Chấp Có Chấp Không

Vì chấp Có nên chúng ta công nhận mọi thứ tồn tại, mọi thứ là như vậy theo tri kiến của chính ta. Ta nhìn thấy ta bảo có, ta nghe thấy ta bảo có, ta sờ thấy ta bảo có… Vì cái sự có này mà mỗi người chúng ta khăng khăng nó tồn tại, nó là như thế, nó làm ta vui, nó làm ta buồn, nó làm ta ghét…

Nhưng sự thực, nhân sinh quan, thế giới quan, tri kiến của mỗi người khác nhau, thành ra cái có khác nhau. Vì có khác nhau nên mới sinh tâm phân biệt, đúng sai, tốt xấu, hơn thua… Vì có mà tranh giành, sở hữu, mong cầu, phóng tâm đi tìm, hành động như điên để có được.

Chính là chấp Có, mà tâm phụ thuộc Có bị nó dẫn dắt xỏ mũi như vậy đấy. Nhưng chấp Có còn dễ chữa, vì có Không để bù lại. Khi con người trải qua thời gian, trải qua biến cố, nhận thức những thứ đó k thuộc về mình hoặc chỉ là vật ngoài thân, thậm chí tình ái cũng là thứ bên ngoài tâm thì đều nhận ra được mà buông được.

Ấy mà còn thứ gọi là chấp Không. Không cái gì tồn tại, không có gì ảnh hưởng, không cái gì liên quan tới ta cả. Người chấp Không có mấy dạng.

Không Điên: là hành động, làm và mọi thứ đều rất điên rồ. Thậm chí y bảo không cần mặc quần áo ra đường, thậm chí không cần ngồi ăn nơi bàn mâm… Y sống hoang dã như thể không có gì tồn tại ngoài y thật.

Dạng nữa là Không Mê (haha, lúc nào phải tra lại từ điển để đặt lại cho đúng). Loại Không này có hiểu biết nhưng mặc kệ mọi thứ. Không làm việc, không kiếm tiền, không liên quan, không cảm xúc theo nghĩa của y. (Sau sẽ viết một bài thế nào cảm xúc của bậc tu tập, cảm xúc được chuyển hóa thành yêu thương từ bi chứ không phải sự vô cảm với chúng sanh).

Không Mê này bình thường tồn tại có vẻ giống một cái bóng, trầm lặng, nhưng khi y hành động lại có vẻ như đúng như không có gì đáng để phân biệt, đáng để có. Điển hình, y cứ ăn mọi thứ có thể, y cứ uống mọi thứ có thể, y cứ chơi mọi thứ có thể … và cho rằng chẳng có gì ảnh hưởng tới y cả.

Và quả thật, sự chấp Không này chẳng khác gì một sự ngạo mạn, một sự thách thức với tự nhiên. Cái tôi của y phình đại tới mức y cho rằng y chẳng quan trọng hay bận tâm điều gì nữa. Ấy vậy mà y chấp Không, sao y không nhảy từ nhà cao tầng xuống đất đi: không sao đâu.

Viết một câu trích lược trong Kinh Nikaya:

Vị đó có thể được coi là bậc alahan khi mà vị đó biết rõ sự hiểm nguy, sự khổ đau, …đằng sau các pháp mà vị ấy quyết đoạn trừ, quyết rời xa. – Vậy đấy, chứ đâu phải vị đó cái gì cũng cho là Không hết đâu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
Website