Bạn đằng cầm trên tay một quả dừa. Đằng sau lớp vỏ mỏng màu xanh là cả một lớp sơ dừa dày, rồi tới một lớp cùi cứng, rồi tới lớp cùi trắng ăn rất ngon, rồi trong cùng là nước mát ngọt. (viết tới đây đã thèm rồi) Nước ở trong cùng, đầy ắp, do chịu áp suất nên khi lớp vỏ cứng vỡ ra một chút thôi, hẳn nhiên các bạn biết điều gì xảy ra – nước phun từ khe vỡ đó, bán tung tóe… hiii.
Bổ quả thứ nhất.
Tôi cứ cầm dao mà chặt, mà chặt, mà chặt. Phụp. Nước bắn hết lên mặt, tôi mới biết mình đã làm vỡ được lớp vỏ cứng. Thế là được uống nước dừa. Hiii.
Bổ quả thứ hai.
Rút kinh nghiệm quả thứ nhất của việc cứ cầm dao mà chặt, mà chặt… Tôi cẩn thận gọt hết lớp sơ ở ngoài, để trơ ra lớp sọ cứng. Giờ chỉ còn một phát nữa thôi là tôi được uống nước dừa rồi. Vậy mà tôi lại sợ. Tôi lại sợ bị nước bắn khắp mặt. Huhu.
Bài học rút ra.
– Cứ làm, chẳng sợ gì cả, chỉ cần biết bên trong có nước dừa rất ngon và mát thì cứ thẳng tay mà chặt, mà chặt…
– Làm mà chỉ nghĩ tới việc nước bắn lên mặt, mà quên mất sau một chút nước bắn lên mặt đó là nước dừa mát ngọt thì chẳng dám chặt.
Ha ha.
Thôi, uống nước dừa cái đã, nước bắn ướt hết mặt và áo rồi.
——-
Bài học thêm từ việc bổ quả thứ ba.
Do học được kinh nghiệm từ hai lần trước, lường trước được việc bắn nước ra, và biết được, nếu cứ rón rén, lỗ quá nhỏ, áp suất càng lớn, càng bị bắn mạnh, nên lần này thẳng tay, bổ to một nhát. Ok. Mất 1 ít nước, nhưng lại k bị ướt.
Có học và thực tiễn vẫn hơn