Mê tu

Chuyện là có một cậu em vì ham mê tu thiền, nhưng không được ủng hộ từ phía gia đình nên sang nhà mình xin ở nhờ mấy hôm.

Sau hơn chục ngày, mẹ cậu tìm đến và tâm sự. Mình rất hiểu tâm lý của cô vì những chuyện này mình trải qua nhiều với bản thân, gia đình và bạn bè.

Cô bảo:

– cháu giúp đỡ cô, tâm sự nói chuyện bảo ban em cho em quay về bình thường, đi làm đi ăn cháu ạ

vâng cô, thật sự là người nào đã ham tu thì giai đoạn này khó nói chuyện cô à. Cộng đồng tu tập của cháu cũng nhiều hoàn cảnh. Cháu biết có những người có giai đoạn hơn 10 năm trời lấy vợ sinh con rồi còn không chịu kiếm tiền, việc nhà không làm cơ cô ạ, nhưng rồi cũng quay trở về cuộc sống.

– <cô cười như cởi tấm lòng> vậy à. Lúc em nó ra khỏi nhà, cô không cho em ấy đồng nào để em ấy không có tiền mà phải quay về.

– <mình mỉm cười> vì bạn ấy phát nguyện tu tập ý, nên bọn cháu đứa thì giúp chỗ ở, đứa thì giúp cái ăn nên cô càng cấm bạn ấy càng đi.

– <cô ngạc nhiên>

– nên là theo cháu, gia đình mình cứ ủng hộ bạn ấy, vừa không phiền não mình, bạn ấy cũng vừa không phiền não mà tập trung tinh tấn, qua giai đoạn này là bạn ấy sẽ ổn thôi ạ

– thế khi nào thì nó bình thường trở lại hả cháu

– dạ, cũng không thể nói là bạn ấy đang không bình thường, mà là bạn ấy đang ưu tiên cho một việc khác. Còn thời gian thì cũng tùy vào mỗi người. Bọn cháu có một nhóm ace cùng tu tập, cùng chơi với nhau, người đi trước dẫn người đi sau. Những người như cháu vẫn tu tập, vẫn có gia đình, vẫn có công ty <hôm nay khách khứa, đơn hàng lại nhiều nữa> như cô thấy đó. Nên quan trọng nhất là cô cứ yên tâm, tinh thần mình thoải mái cho chính mình, an mình thì sẽ an người cô ạ.

Vài lời nói chuyện qua lại, và cô vui vẻ ra về, không quên cảm ơn rối rít.

Ngẫm nghĩ vẫn nhớ lại bài thơ lâu lâu rồi:

Khi đã chọn con đường

Đừng chọn một ngôi nhà

An trú ở trong đó

Hãy tự mình thực hành

Hãy tự mình thực chứng

Khi đã chọn con đường

Đừng chọn cây hoa lá

Hái lộc hai bên đường

Hãy tự mình vượt qua

Những cám dỗ đời thường

Khi đã chọn con đường

Cứ kiên trì mà bước

Dù chướng ngại phía trước

Hay ma chướng kề bên

Định lực và tinh tấn

Thì rồi sẽ vượt lên

Mỗi người một con đường

Không ai đi giống ai

Nhưng hãy luôn nhớ rằng

Thế giới là cảm thọ

Các pháp là vô thường

Các hành là vô ngã

Hãy chánh niệm thực hành

Hãy chánh niệm ghi nhận

Ngay bây giờ, tại đây

Mẹ và ceo con,

Mẹ và ceo con,

– con học giỏi, lớn nhanh thay mẹ làm giám đốc

– con vừa vào làm đã làm giám đốc luôn rồi á

– uh, thì con có thể bắt đầu từ nhân viên học việc

-…

– mẹ nghĩ thôi, đã sung sướng tới lúc được nghỉ việc rồi

– ơ, con mới đi làm, đã có tí kinh nghiệm nào đâu, mẹ phải ở đó hỗ trợ con đã chứ

Mẹ cứng họng, thôi thì lại nuôi nó thêm 10 năm nữa rồi tính tiếp.

🤣
🤣

Thấy pháp mà hành pháp, bình tâm với sự đời

Khách gọi giao bông cho anh nhé. Gửi nhanh đơn hàng sang. Một cái bấm like kèm theo câu: giá tăng vậy à em, thế này thì chết anh rồi. Sau đó gọi hỏi lại rõ ràng về đơn giá và vật liệu có thể thay thế. Sau một hồi tư vấn. Giọng khách hơi lạc đi một chút, nói.

– em cho anh vài phút tĩnh tâm đã nhé, anh cần phải bình tĩnh để xử lý chỗ này em à. https://cachamcachnhietak.com/tai-sao-nhieu-nha-thau-lua…/

Đây không phải là lần đầu mình thấy khách kêu trời, kêu chết khi giá cả vật tư tăng gấp đôi gấp ba so với khi báo giá. Nhưng lần đầu mình được trực tiếp cảm nhận sự hoảng hốt, lo lắng thực sự từ phía nhà thầu.

Một dự án để vào thầu phải vào đơn giá từ ít nhất nửa năm tới 2,3 năm trước. Giờ sau hơn 2 năm covid, tất cả đã đổi thay. Thời gian tới, tiền công đổ vào thị trường sẽ rất nhiều do chính phủ muốn thay đổi diện mạo VN. Nhiều công trình, nhiều dự án sẽ được triển khai. Trong khi kinh tế thế giới, chiến tranh và dịch bệnh không có dấu hiệu đi xuống. Và nhiều câu chuyện như trên lại chắc chắn sẽ xảy ra.

Đâu phải chỉ coin, chứng khoán, dự án … sẽ vỡ, các pháp hữu vi đều có tính vô thường, vô ngã như vậy cả.

Chỉ biết chắp tay, mong mọi người thấy pháp mà hành pháp, bình tâm với sự đời.

Kinh doanh cũng có đạo

Khách hàng gọi:

– em ơi, cho em 500m2 mút tiêu âm hàng thường, nhưng em làm hồ sơ cấp hàng chống cháy cho anh.

– dạ anh thông cảm, bên em không làm thế được

– được mà em, chỉ là hồ sơ thôi, hỗ trợ anh đi

– không anh ạ, nó không chỉ là hồ sơ, nó là tài sản, là tính mạng nữa anh ạ. Anh có biết bao nhiêu vụ cháy quán bar, karaoke gây thiệt hại về người và của như thế nào không?

https://vatlieuak.com/danh-muc-san-pham/vat-lieu-tieu-am/

Trước đây em cứ nghĩ bán cái vật liệu này thì đạo ở chỗ nào. Nhưng khi quan sát thì thấy ra:

– giữ được lòng không tham để bán hàng rẻ, hàng thiếu, điêu chính là đạo

– làm việc có đầu có đũa, có quy trình, bài bản, không làm tắt, bỏ bước, làm cho xong cho có, không kiểu bán xong vuốt đuôi là đạo

– tư vấn một sản phẩm sử dụng được đúng mục đích sử dụng không gây lãng phí cho nhà thầu, chủ đầu tư, nhà nước chính là đạo

Đạo đơn giản mà nhỉ. 😄

Con trai tôi

Đi ngang tiệm quần áo, rủ nó vào cùng. Đang chọn đồ, nó bảo:

– mẹ mặc cái bộ đó để thành con tắc kè à? (ý nói bộ hoa hoét)

– thế mẹ chọn bộ nào được?

– mẹ chọn bộ nào kiểu sư tử ấy, cho hợp với mẹ!

😹
😹
😹

Con với chả cái. 😠

3 mẹ con

Ba đi công tác

Mẹ hỏi: tối nay mình ăn gì?

Tụi nó: search grab food đi mẹ!

🤣
🤣

Một bà mẹ lười nấu cơm và những đứa con thích công nghệ

Có phải tu đâu cũng được

Có nhiều người bảo tu đâu chả được? Vậy tại sao sư vẫn chọn đi tu? (theo FB sư GT)

Xin thưa rằng các sư chưa phải là bậc Thánh nên cần phải tránh duyên, tránh tiếp xúc ngũ dục, lục trần, tránh việc làm thế sự để thu thúc lục căn, có như vậy mới có thời gian thảnh thơi mà đi kinh hành, ngồi thiền để giúp cho Chánh niệm phát triển nhiều hơn. Chứ tu chưa ra gì đức hạnh không có, định lực không đủ, trí tuệ không thông mà ra độ đời thì chỉ e rằng đời độ các sư luôn, danh lợi vật chất độ các sư ra đời luôn, không ra đời thì cũng làm ô uế Phật Giáo như trùng trong lông con sư tử.

Vậy nên ai làm gì làm, nói gì nói, chứ các sư sợ lắm, sợ mình đánh mất cơ hội làm người, đánh mất cơ hội gặp được giáo Pháp, đánh mất thời gian để thực hành, đánh mất tuổi thanh xuân vào những điều vô bổ, si mê chìm đắm trong ngũ dục nên mới trân trọng cố gắng thực hành được lúc nào thì hay lúc đó chứ không khi về già,khi bệnh,khi nghiệp trổ mà không đủ định lực đủ, đức hạnh, đủ trí tuệ để buông bỏ thì khổ lắm.

Khổ thân đã đành rồi lại khổ cả tâm nữa có khác gì ở trong địa ngục đâu, vậy nên thường nhắc mình danh lợi ngũ dục là con dao hai lưỡi chớ có đắm say mà hằng ngày phải thức tỉnh mà tu hành, có như vậy mới không phụ công ơn của Tam Bảo, công ơn thầy tổ, cha mẹ và đàn na tín thí đã cúng dường.

Tham thì thâm, làm biếng ưa thích hưởng thụ sự cúng dường lợi dưỡng là chết. Hoan hỷ, tin chấp vào câu các sư nhận cho chúng con có phước là chết, ai nhận thì nhận chứ riêng tôi sợ lắm.

Chỉ nhận cái gì cần thôi chứ nhận nhiều là không biết kiếp sau trả nợ khi nào cho xong, vậy nên cứ chịu thiệt một chút, chịu khổ một chút, vậy mà an yên.

Nam Mô Phật 🙏

Mình chưa đủ duyên để theo chân các sư, nhưng luôn cố gắng quán chiếu mọi lúc, mọi nơi, làm vừa đủ ăn, chơi vừa đủ tỉnh, thấy đông hơn 3 người mà bàn chuyện không phải của mình là lui. Sợ nhất nguy hiểm nhất, cứ tưởng mình tịch tĩnh rồi, nhưng động đến là lòng tự ái lại nổi lên, hoặc cố gắng bành chướng bản ngã để người ta ca tụng và công nhận hoặc đơn giản khen câu: tốt lắm. Thôi thì chấp nhận làm người vị kỷ, nói ít, làm vừa, và quán chiếu tâm mình nhiều nhất có thể.

Ảo tưởng

Người mang danh tu tập rất bị cái kiểu lựa chọn Đời hay Đạo để đi theo?

Đi theo Đời ảo tưởng kiểu đời.

Đi theo Đạo ảo tưởng kiểu đạo.

Đời thì ảo tưởng công danh, lợi lộc, tiền bạc.

Đạo thì ảo tượng đạo quả, tầng thiền, Niết bàn, giải thoát, không khổ đau.

Trong khi chẳng có cái gì được đặt tên là mấy thứ đó cả.

Mỗi ngày ngồi thiền là ngồi thiền, kinh hành là kinh hành. Làm cái gì là làm cái gì. Chứ làm cái gì không phải là để có cái gì, đạt cái gì.

Bỏ cái nọ lấy cái kia là ngu người rồi. Lại cho rằng ta làm là thế nọ thế kia, không thế nọ thế kia thì càng ngu hơn.

Nếu mình chỉ thấy mình trong sáng, thánh thiện, tốt đẹp -> kẹt luôn tại đó.

Mình thấy mình bất thiện, như bãi sình, hôi rình thì lại còn biết mà bước qua hay nhờ ai đó lôi ra.

Cơ mà đời chỉ thích được trưng diện, ca tụng, và ru ngủ.

Ôi thương!!!

Bạn ổn?

Có một lỗi rất lớn khi học đạo đó là chưa thấy biết rõ ràng, đã sa đà vào việc vô ngôn, hoặc không cần khái niệm, hoặc chỉ cần biết thế thế, thấy thế thế… là đã cho rằng mình ok rồi. Lỗi này xuất phát lớn từ không chịu đọc Kinh Sách, không chịu tham khảo trải nghiệm của các bậc Giác ngộ, mà tự cho rằng an an là được, không suy nghĩ gì nhiều là được, mình tự là thầy của chính mình là được. Nhưng trạng thái mơ hồ, không rõ ràng này được Phật định nghĩa rõ ràng là Vô Ký – nghĩa Hán Việt miêu tả rất đúng ở việc không có sự ghi nhận.

Chúng ta hiểu đơn giản như thế này: trừ khi chúng ta bị tật ở các giác quan ở ý là down (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) thì chúng ta mới không có sự nhận biết thế giới (được mô tả dưới 6 dạng là sắc (hình ảnh), thanh (âm thanh), hương (mùi), vị, xúc (chạm), pháp (thông tin khác). Vậy khi chúng ta sống, hoàn toàn bình thường, thì sự nhận biết này là hoàn toàn đang diễn ra, đang có mặt. Nhưng vì chúng ta bị bận bịu, bận bịu nhiều thứ, miên man nhiều thứ nên không nhận biết rõ chúng có mặt từ đâu, như thế nào, khiến tâm ta lại có những phản ứng, suy nghĩ tiếp theo, hành động tiếp theo như vậy.

Những thứ rất cụ thể, đến từ 6 giác quan chúng ta còn mơ mơ hồ hồ thì những khái niệm trừu tượng hơn như thiền, như tâm giải thoát, như tuệ giải thoát, như giác ngộ, như Niết bàn làm sao chúng ta có thể hiểu. Mà lại quy chụp chúng tất cả thành thiền là không suy nghĩ, giải thoát là không nắm nắm giữ, giác ngộ là hiểu biết mọi thứ về thế giới, Niết bàn là một cõi nào đó… Sự an an mà chúng ta đang có cho rằng đó là thành tựu, cho rằng đó là đích và dừng lại an trú ở đó.

Nhưng thực tế có phải vậy không? Thật sự cái gì cũng phải lên đến đỉnh, thật rõ ràng, cụ thể, trước khi bạn có thể bỏ qua tất cả những chúng. Tuệ giải thoát là sự thấy biết rõ ràng mà không dính mắc, chứ không phải là không thấy không biết rồi kệ nó thôi, nó là chuyện đâu đó. Phật nói rất rõ ràng đối với một người đạt giải thoát là Tâm giải thoát, Tuệ giải thoát chứ không chỉ riêng cái tâm an an là được.

Hãy kiểm chứng trong thực tế cuộc sống: nếu đưa cho bạn rổ đồ và bạn không thể sắp xếp chúng, phân loại chúng thì Tuệ bạn có nó ở đâu? Khái niệm 5S của người Nhật là một bài học rất hay cho việc rèn luyện chúng. Thật sự, bạn nói hay, nói trời nói biển hay như thế nào chăng nữa, nhưng Chân Pháp không xa rời Thế gian pháp. Nếu đời sống của bạn bất ổn, mọi thứ tùm lum, không có sự minh triết trong công việc, quản lý thời gian và công việc không hiệu quả, thì tôi nghi ngờ về con đường đạo của bạn.

Vẫn nhắc lại, không phải tốt đời đẹp đạo mà là Tốt đời nhờ Đẹp đạo. Nếu bạn là một người tu tập tốt, chắc chắn sẽ có một đời sống tốt. Nếu bạn đã không chọn xuất gia, cho rằng đời sống xuất gia nghèo nàn pháp, chọn thế gian để nhiều pháp cho tâm mình đối diện thì hãy làm cho thế gian của bạn thật tốt, trước hết là không gây phiền não cho mình và cho người. Chứ không phải, đó là kiểu của tôi, đó là kiểu của người giải thoát, ai phiền não kệ người ấy. No no no. Bạn đã đang để bản ngã làm mờ mắt và che lối.

Túm lại, khi bạn tự cho rằng mình đang ổn, thì tôi có viết và nói ra bao nhiêu cũng khó lòng chọc thủng được bản ngã cố hữu của bạn.

Thôi thì lại uống trà vậy, bạn có thể cảm nhận đủ 8 loại giác quan một cách rõ ràng mà giới khoa học trà đưa ra thì cũng gọi là trên con đường đắc đạo rồi.

Tưởng

Cái bức ảnh này hay cực

🥰
🥰

Trong đời sống:

– Nếu bạn là một người biết chọn lọc, sắp xếp các thông tin, bằng việc là bạn có title, có kế hoạch, có mục tiêu, có quy trình thì bạn dễ dàng nhanh chóng lấy được thông tin mình cần cho việc giao tiếp, làm việc…

– Nếu bạn là một người tư duy tốt, bạn sẽ dễ dàng kết nối các thông tin với nhau, từ đó mà lập luận, suy luận, logic… đưa ra giải pháp, phương pháp để giải quyết vấn đề

Trong đạo:

– Nếu nói tới một vấn đề gì, bạn cũng suy ra hay còn gọi là từ bụng ta ra bụng người thì bạn sớm chết vì tưởng tượng. Đức Phật trong bài Kinh Kalaka đã viết: Như Lai đã thấy những gì cần thấy, nhưng không có tưởng tượng điều đã được thấy, không có tưởng tượng những cái gì không được thấy, không có tưởng tượng những gì cần phải thấy, không có tưởng tượng đối với người thấy.

– Nếu bạn cho rằng Tưởng này là ta, của ta; Thức này là ta, của ta: tức là cho rằng các hiểu biết, các thấy biết của mình là đúng thì trong đời sống gọi là tranh cãi, bảo thủ, trong đạo gọi là chấp thủ, bản ngã.

->>Nếu bạn có thể quan sát được đám mây mù này thì nói ít, làm ít mà vẫn hiệu quả; tu tập mà thấy nó sớm thì giải thoát sớm. Ahihi.