Bát tà đạo

Thoạt nhìn, cái sơ đồ này nhìn có vẻ hơi khó hiểu, nhưng nếu bạn tra từ điển Phật học, từng từ một trên cái sơ đồ này thì bạn ít nhất đã hiểu được cách vận hành của tâm mình khác với tâm bậc thánh như thế nào. Từ đó hiểu biết về con đường để đi tới bình an, thoát khổ tất cả đều ở mình, do mình quyết định mà thôi vậy. Đối với các vị hữu học, cũng nhờ sơ đồ đơn giản này mà con đường tu học đường rõ ràng, rút ngắn, thậm chí không sợ bị lạc đường, rơi lạc vào các thế giới thần bí, siêu tụng, chú giải của các luận điểm không tới từ lời giáo huấn thật của Đức Phật Gautama.

Kinh điển không nắm rõ, học theo các Luận của các vị thầy, dù được cho là cao danh thì cũng là tam sao thất bản. Học rồi mà không hành được, chỉ là nghe tin vào một cảnh giới, một luận cứ của các vị thầy thì cũng chỉ là Tin, chưa phải thực chứng. Sự chứng ngộ này không phải là một ảo giác, không phải là ở cái Tưởng kiểu như mở con mắt thứ 3 nhìn nhìn thấy cái gì đó. Nó thân chứng, tức là nó biểu hiện rõ trên thân. Nó là sự thực tức là nó đúng cho mọi pháp, cho tự nhiên. Nó có thể khó diễn giải, khó nắm bắt, sâu lắng, nhưng người thực hành đều có thể nhìn thấy nó rõ ràng như một con đường, rất cụ thể.

Kẻ phàm phu, hay bậc Thánh, thì Căn (6 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) khi tiếp xúc với Trần (6 loại cảnh: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) đều cho ra Thọ (6 loại cảm giác) – Tưởng (6 loại thức ghi nhận cảm giác).

Kẻ phàm phu thì lấy cái nhận thức về cảm giác ghi nhận được đem đối chiếu với cái thông tin đã được tích lũy qua Học tập, văn hóa, kinh nghiệm… của mình (gọi là tà kiến) để mà tư duy theo cách của mình (tà tư duy) để rồi ưa thích, sân ghét, bỏ qua và tìm kiếm theo cách của mình, để rồi đưa ra những quyết định dựa trên cái kết luận cá nhân của mình. (lộ trình tâm tà)

Bậc Thánh thì khi ghi nhận các cảm giác nơi 6 căn, biết đó là cảm giác, họ chánh niệm trên thân, thọ, tâm, pháp, để không đưa ra các phán xét mang tính cá nhân. Nếu có phải làm việc, học tập, đưa ra quyết định, họ sẽ tư duy trên các barem về: tứ thánh đế, về lý duyên khởi để đưa ra các quyết định mang tính khách quan, chứ không dựa trên thích ghét cá nhân. (lộ trình tâm chánh)

p/s: Trong khóa tu, khi thầy tôi giảng về Tám Tà, và Tám Chánh, một chị thiền sinh, đã cãi là chị chưa học ở đâu về Tám Tà. Trong khi điều đó thể hiện rõ Tụng phẩm III – Tám pháp, bài Kinh Phúng Tụng – Trường bộ Kinh (Kinh Nikaya – Hòa thượng Minh Châu dịch Việt). Thật đáng tiếc nếu chỉ học qua loa vài câu rồi kết luận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
Website