Tiếc các quả quất vẫn còn đẹp trên cây mà không nỡ bứt nó xuống, nhưng việc để quả quá lâu trên cây sẽ rất hại cây và có thể chết. Trong cuộc sống, chúng ta còn tiếc nuối các thành tựu mà chúng ta đã đạt được, tiếc vị trí công việc mà chúng ta mãi phấn đấu mới có được, nhưng việc giữ mãi vị trí đó, thành tựu đó chỉ khiến chúng ta chạy theo vòng xoay của nó đến kiệt sức, hoặc chí ít chẳng còn mấy thời gian dành cho mình.
Trong bài Kinh Vị Thuyết Pháp – Tương ưng Kinh – Kinh Nikaya (HT Minh Châu dịch Việt), Đức Phật đã dạy:
👉 Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về yếm ly, ly tham, đoạn diệt già và chết, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp.
👉 Nếu Tỷ-kheo thực hành về yếm ly, ly tham, đoạn diệt già, chết, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành các pháp và tùy pháp.
👉 Nếu Tỷ-kheo giải thoát, không còn chấp thủ mọi yếm ly, ly tham, đoạn diệt già, chết, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong đời sống hiện tại.
👉 Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt sanh … hữu … thủ … ái … thọ … xúc … sáu xứ … danh sắc … thức … hành … (như trên) … Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về yếm ly, ly tham, đoạn diệt vô minh, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp.
👉 Nếu Tỷ-kheo thực hành về yếm ly, ly tham, đoạn diệt vô minh, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành các pháp và tùy pháp.
👉 Nếu Tỷ-kheo giải thoát, không còn chấp thủ mọi yếm ly, ly tham, đoạn diệt vô minh, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong đời sống hiện tại.
Author: tieunhu
Cửa ngõ vào đạo
Cửa ngõ vào đạo là chánh niệm tỉnh giác. Nếu không có chánh niệm tỉnh giác, tất cả những cái bạn đang cho rằng bạn đang thành tựu, đang có được, đang hiểu được chỉ là sự thỏa mãn, phù hợp, tương thích với các tri kiến mà bạn đã thiết lập. Ví dụ như thế này là hay, là đúng pháp, như thế này là an lạc, như thế này là hạnh phúc, hay ngược lại…
Trạng thái bạn đang có là hiện tướng của nhân duyên, và đó là các pháp do duyên mà khởi. Chấp nó là ta, của ta, bạn sẽ Thọ hưởng với các trạng thái đó. Vui thì Lạc, không vui thì Khổ. Mà Vui hay Khổ thì cũng là Dukkha – sự biến đổi liên tục không đồng trục, không thống nhất, biến hoại (theo nguyên nghĩa Pali), vì vậy mà không có sátna nào giống sátna nào.
Không thể chánh niệm tỉnh giác đúng đắn, các pháp sanh khởi liên tục không thể nắm bắt kịp, không thể biết kịp, thì cho nó là thường, là ngã mà tận hưởng, mà an vui ở trong nó. Và điều này không thể phá bỏ được chỉ bằng nghe (trừ căn cơ cực cao như 2/5 anh em Kiều Trần Như), mà hoàn toàn phải do công phu tu tập, thực hành.
Không thể thân chứng những điều này, toàn bộ quá trình mà bạn gọi là tu học, tu tập, Phật pháp chỉ là sự việc làm cho vui, tìm an, tìm yên, sống tốt đời ở kiếp người. Một tâm tham vi tế hoàn toàn muốn thọ hưởng mà không có chút hiểu nào về Dukkha, về Tứ diệu đế mà Đức Phật đã phải dành cả cuộc đời để thuyết giảng, dành hơi thở cuối cùng để chốt lại.
Không phải mong cầu một sở đắc nào đó, hay một kỳ vọng nào đó, nhưng tri kiến dẫn đến giải thoát là một tri kiến cần được nghe, học, thực hành đến khi trở thành bậc giải thoát thực sự. Còn cả cuộc đời này chỉ dành để phá bỏ các tri kiến đã huân tập từ muôn vạn kiếp và ngay cả kiếp này vậy.
Một khái niệm về Chánh niệm tỉnh giác có lẽ sẽ chấn động một vài tri kiến cũ. (Theo link)
https://m.facebook.com/groups/200578264563740/permalink/428513018436929/
Hoa nở bên đường
Có một bông hoa bên đường, có thể dùng từ miêu tả là đẹp. Có người đi qua thì dừng lại ngắm nghía, nâng niu, trầm trồ: thật là một bông hoa đẹp. Nhưng có người thì: bông hoa này thật đẹp, ta nên ngắt nó về cắm vào chiếc bình của ta, nhà ta có một cái bình đẹp, chỉ bình đó mới hợp với nó.
Người thứ nhất vì tôn trọng tự nhiên, không có tính sở hữu, trân trọng cái đẹp nên để hoa là hoa, để nó vốn như là nó. Bông hoa vì thế mà vẫn trên cành, cứ nở mãi làm đẹp cho đời.
Người thứ hai vì tính sở hữu, vì nghĩ rằng chỉ ta mới phù hợp, cho rằng hoa cắm vào cái bình ở nhà càng đẹp hơn mà đã để hoa không còn là nó. Ngoài sự không thấu hiểu về tự nhiên càng mang đầy tính tự ngã: cho rằng, thế này mới đúng, thế kia mới phải.
Sắc đẹp của người đàn bà, vốn dĩ không phải là cái tội, mà sự tham ái, ham muốn của người đàn ông mới làm cho nó trở lên là một thứ đáng sợ, nguy hiểm. Và ai cũng đổ tội nó cho bản năng vốn sinh ra là thế. Không phải đâu ạ, các loài vật cũng tới mùa sinh sản mới tìm nhau, thực hiện xong chức năng là xong. Mà là con người ta ham thích cảm giác của tính dục mà tầm cầu, mà sở hữu, mà cho rằng tính dục đó nó là bản năng, nó là của ta.
Bông hoa kia cũng vậy, cái đẹp của nó không phải là cái tội. Mà do tâm người khi đối diện với nó. Kẻ thưởng thức thì thấy mình quá đủ khi ngắm nhìn. Kẻ sở hữu thì dù cho đem về cắm vào bình cũng không thấy thỏa mãn. Vì rằng sự vô minh che mờ khiến chẳng bao giờ thỏa mãn được cảm giác của y. Cảm giác đẹp vốn vô thường, hoa kia vốn vô ngã mà tự nhiên mọc lên bên đường vậy.
Hoa bên đường hoa nở
Đẹp đẽ chẳng mong cầu
Quân tử xin cứ ngắm
Đừng ngắt, làm hoa đau
Dục như ý túc
Đây là một loại Dục phát sinh không phải chỉ từ một khởi niệm hay mong cầu đi học đạo dù đó là Chánh đạo. Mà là khi đó người ấy thấy rõ ràng sự thật về Khổ và Khổ tập, vì thế mà người đó quyết tâm bước đi trên con đường đưa đến Khổ diệt.
Chỉ có thấy như thật, thấy lông tóc dựng ngược về các loại khổ, khổ do dục ái (ham muốn vật chất, tinh thần), khổ do hữu ái (ham muốn hiện hữu làm người), khổ do phi hữu ái (ham muốn hiện hữu ở các cõi hay tầng trời), thì lúc đó mong muốn tu tập hay Dục để thúc đẩy sự tinh tấn tu tập mới được gọi là Dục như ý túc, là Dục phát sinh từ sự hiểu biết thật sự chứ không phải dựa vào điều gì đó mơ hồ.
Khi nhận biết rằng, học Đạo không phải là khoe mẽ, theo phong trào, thêm một kỹ năng sống hay tìm cầu về một trú xú kì diệu, hay bình an nào đó, thì Dục như ý túc càng được vun bồi.
Khi có dục như ý túc, lúc này việc học và thực hành pháp diễn ra một cách tự nhiên như nhiên đến mức tự động, như con người thấy đói thì ăn, thấy khát thì uống, thấy nắng thì trú, sáng ra tỉnh dậy thì đánh răng rửa mặt vậy. Đó là lúc tinh tấn như ý túc được khởi sanh.
Không có Dục như ý túc, sự tìm cầu học đạo chỉ như một trò khám phá chơi chơi, thích thì đến, thích thì hành, hời hợt, lượn lờ, rồi chẳng đâu tới đâu cả. Nếu không có ý thức miên mật đi đến cùng, thì thôi, sống Đời cho vui thích cũng còn tốt hơn mất thời gian hành vài hôm rồi bỏ đó vậy.
Kỷ luật tạo ra sức mạnh. Quả chẳng tự nhiên từ trên trời rơi xuống. Mọi sự đều được gieo trồng từ những nhân thiện, vun bồi và phát triển vậy. Qua sự tinh tấn tu học, rõ ràng đâu vào đó, giống như người học nhạc, phải nắm rõ nhạc lý, hiểu biết các nốt nhạc, cao độ, trường độ, thăng, giáng, trầm…, thuần thục ngón đàn, lúc đó mới sáng tạo cái gì thì sáng tạo. Bẩm sinh cũng chỉ là sự rèn rũa được tích lũy rất nhiều từ các kiếp sống trước mà thôi.
5h30 sáng, các đạo hữu đã tinh tấn cùng thực hành, không cần quan tâm đêm qua HN có mưa lớn đấy.
Chúc các đạo hữu tinh tấn trau dồi pháp học pháp hành, sớm ngày thành tựu.
Thiền
Ngày còn là cô sinh viên mới chân ướt chân ráo ra trường, thay vì mơ mộng yêu đương tuổi trẻ, tôi hành thiền, mọi người thì cười.
Ngày mới đi làm, thay vì phấn đấu, tôi hành thiền, mọi người thì cười.
Ngày mới lập gia đình, giữa bộn bề con cái, tôi hành thiền, còn mọi người cười.
Ngày mở công ty, thay vì quan hệ phát triển mở rộng, tôi hành thiền, mọi người thì cười.
Ngày bao nhiêu khó khăn đổ lên đầu, tôi vẫn hành thiền, mọi người vẫn cười.
Ngày tôi ngập ngụa trong rối ren, tâm đầy loạn động, tôi vẫn hành thiền, mọi người vẫn cười.
Ngày tôi đi qua những khó khăn, rối ren, tôi vẫn duy trì hành thiền, mọi người vẫn cười.
Đến hôm nay, sau quá lâu thời gian, hình như chẳng có gì gọi là Nổi tiếng, tôi vẫn hành thiền, và mọi người vẫn cười.
Cho dù cuộc sống có thăng, có trầm, có lạc có bi, tôi vẫn hành thiền. Tôi hành thiền vì chính bản thân tôi, không phải vì bất cứ một động lực nào, không phải vì một ai đó động viên, khuyến khích hay kích bác.
Nếu ai đó cười vì họ vui khi thấy tôi hành thiền, đó là phước thiện. Nếu ai đó cười khi thấy tôi hành thiền rồi đem tâm so sánh hơn thua đặt vào thì bản ngã đã có mặt, tham sân si đã có mặt – và tôi sẽ hoan hỷ không tiếc hồi hướng công đức tu tập của tôi tới người ấy.
Còn bạn, bạn có hành thiền không? Thiền không cần phải khi nào bắt đầu hay chuẩn bị. Thiền không phải vì mục đích như một theo Trend, thấy mệt mỏi lánh đời, hay tìm một điều gì đó an lạc, hay khám phá một sự kì diệu.
Hãy hành thiền, vì nó là một phần của đời sống của bạn.
Vô đề
Ai rồi cũng chọn cho mình một con đường để đi, một cách để sống qua kiếp người, một người thầy để nương tựa và chỉ dẫn.
Cũng từng lần mò, cũng từng đau đáu, cũng từng tham vọng, cũng từng vật lộn, cũng từng khắc khoải… Đâu đó ở thời điểm hiện tại các tâm này vẫn còn chút len lỏi. Chỉ là ngày hôm nay, không còn vội vã, không còn khẳng định, không còn kết luận, không còn cho rằng… Ai hay cái gì đều có duyên của nó mà hiện sanh.
Chỉ là với thân tâm mình, tự mình nương tựa mình, nương tựa nơi Dhamma (giáo pháp Duyên khởi và phương pháp thực hành Tứ niệm xứ của Budha); tự mình quán sát, tin tưởng từng bước chân, từng hơi thở; tự mình bình thản đón nhận các duyên mình đã gieo, đã tạo và vun trồng các thiện duyên còn đang e ấp.
Hoa tàn, hoa nở
Hữu ý, vô tình
Niệm sinh, niệm diệt
Mở ánh bình minh
Tân Sửu
Tân Sửu năm nay không khà khà
Không ồn, không ã, không xa hoa
Ngắm nhìn Xuân đến trong tĩnh lặng
Tâm Bình – An – Định, Tuệ nở hoa
Sương đêm
Anh có nghe tiếng sương đêm
Tu là gì? Tu gì?
Tu là gì? Tu gì?
Làm sao
Làm sao đong được ân tình