Chơi đàn và uống trà

Đàn vốn dĩ làm ra để gảy
Gẩy 1 cái dây trái ra tiếng
Gẩy 1 cái, nhấn 1 cái bên phải tiếng rung vang hơn
Gảy, nhấn theo kỹ thuật sẽ là một hợp âm, là bản tình ca, trường ca cho cuộc đời; nếu không thì sẽ chỉ là một hỗn tạp, lẫn lộn, khiến đau tai nhức óc.
Đó là đời.
Đạo vốn dĩ vô thanh
Đàn làm ra cũng chẳng phải để gảy, mà để rung cảm cùng người chơi
Có nhiều khi không gảy, nhấn, khoảng lặng lại là sự đồng điệu sâu lắng nhất
Gảy và nhấn dù theo cái gì cũng thể hiện tâm tư và người nghe k cần có chút phán xét nào trong đó cả; đơn giản đó là trạng thái của người chơi, mình là người thưởng thức
Đó là Đạo.
Trong ảnh này, gảy và nhấn có làm chén trà rơi? Rơi là chắc chắn. Nên hãy tĩnh lặng, lắng nghe dòng chảy của vô thanh, của hương trà.

trong sự tĩnh lặng, lắng nghe được trọn vẹn, đàn k cần gảy, trà k cần uống, và lời k cần p nói lên

đối với ng đời, mất cả vạn kiếp để tìm nhau, thêm vạn kiếp luân hồi nữa. Còn người tu đạo, vạn kiếp đã qua cũng chỉ là một khung đàn. Kiếp này gặp lại như chén trà trên dây. K rung, k gảy, tĩnh lặng thưởng thức, trọn vẹn. Tại đó, nó là nó. Hợp âm của thanh và hương này, chỉ có tu đạo mới thấu hiểu được.

Bạn đang tìm cách hiểu chính mình hay cố an yên đi qua cuộc đời?

Bạn đang tìm cách hiểu chính mình hay cố an yên đi qua cuộc đời?

Một người thực hành thiền Định, có thể có tâm an định, vắng bóng tạm thời các phiền não thô trược, nhưng tâm tham sẽ dễ mắc lại an trú trong trạng thái định. Muốn yên lặng, tịch mịch ở đó. Người đó không thể đi vào quán triền cái, không thể đi vào nhận rõ 6 xúc xứ, hay hiểu về Duyên khởi hay thấu tỏ Tứ thánh đế… Người đó không thể hiểu về chính mình và cũng không thể hiểu về người khác.

Thực hành thiền Tứ niệm xứ là sự quan sát liên tục nơi 6 xúc xứ, khi mà 6 đối tượng hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, cảm giác, thông tin đi qua 6 giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của mình… chúng là liên tục biến đổi rồi đi mất… chứ không phải thực hành giữ vững và quan sát một trạng thái nào đó mà chúng ta cho rằng nó là an, yên, trong, lành, rỗng, lặng… và lại còn cố gắng duy trì trạng thái đó… cho rằng đó là thường hằng, cố định.

Có thể bạn cho rằng Quán Pháp trong Tứ niệm xứ quá phức tạp, quá nhiều kỹ thuật. Nhưng như đã nói: quán pháp là tri kỷ, bạn không là tri kỷ của chính mình thì chỉ là sự ảo tưởng với chính mình, bạn không có trưởng thành trong kiếp sống này. Bạn chỉ có thể an yên đi qua cuộc đời đầy sóng gió, lớn lên, già đi và qua đời để bước sang đời sống mới lặp lại.

Bài đầy đủ

https://by.com.vn/iYdw8i

Hiện tướng

Tâm bạn như thế nào hiện tướng xung quanh sẽ là như vậy

Một bức tranh đẹp chưa chắc là bức tranh có hồn

Nhưng một bức tranh có hồn chắc chắn là một bức tranh đẹp

Làm việc gì cũng như thiền, để tâm, để ý, quán chiếu từng chút một, duy trì, liên tục và đều đặn thì mới thành dòng

Nếu làm mọi thứ với tâm cho xong, cho có thì rồi bạn cũng nhận được kết quả cho có, cho xong

Đồng hồ cát

Bạn đang nghĩ rằng mình đang ở một thế giới rộng lớn, tự do, thoải mái theo cách của bạn. Rồi bạn phát hiện, hình như là mình đang ở trong 1 chiếc lồng đó. Và rồi bạn muốn thoát ra khỏi nó. Bạn cho rằng nếu phải đi qua cái lỗ nhỏ xíu kia thì thật là mệt mỏi, thật là gắng gượng, và có thể sẽ lại vẫn là như thế. Cứ quay đi quay lại, phải ép mình để đi qua.

Khi tôi phát hiện mình đang ở trong một chiếc lồng, tôi đã muốn tự do. Nhưng để tự do, chỉ có cách đi qua cái lỗ bé xíu đó. Ai đó nói rằng. Hãy đập cái lồng đi, k cần phải đi qua cái lỗ bé đó, k cần phải cố.

Nhưng cái lồng là cái lồng. Tôi là tôi. Chỉ cần đơn giản, thả lỏng mình như những hạt cát chậm rãi chảy. Tôi không mang theo điều gì cho mình, từ sự cố gắng, đến mục đích, đến điều gì phải bỏ lại hay sẽ đến. Nó tự nhiên như những hạt cát tự do rơi xuống. Rất nhẹ nhàng để mà đi qua dòng chảy thời gian.

Không lật ngược lại nó để mà suy xét, tất cả đơn giản hòa vào dòng chảy.

P.s: chiếc đồng hồ cát này đã mất 1 đáy

Lý tưởng là lý tưởng

Lý tưởng là lý tưởng

Nếu bạn chấp chặt như vậy mới là lý tưởng, đó là lý tưởng của ta, thì bạn đã bỏ lỡ rất nhiều rồi.

🙂
🙃

Nhớ câu chuyện xưa lúc làm nhà thầu thi công. Mình vốn ghét buôn bán từ nhỏ, nên cái gì làm dù là kiếm tiền cũng phải có tính sáng tạo và có tính “sang” ở đó. Bán hàng kể cả bán buôn, bán b2b với mình vẫn là con buôn. Cái từ này nó thâm nhập vào đầu mình ghê gớm, và dù công ty vẫn có hai mảng thi công và phân phối vật tư nhưng mình chỉ đầu tư cho thi công, sản xuất, máy móc, nhà xưởng… Rồi mất tới 7 năm trời để mình biết, mình không hợp với cái danh xưng đó. Dù rằng nhiều công trình cũng ghi được dấu ấn, nhưng công sức bỏ ra quá nhiều.

Khi thấm sâu về đạo, mới thấy, mọi thứ chỉ là trò chơi thôi. Nếu ta không thể “thắng” trong trò chơi đó, hãy hoan hỷ rút lui. – Tức là đáng nhẽ ta là người chơi thì lại bị nó chơi lại ta ý mà. – Khám phá các sân chơi khác vừa sức mình, cũng như mình có thể cân đối được thời gian cho mình, cho gia đình, cho cộng đồng, cũng vẫn thoải mái kiếm được tiền đủ cho nhu cầu.

Ảo tưởng thì dễ lắm. Nhận ra mình đang ảo tưởng, buông cái ảo tưởng xuống, chân thực với con người của mình mới khó.

Lý tưởng chỉ là lý tưởng thôi. Đừng để nó cột chân mình lại.

Đi phỏng vấn

Câu chuyện lần phỏng vấn đầu tiên của tôi. Sau một hồi giới thiệu hai bên bla bla đủ các kiểu. Sếp có hỏi:

– Em mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, em lấy gì để thuyết phục tôi nhận em?

– Dạ, có hai lý do:

+ Kinh nghiệm có thể tích lũy qua thời gian, nhưng sự thông minh là bẩm sinh

+ Anh có thể tuyển một người có kinh nghiệm 5 năm vào làm cùng em, nhưng sau 1 năm, em chắc chắn khả năng giải quyết vấn đề của em tốt hơn và ngày càng đi xa hơn người đó

Sự thông minh đi kèm với tự tin đôi khi có thể hơi thái quá. Thừa nhận mình như vậy, nhưng cũng phải có lý do để mà như vậy chứ. Sau đó chưa đầy một năm, tôi xin nghỉ với lý do: công ty không đủ sức để tôi vùng vẫy. 😄😄

Nhiều khi thấy, mình đã ở trên nóc rồi, mà có những kiểu thay vì học theo lại ngồi đó chỉ chỏ và bình phẩm. Tri thức hay kinh nghiệm cũng chỉ là sự học mót lại, hay là sự trải nghiệm mang tính cá nhân mà thôi. Có muôn đời, muôn kiếp cũng không ra khỏi bàn tay Như Lai.

Ngẫm: tự tin không phải nguồn gốc của đau khổ vì người tự tin luôn nhìn về phía trước và bỏ ngoài tai những câu chuyện một là không liên quan đến mình, hai nếu là có thì không đáng để bận tâm. Chỉ có những người ganh tị, ganh ghét thì muôn đời thấy người khác như một tấm bia để mà tìm cách bắn phá, hay đạp đổ. Nhưng tiếc rằng, bia thì cứ đi đằng trước với khoảng trời thênh thang, còn người nhìn bia thì mãi chỉ thấy bia mà thôi.

Thương

Thương đồng bào mỗi mùa mưa lũ

Thương đồng bào khát khao con chữ

Thương đồng bào bữa cơm đói no

Thương đồng bào chưa tối đã co ro

Nước ngập tràn thôn xóm

Bệnh quét càn ngõ phố

Đói

Nghèo

Sợ hãi

Hoang mang

Còn hơn bất cứ giặc ngoại xâm nào

Còn hơn bất cứ thiên tai nào

Ai khóc thương ai dân nghèo

Ai khóc thương ai bẽ bàng

Một kiếp người đầy đa đoan

Một kiếp người đầy oán than

Một kiếp người dở dang

Làm sao cho dân mình bớt đau thương

Làm sao cho dân mình bớt ưu vương

Chỉ có ngôi sao trên trời

Vẫn còn ánh sáng thắp lên rạng ngời

Chỉ có ông trăng đêm rằm

Vẫn còn đó trong những câu chuyện từ bao năm

Lời nguyện cầu xót xa cất lên

Lời nguyện cầu thiết tha gọi tên

Ai quyết đem thân này vì dân lành

Ai quyết hy sinh trọn đời vì yên bình

Ai đã mang câu thề qua muôn đời

Ai đã mang dấu yêu trong lòng từ bên kia trở về

Để ngày ngày thắp lên những yêu thương

Để ngày ngày thắp lên những tiếng cười ở muôn phương?

Nói không với khách hàng

Trong kinh doanh không phải cố làm thỏa mãn mọi khách hàng mới là tốt. Có những khi, biết từ chối phục vụ một tệp khách để tập trung phục vụ một tệp khách khác mới là điều nên làm.

Khách gửi cho tấm 3D, yêu cầu làm tiêu âm, mình đưa ra phương án trần thấp thì làm trần và sàn thôi nhưng bảo không chỉ muốn ốp chân, và yêu cầu mình chỉ cần báo giá ốp chân. Mình xin phép từ chối, vì hạng mục đó không được gọi là tiêu âm mà chỉ mang tính trang trí. Vì mỗi sản phẩm mình làm ra, phải đem lại mục đích sử dụng tốt nhất với số tiền khách bỏ ra, không là mình từ chối.

Thói quen nói không, sẽ giúp bạn buông bỏ được rất nhiều thứ và tránh được các phiền não phát sinh không đáng có phát sinh về sau.

Nên với cá nhân mình, thay vì cố gắng làm tốt nhiều thứ, hãy làm tốt nhất những việc gì mình cần làm trong quỹ thời gian, trong năng lực về cả vật lực, tài lực và trí lực. Không làm khổ mình, không làm khổ người; làm lợi mình, làm lợi người – vậy là sống và thực hành theo lời Phật dạy rồi ạ.

Các cấp độ bán hàng và Vô Ngã trong bán hàng

Các cấp độ bán hàng và Vô Ngã trong bán hàng

Làm kinh doanh không thể tu đạo và Vô ngã ư? Cùng phân tích xem bạn đang ở đâu nhé.

1. Bán hàng là có hàng để bán

Tư duy này gặp ở hầu hết ngoài kia. Thấy 1 mặt hàng giá rẻ ở nơi nào đó, nhập kho mua về bày bán. Có thể là tạo cửa hàng mặt đất, gian hàng online, hay bán trên fb, các mạng xã hội… Túm lại là có hàng là đưa ra bán để kiếm một khoản chênh lệch.

Bán hàng kiểu này hoàn toàn dựa trên duy ý chí chủ quan, bán cái mình cho là có lãi, thế là xong. Không mở cửa hàng k có tiền. Không bán k có tiền. Bạn phụ thuộc hoàn toàn vào việc là người bán.

2. Bán hàng dựa trên cảm xúc

Khi có hàng ở kho hàng, cửa hàng, gian hàng. Giờ là làm các chiêu trò cho khách hàng mua

– tặng quà

– khuyến mại

– giảm giá

– đố vui có thưởng

– vòng quay may mắn

Đều đánh vào cảm xúc hay lòng tham của khách hàng. Còn bạn thì sao? Liên tục với các chiêu trò.

3. Bán hàng bằng niềm tin hay là thương hiệu cá nhân, hay là trở thành chuyên gia

Tên nào cũng được. Nhưng lúc này, bạn đã trở thành chuyên gia trong thị trường, bạn tạo được niềm tin vững chắc cho khách hàng. Cần mặt hàng đó là phải hỏi bạn, đòi bạn tư vấn, cần gặp bạn để bạn chỉ cho… Cấp độ này vô cùng tốt rồi, dù bạn có không bán hàng nhưng người ta vẫn đòi mua của bạn, không ai thay thế được bạn và bạn bị công việc giữ mình.

4. Bán hàng theo team hay xây dựng doanh nghiệp

Không phải bán theo team theo kiểu mọi người cùng bán giống nhau, lập thành team đi đánh phủ thị trường. Mà trong team mỗi người một thế mạnh.

– người ở khâu tiếp cận khách hàng (mkt)

– người ở khâu đàm phán (sales)

– người ở khâu thủ tục, giấy tờ (kế toán)

– người ở khâu bảo hành… (cskh)

– người ở khâu dắt xe cho khách cũng có

Cấp độ này, cái ngã của bạn giảm đi rất nhiều vì bạn cần hòa hợp với cả tập thể. Mỗi người một thế mạnh, và tôn trọng thế mạnh của nhau. Không đem cái tôi của mình ra áp chung cho cả nhóm.

5. Thoát khỏi bán hàng, xây dựng cỗ máy bán hàng

Cấp độ này có người hiểu là: nhân bản được con người bạn hay là đào tạo kế cận. Nhưng không, đó là bành trướng bản ngã, ai rồi cũng có hướng đi riêng. Mà ở đây phải là xây dựng một cỗ máy bán hàng, bao gồm các quy trình từ quản trị, mkt, sales, cskh, bảo hành, sản xuất, kho vận, xử lý khiếu nại…

Ở cấp độ này, người bán đứng ngoài cuộc chơi và nhìn tổng thể cả một quá trình bán hàng. Người đó k bị phụ thuộc vào bất kỳ khâu nào của bán hàng. Thậm chí, người ta chỉ biết tới công ty và sản phẩm mà không biết tới giám đốc là ai. Nó không đồng nghĩa với việc xây dựng thương hiệu công ty hay sản phẩm. Dù rằng nó sẽ có bước này. Nhưng ngay từ đầu, kể cả bạn chưa có thương hiệu thì bạn đã cần xây dựng cỗ máy rồi. Đây là việc người bán có sẵn sàng đứng ngoài cuộc chơi, hay có khả năng nhìn thấu cả một chuỗi bán hàng mà làm nó thành cỗ máy hay không. Mỗi một đầu nút quy trình lúc này thay bằng một nhân sự, thậm chí robot…

Trong bán hàng bạn đang ở cấp độ nào?

Trong thực hành đạo, bạn có sẵn sàng hay có tìm cách (dùng trí tuệ) để có thể đứng ngoài cuộc chơi của đồng tiền mà vẫn có tiền không?

Điều này không thể xảy ra!

Điều này không thể xảy ra!

Dù là trong Kinh doanh hay tu Đạo cũng vậy

Trong kinh doanh bạn không thể thành công nếu không cùng:

– Không xác định được đích đến rõ ràng, không định vị được thương hiệu, không xác định được khách hàng mục tiêu. Có nhiều người xác định được đích nhưng khoảng rộng hoặc mù mờ.

Không xác định được phương tiện/mô hình kinh doanh để đi đến đích, không biết phải đi bộ, hay đi xe đạp, đi ô tô, hay grab. Dù rằng phương tiện nào cũng đến đích nhưng mỗi phương tiện có cách sử dụng khác nhau.

– Không xác định được các duyên bổ trợ cùng phương tiện để đến đích. Ví dụ: đi bộ cần gì, đi xe đạp cần gì, đi ô tô cần gì, hay đi grab cần gì nên bị bỏ qua các nguồn lực hay dùng sai nguồn lực, dẫn tới lãng phí, không tiết kiệm và hiệu quả.

Trong tu đạo không thể giải thoát nếu không cùng:

– Không giác ngộ về Tứ thánh đế, không giác ngộ về Lý duyên khởi

– Không thực hành Tứ niệm xứ, không thực hành bát chánh đạo… và các phẩm trợ đạo

– Không vun bồi các ba la mật

Tham khảo thêm:

– Tương Ưng Bộ Kinh – Tương ưng sự thật – V: Phẩm vực thẳm – 44. Nhà Có Nóc Nhọn

https://suttacentral.net/sn56.44/vi/minh_chau

– Không Bát Thánh Đạo không con đường đoạn tận khổ đau

Tương Ưng Bộ – Thiên Ðại Phẩm – Chương I – Tương Ưng Ðạo – I. Phẩm Vô Minh – 33.III. Thối Thất (Viraddha) (S.v,23)

https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-45a.htm

– Những điều có thể xảy ra, không thể xảy ra đưa đến hoàn toàn giải thoát

(Trung Bộ Kinh – 8. Kinh Ðoạn giảm

https://suttacentral.net/mn8/vi/minh_chau )