CHÂN

Tại sao lại là chân? Chân Thiện Mỹ? Chân thực? Chân thành?
Chân – nơi bắt đầu một cơ thể sống hay nơi kết thúc một cơ thể sống? Chỉ biết rằng: cây già rễ sẽ héo trước, người già chân sẽ yếu trước.
Xét về góc độ y sinh học: chân là nơi hội tụ rất nhiều các huyệt đạo chính yếu, được ví như trái tim thứ 2 của cơ thể người. Vì vậy sinh ra các kiểu bấm huyệt chân bắt và chữa bệnh. Matxa chân, ngâm chân thanh lọc cơ thể.
Xét về vật lý học: chân là nơi sinh ra ma sát giữa cơ thể với đất (hoặc mặt bám). Mặt bám càng trơn trượt thì lực ma sát đối trọng càng lớn đồng nghĩa với việc kích hoạt các huyệt đạo ở đôi chân. Mặt bám càng nhám, gồ gề càng có khả năng tiếp xúc với phần hõm đôi chân nơi các huyệt chủ cho tiêu hóa nằm ở đó.
Ngày xưa, đôi chân trần, giày dép không có là thời điểm đôi chân phát huy tác dụng tối đa của nó. Ngày nay, các loại giày, dép đã làm sai lệch hoặc mất chức năng thiết yếu này của chân. Chân không cần phải bám, chân không cần phải chạm và dĩ nhiên chẳng cái gì được tự kích hoạt, chẳng cái gì được tự matxa. Một tuần 60p bỏ ra tưởng ok nhưng cũng để làm gì so vố tỉ lệ thời gian 60/10.080.
Chỉ với hai hòn đá nhỏ thôi: tập bám, tập cân bằng, tập nhìn xuống, tập tĩnh lặng, … bất kể lúc nào, bất kể đâu. Đơn giản và hồn nhiên như trẻ con nghịch ngợm. Vô tư và vui vẻ như được quà. Vâng, đúng là được quà, được cái giá trị CHÂN NHƯ mà bấy lâu nay chúng ta đang quên lãng.
Hệ thống bài tập với đá của Dịch tâm thể này thật nhẹ nhàng, tao nhã quá đi mất ý.
Cô ấy, chú ấy hơn 60, gần 70 vẫn vui như con trẻ.
Cô ấy chú ấy hơn 60, gần 70 vẫn nhẹ xoay một cái gốc cây hơn 200kg và chịu được sức nặng gần 100kg.
Quá tuyệt vời với những người bạn già tuyệt vời. Hjhj

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
Website