Cửa ngõ vào đạo là chánh niệm tỉnh giác. Nếu không có chánh niệm tỉnh giác, tất cả những cái bạn đang cho rằng bạn đang thành tựu, đang có được, đang hiểu được chỉ là sự thỏa mãn, phù hợp, tương thích với các tri kiến mà bạn đã thiết lập. Ví dụ như thế này là hay, là đúng pháp, như thế này là an lạc, như thế này là hạnh phúc, hay ngược lại…
Trạng thái bạn đang có là hiện tướng của nhân duyên, và đó là các pháp do duyên mà khởi. Chấp nó là ta, của ta, bạn sẽ Thọ hưởng với các trạng thái đó. Vui thì Lạc, không vui thì Khổ. Mà Vui hay Khổ thì cũng là Dukkha – sự biến đổi liên tục không đồng trục, không thống nhất, biến hoại (theo nguyên nghĩa Pali), vì vậy mà không có sátna nào giống sátna nào.
Không thể chánh niệm tỉnh giác đúng đắn, các pháp sanh khởi liên tục không thể nắm bắt kịp, không thể biết kịp, thì cho nó là thường, là ngã mà tận hưởng, mà an vui ở trong nó. Và điều này không thể phá bỏ được chỉ bằng nghe (trừ căn cơ cực cao như 2/5 anh em Kiều Trần Như), mà hoàn toàn phải do công phu tu tập, thực hành.
Không thể thân chứng những điều này, toàn bộ quá trình mà bạn gọi là tu học, tu tập, Phật pháp chỉ là sự việc làm cho vui, tìm an, tìm yên, sống tốt đời ở kiếp người. Một tâm tham vi tế hoàn toàn muốn thọ hưởng mà không có chút hiểu nào về Dukkha, về Tứ diệu đế mà Đức Phật đã phải dành cả cuộc đời để thuyết giảng, dành hơi thở cuối cùng để chốt lại.
Không phải mong cầu một sở đắc nào đó, hay một kỳ vọng nào đó, nhưng tri kiến dẫn đến giải thoát là một tri kiến cần được nghe, học, thực hành đến khi trở thành bậc giải thoát thực sự. Còn cả cuộc đời này chỉ dành để phá bỏ các tri kiến đã huân tập từ muôn vạn kiếp và ngay cả kiếp này vậy.
Một khái niệm về Chánh niệm tỉnh giác có lẽ sẽ chấn động một vài tri kiến cũ. (Theo link)
https://m.facebook.com/groups/200578264563740/permalink/428513018436929/