Câu chuyện kinh doanh và các bài học của tôi” – P6

“Đúc rút 3 – Tôi nhận ra mình chưa thể làm sếp dù đã từng nghĩ mình giỏi”.

Từ ngày còn đi học phổ thông, đến đại học, tôi liên tục làm sếp. Cũng không hẳn là tôi thích làm sếp mà ngày nhỏ là do cô giáo chỉ định, rồi các bạn bè bầu bán. Tôi thấy mọi người bảo tôi có khả năng. Tôi cũng nghĩ vậy và tự huyễn hoặc về mình. Thói làm sếp đã ăn sâu vào đầu óc tôi khiến tôi là một người hay áp chế và muốn mọi người làm theo ý mình. Không biết đó có phải là một thói quen tốt nhưng nó vừa là một điều tốt vừa là một điều không tốt khi tôi ra trường và đi làm. Điều tốt là tôi nhận thức được rằng, người mới đi làm thì không ai giao cho nhiệm vụ làm sếp cả và với tôi thì người làm sếp thì phải biết làm hết mọi thứ dù là nhỏ nhất. Đó chính là lý do tôi không từ chối bất kể một việc gì mà sếp giao hay các bạn đồng nghiệp nhờ vả. Tôi luôn cố gắng để làm và hoàn thành một cách xuất sắc nhất có thể. Nhưng điều xấu chính là cái tôi muốn mọi người làm theo ý mình. Vì nghĩ mình giỏi và mình đã làm được nhiều điều nên mọi người phải theo tôi, ý kiến của tôi là khả quan nhất. Và đến lúc tôi cãi sếp, tôi không bằng lòng với đồng nghiệp kém hơn mình. Tôi đáng nhẽ phải có một vị trí tốt hơn bây giờ sau bao nhiêu lâu tôi cố gắng chứ. Và đó là những điều rất tệ hại trong công việc. Tôi biết. Và tôi nghĩ chỉ có một cách là mình phải có một công ty riêng, trong đó mình là chủ, mình sẽ phát triển mọi thứ theo ý mình một cách tốt như mình nghĩ.

lam sep
Nhưng mọi thứ đâu có dễ dàng như vậy.
Thứ nhất là vốn. Vốn quá nhỏ để nghĩ ra có thể làm một điều gì đó. Có người bảo, không có vốn ng ta mới kinh doanh chứ có vốn rồi thì làm làm gì. Đúng, nhưng ít nhất số tiền bạn có được phải đủ làm đăng ký kinh doanh hay mua tên miền nếu bạn muốn làm kinh doanh online. Hay phải đủ trả tiền thuê cửa hàng trong thời gian đầu nếu bạn muốn bán hàng. Nghề không có vốn như ngta hay nói là nghề tư vấn, môi giới nhưng ít ra bạn cũng phải có tiền bỏ vào đầu tư quần áo, điện thoại và xe đẹp chứ. Hay chí ít ra khi bạn làm mà không có ai trả lương thì bạn cũng phải có tiền ăn, ở đến khi bạn thu được tiền về. Đó. Vấn đề vốn nan giải và không đơn giản đối với một người như tôi.
Thứ hai là quan hệ. Tôi thân cô thế cô ở HN này. Không người đỡ đầu. Không người thân thích. Bạn bè thì ít vì ngành tôi học đa số bạn bè về quê còn vài đứa ở lại HN. Quan hệ của tôi ngày đi học dù đã tham gia rất nhiều hoạt động xã hội cũng không đủ để trở thành cái dù che cho tôi.
Thứ ba là kinh nghiệm. Dù thế nào đi nữa tôi mới có 2 năm đi làm. Ngày nhỏ, vì bố mẹ không muốn tôi theo nghề kinh doanh mà phải trở thành một TS nên bắt tôi học ngày học đêm. Chính vì thế ngoài kinh nghiệm học được từ bố mẹ, tôi chẳng có một tí kinh nghiệm cho các ngành nghề khác. Nên nếu có kinh doanh một cái gì đó mới lạ thì kinh nghiệm của tôi với nó vẫn chỉ là zero.
Khi phân tích đủ ba thứ trên thì tôi thấy chưa thể mở cty được. Nếu chưa được thì tôi sẽ đi làm thuê, làm ở một công ty bé thôi để được làm sếp to, học dần cách quản lý. Rồi khi có kinh nghiệm tôi sẽ mở công ty riêng. Nhưng tôi cũng đã không thành công như tôi nghĩ. Tôi đã sai.
Bước đi của tôi thì đúng đắn so với nhiều người nhưng nhận thức của tôi về bản thân vẫn là sai lầm.
Tôi có thể làm một lớp trưởng được khen ngợi chứ chưa thể thành một nhà qly được sếp và nhân viên khen ngợi. Có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng tại sao tôi phải tự kể những thói xấu của mình ra. Còn với tôi, tôi không ngại mọi người cười chê. Nó là một phần của tôi và tôi nhận thức được rằng tôi cần phải sửa chữa nó.
Tôi nóng tính, tôi thẳng tính và tôi tự cao. Khi có những tính đó thì hiển nhiên là tôi không hòa nhã. Có thể tôi rất tốt với nhân viên khi chỉ ra cho họ rằng họ sai ở đó và cần sửa như thế nào nhưng tôi sai là đã nói chạm đến lòng tự ái của họ. Có thể tôi rất có nhiều ý kiến đóng góp cho công ty và không bắt họ làm theo ý mình nhưng tôi sai là tôi làm cho họ cảm thấy tôi là một mối đe dọa. Có thể tôi rất tốt với khách hàng khi bảo vệ quyền lợi của họ nhưng nếu tôi ở phía công ty thì điều đó chưa đúng, tôi cần phải khéo léo hơn. Cốt lại, tôi chưa là người biết dung hòa mọi thứ. Một người chưa biết dung hòa mọi thứ dù có giỏi cũng chưa thể làm sếp.
Hôm đi phỏng vấn, tôi trả lời câu phỏng vấn “mục tiêu làm việc của em là gì”, tôi đã trả lời thẳng thắn rằng: “em muốn được làm một nhân viên tốt và được sếp tin tưởng”. Ng tuyển dụng ngạc nhiên “ai bay giờ cũng mục tiêu làm sếp và mở công ty riêng còn bạn thì lại không?”. Tôi: “Có những thứ hiện tại, em biết mình chưa thể và em cũng chỉ mong là mình có thể”.
Tất nhiên, mục tiêu của tôi vẫn mong muốn là tôi có thể sửa mình để làm được một điều gì đó. Nhưng cái tôi tự tin vào mình là tôi đã nhận thức được mình tốt ở điểm nào và yếu ở điểm nào. Chính vì thế trong quan hệ tôi với mọi người đã thay đổi và tốt hơn lên.
Ví dụ như:
– nếu bạn nhận thức được rằng: khách hàng là người trả tiền cho bạn và bạn biết ơn họ thì bạn sẽ luôn vui vẻ mà đón nhận họ.
– nếu bạn nhận thức được rằng: sếp của bạn là người đã trả tiền nhà và tiền ăn hàng tháng cho bạn và bạn biết ơn họ thì bạn sẽ cố gắng, hăng say làm việc thay vì cãi lời và chây lười.
– nếu bạn nhận thức được rằng: nhân viên của bạn là người đem lại sự thăng tiến cho bạn và bạn biết ơn họ thì bạn sẽ luôn giúp đỡ và có thái độ đúng mực với họ.

“Biết mình, biết ta trăm trận trăm thắng”. 😀

(Hoàn thành năm đầu 2012, khi chưa một giờ làm CEO)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
Website