Câu chuyện kinh doanh và các bài học của tôi – P4

“Chuyện chọn nghề bán hàng của mẹ”.

Mẹ tôi là cô giáo và từ nhỏ cũng chỉ thích làm cô giáo. Ở quê, mẹ phải gánh rau củ ra chợ cho bà bán nhưng mẹ không bao giờ ở lại bán hàng vì mẹ bảo không thích buôn bán, và cũng không biết buôn bán thế nào. Mẹ đi làm, ăn cơm tập thể nên cũng không phải đi chợ. Đến khi bố về làm mấy nghề buôn bán với bố cũng không thành nên mẹ càng nghĩ mình không bán hàng được. Rồi đến giữa những năm 90, bố bảo mẹ về vì đi làm lương vừa thấp lại vất vả, ở nhà giúp bố nuôi thợ. Nhưng mẹ ở nhà một thời gian thì thấy buồn chán nên cũng muốn kiếm việc gì làm thêm. Chẳng biết tại số hay không, nhưng cầu được ước thấy. Bác ở gần nhà nghỉ cửa hàng tự do mậu dịch chuyển xuống HN ở với con cháu. Bác thấy bố mẹ tôi tốt tính và mẹ lại không có việc làm nên để lại cửa hàng đó cho mẹ tôi. Mặc dù cũng muốn làm gì đó nhưng phải đi bán hàng với mẹ là một điều dường như kinh khủng. Mẹ tôi cứ luýnh quýnh không biết phải làm gì. May có bố tôi, đa tham gia kinh doanh vài năm nên chỉ bày cho một ít. Mẹ tôi bắt đầu nghiệp kinh doanh từ năm 96 và 10 năm sau thì nghỉ.

ban hang

“Có những tiềm năng của bạn mà bạn không nghĩ mình lại có”. Những ngày đầu mẹ đi bán hàng, cửa hàng lèo tèo, hàng hóa không có, khách không quen, mẹ tôi buồn lắm. Rõ là mình không biết buôn bán rồi, nhưng nếu trả lại cửa hàng thì không được, tiền thuê, tiền hàng đã bỏ vào đó. Vậy phải làm thế nào? Người ta bán được hàng tại sao mình không bán được hàng? Về hàng hóa, họ cũng ngần đó mặt hàng thôi, nhưng cách bày hàng. Bày hàng cũng phải có khoa học. Hàng hóa luôn sạch sẽ, ngăn nắp và những hàng gần giống nhau thì để gần nhau để họ mua cái này thì nhớ ra cái kia là mua và chọn luôn, không phải hỏi ở đâu. Về khách hàng, khách có thể mẹ chưa quen thế thì làm sao phải cho quen khách? Vui vẻ với tất cả những người vào cửa hàng dù họ có chọn chán chê, đặt lên đặt xuống sản phẩm của mình nhưng không được tỏ thái độ khó chịu với họ. Một chút khó chịu thôi khiến cho họ lần sau có đon đả cũng không dám quay lại nữa. Về giá cả, mẹ niêm yết giá luôn trên sản phẩm và bán cho mọi người thân quen là như nhau. Điều đó khiến cho người mua cảm thấy mình không bị mua đắt vì giá đã được dán sẵn rồi. Tuy nhiên, mặc dù không giảm giá cho một sản phẩm, nhưng khi mua nhiều sản phẩm thì giảm giá cho tổng đơn hàng. Ví dụ thế này với người khách mua 10 mặt hàng khác nhau: nếu phải mặc cả, vừa mất thời gian, vừa kỳ kèo thêm bớt 5đ/sp, khi đã bớt 1 cái người ta sẽ bớt cái khác, và mỗi cái 5đ tổng ra là mất 50 đ. Nhưng nếu bảo họ cứ chọn hàng và sẽ giảm với số lượng nhiều thì khi cộng đơn hàng, mình sẽ giảm thẳng 20-30 đ/tổng cho họ, cảm giác giảm một lúc 20đ sẽ lớn hơn nhiều so với 5đ, nên họ vui vẻ ngay, nhưng thực tế, tổng tiền mình bớt nhỏ bằng một nửa so với việc kỳ kèo từng sản phẩm kia. Sau 1 năm, cửa hàng mẹ tôi lúc nào cũng đông khách. Có người cho là lộc, nhưng tôi nghĩ đó là cả một nghệ thuật bán hàng đáng học tập. Bố tôi phải phục mẹ tôi và không nghĩ mẹ tôi từ người không biết buôn bán đã thành người bán hàng nổi tiếng khu.

“Đúc rút”. Còn tiếp….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
Website