Vô tình nhắc đến chữ Buông.
Và đây là cách thực hành Buông. (Mình cũng đang thực hành)
***
Một giây chợt lóe lên và ghi lại
Chúng ta ai cũng mong muốn học cách Buông. Và hiển nhiên hiểu được lợi ích của việc Buông. Nhưng để thực hiện nó không phải cứ nói ra là được.
Mình sẽ không giải thích Buông là gì, hay nói nhiều tại sao, hay giải thích thế nào… Như vậy đọc xong đoạn này lại sinh ra một đống thứ chấp rồi ứ Buông được. Chỉ cần biết Buông là Buông thế thôi. Làm sao phải “xoắn” – từ xoắn này hay cực, đúng là không phải xoắn.
Cách thực hành:
– Buông ý nghĩ: một ý nghĩ chợt đến, thay vì đuổi theo nó, hãy dừng lại. Thường khi ta nghĩ 1 điều gì đó, trí não sẽ cứ logic hết cái nọ tới cái chai, suy ra cái chum cái bình… Giờ, dừng lại với suy nghĩ đó. Ví dụ: nghĩ cái con B kia nó hay nói xấu, thọc mạch mình. Dừng. Sau dừng làm gì? Quan sát nhịp tim, quan sát nhịp thở. Tim có đập nhanh hơn khi nghĩ tới con B làm điều xấu k? Hơi thở có gấp gáp khi nghĩ con B làm điều xấu không. Tiếp nữa là tự vấn: hình như mình đang nghĩ con B nghĩ xấu mình. Nhịp tim và hơi thở của mình hình như nhanh hơn thì phải. Cái mắt mình nó còn lồi ra một tí giận dữ ý. À, cái Rimunta hôm qua nó có chém về chữ Buông ý nghĩ. Xong.
– Buông cảm xúc: buông ý dễ hơn buông cảm xúc. Vì ý là Logic có thể cắt. Còn cảm xúc là phản xạ có điều kiện. Trẻ con không bị dính cái này vì chúng không phụ thuộc vào điều kiện. Chúng vui theo kiểu vui của chúng. Chúng khóc theo kiểu khóc của chúng. Người lớn thì: ăn ngon, mặc đẹp, đi chơi, đi du lịch, nhiều tiền, d anh đẹp trai để ý… mới là vui. Còn bị nói xấu, gặp điều k thích, gặp đám ma, bị bỏ… là buồn… Các cảm xúc chính vì thế nó được nảy sinh có điều kiện. Và khi gặp điều kiện là nó trổ. Chính vì vậy, để ngắt các điều kiện việc đầu tiên là Nhận diện cảm xúc. Được tăng lương, được một người bí mật tặng hoa…. A, vui quá, sung sướng quá. Nhảy chôm chôm. Dừng. Dừng. Dừng. Đúng là không thể nói dừng là dừng. Nhưng đến lúc nhận diện được vui quá, sướng quá… thì cũng đến lúc Dừng và sau khi Dừng lại thực hành quan sát Hơi thở, quan sát Nhịp tim, tự vấn chính mình như trên.
– Buông giác quan: chưa thực tập được đoạn này nên chưa viết.
Trong khi tự vấn, bên cạnh vẫn quan sát hơi thở, nhịp tim, cần tự kỷ ám thị rằng
KHÔNG CÁI GÌ LÀ TÔI
KHÔNG CÁI GÌ LÀ CỦA TÔI
***
Ghi lại như vậy.
Chữ Buông đừng cố, đừng phải, đừng hãy, đừng đi… Vấn đề là Chủ thể Buông, không phải là Vật thể Buông. Hãy nhìn vào Chủ thể tức là Chính mình sẽ thấy Buông tự bao giờ.