Ba đi công tác
Mẹ hỏi: tối nay mình ăn gì?
Tụi nó: search grab food đi mẹ!
Một bà mẹ lười nấu cơm và những đứa con thích công nghệ
Album
Ba đi công tác
Mẹ hỏi: tối nay mình ăn gì?
Tụi nó: search grab food đi mẹ!
Một bà mẹ lười nấu cơm và những đứa con thích công nghệ
Sớm nghe thoang thoảng hương trà
Tâm hồn thư thái, miệng nở hoa
Chuyện nay chuyện cũ còn hay mất
Gói lại vào trong chỉ chén trà
Con đường Hối – Hận
Hôm trước, trong Huyền môn đạo sư, cửa cuối cùng vào Đạo là đi qua con đường Hối – Hận gồm Hối tiếc và Hận thù. Trước mặt Lục tặc tiên ma, bạn phải thành thật trả lời những câu hỏi. Nhiều người đã trả lời không thật đều phải quay lại nơi xuất phát, người chọn không trả lời sẽ kẹt lại nơi con đường Hối Hận đó.
Các bạn tu đạo chân chính đều biết, cả quãng thời gian sống này chỉ là tu tập dành cho lúc chết. Bạn còn mong cầu, vương vấn, hối, hận… hay gì gì nữa không sẽ quyết định bạn ở sau thời điểm chết. Nên trong tu đạo mới có câu: chỉ cần kiếp này biết bạn sống như thế nào, là biết được kiếp sau. Khi sống này còn chưa giải thoát thì đừng mong chết sẽ giải thoát.
Việc mà đích đến của cuộc đời này không phải là bình an, hoặc chỉ cần biết ngay giây phút hiện tại này là đủ – thực ra là chưa đúng và chưa hết, mình sẽ nói ở một bài khác. Nhưng sự thực, những ai tu đạo đều biết, thời điểm cận tử là lúc đó các nghiệp lực đổ về, mọi thứ tham sân si ngủ ngầm lúc đó mới trổ bung hết. Mà câu chuyện thầy trò Đường Tăng quên mất câu hỏi của con rùa để rồi có kiếp nạn thứ 81 là thế.
Bạn sẽ luôn phải thành thật, và trong những lúc tịch tĩnh ở các thời tọa thiền sâu, hãy thành thật với tâm thức của mình. Cái gì cần chồi lên, nó sẽ chồi lên cho bạn trả lời, tự vấn, sám hối, tha thứ và hóa giải.
Cũng thật may, hiện giờ về Hối hình như không còn. Chỉ có một điều với nhân sinh, mình quá nhỏ bé, sức lực có hạn. Trước cũng tìm cách này nọ, nhưng từ khi đọc cuốn Đức Phật và nàng (tên khác là Không phụ Như Lai, Không phụ Nàng) – thì Kumarajiva (nhân vật có thật trong lịch sử TQ, người có công đưa Phật giáo về TQ đầu tiên, trước cả Đường Tam tạng, nhưng vì ông vẫn có vợ con nên lịch sử như muốn lãng quên) cũng đành bó tay trước dịch nạn đói, xót xa khi tận mắt chứng kiến người ăn thịt người, lần chứng kiến sâu sắc đó cũng khiến ông thấu hiểu hơn con đường mà Đức Phật truyền dạy, mình cũng nhờ câu chuyện đó và thực tại mà tinh tấn tu tập hơn.
Còn về Hận, mất một ngày đào bới, cuối cùng nó cũng lên một xâu. Xưa mình là người thẳng tính, yêu ghét rõ ràng, vì vậy mà gây thù chuốc oán với không ít người. Mình tự nhận mình là vô tư trong sáng, sống có trách nhiệm, vì cộng đồng, vì người khác. Nhưng có những đứa vì tư tưởng cá nhân, thậm chí vì ghen ăn tức ở trước thành tích và sự yêu mến của mình mà vùi dập mình. C1, c2, c3, đh, rồi cả đi làm, cả khi làm CEO sinh hoạt trong cộng đồng tri thức, hay cộng đồng tu tập đều có. Những con người đó, trước đây mình đã dùng cách bỏ qua, không thèm chấp, vì tâm niệm người đó dù thế nào mãi mãi chẳng hơn mình, mình như này sao phải chấp họ, mình gạt họ ra khỏi trí nhớ, khỏi đầu, khỏi tiếp xúc, khỏi làm ăn đối tác… và hạnh phúc trong sự bình an giả tạm. Mình cũng thật bái phục những ai trong lòng thì ghét nhau, ngoài mặt vẫn chơi với nhau. Và nghĩ tới họ thì một loạt những định kiến, những hồi ức, cả cảm xúc lẫn lộn hiển hiện nơi thân tâm này. Mới thấy rõ, nếu chỉ có né tránh, bạn sẽ không bao giờ đi sâu vào con đường trí tuệ được. Ngồi quan sát nó một lúc, các cảm xúc đó hiện lên rồi lắng đi, sự tha thứ hiện diện, sự biết ơn nhân sinh có mặt. Xét cho cùng, bởi vì chính mình cho rằng mình là tốt đẹp, là như vậy, mà sao họ dám đặt điều, nói xấu, phản bác lại mình nên mình mới ghét. Nếu mình chẳng là gì cả, thì làm gì có tốt có xấu. Những điều họ nói cũng là một góc nhìn theo nhân duyên của họ. Theo nhân duyên của mình, thì cái mình cho là tốt có tốt hơn cho người khác.
Vậy đấy. Thật cảm ơn những bài học đến một cách tình cờ. Những nhân duyên đến để giải bài toán về cái bản ngã này.
Không phải là thiền Vipassana thì có rất nhiều thứ để nói lắm: nào là thiền thế nọ, nào là thiền thế kia, nào là năng lượng tốt, nào là thích lắm, nào là thần kì, nào là nhiệm màu, nào là an lạc, nào là giải tỏa, nào là không căng thẳng, nào là hết đau đầu,….
Nhưng đã thực hành thiền Vipassana thì lại chẳng có gì để nói, chẳng có gì để hướng dẫn cả. Vì các giác quan của mỗi người là không giống nhau, duyên nghiệp không giống nhau, nên trải nghiệm đó phải tự mình thấy, tự mình chiêm nghiệm, tự mình đi qua vậy. Mới đầu thì còn tạm giống vì nó im im, định định ở thân, thuộc về 5 giác quan mắt – tai – mũi – lưỡi – thân. Thêm chút nữa thì muốn miêu tả, lại thấy ý nghĩ hay suy nghĩ của mình vừa mới ló ra định khoe khoang hiểu biết, định viết viết chút đỉnh đã lại thấy là quá dư thừa rồi.
Thôi thì, lại làm vài ngụm trà. Tâm tư này có sinh lên, rồi lại theo lẽ vô thường mà diệt đi. Ngẫm thế gian còn nhiều rối ren vì cố gắng muốn mọi thứ theo ý mình, mọi thứ tốt đẹp theo mong muốn, nhu cầu của mình, mà chẳng chịu chấp nhận những đắng cay, đớn đau và mất mát. Hay đơn giản là chấp nhận mình quá đỗi là bình thường.
Trà mà, có đắng thì sẽ có ngọt. Không phải uống riết lại thành quen mà đơn giản tự nhiên nó là thế. Còn chấp nhất thì còn bận rộn.
Đã lâu rồi em mới thấy nhớ anh
Có đôi khi anh là làn gió thoảng
🎗Vừa mới chào đời, thân chúng ta đã mang theo đầy ấp thông tin di truyền (DNA) và tâm chúng ta cũng mang theo đầy ấp những ký ức, niềm tin, khuynh hướng và lý tưởng (nghiệp lực). Chúng ta đã được lập trình. Từ bệnh tật, khổ đau cho đến tài năng và hạnh phúc được phát triển theo thời gian đều có gốc rễ quá khứ sâu xa bên trong thân xác và tâm trí. Cuộc đời đang có của chúng ta là tổng hoà giữa những cái mới tiếp nhận và những cái cũ đã mang theo. Chính cái cũ (đã mang theo) chiêu cảm những cái mới (đang tiếp nhận). Và những cái mới nuôi dưỡng lại cái cũ. Mới và cũ trợ lực cho nhau. Chúng ta sẽ bị động hoàn toàn trong dòng sông di truyền và nghiệp lực này, nếu chúng ta không biết TRỞ VỀ KHÔNG.
🎗Thế nào là TRỞ VỀ KHÔNG? Trở về với tâm thái thuần khiết không mong cầu, không sợ hãi, không tham lam, tĩnh lặng và tự nhiên bằng cách chấp nhận, tha thứ, biết ơn, học hỏi và buông xả.
🎗Phật Gotama cho biết: “Ý (niệm) dẫn đầu mọi thứ. Ý niệm tốt đẹp, mọi thứ sẽ tốt đẹp”. Các truyền thống tâm linh khác của nhân loại cũng có trải nghiệm: “Thế giới là sự phản chiếu của nội tâm”. Ký ức, niềm tin, khuynh hướng và lý tưởng trong ta thế nào, ta sẽ trải nghiệm thế giới sống thế đó. Số phận chính là kết quả của nội dung tâm trí.
🎗TRỞ VỀ KHÔNG là một cách chúng ta thiết lập lại những gì đã được lập trình từ quá khứ. Không có ai và cũng không tại ai mang đến cho ta bất cứ thứ gì ngoại trừ sự chiêu cảm tâm thức bên trong ta với những nhân duyên tương ứng bên ngoài. Thanh lọc bên trong, bên ngoài tự nhiên sẽ được thanh lọc. Hoàn cảnh của chúng ta sẽ được thanh lọc tuỳ theo mức độ chúng ta TRỞ VỀ KHÔNG.
🎗Cách TRỞ VỀ KHÔNG như thế này:
Kính lễ Đức Phật, bậc giác ngộ vẹn toàn.
Con biết thế giới là biểu hiện của nội tâm.
Nội dung tâm tư chính là kết quả số phận.
Con biết ơn tất cả.
Tất cả là duyên nghiệp.
Con xin lỗi và xin tất cả cùng tha thứ cho nhau.
Xin tất cả đều cùng TRỞ VỀ KHÔNG.
Trở về tĩnh lặng, an nhiên và hạnh phúc.
Trở về thuần khiết, vô tranh.
Trở về học hỏi, thương yêu và chấp nhận.
🎗Mỗi ngày, đẹp nhất là lặp lại bốn lần những lời nói nhiệm mầu có công năng thanh lọc như trên. Trường hợp thân có bệnh và tâm có khổ, những lời nói nhiệm mầu có công năng thanh lọc này được khuyến khích tăng số lần lặp lại càng nhiều càng tốt trong điều kiện có thể.
🎗Tâm tư rộng mở, thân xác an hoà, các quan hệ sống sâu rộng, sắc mặt sáng, giấc ngủ yên, những tranh cãi giảm dần… là những dấu hiệu có thể nhìn thấy từ khi biết TRỞ VỀ KHÔNG. Càng TRỞ VỀ KHÔNG, chúng ta càng mới, đẹp và an bình.
✍Thầy Nhuận Đạt
Khi bước đi trên con đường đời – thế gian, bạn cảm thấy mệt mỏi, stress, đôi khi muốn buông xuống tất cả với những cái nhăn mày, nhíu trán, lo lắng, toan tính. Nó khiến bạn khô héo, khó coi, quắt queo và xấu xí. Vì đơn giản nó đang đi ngược với tự nhiên. Bạn cứ nghĩ rằng sống ở đời phải làm việc đời, nhưng thực tế tất cả chỉ đều là để thỏa mãn ham muốn, sở thích, ước mơ, tầm cầu, hoàn thành những ấp ủ của chính bạn, có thể mới hôm qua, hôm kia, từ rất lâu, từ quá khứ, thậm chí từ kiếp nào nào mà bạn cũng không thể biết. Vì tính cá nhân mà bạn chỉ muốn lấy vào, vun bồi, xây đắp, tạo dựng cho lâu đài (gồm vật chất, tâm thức) của bạn. Bạn đã lấy đi của tự nhiên. Bạn đã ngăn sông, cấm chợ, đào hào, đắp đập… tạo ra con đường và dòng chảy mang tên chính mình… Càng đi lâu trên con đường đó, chỉ khiến bạn càng ngày càng mệt mỏi, khổ đau, nhiều lúc muốn buông xuống hết thảy và trong tâm bạn luôn cảm tưởng dường như có gì đó sai sai… Nên người già mới nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm truyền lại cho con cháu như vậy. Chỉ tiếc là kinh nghiệm thì chỉ đúng với người này mà không đúng với người kai, và mọi sự so sánh đều là khập khiễng vậy.
Khi bước đi trên con đường đạo, bạn cảm thấy an lạc, thanh thản, vì con đường đó khiến trái tim bạn rộng mở, tâm hồn bạn nở hoa, bạn hòa vào tự nhiên và thuận theo dòng chảy của tự nhiên, chứ không phải là ngược đường. Nó chỉ ngược với thói quen, với ham muốn và sở thích phóng túng của cá nhân bạn. Đi lâu trên con đường này bạn sẽ thấy mọi thứ là tự nhiên và tự nhiên là bạn. Không hề còn sự cưỡng ép, gượng gạo. Bạn không còn cần phải cố gắng, gồng mình hay nỗ lực để đạt một điều gì nữa. Vì thế mà sự bình an luôn hiện hữu trong bạn.
Chúng ta ai cũng có quyền lựa chọn con đường đi tiếp của mình. Có thể đi một mình, có thể đi cùng vài người đồng hành. Nhưng điều quan trọng nhất, trên con đường bạn lựa chọn, nó giúp bạn lắng nghe được trái tim mình.
Một người bạn giúp tôi nhận ra một điều: “Sự bao dung từ tâm khiến người khác bình an. Tri thức kinh nghiệm lại khiến người ta bất an. Sự bao dung từ tâm không có đúng sai. Còn tri thức kinh nghiệm lại cho thấy thế này mới nên là, thế kia không nên là.”
Nên là tôi không khuyên răn gì bạn cả, chỉ là nếu qua ngõ phố nào thấy kẹt xe, tạt vào đây uống trà chém gió rồi đi tiếp.
Cuối cùng thì tôi đã từ bỏ chủ định giúp đỡ bất cứ ai đó trên con đường tu đạo, tìm cách gieo duyên cho nhiều người. Đức Phật đã nói, mỗi người phải tự là ngọn đèn soi sáng cho chính mình. Phải hiểu thật sâu xa rằng chỉ có người ấy tự thấy các niệm đang sinh khởi nơi tâm mình thì mới có thể tự dừng lại được. Không chỉ là các niệm thô mà cả các niệm vi tế, sâu dày.
Chuyện tu hành, không phải trò chơi trẻ con để giúp ai đó nay thấy an vui, mai thấy hết buồn. Điều đó nhiều kỹ năng làm được, nhiều phương pháp làm được. Chỉ với một người quyết tâm đi tìm sự thật, mới đủ ý chí để đi đến cùng. Nếu chỉ đến để xem, để vui, đến với tư tưởng học để về làm chủ một tâm thức gì đấy, hay kiếm tìm một trú xứ huyền bí hay thanh tịnh gì đấy thì tốt nhất đừng gợi ý cho họ tu tập.
Một niệm sai thôi, bậc thượng tiên Hạ Tử Huân (trong tt Hoa Thiên Cốt) cũng trở thành đọa điên, Trương Tiểu Phàm (Tru Tiên) vì niệm cứu sống Bích Dao cũng vì thế mà trở thành Quỷ Lệ. Những bậc tu hành với năng lực cao siêu mà khi tà niệm sinh khởi còn khó kiểm soát được mình. Tà niệm ở đây không nhất cứ phải là thù hận, nó chỉ là sự bám chấp, vướng mắc, ràng buộc vào một điều gì đó mang tính cá nhân như tình yêu chẳng hạn. Chính tà niệm đó, cộng với định lực có được trên con đường đang tu, kéo người ấy từ Chánh định sang Tà định, kéo người ấy từ đỉnh núi xuống vực sâu mà chỉ có người ấy mới có thể tự cứu mình, không ai cả.
Nên có chăng, giờ tất cả những gì cần hướng dẫn là chỉ cho người khác đừng bám chấp, vướng mắc vào các thông tin, câu chuyện, việc … ở bên ngoài, của ai đó. Thế là đủ rồi. Mình chưa phải bậc giác ngộ, việc của mình là học tập mà thôi.
Ngoại truyện: trong phim Thần tịch duyên, Cửu Thần nói với Linh Tịch khi nàng ấy hạ phàm lịch kiếp: ta ở bên nàng, nhưng nàng đừng vì thế mà yêu ta, nếu có yêu ta đừng vì thế mà hận ta. Để muốn nói về việc kiếp người, cứ an vui mà sống, không cần phải nghĩ ngợi gì. Nếu đã tu hành, nghiêm túc thực hành, đừng vì chấp niệm rồi tu hành mà phí một kiếp người.
Một nụ cười khẽ mở giữa hồng trần
Đôi bàn chân bước nhẹ giữa vô thường
Không ngoảnh lại cũng chẳng trông xa
Đóa sen trong tâm đã lặng lẽ nở hoa