“Chém” về Satipatthana – Chánh niệm (sati nơi 4 xứ Thân, Thọ, Tâm, Pháp)
Niệm thân – như một người bạn học, bạn thanh mai – tỉnh giác nơi đi, đứng, nằm, ngồi, trong từng hành động, thao tác – cùng mình làm và nhận biết rõ ràng, không hỏi lý do, không căn nguyên vấn đề
Niệm thọ – như một người bạn cùng hội cùng thuyền – lạc thọ biết có lạc thọ, khổ thọ biết có khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ biết có bất khổ bất lạc thọ – cùng mình trải qua vui buồn
Niệm tâm – như một người bạn thân – tâm có tham (sân, si) biết tâm có tham (sân, si), tâm quảng đại (không quảng đại, vô lượng, không vô lượng) biết tâm quảng đại (…) – một người thật sự hiểu mình
Niệm pháp – như một người bạn tri kỷ – niệm trên triền cái, niệm trên 6 xúc xứ, niệm trên duyên khởi, niệm trên 7 giác chi, niệm trên 4 thánh đế – người bạn không cần nói cũng hiểu, dù mình thế nào vẫn luôn bên cạnh mình, đồng hành cùng mình, giúp mình nhận rõ, thấu hiểu và trưởng thành
Có những người bạn như vậy, đã là quá đầy đủ với một người.
🥰🥰🥰*
Một người không thực hành Tứ niệm xứ, dù có nói về Vô vi, về Không, về Vô tướng, về Vô tác, về Vô ngã thì đó chỉ là cái nói về học thức, về kinh nghiệm của người khác. Không có sự thấu hiểu, không có sự nhận thức, không có sự trưởng thành.
Trong đạo họ có thể nói vanh vách, biện luận vanh vách. Nhưng thực tế đời sống không như vậy: Không có Thất thành tài (7 tài sản của bậc Thánh). Không có Chánh nghiệp, Chánh mạng dù có thể có Chánh ngữ. Nếu có chỉ là Chánh ngữ, Chánh mạng, Chánh nghiệp của hiệp thế (theo chế định), không thuộc Siêu thế đạo (thuộc về từ khước, viễn ly, buông xả).
Một người thực hành thiền Định, họ có thể có tâm an định, vắng bóng tạm thời các phiền não thô trược, nhưng tâm tham sẽ dễ mắc lại an trú trong trạng thái định. Người đó không thể đi vào quán triền cái, không thể đi vào nhận rõ 6 xúc xứ, hay Duyên khởi hay 4 thánh đế… Người đó không thể hiểu về chính mình và cũng không thể hiểu về người khác.
Có thể bạn cho rằng Quán Pháp trong Tứ niệm xứ quá phức tạp, quá nhiều kỹ thuật. Nhưng như đã nói: quán pháp là tri kỷ, bạn không là tri kỷ của chính mình thì chỉ là sự ảo tưởng với chính mình, bạn không có trưởng thành trong kiếp sống này. Bạn chỉ có thể an yên đi qua cuộc đời đầy sóng gió, lớn lên, già đi và qua đời để bước sang đời sống mới lặp lại.
🥰🥰🥰*
Bạn không thể Ghi nhận, hay thực hành niệm Ghi nhận mà tại đó bạn dừng ở đối tượng là trần cảnh. Đó không phải là Tứ niệm xứ. Tứ niệm xứ là niệm nơi 4 xứ – Thân, Thọ, Tâm, Pháp – là những gì đang sanh diệt ở 4 nơi này. Nó không thuộc về Trần cảnh, nó không thuộc về đối tượng bạn thấy, nghe, cảm nhận. Nó thuộc về Tâm bạn, về cái gì đó bên trong.
Mọi sự thực hành không phải Tứ niệm xứ đều chỉ là thay thế, là đá đè cỏ, là lấp đất lên hạt mầm Vô minh, là cấu ngọn những gì đã sanh khởi. Nhận biết một trạng thái tâm bất thiện sanh khởi, dùng Định hoặc bất cứ kỹ thuật nào hoặc đối tượng khác để làm mất nó, chỉ là giải pháp tạm thời.
Cái bạn ghi nhận khi thực hành Tứ niệm xứ là Tâm bạn, không là đối tượng. Vì vậy, dù đối tượng là gì thì cũng chỉ có Tâm bạn:
- cái gì chưa sanh nay sanh khởi
- cái gì đã sanh khởi nay diệt
- cái gì đã diệt nay không sanh khởi nữa
Cái gì gì này là Tâm. Bạn còn đặt tên cho từng cái gì gì đó là bạn còn đang Phản ứng với đối tượng. Nếu chỉ đơn giản là Ứng xử với Tâm thì tại đó không có khái niệm, ngôn từ, sự phân biệt với nó, vì nó là nó.
🥰🥰🥰*
Thực hành Tứ niệm xứ giúp bạn thấu rõ sự không có đối tượng – không có chủ thể, không có khách thể – vì vậy không có Mối quan hệ. Vì không có Mối quan hệ nên các quy định, luật lệ, định kiến về MQH, về đối tượng trong bạn không tồn tại. Bạn không còn khái niệm người này phải như thế này, người kia phải như thế kia trong vai trò của mình. Bạn vắng mặt phiền não do đối tượng – là người khác – tạo ra trong tâm bạn.
Mọi người là bình đẳng với Tâm bạn vì họ đều chỉ là Trần cảnh, đang làm sinh diệt các trạng thái tâm trong bạn. Và tới lúc nào đó thì chỉ còn là rỗng lặng.
🥰🥰🥰*
Chỉ có người thực hành Tứ niệm xứ mới hiểu về Tình Yêu thực sự. Nó không phải là không điều kiện theo nghĩa không có điều kiện ngoại cảnh. Nó không phải là cứ thế bất chấp yêu nhau đi, dù điều kiện thế nào cũng vẫn yêu. Nó không là tình yêu bị trôi theo bởi cảm xúc và cảm giác hay cả sự níu kéo của nghiệp lực (nhân duyên tiền kiếp từ vô thức) – một sự ràng buộc rất vi tế mà người ta mơ hồ đổ lỗi.
Tình yêu của người thực hành Tứ niệm xứ không phải là Vô tâm, Vô cảm. Nó là Tình yêu của sự tỉnh thức, sự tròn vẹn tự trong mỗi hành động, tác ý, sự nhận biết liên tục của mỗi người, không phụ thuộc, không ràng buộc, nhưng song hành để bổ sung, để hoàn thiện, để cùng nhau buông xuống và “trở về”.
Satipatthana không nói về cái gì đã qua hay chưa tới. Nên không có “hôm qua thế này sao hôm nay lại thế”, cũng không có ảo vọng xây đắp nên không có kì vọng hay thất vọng. Một câu nói “anh yêu em” cũng là đã cũ, đã không còn là nó. Nên bạn luôn thấy #đủ tại mỗi thời khắc khi thực hành Tứ niệm xứ.
🥰🥰🥰*
Satipatthana – chỉ có thể là Satipatthana giúp bạn sống tự nhiên với xung quanh, tự do giữa đời. Nó không khiến bạn hay giúp bạn trở nên khác biệt, đặc biệt. Nó chỉ đơn giản là một người bạn của bạn, giúp bạn hiểu chính mình và trưởng thành.
(đọc đi đọc lại bài Kinh và tự thực hành để thấu hiểu, đừng theo kinh nghiệm của ai, kể cả của bài viết này)
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm