Thực ra đó là một câu nói diễn đạt của Tâm giải thoát – cụm từ trong Kinh Phật. Bạn biết Thân Tâm này do Sắc Thọ Tưởng Hành Thức – ngũ uẩn mà hợp thành. Việc chấp thủ, dính mắc ràng buộc Ngũ uẩn hay tóm lại Tâm bị chấp thủ, dẫn tới Khổ. Mà trong Kinh, Phật có nói: ngũ thủ uẩn là khổ. Vậy thì k còn chấp trước, k còn dính mắc là hết khổ rồi còn gì. Còn đi tìm cái gì nữa.

Một việc cao siêu hơn, mà nhiều người bình thường k thực hành thiền không biết, nhưng người thực hành thiền thì cho rằng: ngồi thiền vào định là quá tốt rồi. Định thật lâu, thật sâu. Rồi bàn về các trạng thái: vắng mặt suy nghĩ, vắng cả hơi thở, hay hơi thở như mất không thấy đâu. Rồi bàn về những khoảng lặng trong thiền, các cõi miền trong đó…. Đúng là chẳng còn gì bằng khi ngồi đó mà thấy như không ngồi, thấy như một cục ngồi vậy. Nó chẳng liên quan tới mình. Chẳng đau mỏi tê nhức, chẳng còn khởi lên suy nghĩ gì với đời sống thế gian này nữa. Một trạng thái lâng lâng, phê phê, sung mãn toàn thân, tràn đầy năng lượng. Và được định nghĩa bằng vô vàn từ mỹ miều cũng có, hay khó hiểu cũng có, không định nghĩa nữa cũng có. Tóm lại là rất thích, thiền đi thì biết. Và cứ người trước truyền tai người kia, thiền đi, thích lắm, thiền đi, phê lắm…

Và như vậy là ok lắm rồi phải không? Còn cần gì nữa, khi mình thấy khổ, mình đã hết khổ do không chấp thủ. Khi mình muốn vui, mình đã có thiền đem lại hỷ lạc.

Quan điểm 2: tu để chấm dứt luân hồi tái sinh. Cái này bạn cũng nghe phong phanh qua. Nhưng mà kèm theo đó là: nghe đâu cái này khó lắm; tu ba vạn a tăng tì kiếp mới được cơ mà; ôi, còn tại gia, tu thế tu nữa vẫn tái sinh thôi; uầy, tham quá rồi, muốn tái sanh, không tái sanh, đâu dễ thế; sống còn chưa xong, bàn chuyện tái sanh sao nổi; người làm chưa được, đã đòi làm thánh… Dưới góc nào đó, điều này được xem là đúng.

Tu ba vạn a tăng tì kiếp: vì tu sai đường, tu trật hướng, tu mà không hiểu cần tu cái gì, càng tu càng chấp thủ. Càng tu càng hoài nghi: chẳng b cái gì đúng cái gì sai nữa, rõ ràng bảo đừng chấp thủ đúng sai mà sao mình thấy rõ ràng có sai có đúng. Càng tu càng đi vào giới cấm thủ: thực hành giới một cách miễn cưỡng, gò ép, áp đặt…

Tái sinh đâu phải muốn là được, không muốn là được: muốn không tái sinh thì phải tu thôi, nhưng khi tu rồi lại buông cả cái muốn mà vì vậy do không khởi ý về tái sinh mà vượt qua được tái sinh. Nhưng chỗ này vi tế lắm nha. Tâm hữu ái con người còn nguyên đó. Thử bước trên bờ thành của tòa nhà 30 tầng xem chân run không?

Làm người chưa xong đã đòi làm thánh: câu này không mang ý chỉ trích các thánh chém gió, mà thật là cần xem lại về cách thực hành. Trong bài Đại kinh 40, Trung bộ Kinh – Nikaya, Thế Tôn có nói về việc tu Bát chánh đạo Siêu thế dành cho các vị có Thánh tâm, hiền tâm, siêu thế tâm, vô lậu tâm. Trong Kinh cũng đề cập: tu tập Siêu thế có 10 chánh, gồm 8 chánh ai cũng biết thì còn Chánh trí và Chánh giải thoát. Nên thật là, nếu không làm người cho tốt trước, không tu tập được Tâm trước thì đừng nói tới tu tập Siêu thế. Mà người tu Đạo gia có nói một câu: tâm chưa Vô vi đừng đòi tu pháp Vô vi.

Vậy chẳng nhẽ, không thể tu tập được chấm dứt Luân hồi tái sinh sao? Hay tu không còn chấp trước, thấy ra Niết bàn, ngồi thiền thấy ra khoẳng lặng lặng … thì là OK rồi. Kiếp này làm người k thấy khổ, khi chết rơi vào khoẳng lặng là không tái sinh?

Không đơn giản vậy các bạn ạ. Nhưng cũng không quá phức tạp hay ghê gớm ở cõi nào, hay phải luyện cho trả hết nghiệp, 3 vạn a tăng tì kiếp mới xong. Mà cần hiểu đúng về CÁI GÌ ĐI LUÂN HỒI TÁI SINH?

Trước khi nói tiếp, thì cần làm rõ một vấn đề này với bạn: không tái sinh, không có nghĩa là không tái sinh làm NGƯỜI là đủ. Hãy đọc kỹ các bài Kinh của Phật, dù là kinh Tiểu thừa hay Đại thừa đều nói về việc các vị chư Thiên vẫn có mong muốn tu tập pháp của Phật để được chấm dứt Luân hồi tái sinh. Vì rằng: kiếp người tu mãi lên cõi Tiên, cõi Thiên. Ở hai cõi đó chơi mãi cả vạn năm rồi lại xuống làm người. Cứ luẩn quẩn vậy.

Vậy các vị đã là Thiên là Tiên, sao vẫn còn muốn tu tập, và thậm chí còn coi Kiếp người là cơ hội lớn để tu Giải thoát, vì ở cõi vô sắc kia không có Thân để mà hành vậy. Các vị ấy quyền năng, quyền lực, còn gì chưa biết mà sao vẫn còn Tái sinh? Nhưng việc chấm dứt tái sinh đó vẫn là có thể. Vì trong các bài kinh có nói, thậm chí các vị Thiên, Tiên chỉ cần sau khi nghe một bài pháp của Thế Tôn đã “hiểu ra vấn đề”. Vâng, hiểu ra vấn đề ở đây chính là Tuệ giải thoát – đây là khái niệm được Phật nói rất nhiều trong các bản Kinh trên con đường đưa tới giải thoát hoàn toàn. Nhưng khái niệm này không được đề cập tới nhiều trong các tông phái sau này hoặc hiểu vẫn còn sai lệch kiểu: tu để có trí tuệ.

Tất cả những lời khuyên các bạn dành cho tôi, hay về 2 quan điểm được trình bày ở trên, mới đang đề cập đến TÂM GIẢI THOÁT, mà chưa hề đề cập tới TUỆ GIẢI THOÁT. Có nhắc về SIÊU THẾ nhưng chưa bàn. Tuệ trong nhà Phật, đang được bạn hiểu là Tu để có được Trí Tuệ – để hiểu về tam thiên, đại thiên thế giới, để có sự thấu biết về chân tướng của vạn vật. Chân tướng là cái gì thì cho rằng nó nằm trong hữu, trong vô hay cả không trong hữu trong vô. Quay đi quay lại rốt vẫn chỉ là để không chấp thủ, dính mắc vào vạn vật là đủ.

Để hiểu rõ hơn về Tuệ giải thoát, hiểu rõ hơn về Luân hồi tái sinh, các bạn có thể tìm đọc cuốn sách “LUÂN HỒI TÁI SINH” này của Sư Nguyên Tuệ. – Nơi con đường đã được chỉ rõ, việc của chúng ta là đi.

Mong là việc tu hành của các bạn đã tu là đi cho hết con đường, không chỉ dừng lại ở thấy bình an, an lạc, hay tâm xả, trạng thái định sâu… như nhiều lời khuyên mình được nghe là đủ. Cần tìm hiểu thêm về một khái niệm: Tuệ giải thoát, hiểu đúng về Tuệ giải thoát, về cách thực hành đưa đến Tuệ giải thoát và Tuệ giải thoát đóng vai trò thế nào trong Luân hồi tái sinh.

🙏
🙏
🙏

Trống trải

Tâm chúng ta thường cảm thấy trống trải, không có việc gì để làm.

Một người phóng tâm đi nghe một buổi hòa nhạc và một người đi tìm rượu để uống cho vui về cơ bản không khác nhau.

Một kẻ đâm đầu vào kiếm tiền, nhìn đâu cũng ra tiền, lao mình vào công việc về cơ bản cũng không khác người mang danh tu đạo nhưng nhìn đâu cũng tưởng luận ra cái này cái kia, nghĩ chứng đắc này chứng đắc kia, tìm mọi cách suy luận giải thích cho người này người kia.

Tâm tu hành là một tâm trong lành, tĩnh lặng thực sự, vắng mặt cả buồn cả vui, vắng mặt mọi định nghĩa, lý giải, chứng ngộ. Tâm chỉ tác ý khi duyên có một nhân là mình tới lúc phải trổ, không tự mình tìm kiếm, soi bới hay phan duyên với bất cứ việc gì trên đời.

Khi thất niệm, nhận biết mình thất niệm thì còn có khả năng cứu chữa. Còn chưa thể biết niệm là gì, đã kết luận mình Vô niệm thì đúng là vô phương. Sự vống lên của bản ngã đều để lại dấu vết nên đừng sao chép hay cố tỏ ra (giống Phật).

Bạn đã học cách để kết thúc chưa?

Covid-19 đã ở mức quá nguy hiểm rồi. Mọi người dạy nhau cách phòng, chữa bệnh, tâm lý vượt qua đại dịch, lấy nguy làm cơ… chung quy là làm cách nào để Sống Sót. Nhưng chẳng ai dạy cách để chết như thế nào cả. Có lẽ chết là điều không ai mong muốn, cũng k ai muốn nhắc tới, cũng không ai muốn chuẩn bị cho nó cả. Nhưng nếu bạn sẵn sàng đối diện với cái chết, chuẩn bị một cách khá đầy đủ để chết, bạn sẽ có một cái chết “hoành tráng”, và hơn thế nữa là một cơ hội Vượt qua Sinh Tử.

Search cụm từ “những điều cần làm trước khi chết” chỉ thấy 101 điều cần làm để phục vụ cái Tôi, bản ngã. Làm thế nào để Vống cái Tôi của mình lên, để thỏa mãn lòng Tham và lòng Dục. Chứ không hề có một list nào nói tới việc chuẩn bị chết như thế nào cả. Khi chuẩn bị sinh con, người Mẹ chuẩn bị cả 1001 việc để nuôi dưỡng, dạy dỗ, chăm bẵm con cái. Nhưng khi chuẩn bị chết, đó chính là sự chuẩn bị của bạn, chứ không phải ai khác. Chúng ta quen với khái niệm Di chúc, trên đó nói về việc phân chia tài sản, cổ phần, đất đai… nhưng như vậy chưa đủ.

Giai đoạn cận tử, các thông tin về các việc mình chưa làm được, những tham muốn, tham ái, sân hận, tiếc nuối… sẽ đổ dồn về và khiến bạn ra đi không hề còn thanb thản, nhất là với người trẻ. Các công việc dưới đây, hoàn toàn áp dụng được cho mọi người theo nhiều tôn giáo khác nhau, cả chủ nghĩa Vô thần hay Thần học…

1. Đối với cha mẹ: nếu bạn còn cha mẹ già, đáng nhẽ việc chăm sóc những ngày cuối đời là của bạn, nhưng nếu chẳng may bạn chết đi, công việc đó ai sẽ làm? Và bạn cần làm gì cho cha mẹ bạn:

– nói lời Xin lỗi nếu bạn đã mắc lỗi với cha mẹ

– nói lời Cám ơn cha mẹ

– nói lời Con yêu Cha, con yêu Mẹ

– mua một combo nghỉ dưỡng dành tặng cha mẹ (không cần nhân dịp gì đâu)

– chuẩn bị một lượng thuốc bổ đủ dùng

– chuẩn bị cho cha và mẹ mỗi người một sổ tiết kiệm nhỏ

– gửi tiết kiệm một khoản tiền để lấy lãi sau này thuê người giúp việc chăm sóc các cụ

(Bạn có tới đâu bạn xài tới đó, không nhất thiết phải làm được cả và nhiều)

2. Đối với bạn đời

– nói lời Xin lỗi Chồng/Vợ mình

– nói lời Cảm ơn anh ấy/cô ấy

– tha thứ cho anh ấy/cô ấy

– cùng nhau đi nghỉ một kì nghỉ mà k để bất cứ điều gì chen vào

– nếu có giá như hãy cho phép người kia đi bước nữa

– những tài sản chung của hai người chấp thuận cho anh/cô ấy sử dụng để nuôi con

3. Đối với con cái

– luôn nói lời yêu thương/cảm ơn chúng

– dạy chúng các thói quen tốt luôn mỗi ngày: tự chăm sóc bản thân, tự giác, tự lập, tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm và tình yêu thương đúng cách; thêm kỷ luật, gọn gàng và sạch sẽ.

– dạy chúng biết chơi một môn nhạc và một môn thể thao

– dạy chúng cách không phụ thuộc vào cha mẹ, và làm cho chúng hiểu rằng: tự chúng là một cá thể độc lập, cho chúng thấy chúng có thể tự mình làm được nhiều việc

– cho chúng biết vai trò của cha và mẹ là như nhau, đều có thể là người chúng cần

– mỗi đứa một sổ bảo hiểm nhân thọ hoặc một khoản tiết kiệm để ăn học

4. Đối với công việc

– nói lời xin lỗi đồng nghiệp

– nói lời cảm ơn với những người đã giúp đỡ mình trong công việc

– tha thứ cho ai đó đã làm tổn hại đến công việc và công danh của mình

– nếu là sếp: hãy lập 1 kế hoạch 5,3,1 năm cụ thể để ai đó kế cận có thể tiếp bước sự nghiệp của bạn

– hãy tìm một người thân tín kế cận công việc của bạn, nhưng hãy hoàn toàn tin tưởng họ, chấp nhận khả năng và trí tuệ của họ, và lường trước việc sau khi tiếp quản họ làm đúng hay làm sai so với kế hoạch thì đều chấp nhận

– nếu làm công ăn lương: hãy luôn sắp xếp tài liệu trong tư thế sẵn sàng bàn giao: ds khách hàng, đối tác, các kế hoạch ngắn hạn….

5. Đối với chính mình

– hãy cảm ơn chính mình vì mình đã làm tốt nhất những gì có thể

– hãy tự tha thứ cho những lỗi lầm vô tình gây ra, đừng tự dằn vặt chính mình

– chọn ra vài dự định, nơi bạn muốn đi để thực hiện sớm, nếu không kịp, hãy học cách Buông vì đó cũng chỉ là tô điểm thêm cho cuộc đời bạn

– chuẩn bị một bảo hiểm nhân thọ hay một khoản tiền nhỏ đủ để thuê dịch vụ làm ma

– nếu bạn bị bệnh hiểm nghèo, khó chữa, hay hoan hỉ như đó là một điều lạ lùng mà cuộc sống đã dành tặng cho bạn. Chính việc lao vào dồn hết tiền của để chữa bệnh chỉ làm cho người thân và chính bạn mệt mỏi hơn mà thôi.

– hãy chọn một bộ môn Thiền để thực hành – ít nhất điều đó đem lại sự bình an cho bạn

– còn có thể hãy học và thực hành Bát chánh đạo – con đường đi tới chứng ngộ và có khả năng giải thoát hoàn toàn.

Mình list được ngần này, thiếu hay đủ là ở phía bạn? Với mình, ngần này việc đã và đang thực hành, giúp mình luôn ở trong tâm thế có thể sẵn sàng đón nhận điều xấu nhất xảy ra. Vì thế mà không hoang mang, không sợ hãi, không tìm cách tránh né, cũng không làm gì phải cuống lên. Con người vì Tham mà nhiều dự định, mục tiêu, kế hoạch. Vì không thể tha thứ mà Sân còn tồn tại. Vì các việc đã bắt đầu chưa thể kết thúc mà Si (kiếm tim) những giải pháp, cách thức để giải quyết vấn đề. Nên là, Hãy vui tươi, mỉm cười, đơn giản, bạn đã luôn sẵn sàng.

P/s: Học cách kết thúc tốt đẹp tất cả những cái đã bắt đầu và không tác ý thiết lập lên mục tiêu tương lai nào cả, kể cả mục tiêu tu tập giải thoát.

Hạ liệt

Bạn nói người khác là Hạ liệt, kẻ ngu khi chỉ thấy một phần của con voi. Nhưng có chắc bạn đã thấy đủ cả con voi hay vẫn trên đường đi theo dấu chân voi?

Nếu biết mình vẫn còn đang trên đường đi theo dấu chân voi, thì hãy việc mình mình đi, và đi cho hết con đường với tâm không PHÓNG DẬT. Một người nào khác đó, nếu chỉ mới đang nhìn thấy dấu chân voi, thậm chí là cỏ – loài cỏ mà voi thích ăn, từ đó lần về đầu nguồn thì như vậy cũng đáng khích lệ rồi. Hãy khích lệ họ tìm con voi theo dấu hiệu của cỏ, theo dấu hiệu của dấu chân voi.

Còn nếu bạn là người có trí, đã có khả năng nhìn thấy toàn bộ con voi, bạn đã có thể thấy người này đang sờ vòi, người kia đang sờ tai, người nọ đang sờ chân… Điều đó với người này, người kia, người nọ… thật đáng trân quý biết bao. Và chỉ cần nhắc họ khoan vội KẾT LUẬN. Hãy từ bỏ cả người sờ voi, cả voi, cả cái đang thấy, đang chạm để có thể vượt thoát ra khỏi con voi, mới có thể thấy điều cần thấy, thấy trọn vẹn.

Cảm ý sau khi đọc Kinh – Tiểu kinh Dụ dấu chân voi (Trung bộ Kinh – Kinh Nikaya – Hòa thượng Minh Châu dịch)

😅
😅
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung27.htm
😅

dấu chân của loài Voi đâu em chưa thấy, toàn thấy dấu vết của Rắn thôi các bác ạ. Bao giờ em mới có thể thấy được dấu chân của Voi chứ?

Bình an

Đã có thời thấy rằng, như cái cây là bình an nhất. Cứ thế mọc, cứ thế hít khí trời mà sống, lặng lẽ tỏa bóng mát cho những ai cần tới nó. Nhưng rồi nhận ra đó vẫn chỉ là mong muốn trở thành, muốn trở thành một điều gì, cái gì đó.

Bình an hay phiền não cũng chỉ là hai mặt của một vấn đề. Dù là mong muốn trở thành ông nọ, bà kia, cái cây hay tảng đá thì vẫn là mong muốn trở thành một gì gì đó khác với sự thật thực tại đang là. Tâm còn mong muốn, tâm còn phóng dật, còn vọng tưởng, còn điên đảo, còn đủ khiến con người ta tự hỏi sao mình lại thế, sao mình không được như thế, sao mình cố gắng mãi mà vẫn thế. Để rồi chính sự mong muốn trở thành đó làm khô héo chính bạn.

Không mong muốn trở thành, không có nghĩa là ôm chặt lấy bản ngã – cái ta đang là. Mà ở đó vắng mặt cái Ta là. Vì còn cho rằng Ta là, là còn có định nghĩa về thực tại, về trạng thái nơi hiện tại đó. Bạn đang là bất cứ ai, bất cứ tướng trạng nào không quan trọng, cái quan trọng là ở đó bạn vắng mặt đi cái suy nghĩ bạn Đang Là, và vắng mặt cả cái suy nghĩ mong muốn bạn Sẽ Là. Lúc đó, bình an, hạnh phúc, phiền não hay khổ đau sẽ không là khái niệm khiến bạn bận tâm tới. Bạn không còn sự tìm hiểu hay lý giải về chúng để xuất hiện sự chối bỏ, từ khước hay viễn ly mà đơn giản trạng thái bạn đang là như vậy.

Tu không có nghĩa là trở thành, mà tu để giác ngộ. Vì vậy hãy tự dập tắt những điên đảo trở thành, đắc nọ đắc kia, thành tựu nọ thành tựu kia. Hãy tự bên trong mà bước ra, thay vì áp ngược chúng từ phía ngoài vào. Hãy cứ bước đi, và đừng nghĩ ngợi gì.

Cái tôi

Cái tôi nó vi tế thế đấy. Binh thường mình rất hiền hành, vui vẻ với từng nhành cây, ngọn cỏ, đàn ca, và công việc. Hằng ngày, đọc pháp, nghe pháp, thực hành. Các sự đời kéo đến nhờ mình phân bua, mình đều cố gắng chỉ dẫn dưới khả năng hạn hẹp có thể.

Khi gió đông thổi tới thì bản ngã nó cũng nhảy xổ ra. Có thể dùng ít nhất là định tâm hơi thở để nhiếp phục nó. Hoặc đã chánh niệm rồi thì mọi thứ cứ thế thôi. Có thể vẫn có ý niệm xuất hiện nơi tâm, nhưng biết đó là tà niệm, thì có thể dừng lại tại đó. Song lần này, mình thích thì nhích thôi. Dù rằng nói ra nghe sân si lắm nhưng mà mình chỉ buồn cười. Buồn cười cho họ và cho cả mình.

Trước thì mình sẽ bảo đang yên đang lành, mình có làm gì đâu. Mình vô tội, tại sao lại nói mình. Đến khi hiểu: chỉ cần sự xuất hiện, sự có mặt ở trên đời đã là một sai lầm rồi. Một nhân là mắt, tai, ý của người ta, nhân còn lại là hình ảnh, giọng nói của mình, thông tin về mình. Thì hai nhân này mà gặp nhau, người đời và thậm chí người tu tập chưa thuần thục sẽ tà niệm là chuyện bình thường. Mình còn thế nữa là người khác.

Đâu phải đợi có nhiều tiền mới đi bố thí, hay vì bạn nhiều tiền người khác mới tìm tới bạn. Nhưng vì tiền, bạn có thể nhận chúng là của mình, cho phép nó đem lại lợi lạc riêng cho mình thay vì cộng đồng. Vì tiền, bạn cho mình có khả năng hơn người khác và người khác cần tới bạn. Vì tiền, bạn chia rẽ người này người kia. Vì tiền, bạn xây dựng cho mình một hình tượng thật tốt đẹp để rồi ảo tưởng trong nó. Bạn có biết, bạn thật là đáng thương lắm không?

Sự ảo tưởng về sức mạnh còn khổ tâm hơn. Vì chỉ một hai đứa con đu bám vào mình đã đủ mệt. Đằng này vì bạn tự cho là kẻ mạnh, nên biết bao người đu bám vào bạn. Và thật sự, chỉ có thể là vô lậu tâm mới có thể chịu được sự đu bám này. Còn dù luôn dùng mọi phương pháp để nhiếp phục hay quán tưởng vô thường, vô ngã thì nó vẫn khiến những con sóng ngủ ngầm trong tâm trỗi dậy. Vì vậy mà bạn luôn đổ lỗi – đổ lỗi tại người khác không làm được, đổ lỗi tại người khác không biết gì, đổ lỗi người khác không hiểu bạn, hay không biết bạn đã cố gắng, gánh vác thế nào. Và thậm chí đổ lỗi luôn cho người chỉ ra những thiếu sót của bạn là không biết gì, sai rồi, không phải thế. Bạn có biết, đó thật là một điều đáng tiếc không?

🤩
🤩

Vâng. Vậy đó. Không cần phải nhờ hiền thánh tâm gì cả, ai ngoài cuộc cũng sẽ thấy ra những điều này. Chỉ còn bạn lòng đầy bản ngã, tự nhiếp phục bằng những Keyword mà tự huyễn hoặc về chính mình. Viết tút này ra, chỉ muốn nói, dù bạn hay là tôi, thì đường tu hành còn dài lắm. Cứ từ từ mà học, từ từ mà hành, từ từ mà tu. Chốt: muốn thấy cả bầu trời, đừng chỉ ngắm mỗi vì sao.