Người tu tập minh sát một thời gian sẽ dần nhạy bén với các pháp “chưa sanh nay sanh khởi”, rồi mất rất nhiều công sức để chúng “đã sanh nay diệt” bằng nhiều pp khác nhau như dùng cảnh đổi cảnh, dùng tâm đổi tâm, niệm, ám thị, trò chuyện, định,… Rốt lại là vẫn loay hoay với từng thứ sanh khởi nơi thân tâm này. Nên có xu hướng Chán tu hoặc sợ hãi.
Chán tu vì tâm liên tục phải làm việc dẫn tới mệt mỏi hoặc chán nản. Không làm thì các thứ đó cứ lồ lộ ra, rất khó chịu, cứ thấy nó thường trực vậy. Rõ ràng Phật bảo nó vô thường, nó sanh diệt mà nó cứ đó, hết cái nọ tới cái kia, như sóng ấy. Tâm cứ phải liên tục để ghi nhận, rồi tìm cách đi qua. Muốn kệ lắm mà chẳng được.
Sợ tu vì một đống tri thức kinh nghiệm đã nạp vào: không tu thì luân hồi tái sanh, khổ đau đấy, tu mà k tới nơi tới chốn còn khổ hơn ng thường đấy, tu thế lạc đấy, tu thế là thế này thế nọ thế chai đấy. Tu thế tẩu hỏa nhập ma đấy… Rồi lại không chánh niệm, thất niệm là tèo đấy. Không định được à, k định được nghiệp quật đấy… Tâm sinh sợ hãi. Lúc nào cũng co quắp. Thực hành kiểu “hấp diêm” pháp vì cố làm cho được. Làm không được thì lại càng sợ. Mà làm được thì cũng vừa làm vừa sợ. Nên cứ là phải nương tựa vào Tam bảo, nương tựa vào Thầy, chẳng cả dám nương tựa vào chính mình.
Túm váy lại, chưa thể “thấu tỏ” vô thường, dukkha, vô ngã, thì còn bận rộn xử lý đủ các thứ trần cảnh va đập liên tục vào lục căn lắm ấy. Ngồi mà niệm từng đối tượng sanh khởi là vô thường, vô ngã thì có mà chuẩn là hằng hà sa số kiếp cũng chẳng giác ngộ được vì các pháp là liên tục sanh diệt, có thuần thục cũng chỉ là cái biết ý thức thành thói quen mà thôi.
Nên là, thôi, đi lên núi với em. Em đây chưa cạo tóc thì em làm trùm leo núi á.