Vì tự ngã, không ai muốn coi hay bị coi mình là kẻ phàm phu. Nhưng Kinh Pháp môn Căn bản (Trung bộ Kinh – Nikaya) chỉ rõ:
– Kẻ phàm phu: ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh… nên #tưởng_tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại nên nghĩ đến đối chiếu với địa địa, nghĩ đến như là địa đại, người ấy nghĩ: địa đại là của ta – nên dục hỷ địa địa đại. Vì sao vậy? Vì người ấy #không_liễu_tri địa đại.
– Người hữu học: tâm chưa thành tựu, đang sống cầu sự vô thượng an ổn khỏi khổ ách. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì #thắng_tri nên không nghĩ đến địa đại, không đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến như là địa đại, không nghĩ: địa đại là của ta – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì người ấy #có_thể_liễu_tri địa đại.
– Bậc Alahan: các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa địa đại là địa đại. Vì thắng tri nên không nghĩ đến địa đại, không đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến như là địa đại, không nghĩ: địa đại này là của ta – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì người ấy #đã_liễu_tri địa đại.
Ở đây, chúng ta thấy sự khác nhau giữa kẻ phàm phu, người hữu học, bậc Alahan là ở việc #tưởng_tri, #liễu_tri. Được biết pháp của Đức Thế Tôn, được học, được thực hành để mà thay đổi cái thấy cái biết trong mỗi chúng ta từ tưởng tri sang liễu tri (cái biết như thật, đầy đủ).
Trong bản kinh Kàlaka (Tăng chi bộ Kinh – Nikaya) cũng nói: Như Lai là vị đã thấy những gì cần thấy nhưng
– không có tưởng tượng điều được thấy
– không có tưởng tượng những cái gì không được thấy
– không có tưởng tượng những gì cần phải thấy
– không có tưởng tượng đối với người thấy
Bạn có thuộc nhóm người đã không nghe pháp các bậc thánh, không thực hành pháp các bậc thánh, lại còn nghe 1 ít, hành 1 ít rồi tưởng tri ra pháp, hay tự thực hành và tưởng tượng ra rồi cho rằng nó là đúng để rồi “dục hỉ niết bàn”…
Mọi thứ cần được tuệ tri, liễu tri hay thân chứng là tự mình thấy đúng đắn và phân biệt rõ hay còn gọi là #trạch_pháp giác chi đâu là Minh đâu là Vô minh. Trong chánh tri kiến là hiểu biết đúng như thật: đây là sự thật, đây không p là sự thật. Chứ không phải chúng được ta logic hoặc ta thấy một ảo giác gì đó trong thời thiền để rồi thấy tốt, thấy đúng, cho nó là đúng, hoặc phân biệt mọi thứ đúng sai theo tưởng tượng, logic vô minh.
“Những gì được thấy, nghe.
Được cảm nhận ( rồi ) chấp trước.
Được nghĩ là chân thực.
Giữa những người thấy vậy.
Ta không phải như vậy.
Những điều chúng tuyên bố.
Dầu là thật hay láo.
Ta không xem tối hậu.
Ta trong thời đã qua.
Thấy được mũi tên này.
Loài người bị câu móc.
Ta thấy và Ta biết.
Các Đức Phật Như Lai.
Không tham đắm như vậy” – Kinh Kàlaka
Vậy thì có nên chăng đã tu học, hãy văn – tư – tu (có học hành, có tư duy, có thực hành để thân chứng) đầy đủ và đúng đắn. Bộ bản kinh MP3, trang bị cho các bậc hữu học thêm Văn tuệ, ngoài ra có các bài hướng dẫn thực hành tứ niệm xứ với các bước đi đúng đắn, rõ ràng giúp người thực hành có thể tự mình thân chứng, tự mình khẳng định, “đến để mà thấy” chứ không còn là “đến để mà tin”.
“Vô minh ta đã nhận mặt ngươi rồi. Kể từ nay ngươi không thể làm nhà cho Như Lai được nữa, … Cây đòn dông đã bị đạp gãy. Thấy Như Lai nói như vậy thì Vô Minh bỏ đi”